Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.377 tác phẩm
2.747 tác giả
678
116.545.054

vanchuongviet.org

Tư liệu văn hóa nghệ thuật

lịch sử
30.06.2012
Khi Người Tàu Nghiên Cứu Về Việt Nam - Phạm Cao Dương
Tạp Chí Hán Nôm do Trung Tâm Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn Quốc Gia Việt Nam xuất bản, số 1 (18), ấn hành năm 1994, có đăng bài “Trung Quốc Nghiên Cứu Lịch Sử Việt Nam” của Nguyễn văn Hồng. Trong bài này tác giả đã tường thuật lại chuyến đi Trung Quốc vào giữa năm 1993 của ông nhằm “tham quan trao đổi và giảng dạy lích sử ở 4 trường: Đại Học Bắc Kinh, Đại Học Nam Khai, Đại Học Sơn Đông và Đại Học Tinh Châu”. Nhưng trọng tâm của bài báo, đúng như nhan đề tác giả đã lựa chọn là công cuộc nghiên cứu lịch sử Việt Nam ở nước Tàu. ... <chi tiết>
26.06.2012
NHẮC LẠI CHUYỆN NHÀ MINH CƯỚP SÁCH CỦA TA ĐEM VỀ TÀU - Phạm Cao Dương
Trong Khởi Hành số 90, tháng 4 năm 2004, dưới nhan đề “Từ Lĩnh Nam Chích Quái Đến Các Tài Liệu Bị Quân Minh Tịch Thu Đem Về Tàu”, tôi đã viết một bài về việc người Tàu tịch thu sách của ta. Vì bài viết quá ngắn và vì tôi không chỉ rõ các nguồn tài liệu nên sau đó nhiều người thắc mắc. Trong số những vị này, có người là độc giả thuần túy, có người là sinh viên cũ của tôi và cũng có người là học giả có uy tín và rất khả kính. Bác Sĩ Trần Văn Tích là một trong các học giả uy tín và rất khả kính này. Trần Bác Sĩ đã bỏ công viết hẳn một bài đăng với nhan đề “Chuyện Người Tàu Lấy Sách Của Ta” trên Khởi Hành số 92, tháng 6 năm 2004 sau đó và gián tiếp đặt câu hỏi với tôi. ... <chi tiết>
03.06.2012
Giặc khách: Hoàng Sùng Anh - Hồ Bạch Thảo
Theo Thanh Sử Cảo (1), Hoàng Sùng Anh thuộc đảng Thiên Ðịa Hội của cha con Ngô Lăng Vân, Ngô Côn và cũng là anh em con cô con cậu với Ngô Côn. Hoàng Sùng Anh có mặt tại Việt Nam trước cả Ngô Côn; vào tháng 8 năm Tự Ðức thứ 15 [1862], y cùng bọn thổ phỉ Tuyên Quang là Nông Hùng Thạc và giặc tên Huân bao vây rồi chiếm tỉnh thành Tuyên Quang, quan quân trong thành hơn 500 người phải lẻn mở cửa sau bỏ chạy.(2) ... <chi tiết>
28.05.2012
Lịch sử là gì? - Kim Oanh
Người được nhắc đến đầu tiên là Herodotus (sống vào thế kỷ V TCN), “cha đẻ của sử học”, tác phẩm The Histories , ghi nhận những lời kể, câu chuyện nào đáng tin cậy hay kém tin cậy. Ông đi đến nhiều nơi để xác minh những ghi nhận tìm ra được câu chuyện lịch sử trung thực của vùng Địa Trung Hải, trong sách của ông không có một ghi chép bình luận nào về các câu chuyện được nêu ra. Theo cách này, lịch sử là câu chuyện kể, phương pháp kể lại câu chuyện được biết như phương pháp đầu tiên trong viết sử, được nhiều nhà nghiên cứu đề cao vì cho rằng sự kiện lịch sử mang tính chất khách quan nhất, trung thực nhất. ... <chi tiết>
23.05.2012
Nhà truyền giáo dòng Augustinô ở Quảng nam vào khoảng năm 1595-1605 - Trần Văn Mầu
Huynh Rafael da Madre de Deus, tên có nghĩa là Raphael Đức Mẹ Chúa Trời, ngoài đời gọi là Manuel Álvares. Ông sinh năm 1571 tại Vila do Conde , một thị trấn ở trong một vùng có cảnh trí thật đẹp nằm giữa hai dòng sông Minho và Douro (Bồ Đào Nha). Ông là nhân vật đáng chú ý nhất trong nhóm các ẩn sĩ Augustinô nước Bồ Đào Nha đến truyền giáo tại Việt Nam vào cuối thể kỷ 16 và đâu thế kỷ 17; nhóm nầy rất ít được nhắc đến ; bên cạnh Huynh Rafael da Madre de Deus, nhóm ấy còn có các vị như Miguel dos Santos, Mateus de S. José, Jerónimo de Matos và José de Mendonça . Rafael da Madre de Deus hình như cũng là nhà truyền giáo đầu tiên của Việt Nam đã chịu chết vì đạo . ... <chi tiết>
05.05.2012
Giặc khách: Ngô Côn - Hồ Bạch Thảo
Ngô Côn tức Ngô Á Chung, con lãnh tụ Thiên Ðịa Hội (1) Ngô Lăng Vân. Năm 1851, Ngô Lăng Vân nỗi dậy tại châu Tân Ninh (nay thuộc huyện Phù Tuy), tỉnh Quảng Tây. Năm 1861, Lăng Vân lập nước Diên Lăng tại phủ Thái Bình ( nay thuộc Sùng Tả Thị), tỉnh Quảng Tây; tự xưng là Diên Lăng Quốc vương; cho đúc ấn, định y phục, phong quan tước. ... <chi tiết>
26.04.2012
Nguyễn Hữu Bài (1863 - 1935) - 2 - Nguyên Hương N.C
... Tôi tuổi đến 70, quá lệ hưu trí, giữ lâu chức trọng quyền cao cũng e người ta nhạo báng; vả lại sức tôi yếu hèn mà công việc to lớn sợ không đương nổi chăng? ...” ... <chi tiết>
26.04.2012
Nguyễn Hữu Bài (1863 - 1935) - 1 - Nguyên Hương N.C
Bút hiệu của Nguyễn Cúc, nguyên giáo sư Pháp ngữ và Việt ngữ tại Richland College, Dallas, Texas. Tác giả là chủ nhiệm báo Tiếng Sông Hương xuất bản tại Hoa Kỳ từ 1989; đã cống hiến nhiều biên khảo lịch sử và xã hội đặc biệt về Huế học; tác phẩm xuất bản tại Hoa Kỳ: Sài Gòn 300 năm cũ (tái bản lần thứ nhất, hết). ... <chi tiết>
25.04.2012
Bồ Đào Nha và công trình sáng chế chữ quốc ngữ : Phải chăng cần viết lại lịch sử ? - 2 - Nguyễn Đăng Trúc
Roland Jacques - Người dịch Nguyễn Đăng Trúc Chú Thích 1. (a) Dictionnarium annamiticum, lusitanum et latinum, Roma, S.C. de Propaganda Fide, 1651; tái bản bằng bản chụp với phần phiên dịch việt ngữ hiện hành: Từ Điển Annam-Lusitan-Latinh, TP Hồ Chí Minh, Nhà xb. Khoa Học Xã Hội, 1991. ... <chi tiết>
24.04.2012
Phải chăng cần viết lại lịch sử ? - 1 - Nguyễn Đăng Trúc
Roland Jacques - Người dịch Nguyễn Đăng Trúc Lời người dịch : * ** Giới thiệu tác giả Roland JACQUES sinh năm 1943 tại miền Lorraine Pháp. Tiến sĩ luật học tại Phân Khoa Luật Jean-Monnet de Sceaux, Đại Học Paris –Nam, Tiến sĩ Giáo Luật Công Giáo tại Đại Học Paris và Học Viện Quốc Gia Ngôn Ngữ và Văn Minh Đông Phương Paris ( Faculté de Droit canonique de Paris et de l’Institut National des Langues et Civilisations Orientales de Paris) . ... <chi tiết>
24.04.2012
Ai đã thành lập Giáo Hội Việt Nam? - Nguyễn Đăng Trúc
Nhật báo Công Giáo La Croix ngày 18-1-1996 đã cho phổ biến một bài báo ký tên Frédéric Mounier với tựa đề: “Giáo Hội Pháp quay lại với Giáo Hội của Việt Nam”. Cơ hội để có bài báo này, một bài báo vốn rất đáng lưu ý, là cuộc khởi hành của một phái đoàn Giám Mục Pháp đi Việt Nam. ... <chi tiết>
13.04.2012
Ngài Tả Dinh Đô Thống Chế Lê Văn Phong Đã Về Với Cháu Con - Diệp Hồng Phương
Tả dinh Đô Thống chế Lê Văn Phong sinh năm Kỷ Sửu (1769) tại làng Long Hưng, huyện Kiến Hưng, đạo Trường Đồn, dinh Trấn Định (nay là xã Long Hưng, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang), là người con thứ tư của ông Lê Văn Toại và bà Nguyễn Thị Lập; và là bào đệ của Đức Tả quân-Tổng trấn Gia Định thành Lê Văn Duyệt. ... <chi tiết>
01.02.2012
Nhà Mạc diệt vong - Hồ Bạch Thảo
Vào cuối thế kỷ thứ 16, sau khi nhà Lê trung hưng chiếm được thành Thăng Long từ nhà Mạc [1592], bèn chuẩn bị liên lạc ngoại giao với Trung Quốc. Lúc bây giờ quan nhà Mạc khai trước với nhà Minh rằng người tự xưng vua Lê, chính là họ Trịnh nỗi lên đánh giết con cháu nhà Mạc, chứ thực ra không phải là nhà Lê. Nhà Minh đòi hỏi mở hội khám tại Trấn Nam Quan, nên vua Lê Thế Tông phải cất công 2 lần đến dự hội khám. ... <chi tiết>
26.01.2012
Bước Đầu Xác Định Danh Hiệu Các Tiểu Quốc Thuộc Miền Bắc Vương Quốc Cổ Chiêm Thành / Champa Khoảng Thế KỶ 11-15 - Trần Kỳ Phương
Vùng cực bắc Chiêm Thành / Champa bao gồm các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế hiện nay, nằm giữa Đèo Ngang và đèo Hải Vân. Đây là vùng đất thường xảy ra giao tranh, xung đột giữa nhà Hán và Lâm Ấp trong thời kỳ Bắc thuộc từ thế kỷ thứ 2 đến thứ 9; và sau này, giữa các triều đại Việt Nam và Chiêm Thành/ Champa từ thế kỷ 10-14. Ranh giới cực bắc của Chiêm Thành/ Champa là Đèo Ngang thuộc tỉnh Quảng Bình, khoảng vĩ tuyến 18. ... <chi tiết>
30.12.2011
Từ Chi và Phương pháp sử học phi chính thống - Lê Hải*
Ngành nghiên cứu dân tộc của (miền bắc) Việt Nam chỉ khởi đầu từ một bộ môn của khoa lịch sử, thành lập vào năm 1958 sau chuyến công tác của hai chuyên gia Nga Arutiunov và Mukhinov, và từ đó chịu toàn bộ ảnh hưởng của lối tư duy sử học mà nay bắt đầu có nhiều ý kiến công khai chỉ trích. Thế nhưng bộ môn này đã từng có một nhà nghiên cứu đúng nghĩa, làm việc gần như độc lập với hoàn cảnh chính trị xã hội, chỉ theo đuổi hệ giá trị khoa học trong công trình, và cũng do vậy mà không ảnh hưởng mấy đến ngành sử Việt Nam, không như sức áp đảo của tư duy cấu trúc luận và chức năng luận của nhân học châu Âu và các ngành xung quanh. ... <chi tiết>
25.12.2011
Sông Ðỗ Chú: biên giới lịch sử qua tư liệu Việt-Hoa - Hồ Bạch Thảo
Sông Đỗ Chú, mỏ đồng Tụ Long… là những địa danh từ nhiều đời nay đã hằn sâu trong ký ức dân tộc như những vùng đất bị ngoại bang – Thực dân Pháp – chuyển nhượng trái phép mặc dầu trước đó các triều đại quân chủ nước ta – đặc biệt là nhà Hậu Lê và nhà Nguyễn – đã thành công trong việc giữ gìn những vùng đất này trước mọi mưu đồ thôn tính của nhà Mãn Thanh (Trung Quốc/TQ). ... <chi tiết>
22.12.2011
Câu Chuyện Thất Sơn - Nguyễn Kim Nương
Địa danh “Thất Sơn” rất quen thuộc với người An Giang và cũng không lạ gì với hàng triệu khách hành hương hằng năm về viếng Bà Chúa Xứ núi Sam (Châu Đốc). Thế nhưng, nếu có ai đó hỏi “Thất Sơn là bảy núi nào?” thì ngay cả những người bản địa cũng khó có lời giải đáp một cách thuyết phục. Giới nghiên cứu cũng đã tốn khá nhiều công sức sưu tầm nhưng “bức màn huyền bí” của Thất Sơn hầu như vẫn chưa được mở toang ra. ... <chi tiết>
18.12.2011
95 Năm Hàm Oan* - Nguyễn Kim Nương
Ngày mùng 6 tháng 6 âl năm 1829, Thống chế án thủ Châu Đốc đồn Nguyễn Văn Thoại bệnh mất tại Châu Đốc. Tin báo về triều, vua Minh Mệnh truy phong cho ông chức Tráng Võ tướng quân, Trụ quốc Đô thống, thưởng 1.000 quan tiền, 5 cây gấm Tống, 10 tấm lụa và 30 tấm vải. Con trai trưởng của ông là Nguyễn Văn Lâm được tập ấm hàm Kị úy. ... <chi tiết>
17.12.2011
Nhận Diện Bọn Sát Nhân Và Những Kẻ Giấu Mặt 2- hết - Nguyễn Đoàn Bảo Tuyền
Mặc khác, như nhiều nhà nghiên cứu đã từng viết: lịch sử Campuchia đã trải qua quá nhiều thăng trầm và biến động, nhân dân Campuchia đã đổ biết bao mồ hôi, xương máu để xây dựng và bảo vệ đất nước, để giành quyền sống cho mình nhưng chưa một lần giành được thắng lợi. Vì vậy, đã tạo nên tâm lý bi quan, thất vọng triền miên trước vận mệnh của đất nước. Bọn Pol Pot đã biết khai thác tâm lý này, kích động sự hận thù của những con người bị thất bại liên tục trong lịch sử. Pol Pot xuyên tạc sự thật lịch sử, giải thích cho những người bi quan thất vọng ấy cái nguyên nhân của sự thất bại liên tục trong lịch sử là do “kẻ thù truyền kiếp Việt Nam” gây nên. Cuốn “Sách đen” của bọn Pol Pot ra đời năm 1977 chính là muốn lôi kéo những con người bi quan, thất vọng đó vào cuộc chém giết tàn khốc đối với nhân dân Việt Nam. ... <chi tiết>
16.12.2011
Nhận Diện Bọn Sát Nhân Và Những Kẻ Giấu Mặt 1 - Nguyễn Đoàn Bảo Tuyền
Đầu tuần qua, tại Tòa án xử tội diệt chủng của các cựu lãnh đạo Khmer Đỏ, Nuon Chea, nhân vật số 2 của chế độ Polpot đã đổ trách nhiệm cho Đảng Cộng sản Việt Nam là thủ phạm của chính sách diệt chủng người Khmer. Thông tin trên mạng ngày 9/12/2011 của Đài Phát Thanh ABC Australia trích dẫn phát biểu của Nuon Chea như sau:”Mọi việc đều do Việt Nam kiểm soát, với tổng hành dinh từ Hà Nội. Vì thế những tội ác như, tội ác chiến tranh, tội ác chống nhân loại và diệt chủng là do người Việt giết người Khmer.” Còn theo báo mạng Phnom Penh Post ngày 7/12/2011 viết rằng: ”Trong ngày hỏi cung thứ hai, Người Anh Hai vẫn giữ nguyên lập trường của ông ta, tức là, không phải Khmer Đỏ mà chính Việt Nam, một quốc gia đã nuốt chửng Cam Bốt và có ý định diệt chủng người Khmer”. Vậy sự thật lịch sử như thế nào? ... <chi tiết>
Bạn đang xem tác phẩm thứ 41 - 60 / 362 tác phẩm