Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.333 tác phẩm
2.747 tác giả
613
115.984.293

vanchuongviet.org

Tư liệu văn hóa nghệ thuật

lịch sử
14.12.2011
Việt Nam Trong Thế Kỷ XIX - Một Cách Nhìn Khác (*) - Đinh Kim Phúc
Đọc bài viết của Frédéric Mantienne(2) và trong quá trình thu thập tài liệu về mối quan hệ quốc tế giữa Việt Nam và các nước Đông Nam Á trong thế kỷ XIX, chúng tôi đã tình cờ phát hiện ra 1 chi tiết khá lý thú về chuyến “dương trình hiệu lực” của Cao Bá Quát vào năm 1844 đến vùng Hạ Châu thuộc Đông Nam Á. Trong bài viết này, dựa trên những tư liệu của Việt Nam và của nước ngoài, chúng tôi sẽ đưa ra 1 số thông tin nhằm thấy rõ hơn về mục đích của phái bộ Việt Nam đi Hạ Châu và 1 số vấn đề cần trao đổi. ... <chi tiết>
29.11.2011
Vua Càn Long tìm cách từ chối giao trả Hoàng Công Toản cho An Nam - Hồ Bạch Thảo
Trong bài trước Ba triều đại Lê Trịnh, Tây Sơn, Nguyễn nối tiếp đòi trả lại đất tại phủ An Tây, Hưng Hóa, chúng tôi đã nêu lên tổng quát rằng sau khi Hoàng Công Toản chạy trốn sang Vân Nam; bởi y là nhân chứng sống trong việc xác định đất đai vùng biên giới, nên nhà Lê Trịnh kiên quyết đòi hỏi nhà Thanh giao trả y trở về nước ta. Việc đòi hỏi khá cương quyết, kéo dài trong vòng 4 năm trời [1769-1773]. Nhắm khước từ việc trao trả, vua Càn Long cố gắng dựng lên vở kịch đổi trắng thay đen, trong đó các thư từ nhân danh các Tổng đốc, Tuần phủ nơi biên giới gửi sang nước ta, đều được Càn Long sai Quân cơ đại thần soạn sẵn. Nội dung vở kịch lớn, do triều đình nhà Thanh dàn dựng sẵn từng chi tiết, nhắm biện minh những điều sau đây: ... <chi tiết>
13.11.2011
Vai trò lúa gạo trong đời sống kinh tế và chính trị ở Saigon-Chợ Lớn đầu thế kỷ 20 - Nguyễn Đức Hiệp
Từ năm 1989 khi lượng xuất khẩu gạo trở lại bằng với giai đoạn trong thập niên 1930, và cho đến nay là hơn gấp bốn lần, thì riêng về chất lượng thì ngày nay kết quả không tiến triển được bao nhiêu so với thời Pháp thuộc. Chỉ khác là tình trạng về sự liên hệ giữa người sản xuất (nông dân), thương giá buôn gạo, công ty tư nhân chủ các nhà máy xay, và chính quyền rất khác nhau. ... <chi tiết>
12.11.2011
Vai trò lúa gạo trong đời sống kinh tế và chính trị ở Saigon-Chợ Lớn đầu thế kỷ 20 - Nguyễn Đức Hiệp
Theo danh sách các nhà máy ở trên vào năm 1923, ta có thể thấy nhà máy Orient và nhà máy Ban-Hong-Guan ở thời điểm này nằm trong 4 nhà máy của công ty Pháp Rizeries d'Extrême-Orient. Nhà máy “Rizerie des Jonques” ở số 203 bến Bình Đông (quai des Jonques) trước là nhà máy Ban-Teck Guan (Vạn Đức Nguyên) của Singapore cũng thuộc về cùng công ty Pháp như trên ít nhất là từ năm 1918 hay trước đó vì trong Niên giám 1918 có ghi “Rizerie des Jonques” có tên trước là Ban-teck Guan (6). Các nhà thương gia Singapore cũng còn một nhà máy Ban-Teck Guan khác ở bến Bình Đông, số 122 quai des Jonques. ... <chi tiết>
11.11.2011
Vai trò lúa gạo trong đời sống kinh tế và chính trị ở Saigon-Chợ Lớn đầu thế kỷ 20 - Nguyễn Đức Hiệp
Tác giả dùng tư liệu trong Niên giám Đông Dương, Phòng Thương mại Saigon, báo chí ở Singapore, các nghiên cứu của các học giả nước ngoài đầu thế kỷ 20 như Passerat de la Chapelle, Albert Naud và gần đây như Li Tana, Julia Martinez, Thomas Engelberg và Geoffrey Gunn để làm rõ chi tiết về sự hình thành của kỹ nghệ và thương mại lúa gạo ở Nam Kỳ nói chung và Saigon-Chợ Lớn nói riêng và sự hoạt động đầu tư của người Hoa ở Chợ Lớn, từ vùng Cư trú Eo biển (Straits Settlements gồm Singapore, Penang và Malacca), Java và Hồng Kông trong lãnh vực này. ... <chi tiết>
23.10.2011
Tìm Hiểu Về Con Người Vua Tự Đức - Hồ Bạch Thảo
" Vốn bẩm sinh bạc nhược, xưa nay chưa có ai khí chất yếu kém như vậy. Cho nên từ thuở ấu thơ, niên thiếu, cho đến già lão luôn luôn lấy bệnh làm bạn bè, mượn thuốc làm bản mệnh, cơ hồ chưa hề gián cách một ngày. Năm nay đã gần 50 tuổi, mà gân sức càng thấy mệt mõi, ăn uống không tiêu, thường bị uất trệ, sắc mặt xám xanh, thịt da gầy guộc, đầu nặng mắt hoa, nhìn ngó không được rõ ràng như trước, " ... <chi tiết>
04.10.2011
Thăng Trầm Po Nagar Nha Trang - Nguyễn Lục Gia
Ngay từ buổi đầu lập quốc của dân tộc Phù Nam, trong vùng thung lũng Nha Trang đã từng tồn tại một trung tâm Phật giáo phát xuất từ xứ sở Ấn Độ bên kia bờ vịnh Bengan, để trên nền tảng tín ngưỡng khoan dung ấy, khi quốc gia Lâm Ấp mở đất tới tận Panduranga vào cuối thế kỷ V, giáo hoá Hindu đã bén rễ tại đây, mọc lên khu thánh đường Po Nagar với chiếc Mukhalinga ròng vàng lộng lẫy. ... <chi tiết>
26.09.2011
Trung Quốc từng nêu việc đánh chiếm An Nam để gây áp lực với các nước Ðông Nam Á - Hồ Bạch Thảo
Việt Nam và các nước vùng Ðông Nam Á ở vào cái thế “ môi hở răng lạnh”. “ Cặp môi” Việt Nam hở, khiến “hàm răng” Ðông Nam Á chịu lạnh như thế nào, đã được nhiều nhà nghiên cứu phân tích. Gần đây thái độ của Trung Quốc lại càng ngang ngược, bất chấp cả bằng chứng lịch sử và pháp luật quốc tế, tự tiện vẽ đường lưỡi bò 9 vạch, đòi hỏi đến 80% lãnh hải vùng biển Ðông. Trong cuộc tranh chấp này, Việt Nam ở hoàn cảnh “đứng mũi chịu sào”, bị đe dọa nhiều nhất; nên những người lo xa ắt phải nghĩ đến về số phận các nước Ðông Nam Á, một khi Việt Nam nằm trong gọng kìm Trung Quốc. ... <chi tiết>
16.09.2011
Đóng góp của John K. Whitmore cho các nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á - Lê Hải*
Tôi vinh hạnh được nghiên cứu lịch sử Đông Nam Á cùng John Whitmore trên 40 năm, đầu tiên là trợ giảng cho ông ở Đại học Yale và trong 26 năm vừa qua là đồng nghiệp tại Đại học Michigan. Tôi được là người đầu tiên thưởng thức vô số các mối quan tâm nghiên cứu của ông, cả về đề tài lẫn tiến triển, độ nhạy về tư duy, mức quan tâm đến chi tiết minh xác, cách nhìn riêng về khu vực, chưa nói đến khả năng làm việc - một luận đề, ba bộ sách đồng tác giả, thêm ba bộ sách là chủ biên hoặc đồng chủ biên, thêm chừng 50 bài viết các loại. Trong điều kiện hàng chục năm nghiên cứu có thể tóm gọn vào một bài viết ngắn, tiểu luận này sẽ chỉ ra những ảnh hưởng của John vào các nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á. ... <chi tiết>
12.09.2011
Do Đâu Qui Ninh Thành Qui Nhơn Và Diên Ninh Thành Diên Khánh? - Nguyễn Lục Gia
Dưới thể chế phong kiến Đông phương, bằng uy quyền tuyệt đối của thiên tử đối với thần dân, trong cách thức xưng hô trực tiếp hay gián tiếp, một số tên gọi quan hệ đến danh tính của vua chúa hoặc hoàng tộc nhất thiết phải được kiêng dè. Tự tôn quốc huy (những chữ cả nước đương thời phải kiêng) là lẽ đương nhiên, dù rằng mức độ từng triều đại ít nhiều có khác. ... <chi tiết>
01.09.2011
Vịnh Xuân Đài: Duyên Cách Và Sự Kiện - Nguyễn Lục Gia
Phú Yên từ thời mở đất đã định danh một trong ba vịnh biển nổi tiếng nơi đây là vịnh Bà Đài. Trên hai trăm năm sau, đầu triều vua Minh Mạng, Bà Đài được mang danh xưng mới Xuân Đài. Trong một thư tịch cổ khác, cửa biển Bà Đài lại được gắn với truyền thuyết dân gian địa phương mà gọi thành cửa Đêm Trăng. Còn các văn bản của người Tây phương thì ghi chép Bà Đài là Baday, Xuân Đài là Xuân Day. Có khi vũng biển Bà Đài được đồng nhất với cảng thị Vũng Lấm ... <chi tiết>
18.08.2011
Họ Tộc Lê Văn, Cuộc Chia Ly Gần Hai Thế Kỷ - Diệp Hồng Phương
Chiến tranh loạn lạc và những thăng trầm của các triều đại đã khiến nhiều họ tộc rơi vào cảnh ly tán, xa rời tổ quán, thân thuộc không biết nhau mãi cho đến sau ngày đất nước yên ổn, đời sống an cư mới tìm gặp và nhận ra mình một họ. Nhưng cuộc chia ly của họ tộc Lê Văn đã diễn ra trong kinh hoàng, trong nỗi sợ sệt, uất nghẹn và kéo dài gần hai thế kỷ. ... <chi tiết>
16.08.2011
Công Nghiệp Tiên Chúa Nguyễn Hoàng - Nguyễn Lục Gia
: Nguyễn Hoàng, tục danh là chúa Tiên, theo cách giải thích của sử thần Nguyễn Khoa Chiêm là do đương thời rất trọng đạo giáo tu tiên của Lão Tử, cũng là vị chúa khởi nghiệp của Nguyễn triều. Ông chủ trương kiến lập quyền vương đối trọng với họ Trịnh phía Bắc, đề xuất táo bạo đường lối tam tiến, đặt một cột mốc quan trọng trong quá trình mở cõi của dân tộc. Từ chủ kiến biến thành hiện thực là một chuỗi thử thách liên tục hơn nửa đời người, trải dài từ nửa sau thế kỷ XVI vắt qua hơn một thập niên đầu của thế kỷ kế theo. Thời thế tạo anh hùng. Cục diện chính trị đã thúc bách hành động tiến bước về Nam của người anh hùng Nguyễn Hoàng: năm 1611 lập phủ Phú Yên, nối dài lãnh thổ thêm hơn 1 vĩ độ, làm bàn đạp chắc chắn cho hướng đi của lịch sử thời trung đại Việt Nam. ... <chi tiết>
13.08.2011
Từ một cuộc hành quân phối hợp dưới thời nhà Thanh, thử so sánh khả năng hàng hải giữa hai nước Trung Việt thời bấy giờ. - Hồ Bạch Thảo
Mục đích bài viết này không chỉ đơn thuần so sánh hơn thua về hải quân hai nước, đây là một công trình khoa học nhắm vạch ra điều sai trái của nhà biên khảo Trung Quốc Hàn Chấn Hoa, trong tác phẩm Ngã quốc Nam Hải chư đảo sử liệu hối biên (1). Qua tác phẩm này họ Hàn đã phủ nhận việc nhà Nguyễn nước ta từng cho quân lính hàng năm đến quần đảo Hoàng Sa tức Paracel, với lý do là thuyền của nước ta không có khả năng đến đó, và cái mà sử nước ta gọi là Hoàng Sa chỉ là đảo gần bờ như Lý Sơn mà thôi. ... <chi tiết>
12.08.2011
Một Cuộc Phiêu Lưu Quân Sự Của Nhà Thanh Và Sự Vụ Đòi Người Từ Phía Thanh Triều - Nguyễn Lục Gia
Trước sự lớn mạnh của họ Nguyễn trong quá trình chinh phạt xuống phía Nam với quy mô một vương quốc nằm ngoài tầm kiểm soát của mình, Thanh triều đã mưu toan và hành động giấu mặt bằng biện pháp tấn công quân sự lật đổ chính quyền tại dinh Trấn Biên (Biên Hoà), một vị trí chiến lược đóng vai trò tiền đồn mặt Tây Nam của đất Đàng Trong. Một võ quan triều đình Trung Hoa là Lý Văn Quang đội lốt Hoa thương đứng ra tổ chức thực hiện và cầm đầu cuộc chính biến với danh xưng Đông Phố đại vương, song đã bị các lực lượng tại chỗ của chính quyền chúa Nguyễn phối hợp trấn áp. ... <chi tiết>
05.08.2011
Việt Nam - Philippines: 0-2 trên sân bóng biển Đông - Đinh Kim Phúc
“ ‘Nóng’ trở lại trên biển Đông” là một thông tin nóng trên báo Tuổi trẻ ngày hôm nay 4/8/2011. “Báo Philippines Star cho biết Thứ trưởng năng lượng Philippines Jose Layug vừa tuyên bố Manila đã có kế hoạch đấu thầu thăm dò và khai thác dầu trên vùng biển phía tây đảo Palawan. “Đây không phải là vùng tranh chấp. Nó nằm trong lãnh hải của Philippines” - ông Layug khẳng định và cho biết khu vực thăm dò cách xa quần đảo Trường Sa của Việt Nam và nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines. ... <chi tiết>
04.08.2011
Chính Phủ Pháp Ở Đông Dương Có Liên Tục Thực Thi Chủ Quyền Của Việt Nam Trên Hai Quần Đảo Hoàng Sa-Trương Sa Trong Giai Đoạn 1909-1945 Hay Không? 2 và hết. - Đinh Kim Phúc
Một là, sau khi thua trận trong chiến tranh Trung-Nhật, Nhà Thanh đã kí Hiệp ước Shimonoseki ngày 17/4/1895 (Trung Quốc gọi là Hiệp ước Mã Quan), theo đó Nhà Thanh nhượng cho Nhật Bản vĩnh viễn chủ quyền đầy đủ của quần đảo Bành Hồ, Đài Loan và phần phía đông vùng biển của bán đảo Liêu Đông cùng với tất cả các tài sản có trên đó như: công sự, kho vũ khí, ...và khu vực nầy(36) không bao gồm 2 quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa, điều đó có nghĩa là 2 quần đảo nầy đã không được xem là thuộc chủ quyền của Trung Hoa (nhà Thanh)! Điều nầy hoàn toàn phù hợp với việc các bản đồ Trung Quốc vẽ trong thời kì nầy đã xem Hải Nam là vùng cực Nam của Trung Quốc. ... <chi tiết>
04.08.2011
Chính Phủ Pháp Ở Đông Dương Có Liên Tục Thực Thi Chủ Quyền Của Việt Nam Trên Hai Quần Đảo Hoàng Sa-Trương Sa Trong Giai Đoạn 1909-1945 Hay Không? 1 - Đinh Kim Phúc
Một phần của bài viết này lần đầu tiên được đăng trên blog nguoilotgach ngày 23/6/2011. Nhưng mới đây, Giáo sư Li Jinmin, Trường Nghiên cứu Đông Nam Á tại Đại học Hạ Môn trong bài viết “Nguồn gốc và sự tranh cãi đang diễn ra về vấn đề Biển Đông” đăng trên “Beijing Review”(1/8/2011) đã nhận xét: ‘Pháp đã không kiểm soát quần đảo Nam Sa sau chiến tranh thế giới thứ II. Hơn nữa, không có tài liệu chứng minh việc chuyển giao giữa Pháp và Việt Nam. Ngoài ra, Việt Nam thừa nhận quần đảo Nam Sa và quần đảo Tây Sa là lãnh thổ Trung Quốc trong quá khứ. Vì vậy, dựa trên nguyên tắc estoppel của luật pháp quốc tế, chính phủ Việt Nam hiện nay nên tuân theo ghi nhận trước đó”.(*) ... <chi tiết>
01.08.2011
Phản biện lập luận của nhà nghiên cứu Hàn Chấn Hoa về lãnh vực sử địa cổ có liên quan đến Biển Ðông…2 - Hồ Bạch Thảo
Hàn Chấn Hoa cho rằng Trường Sa chỉ quần đảo Nam Sa [Spratly], điều này vô lý vì hai đảo ở hai phương hướng khác nhau, cách nhau trên 1000 km; còn trong cổ sử thường chỉ vị trí hai đảo Trường Sa, Thạch Ðường cùng ở hướng đông châu Vạn tại đảo Hải Nam, và được nêu lên liền với nhau. Lại bảo Trường Sa Thạch Ðường là bộ phận của châu Vạn (1) thì lại càng vô lý, sách KHÂM ÐỊNH ÐẠI THANH NHẤT THỐNG CHÍ [欽定大清一統志] đời Càn Long, xác nhận vị trí châu Vạn bề ngang từ đông sang tây 205 lý [118 km], nam chí bắc 120 lý [69 km], với giới hạn như vậy làm sao chứa được Trường Sa Thạch Ðường vị trí ở nơi xa xôi. KHÂM ÐỊNH ÐẠI THANH NHẤT THỐNG CHÍ [欽定大清一統志] chép như sau: ... <chi tiết>
01.08.2011
Phản biện lập luận của nhà nghiên cứu Hàn Chấn Hoa về lãnh vực sử địa cổ có liên quan đến Biển Ðông….1 - Hồ Bạch Thảo
Nhân bà Ngoại trưởng Mỹ tuyên bố các nước có yêu sách về biển Ðông sẽ phải trưng ra những bằng chứng về chủ quyền, Nhà nghiên cứu Hồ Bạch Thảo gửi VCV một bài phản biện lập luận sai trái của Trung Quốc qua cuốn sách của Hoàng Chấn Hoa. Một tài liệu quý để trả lời cho những ai còn mơ hồ về vấn đề này. Anh viết” Người đọc sách luôn luôn kính trọng các nhà biên khảo đã ra công tham khảo nhiều thư tịch, cung cấp tài liệu chính xác; dựa vào chính luận nhắm hướng dẫn độc giả thấy được sự thực vấn đề. Ngoài ra cũng có những tác giả với ý đồ xấu, cũng tham khảo nhiều tư liệu, nhưng nhằm mục đích tung lên trái hỏa mù, lập luận giả thực lẫn lộn; nhắm lôi kéo độc giả hiểu theo điều mình muốn, những người này bị các nhà Nho xưa chê là “đa thư loạn tâm ”. ... <chi tiết>
Bạn đang xem tác phẩm thứ 61 - 80 / 362 tác phẩm