Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.371 tác phẩm
2.747 tác giả
451
116.381.204

vanchuongviet.org

Tư liệu văn hóa nghệ thuật

dân gian
20.12.2011
Sống Chụ Son Sao 2 - Nguyễn Khôi
105. Về tới bản thấy sao là lạ Gánh củi to em hạ gầm sàn - Mẹ ơi, em thẳng vào buồng Cởi khăn lòng những bồn chồn làm sao Đi ra bến bờ cao nước lớn ... <chi tiết>
15.12.2011
Sống Chụ Son Sao 1 - Nguyễn Khôi
Bản dịch của Nguyễn Khôi là sự kế thừa và phát triển các bản dịch trên nhưng bằng sự sáng tạo hoàn toàn mới mẻ. Thể thơ song thất lục bát - một thể thơ được khẳng định vị thế của nó gắn liền với sự ra đời của “Chinh phụ ngâm” qua bản dịch của Đoàn Thị Điểm và của “Cung oán ngâm khúc” của Nguyễn Gia Thiều từ thế kỷ XVII được Nguyễn Khôi “thôi xao” để chuyển ngữ tác phẩm là một sáng tạo đáng kể. Nhưng sự sáng tạo trong lột tả hồn cốt tác phẩm mới chính là điều làm cho chúng ta cảm nhận đầy đủ sự dụng công của anh. Tôi đồ rằng, phải bằng 21 năm gắn bó với Tây Bắc, ... <chi tiết>
22.11.2011
Miếu Ông Út /Ngủ Chợ - Đặng Phú Quốc
Ngày xưa, có một gia đình nọ thuộc trung nông có sinh một người con trai, song lạ thay đứa trẻ sinh ra không hề có xương sống. Nhưng họ vẫn hết lòng chăm sóc, yêu thương vì đó là đứa con trai duy nhất trong nhà. Ngày qua ngày đứa bé lớn độ mười tuổi, dù không ngồi được nhưng tương đối bình thường. ... <chi tiết>
15.11.2011
Cô Gái Đẹp Trong Ngôi Nhà Hoang /Đua Với Quỷ - Đặng Phú Quốc
Trong quá trình thực hiện luận văn thạc sĩ với đề tài "Truyện dân gian về ma ở đồng bằng sông Cửu Long", tôi đã góp nhặt được trong dân gian nhiều mẫu truyện về ma giàu giá trị văn hóa được hình thành từ thời khai hoang mở cõi, qua quá trình phát triển cho đến ngày nay. Là người con của quê hương, tôi thiết nghĩ cần phải chia sẻ với mọi người để cùng nhau gìn giữ một trong những nét sinh hoạt văn hóa độc đáo của người xưa. Trích thư Anh Đặng Phú Quốc ... <chi tiết>
15.09.2011
Tìm Hiểu Tri Thức Dân Gian Của Người Việt Vùng U Minh Qua Cách Ứng Xử Môi Trướng Tứ Nhiên Trong Đời Sống Vật Chất - Nguyễn Thị Diệp Mai
U Minh là vùng đất rừng trầm thủy nằm ở vị trí Tây Nam - Việt Nam có lịch sử văn hóa - dân cư - dân tộc đặc thù mang dấu ấn của vùng đất trẻ được khai mở sau cùng của Việt Nam. Tri thức dân gian (TTDG) của người Việt vùng U Minh là một bộ phận của văn hóa dân gian(1) (VHDG) chủ yếu là sự hiểu biết về môi trường tự nhiên và cách thức ứng dụng kinh nghiệm đó vào đời sống thực tế. Kinh nghiệm được đúc kết, trao truyền và vận dụng như thế nào để có thể phục vụ cho nhu cầu ăn - ở - mặc - đi lại và tồn tại ở vùng đất U Minh. ... <chi tiết>
12.08.2011
Lỗ Lường - Lễ Tục Độc Đáo Ở Hòn Đỏ - Nguyễn Man Nhiên
Ở Khánh Hòa cách đây hàng trăm năm, nghề đăng xuất hiện cùng bước chân di cư của các ngư dân gốc Bình Định, với các làng chài tiên khởi ở Đầm Môn, Khải Lương nằm trong vịnh Vân Phong, làng Bích Đầm ở phía đông nam đảo Hòn Tre thuộc vịnh Nha Trang và thôn Phường Củi bên ngư cảng Bến Trường Cá sầm uất một thời. ... <chi tiết>
09.08.2011
Tập Quán Dân Gian Khi Các Bà Mẹ Mang Thai Và Sanh Đẻ Ở Ngã Năm – Sóc Trăng - Trần Minh Thương
Cách đây chưa lâu, ở vùng quê hẻo lánh như Ngã Năm còn chìm đắm trong những phong tục kỳ lạ của tín ngưỡng dân gian nhiều khi đến bí hiểm, mê tín trong việc chăm sóc bà mẹ và trẻ em mới sanh. Với tư cách là người sưu tầm điền dã dân gian, chúng tôi xin ghi nhận và miêu tả những việc làm của dân gian mà ngày nay dưới ánh sáng khoa học hiện đại, phần lớn nó đã lạc hậu, lỗi thời. Dù vậy, chúng tôi xem đây như một “di sản” mà dân gian Ngã Năm đã từng sống, từng thực hiện … một thời trong dĩ vãng. ... <chi tiết>
03.08.2011
Nghi Thức Cất Nhà Ở Ngã Năm – Sóc Trăng - Trần Minh Thương
Ngã Năm là một huyện nằm ở phía Tây, thuộc vùng trũng của tỉnh Sóc Trăng. Đông giáp huyện Mỹ Tú và huyện Thạnh Trị. Tây và Nam giáp tỉnh Bạc Liêu. Bắc giáp tỉnh Hậu Giang. ... <chi tiết>
27.07.2011
Đặc Trưng Múa Rối - Tuấn Giang
Múa rối là nghệ thuật tạo hình không gian, biểu cảm thông qua ngôn ngữ hành động con rối. Múa rối giống như âm nhạc, xiếc có đặc tính dân tộc và quốc tế, tồn tại dưới nhiều hình thức trình diễn rối dây, rối que, rối bóng… chia thành hai loại: rối cạn, rối nước. ... <chi tiết>
13.07.2011
Nghệ Thuật Sử Dụng Điển Cố Trung Hoa Trong Ca Dao Đồng Bằng Sông Cửu Long - Trầm Thanh Tuấn
Sử dụng điển cố là một thủ pháp quan trọng trong sáng tác văn học trung đại. Tuy nhiên trong quá trình phát triển song hành, hai bộ phận văn học trung đại và văn học dân gian đã có sự thẩm thấu lẫn nhau. Điển cố xuất hiện trong một số bài ca dao là minh chứng cho sự ảnh hưởng đó giữa hai bộ phận văn học. ... <chi tiết>
07.07.2011
Hoàng Sa Tiếu Ngạo Phú - Kha Tiệm Ly
Cây cha thẳng, mà tủa cành, nhánh cong queo, Giống mẹ lành, lại trỗ trái, hoa đắng nghét! Thương cho các ông thầy Lão Đam, Mặc Địch, Khổng Khâu, Lại có mấy thằng trò Bàng Quyên, Hòa Thân, Hòa…Thiết (!) Lời cũng như sách, đều dạy phong ngôn hòa ái, khiêm cung, Mặt dẫu giống người, nhưng quen dã tính hung hăng, tàn ác. ... <chi tiết>
04.07.2011
Hệ Thống Làn Điệu Dân Ca Các Dân Tộc. - Tuấn Giang
Dân ca các dân tộc, Mông tày Nùng Thái, miền núi phía Bắc hình thành nhiều thế kỷ gắn với các phong tục lễ hội từng tộc người. Các dân tộc sáng tạo hàng trăm làn điệu dân ca phong phú, độc đáo, nhiều thể loại thành hệ thống các làn điệu. Những làn điệu dân ca các dân tộc là giá trị văn hoá xã hội, biểu hiện tài năng trí tuệ thời đại cổ xưa toả sáng đến hôm nay. ... <chi tiết>
01.07.2011
Không Gian Xã Hội Các Dân Tộc. - Tuấn Giang
Không gian xã hội tác động, ảnh hường vào tâm lý cảm xúc con người là môi trường ra đời những đặc điểm lối sống văn hoá nghệ thuật mang bản sắc riêng. Không gian xã hội tác động đến bản ngữ mỗi con người, từng tộc người, mỗi vùng miền mang âm điệu ngôn ngữ riêng. Không gian xã hội, tạo dựng phương thức tư duy ứng xử riêng từng tộc người. ... <chi tiết>
15.06.2011
Hoàng Sa Nộ Khí Phú - Kha Tiệm Ly
Mười năm phục quốc, gươm Lê Lợi thép vẫn sáng ngời, Ba lượt phá Nguyên, sông Bạch Đằng cọc còn nhọn hoắt. Thùng! Thùng! Thùng! Liên hồi giục, trống Ngọc Hồi hực bước tiến quân. Đánh! Đánh! Đánh! Luôn miệng thét, điện Diên Hồng, vang lời sát thát. Ải Chi Lăng, Liễu Thăng chết còn lạc phách kinh hồn, Sông Nhị Hà, Sĩ Nghị chạy còn đứng tim vỡ mật. ... <chi tiết>
05.06.2011
Những Chuyện Ly Kỳ Về Con Rắn Hổ Đất Trong Văn Hoá Dân Gian Tây Nam Bộ - Trần Minh Thương
Rắn hổ đất tất nhiên cũng như các loài rắn khác, nó là loài động động vật máu lạnh, bò sát - cùng lớp với các loài có vảy như thằn lằn, tắc kè - nhưng không có chân. Toàn thân rắn được bao bọc một lớp vảy cứng. Khoảng 2 - 3 tháng rắn phải thay da một lần. Rắn hổ đất có thân đen bóng, đen mốc (giống màu đất) của nó, có lẽ vì thế dân gian gọi là rắn hổ đất. Ở cổ rắn hổ có “bàn nạo” hình mặt trăng mỗi khi tức giận, rắn ngóc đầu bàn nạo phùng ra, lưỡi khè khè sẵn sàng bắn nọc độc … là lúc rắn dọa kẻ thù khủng khiếp nhất. ... <chi tiết>
22.05.2011
Nói Chơi … Nét Văn Hóa Đặc Sắc Của Người Bình Dân Qua Ca Dao Tây Nam Bộ - Trần Minh Thương
Theo Từ điển tiếng Việt thì nói chơi là nói cho vui, không có mục đích gì khác [942]. Song, trong đời sống người bình dân, khái niệm nói chơi không chỉ đơn thuần có vậy. Ngoài chức năng nói cho vui, tức là để bông đùa, giải trí, thì nhiều lúc nói chơi mà là thật, nói chơi để hướng đến một mục đích nào đấy, hoặc muốn nói theo cách nước đôi, để người nghe hiểu sao cũng được. ... <chi tiết>
05.05.2011
Tản Mạn Về Chợ - Nguyễn Thị Hậu
Ở Nam bộ, sông rạch nhiều nên đi lại bằng ghe xuồng là chính. Chợ thường họp nơi bến sông, ngã ba ngã tư kênh rạch gặp nhau hay có đường bộ cắt ngang. Ngày hai lần nước lớn nước ròng, nơi giáp nước ghe xuồng cắm sào neo đậu chờ con nước để đi tiếp nên thành chợ trên sông hay trên bến dưới thuyền. ... <chi tiết>
04.05.2011
Khu Vườn Có Mùi Mít Chín - Nguyễn Man Nhiên
Trải qua mùa đông lụt lội ẩm ướt, lá mít bắt đầu úa vàng chuyển sang màu đỏ, rơi rụng đầy gốc cây. Mùa Xuân đến, nắng vàng ấm áp chào năm mới trở về, cũng là lúc cây lá đâm chồi nảy lộc. Bọn trẻ con tha hồ nhặt lá mít, con gái thì lấy lá làm tiền chơi mua bán hàng xén, con trai chọn lá tốt nhất làm con trâu để chơi trò chọi trâu. Khi lá mít non lớn bằng lòng bàn tay có màu xanh đọt chuối thì người ta có thể hái lá để ngào đường. ... <chi tiết>
02.05.2011
Mượn Trong Đời Sống Văn Hóa Người Bình Dân Tây Nam Bộ - Trần Minh Thương
Đại Nam Quốc âm tự vị đưa ra các định nghĩa về từ “mượn” như sau: Mượn (n) – (tức Nôm, người viết chú thêm): Tha tạm mà dùng trong một ít lâu. Việt Nam tự điển, nhóm Lê Văn Đức, Lê Ngọc Trụ xác định mượn có các nét nghĩa sau: - (động từ): Tạm nhờ của người trong một lúc rồi sẽ trả lại sự thỏa thuận cho chủ (không trả tiền)/ Cũng là động từ những nó có nghĩa như mướn ... <chi tiết>
06.04.2011
Ngôn Ngữ Ước Lệ Biểu Diễn Tuồng - Tuấn Giang
Ước lệ, không phải thủ pháp nghệ thuật. Ước lệ là loại hình ngôn ngữ, quy chuẩn các trạng thái tồn tại nghệ thuật và cuộc sống, ước định hiện thực hoá tự nhiên xã hội. Ngôn ngữ ước lệ tĩnh và động, biểu trưng các dạng tồn tại không điều kiện, mặc nhiên toàn xã hội công nhận một hình thức diễn tả đời sống con người và trong các loại hình nghệ thuật. ... <chi tiết>
Bạn đang xem tác phẩm thứ 21 - 40 / 141 tác phẩm