Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.333 tác phẩm
2.747 tác giả
569
115.984.525

vanchuongviet.org

Tư liệu văn hóa nghệ thuật

dân gian
27.03.2011
Về Câu Tục Ngữ: “Lệnh Ông Không Bằng Cồng Bà” - Phùng Thành Chủng
“Từ điển tiếng Việt” do Hoàng Phê chủ biên, định nghĩa từ “lệnh” (với nghĩa là một nhạc cụ): “Lệnh: Thanh la (cũng gọi là phèng la) là một nhạc khí thuộc bộ gõ, bằng đồng thau, hình đĩa tròn, tiếng vang và chói, dùng để báo hiệu lệnh”. (Ở đây, chúng tôi ngờ rằng: Lệnh và thanh la (phèng la) là hai tên gọi khác nhau để chỉ hai loại nhạc cụ giống nhau về hình dáng nhưng khác nhau về kích thước và lệnh to hơn thanh la (phèng la). ... <chi tiết>
15.03.2011
Lễ Cúng Đất (Cúng Lệ) Ở Nông Thôn Khánh Hoà Xưa (2) - Nguyễn Man Nhiên
Chủ nhà lạy hai lạy, gia nhân rót rượu vào 1/3 ly đều hết tất cả các bàn. Duy ở bàn của Cậu Hai Nguyễn Lương, ly rượu phải to, vì Cậu Hai uống rượu dữ lắm. Khi rót rượu mời Cậu, không được nói: Mời Cậu uống rượu, mà phải nói: Mời Cậu “ca lắc” - tiếng Thượng là uống rượu (thầy pháp dạy như vậy, nên đến tận ngày nay mỗi khi cúng rượu mời Cậu Hai, dân làng đều nói “ca lắc”, do tục lệ đã quen). ... <chi tiết>
14.03.2011
Lễ Cúng Đất (Cúng Lệ) Ở Nông Thôn Khánh Hoà Xưa (1) - Nguyễn Man Nhiên
Theo các cụ bô lão ở đình Phú Cang, xã Vạn Phú, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa thì ngày xưa, khi dân chúng di cư tới lập nghiệp ở đây, thường bị “ma quỷ” quấy nhiễu không làm ăn được. Người ta cầu các vị thần linh lên hỏi, mới biết là vùng đất này thuộc về các vị thần linh của người Chàm (Chăm) xưa. Muốn được yên ổn làm ăn thì gia chủ phải làm giấy “vay mượn đất” và “nạp lễ vật” cho chủ đất cũ. ... <chi tiết>
10.03.2011
Lễ Tục Xứ Đồng Hương - Nguyễn Man Nhiên
Tại các làng quê ở Ninh Hòa (Khánh Hòa) có một câu hát ru con nổi tiếng được lưu truyền qua nhiều thế hệ: “Muối Hòn Khói, ruộng Đồng Hương/ Hòn Hèo mây bạc, suối nguồn Cửa Bô”. ... <chi tiết>
09.03.2011
Giải mã bài ca dao Thằng Bờm - Nguyễn Trọng Bình
Một bài ca dao chỉ vỏn vẹn 10 câu thơ lục bát, thế nhưng để lĩnh hội nó là điều không đơn giản chút nào. Có thể nói, cho đến nay, có khá nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu đề xuất những cách hiểu khác nhau về bài ca dao ngộ nghĩnh và đáng yêu này. ... <chi tiết>
06.03.2011
Dẫn nhập – Kho tàng Truyện Dân gian Do Thái - Nguyễn Ước
Trong văn học dân gian Do Thái có một kho tàng phong phú các câu truyện kể cho nhau nghe dưới mái ấm gia đình, trong cuộc gặp mặt thân hữu và giữa chốn hội đường. Một số truyện nói lên các vấn đề của cuộc sống. Một số truyện cho thấy cái nhìn thấu suốt vào động thái của con người. Thậm chí có một số truyện mà khi tiếng cười dứt, còn đọng lại trong tâm tư người nghe điều gì đó để trầm ngâm, vương vấn. ... <chi tiết>
05.03.2011
Tục Thờ Mẫu Và Nghi Lễ Ngồi Đồng - Múa Bóng Ở Khánh Hoà - Nguyễn Man Nhiên
Từ năm 1653 khi những lưu dân Việt từ các tỉnh phía Bắc theo chân chúa Nguyễn vào khai hoang lập làng, tạo lập cuộc sống mới trên dải đất ven biển cực nam Trung bộ này, họ đã mang theo cả nền văn hóa nơi quê hương bản quán của mình, trong đó có tục thờ Mẫu và nghi lễ ngồi đồng - múa Bóng. Tín ngưỡng thờ Mẫu từ cái nôi của văn minh Đại Việt là đồng bằng Bắc bộ đến đây giao thoa, hòa nhập cùng tín ngưỡng thờ nữ thần Mẹ xứ sở (Pô Inư Nagar) của dân tộc Chăm bản địa đã làm nên tín ngưỡng thờ Mẫu ở Khánh Hòa đầy bản sắc và độc đáo, để lại những dấu ấn văn hóa quan trọng trong khu vực. ... <chi tiết>
03.03.2011
Thương yêu trong ca dao Việt Nam - Nguyễn Tiến Văn
Có hai từ căn bản trong quan niệm luyến ái của trai gái Việt Nam: thương và yêu. Hai từ này chuyển tải hai thái độ làm người và quan hệ có khác biệt khá nền tảng: thương là quan hệ truyền thống; yêu là quan hệ hiện đại. Mốc phân luồng có thể lấy là khoảng đầu thế kỉ 20 với ranh giới là 1915 khi chế độ khoa cử bị bãi bỏ dưới thời Pháp đô hộ ... <chi tiết>
03.02.2011
Chiều 30 Tết Ở Đình Bảng Xưa - Nguyễn Khôi
Vào thời điểm trước năm 1945... Cụ Tú Xương xưa đã từng viết: "đêm 30 công nợ rối Canh tân..." Thật vậy! Nếu ở làng quê thuần Việt thì ngày này cũng yên ả thôi; Còn ở Làng buôn như Đình Bảng (Phủ Từ Sơn) thì là rối rít tít mù, cái ngày thiêng liêng...sướng vui đỉnh điểm hoặc buồn tủi thất vọng cực độ cũng "kết" lại ở ngày này với một con người, một gia đình ở làng. ... <chi tiết>
28.01.2011
Tết Ở Đình Bảng Xưa - Nguyễn Khôi
Ấy là vào thời trước năm 1945... Sắp đến tết,bọn trẻ con chúng tôi thích lắm.cứ ngóng đợi từng ngày: thích tết là vì được nghỉ học, tha hồ chạy nhảy vui đùa không bị ai trông nom đe nẹt. Thích tết vì được Mẹ may cho quần áo mới, được theo Mẹ về chúc tết bên ngoại và chắc mẩm là được ông bà ngoại, các dì các cậu "mừng tuổi thằng Cò" ... <chi tiết>
22.01.2011
Bài chòi ngày xuân Xưa và Nay - đi tìm lời giải mã - Phạm Phù sa
Bài Chòi, một thú chơi tao nhã, một loại hình văn hóa-văn nghệ dân gian độc đáo, có ca, có diễn (diễn xướng), là đặc sản tinh thần độc đáo của nhân dân các tỉnh miền trung trung bộ từ hàng trăm năm trước. Thời xưa, Bài Chòi chỉ được tổ chức vào những dịp xuân. ... <chi tiết>
12.12.2010
Tục Ngữ Khánh Hoà - Lê Khánh Mai
Cũng như mọi miền đất nước, Khánh Hoà có một nền văn học dân gian tương đối đầy đủ về thể loại và phong phú về hình thức biểu hiện, trong đó phải kể đến thể loại tục ngữ. ... <chi tiết>
08.12.2010
Tìm Hiểu Thang Âm Ngũ Cung Trong Âm Nhạc Huế - Nguyễn Phú Yên
Âm nhạc Huế từ lâu vốn rất phong phú bởi nó được sản sinh từ một vùng đất trước đây là của Chiêm Thành (Chăm) được người Việt miền ngoài tiếp nhận. Người Việt vào đây mang theo âm nhạc từ bao đời của họ, đến vùng đất mới họ nghe được âm nhạc của người bản địa (vẫn là cư dân đa số), từ đó có sự giao lưu, hòa nhập, tiếp thu và có sự tiếp biến trong cảm quan âm nhạc của người Huế. ... <chi tiết>
28.11.2010
Cây dừa trong văn hóa Tây Nam Bộ - Tiền Văn Triệu
Theo nhà nghiên cứu văn hóa Sơn Nam, Tây Nam Bộ chính là nơi sản sinh ra “văn hóa miệt vườn”. Có thể nói, vùng văn hóa này tuy sinh sau nhưng đã có những biểu hiện hết sức độc đáo mang tính chất đặc thù của vùng đất lắm sông, nhiều rạch. Vùng văn hóa miệt vườn gắn liền với sinh hoạt làm nông nghiệp, mà chủ yếu là trồng lúa nước và các loại cây ăn trái. ... <chi tiết>
23.11.2010
Hệ Thống Phân Loại Nhạc Cụ Trung Quốc - Vương Trung Hiếu
Có nhiều phương pháp phân loại nhạc cụ khác nhau, tất cả tùy thuộc vào thời kỳ và nền văn hóa sử dụng chúng. ... <chi tiết>
18.10.2010
Ma Quỷ Trong Văn Học Việt Nam - Trần Minh Thương
Các loại ma được tự điển liệt kê gồm: Ma gà: Thứ ma hay theo những cô gái đẹp (theo quan niệm của dân tộc Tày – Nùng)/ Ma xó: theo tục người Mường, khi có người chết, đem dựng đứng ở xó nhà, sau thành ma/ Mai lai: thứ người ban đêm hóa ma đi ăn phần người khác./ Ma men: người say chết thành ma thường hay lôi cuốn người khác say sưa tới chết/ Ma cà rồng: thứ ma thường hay nhập vào đi hút máu người khác/ Ma thần vòng: ma những người thắt cổ chết ... <chi tiết>
05.10.2010
Cách Nói Của Người Miền Tây Nam Bộ Qua Ca Dao - Trần Minh Thương
Theo Cơ sở văn hoá Việt Nam của Trần Quốc Vượng (chủ biên), phần được coi là Tây Nam Bộ có diện tích khoảng 4.000 km2, chủ yếu là vùng đồng bằng sông Cửu Long, một số đảo (lớn nhất là đảo Phú Quốc) cùng một vài dãy núi thấp ở phía Tây An Giang, Kiên Giang. ... <chi tiết>
10.09.2010
Cây Bần Trong Văn Hoá Dân Gian Tây Nam Bộ - Trần Minh Thương
Sông Mê Kông chảy vào vùng đất phương Nam chia ra làm hai nhánh Tiền Giang và Hậu Giang rồi hoá chín rồng tuôn ra biển. Nằm giữa hai nhánh sông lớn có đến 4.000 kênh rạch với chiều dài tổng cộng khoảng 5.700 km. Câu nói, ở xứ này bước ra cửa là gặp sông nước mênh mông, phản ánh đúng thực trạng ấy. ... <chi tiết>
07.09.2010
Hình Tượng Con Rùa Trong Văn Hoá Dân Gian Nam Bộ - Trần Minh Thương
Rùa có mặt hầu khắp các vùng hoang vu, lau sậy, năng lát, … Bắt rùa cũng không phải quá khó. Có khi đi rừng, đi ruộng, thấy rùa bò, nhanh tay đè nó xuống đất rồi lượm bỏ vô rổ, giỏ mang theo, … Rùa cũng thường “chạy” lọp, khi “thăm” một cái lọp có khi được tới hai ba chú rùa đất, yếm vàng tươi. ... <chi tiết>
05.09.2010
Cây Cầu Trong Đời Sống Người Tây Nam Bộ - Trần Minh Thương
Vùng Tây Nam Bộ có độ cao trung bình gần 2m, là vùng đất phù sa mới. Sông Mê Kông chảy vào vùng đất phương Nam chia ra làm hai nhánh Tiền Giang và Hậu Giang rồi hoá chín rồng tuôn ra biển. Nằm giữa hai nhánh sông lớn có đến 4.000 kênh rạch với chiều dài tổng cộng khoảng 5.700 km. ... <chi tiết>
Bạn đang xem tác phẩm thứ 41 - 60 / 141 tác phẩm