Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
800
116.618.189

vanchuongviet.org

Tư liệu văn hóa nghệ thuật

chân dung
06.05.2011
Qua một đạo sắc phong - Trọng Huân
Qua bản sắc phong cổ, tôi biết về con người này và trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, biết thêm một số thông tin về nhân vật sinh ra cách đây 300 năm này. Trước hết là đạo sắc phong: ... <chi tiết>
24.04.2011
Hoàng Cầm – Một Đời “Nhớ Tiếc”, Một Đời “Níu Xuân Xanh”. - Hoàng Hưng
Là nhà thơ được yêu mến bậc nhất trong đời sống thơ đương đại, gần một năm sau khi lìa trần, Hoàng Cầm vẫn là một hồ sơ chưa được bạch hóa. Cả về đời lẫn về thơ. ... <chi tiết>
15.04.2011
Hạc Thành Hoa, những ám ảnh trăng vàng nguyệt - Nguyễn Lệ Uyên
Đến nay, Hạc Thành Hoa đã có 4 tập thơ được công chúng đón nhận: 2 trước năm 75 (Trong Nỗi Buồn Vàng, Một Mình Như Cánh Lá), và 2 sau 75 (Khói Tóc, Phía Sau Một Vầng Trăng). ... <chi tiết>
22.03.2011
Thanh Tâm Tuyền - Thụy Khuê
Tưởng Nhớ 5 Năm Ngày Mất Thanh Tâm Tuyền: 22 Tháng 3 Năm 2006 - 22 Tháng 3 Năm 2011 ... <chi tiết>
22.03.2011
Doãn Dân giữa bằng hữu, cuối những năm 1960 - Lữ Quỳnh
Thời gian qua đã lâu nhưng mỗi lần nghĩ đến Doãn Dân tôi vẫn cảm thấy gần gủi với những kỷ niệm nổi cộm về anh. Thật tình cờ vào cuối những năm sáu mươi chúng tôi, Trần Hoài Thư, Doãn Dân, Nguyễn Kim Phượng cùng ở sư đoàn 22 đóng tại Bà Gi, tỉnh Bình Định. Doãn Dân làm việc ở Phòng 2, Nguyễn Kim Phượng Phòng 3, Trần Hoài Thư Đại đội Thám kích, và tôi Tiểu đoàn Quân y. Nhờ những truyện ngắn đăng trên Bách Khoa mà dưới mỗi bài chúng tôi ghi Ba Gi, ngày tháng…, Thư và tôi đã tìm nhau, nhưng cũng phải mất thời gian khá lâu mới gặp mặt. ... <chi tiết>
19.03.2011
Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan: Danh nhân thi sĩ - Phùng Văn Khai
Trong các danh nhân lịch sử mỗi người mỗi vẻ đặc sắc khác nhau ấy, Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan, một lương thần, một danh nho, ông còn là một thi sĩ tài hoa mẫn tiệp. Trước tác ông để lại hậu thế xứng đáng được đặt ở tầm vóc một tác gia lớn của nền văn học sử Việt Nam. ... <chi tiết>
26.02.2011
Mai Lâm-NGUYỄN ĐẮC LỘC ( 1897- 1975): nhà văn “ bất đắc dĩ”. - Thế Phong
Sinh 1897, tự kết liễu đời mình trưa 30/4/1975, 78 tuổi – phu nhân vuốt mắt cho ông. Cô con gái duy nhất, Nguyễn Thị Liên, vợ giáo sư Nguyễn Xuân Kỳ ( trưởng nam bác sĩ Nguyễn Xuân Chữ) đã di tản trước 30-4- rồi ! . ... <chi tiết>
17.02.2011
Mai Thảo (1927-1998) . 2 - Thụy Khuê
Tiểu thuyết của Mai Thảo phần lớn xây dựng trên vũ trường, trên đổ vỡ, trên những cuộc sống về đêm của một Sài-gòn ăn chơi đàng điếm. Thường là những bức tranh đời ông qua nhiều khía cạnh: một nghệ sĩ tự do, không chấp nhận bị ràng buộc bởi bất cứ một yếu tố nào kể cả gia đình. ... <chi tiết>
17.02.2011
Mai Thảo (1927-1998) . 1 - Thụy Khuê
Mai Thảo là «đầu tầu» của nhóm Sáng Tạo, sau 1954, đã đem vào văn học một bút pháp mới. Bút pháp ấy đã ảnh hưởng sâu sắc đến những người cùng thời và thế hệ sau từ Nguyên Sa đến Thanh Bình, Trần Vũ... Là người của kỷ niệm, của dĩ vãng, của «căn nhà vùng nước mặn» chợ Cồn, Hải-hậu, Mai Thảo còn là người Hà-nội, người sông Hồng, mà lại rất Paris, rất Camus, rất Sartre. Mai Thảo là của độc thân, của phòng trà, của vũ trường, không ràng buộc giờ giấc đi về và rượu như một bạn đường cùng đi vào cô độc: ... <chi tiết>
15.02.2011
Trần Phong Giao, người gác cổng văn học, tạp chí Văn - Du Tử Lê
Trong khi đó, tại miền Nam, sau giai đoạn mở đường, gieo những hạt mầm văn học vạm vỡ của các tạp chí Sáng Tạo, Hiện Đại, Văn Nghệ, Thế Kỷ 20..., là giai đoạn trồng, gặt những mùa gặt văn học sung mãn, bội thu, với các tạp chí Bách Khoa, Văn Học và Văn (tính từ thời điểm đầu thấp niên 1960 tới tháng 4 năm 1975.) (2) ... <chi tiết>
05.02.2011
Đinh Hùng ( 1920-1967), Giải Quán Quân Thơ ” Văn Chương Toàn Quốc 1961 ”( miền Nam ). - Thế Phong
Vẫn theo Vũ Hoàng Chương- Đinh Hùng bị cú sốc tinh thần vào lúc 11 tuổi - hoa khôi Đinh thị Tuyết Hồng nhảy xuống hồ Trúc Bạch tự vẫn. Cái chết của người chị trước đó, kéo theo sau tang tóc từ cụ thân sinh thất lộc khi tuổi chưa tới 50 – rồi 3 năm sau Đinh Hùng lại phải từ biệt một người chị đã lập gia đình, mà tuổi còn rất trẻ. Người chị cả đó là chị Loan. ... <chi tiết>
30.01.2011
Vũ Hoàng Chương: ” …Thơ Ta Chẳng Viết Cho Đời… “ - Thế Phong
Năm sinh đúng của Vũ Hoàng Chương là 1915; nhưng trong khai sinh đề ngày 5/5/1916 tại Nam Định. Và tính theo âm lịch, ngày 4 tháng 11 năm Ất Mão. Chính quán làng Phù Ửng, tỉnh Hưng Yên. Đậu Tú tài Pháp xong ra làm Sếp ga. Tác phẩm xuất bản từ 1940 đến 1975 trên dưới 20 cuốn, có tác phẩm đã dịch ra Pháp, Anh, Đức ngữ. ... <chi tiết>
18.01.2011
Quà xuân của nhà văn hoá Hữu Ngọc - Vân Long
Hoá ra cái lãng mạn “Từng hẹn mùa xưa cùng xây nhà bên suối “ không chỉ là riêng Suối Mơ của Văn Cao, mà là “bệnh thời đại” của một số con nhà nền nếp, có học, chán ghét chốn phồn hoa, ô trọc, muốn giữ được “thanh cao” mà chưa tìm ra lối thoát. Và cơ duyên lớn của đời họ là gặp được Cách Mạng tháng Tám rũ bỏ ách thống trị thực dân, để Hữu Ngọc đang từ người thích sống cô đơn yên ả trở thành người cả đời đi bắc các nhịp cầu văn hoá, làm bạn với cả thế giới ... <chi tiết>
06.01.2011
Trăn trở về danh cầm họ Nguyễn - Lâm Bích Thủy
Trong nội dung của nhiều bức thư bác Quách Tấn gửi, như người anh cả, khuyên ba tôi và anh em làm văn nghệ nên có cái tâm đối với việc khôi phục lại những danh nhân đất Bình Định mà bấy lâu bị lãng quên.. ... <chi tiết>
18.12.2010
Từ Chi - “một hiện tượng - một sự kiện dân tộc học” 2 - Đỗ Ngọc Thạch
GS Từ Chi nổi tiếng trước hết là vì giỏi tiếng Pháp, mặc dù cho tới cuối năm 1989, đã ở tuổi 64 ông mới có cơ hội sang Pháp, nơi có những nhà nhân học lớn ảnh hưởng sâu đậm đến ông và ông cũng hấp dẫn mạnh mẽ các đồng nghiệp; nơi GS. George Condominas, người bạn 20 năm của ông, đánh giá cao về sự uyên bác, tính phong phú, coi ông là một bác học lớn của Việt Nam. ... <chi tiết>
18.12.2010
Từ Chi - “một hiện tượng - một sự kiện dân tộc học” 1 - Đỗ Ngọc Thạch
Giáo sư Nguyễn Từ Chi (1) là một nhà dân tộc học hàng đầu của thế kỷ 20 ở Việt Nam, là chuyên gia về người Mường và làng xã người Việt. Ông còn được biết đến như một nhà nghiên cứu văn hóa, dịch giả, biên tập viên, một người thầy đáng kính. ... <chi tiết>
02.12.2010
Văn Cao, Mùa Xuân Cuối Cùng - Phạm Đình Trọng
Dũng say sưa nói về bộ phim anh đang thực hiện, bộ phim ca nhạc về Văn Cao mà Dũng định lấy tên là Năm buổi sáng có trong sự thật. Bộ phim sẽ lần theo bước chân Văn Cao lãng đãng trong cõi âm nhạc vì thế là phim ca nhạc nhưng nó cũng là phim tài liệu về năm tháng cuộc đời Văn Cao. Tôi đã được đọc bài thơ Năm buổi sáng không có trong sự thật. Thơ Văn Cao là Không có trong sự thật, nhưng sao phim của Dũng lại là có trong sự thật? ... <chi tiết>
01.12.2010
Cao Xuân Huy, Mùa thu gẫy cánh - 2 - Thụy Khuê
Hai mươi nhăm năm sau Tháng ba gẫy súng, Vài mẩu chuyện ra đời. Tháng ba gẫy súng in chữ to, 177 trang, chữ nhỏ chắc chỉ được độ 120 trang. Vài mẩu chuyện, 80 trang chữ nhỏ. Là bởi Huy lười. Lười nhưng thấu suốt mọi lẽ: viết nhiều mà làm gì! Nhà văn lớn đến thế nào, rồi thì cũng chỉ được ký ức văn học giữ lại một vài cuốn là cùng. ... <chi tiết>
01.12.2010
Cao Xuân Huy, Mùa thu gẫy cánh - 1 - Thụy Khuê
Bài của chị Thụy Khuê sưu cảo về thân thế và tác phẩm của Cao Xuân Huy. Bài này chị Thụy Khuê vừa viết xong cách đây mấy ngày, bài này chị dành cho VCV. ... <chi tiết>
15.11.2010
Đoàn Chuẩn với giọt thu cuối cùng - Vân Long
Đoàn Chuẩn, ông nhạc sĩ của mùa thu này vĩnh biệt chúng ta sắp tròn 9 năm, một đêm tận của Thu 2001 (15/11), như ông gắng sống đến giọt thu cuối cùng năm ấy! ... <chi tiết>
Bạn đang xem tác phẩm thứ 221 - 240 / 362 tác phẩm