Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.333 tác phẩm
2.747 tác giả
728
116.009.261

vanchuongviet.org

Tư liệu văn hóa nghệ thuật

tiểu luận
21.10.2010
Poseidon - Hamvas Béla
(Trích trong tiểu luận triết học Câu chuyện vô hình- Hamvas Béla). Nguyễn Hồng Nhung dịch ... <chi tiết>
18.10.2010
Lý Thuyết Freud Đang Trở Thành Thời Thượng Ở Trung Hoa - Hiếu Tân
William Wan- Hiếu tân dịch, Washington Post- Thứ hai, 11 tháng 10, 2010 ... <chi tiết>
16.10.2010
Người đọc Phương Tây nói gì về các tác phẩm văn học VN đương đại? - Hoàng Hưng
Trong cán cân giao lưu văn học VN-quốc tế, “nhập” áp đảo “xuất” với tỷ số tuyệt đối. Giới thiệu văn học VN đương đại ra quốc tế vẫn là ưu tư canh cánh của những người yêu “chuông nhà”. Làm sao cải thiện về căn bản tình trạng này? Muốn có câu trả lời thiết thực, không duy ý chí, tưởng cũng nên bắt đầu bằng việc “khảo sát thị trường”. ... <chi tiết>
16.10.2010
Nghĩ Về Nhan Đề “Bướm Trắng” Của Nhất Linh - Trần Văn Nam
Vậy ta dựa vào cốt truyện để truy ra ý nghĩa của nhan đề xem sao. Trong phần cốt truyện, nhân vật Trương là một người bệnh hoạn, mang ám ảnh đã gần ngày chết. Nhưng Trương lại cố giấu căn bệnh trầm kha của mình để yêu tha thiết một người con gái còn tràn đầy sức sống, trẻ đẹp và hơi kiêu hãnh. ... <chi tiết>
15.10.2010
Nguyễn Duy – Hành Trình Từ Truyền Thống Đến Hiện Đại - Đỗ Ngọc Thạch
Khi đang theo học năm thứ nhất tại Khoa Ngữ Văn, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (1971-1972), Nguyễn Duy đã lọt vào “Con Mắt Xanh” của nhà Phê bình Hoài Thanh và được ông chọn một chùm thơ giới thiệu trên Tuần báo Văn Nghệ. ... <chi tiết>
15.10.2010
Tây Tiến, Tuyệt Chiêu của Quang Dũng - Nguyễn Khôi
Nếu ví Hoàng Cầm (thơ) là tinh hoa của hồn quê Quan họ thì Quang Dũng là "bạch vân thiên tải không du du" là hồn thơ của mây trắng xứ Đoài với "Sông Đáy chậm nguồn qua phủ Quốc? Sáo diều khuya khoắt thổi đêm trăng" cùng "mây ở đầu ô mây lang thang..." ... <chi tiết>
14.10.2010
Áng mây trắng xứ Đoài Quang Dũng - Văn Giá
Không hiểu vào cái năm một ngàn chín trăm tám sáu, khi Quang Dũng đang nằm trong bệnh viện, nhà thơ Trần Lê Văn giúp Quang Dũng dựng tập Mây đầu ô, hai ông có kịp bàn bạc gì không về việc đặt tên cho tập thơ? Nghĩa là cho đến ngày hôm nay, khi mà cả đôi bạn thơ này khuất núi, chúng ta vẫn không thể biết được tên tập thơ do chính Quang Dũng lựa chọn hay do tự ý Trần Lê Văn đặt ... <chi tiết>
13.10.2010
Chiến-Đấu-Ca Và Bi-Hoài-Ca Song Hành Trong Bài Thơ Tây-Tiến - Trần Văn Nam
Tính hào hùng rất dễ tìm thấy trong bài thơ Tây Tiến. Tính bi tráng của chiến tranh cũng rất dễ tìm ra trong bài thơ. Ngày nay ta thường nói về tính nhân bản để bàn về các tác phẩm chiến tranh. Bài thơ Tây Tiến cũng có nhiều dáng vẻ của tính phản chiến. ... <chi tiết>
12.10.2010
Nghĩ Về Ba Giai Đoạn Diễn Ý Của Nguyễn Bỉnh Khiêm - Trần Văn Nam
Bạch Vân Am, căn nhà trên đỉnh mây trắng: nơi cư trú cũng chính là hình ảnh thể hiện triết lý. Nguyễn Bỉnh Khiêm thực thi triết lý bằng chính cuộc đời ẩn dật, và cuộc đời ấy phát tán những lời thơ phù ảo. ... <chi tiết>
09.10.2010
Cần Xem Xét Lại Mục Tiêu Dạy Học Tác Phẩm Chí Phèo - Phạm Ngọc Hiền
Truyện Chí Phèo công bố lần đầu năm 1941, lúc bấy giờ, người ta hiểu đây là chuyện mâu thuẫn cá nhân giữa tên lưu manh Chí Phèo với một quan chức địa phương là Bá Kiến. Ban đầu, Chí là tay chân của cụ Bá nhưng sau đó, do bức xúc chuyện tình duyên với Thị Nở không thành, hắn đã đâm chết cụ Bá rồi tự sát. ... <chi tiết>
07.10.2010
Hàn Mặc Tử Và Edgar Allan Poe - sự gặp gỡ và thăng hoa - Hoàng Kim Oanh
Kỉ niệm 161 năm ngày mất Edgar Allan Poe (7-10-1849) và 70 năm Hàn Mặc Tử rời xa chúng ta.(11-11-1940) Hoàng Kim Oanh ... <chi tiết>
07.10.2010
Nguyễn Khuyến - Mơ Màng Cuộc Thế Cũng Cầm Bằng 2 - Đỗ Ngọc Thạch
Nguyễn Khuyến được kính trọng không chỉ vì tài văn chương mà còn vì ông đạo đức sáng như gương và có tấm lòng nhân ái bao la. Bài thơ Khóc Dương Khuê (+) gây xúc động lan tỏa và được xem là bài thơ hay nhất về tình bạn ... <chi tiết>
07.10.2010
Nguyễn Khuyến - Mơ Màng Cuộc Thế Cũng Cầm Bằng 1 - Đỗ Ngọc Thạch
Nguyễn Khuyến (*) là nhà thơ quen thuộc của đông đảo công chúng văn học trước hết bởi tài học với ba lần đỗ đại khoa, chính vì thế mà người ta gọi ông bằng tên làng Yên Đổ cùng với chiến tích thi cử: Tam Nguyên Yên Đổ. ... <chi tiết>
06.10.2010
Phiếm luận về ba người đàn bà cá biệt trong cổ kim văn học Việt Nam - Phạm Thành
Một thứ thắng cố của tư tưởng để rồi tạo ra một chế độ chẳng giồng ai y hệt như đứa con thứ ba của “con ngố “Liễu Có khuôn mặt xinh đẹp ,thánh thiện nhưng chân tay ,thân hình lại dị dạng của một quái thai. Cuốn TT này ra đời năm 2007 khi đọc đi đọc lại nhiều lần tôi đã nhận ra sức khái quát lớn lao của Nguyễn Hiếu và viết nên phiếm luận này. Nay đọc lại “con Ngố’ trong Tuyển tập Nguyễn Hiếu tôi nghĩ thấy càng cần giới thiệu TT này ra thiên hạ để trả nó cũng như nhà văn Nguyễn Hiếu về đúng vị trí xứng đáng ... <chi tiết>
06.10.2010
Bạn Đọc Việt Nam Và Thơ Hiện Đại? - Hoàng Hưng
Để có ý niệm đúng về thơ hiện đại, không gì bằng tìm hiểu nó từ nguồn cội.Người ta coi Arthur Rimbaud (1853-1891) là một trong những ông tổ của thơ hiện đại. Bức thư của cậu học trò tỉnh lẻ 18 tuổi gửi cho bạn, sau này được gọi là “Hiến chương của thơ hiện đại”, đã nêu lên một định nghĩa mới lạ về nhà thơ: “Nhà thơ là nhà “thấu thị” ... <chi tiết>
05.10.2010
Thơ Tình Huyền Diệu Pha Lẫn Phàm Tục So Với Thơ Tình Thuần Chất Huyền Diệu - Trần Văn Nam
Thi phẩm này của Trần Yên Hòa đa số là thơ tình, hơn nữa tình rất đam mê. Nếu có nghiêng về thân xác thì ngôn từ được thơ mộng hóa, không dung tục đến mức “quá lắm” thường được coi như tân kỳ trong thi ca mấy lúc gần đây, chỉ đến mức “ta gục vào em”, và sau đó là những từ ngữ nâng lên thật cao một cách trịnh trọng. ... <chi tiết>
30.09.2010
Sử Thánh Tư Mã Thiên Và Sử Ký 2 - Đỗ Ngọc Thạch
Theo nhận định của Tư Mã Thiên, Trần Thiệp chỉ là “một nguời vốn xuất thân từ nơi nhà rách vách nát, dân ngu khu đen, trôi sông lạc chợ, tài năng không bằng con người bậc trung, không có cái hiền tài của Trọng Ni, Mặc Địch, không có cái giàu của Đào Chu, Ỷ Đốn, chen chân giữa hàng lính tráng, lúi húi nơi đồng ruộng, cầm đầu bọn lính tráng mệt mỏi tan tác, đem số người chỉ độ vài trăm quay lại đánh Tần, ... <chi tiết>
30.09.2010
Sử Thánh Tư Mã Thiên Và Sử Ký 1 - Đỗ Ngọc Thạch
Tư Mã Thiên (145 TCN - 86 TCN), tên tự là Tử Trường, là tác giả bộ Sử ký(*). Với bộ Sử ký, Tư Mã Thiên được tôn là Sử thánh, một trong Mười vị thánh (1) trong lịch sử Trung Quốc. Tư Mã Thiên làm chức Thái sử lệnh rồi Trung thư lệnh, đời nhà Hán. Sử ký là công trình sử học lớn nhất của Trung Quốc và là một trong những quyển sử có tiếng nhất của thế giới. ... <chi tiết>
27.09.2010
Vẻ đẹp “siêu thực” trong Thơ. - Yến Nhi
Thơ đương đại, các tác giả ít chú ý các biện pháp đơn lẻ mà định hướng vào hình tượng tổng hợp của toàn bài thơ . ... <chi tiết>
27.09.2010
Con Rồng Trong Tâm Thức Người Việt - Phùng Thành Chủng
Theo “Từ điển Tiếng Việt” (NXB Đà Nẵng và Trung tâm từ điển học, Hà Nội – Đà Nẵng, 1997 – trang 805) thì con rồng được định nghĩa như sau: “Rồng: Động vật tưởng tượng theo truyền thuyết, mình dài, có vẩy, có chân, biết bay, được coi là cao quý nhất trong các loài vật”. ... <chi tiết>
Bạn đang xem tác phẩm thứ 1061 - 1080 / 1579 tác phẩm