Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
406
116.603.807

vanchuongviet.org

Tư liệu văn hóa nghệ thuật

đối thoại
29.01.2012
Trí thức làng Vũ Đại - Nam Dao
Thật khổ. Ngày Xuân, định hầu chuyện vui, nhưng chẳng được. Vì cái chuyện đang râm ran, chuyện trí thức làng Vũ Đại. Hẳn làng này nhiều người biết, có dịp tham quan, và đôi khi chuyện trò với những nhân vật làng. Nào Bá Kiến, nào Chí Phèo, nào Thị Nở. Nhưng ít người tiếp xúc với Mõ. ... <chi tiết>
27.01.2012
Giáo sư TQ gọi dân Hong Kong là 'đồ chó' - Khuất Đẩu
Giáo sư Đại học Bắc Kinh Khổng Khánh Đồng khiến dân Hồng Kong phẫn nộ vì gọi họ là 'con hoang' và 'đồ chó'. Trong cuộc phỏng vấn gây tranh cãi, Giáo sư Khổng cũng cảnh báo dân Hong Kong, rằng họ không nên 'giỡn mặt' người đại lục: "Chúng tôi sẽ ngừng cấp nước. Chúng tôi sẽ ngừng bán rau quả. Chúng tôi sẽ ngừng cung cấp lúa gạo. Các vị tự đi mà trồng." (BBC 24/1/012) ... <chi tiết>
25.01.2012
Con Tem Rồng Trung Quốc Hù Dọa Ai? - Khuất Đẩu
Tin trên mạng: Một con tem Trung Quốc in hình một con rồng giương nanh vuốt đã bị các cư dân mạng chỉ trích dữ dội vì cho rằng nó khiến bộ mặt của đất nước trở nên đáng sợ. Một cư dân mạng lấy nick YFY Laoyu viết: “Rồng Trung Quốc phải là linh vật đáng mến. Tại sao phải làm cho nó trở nên dữ tợn”. ... <chi tiết>
23.01.2012
RỒNG … có thực không ? - Vũ Ngọc Anh
Rồng được tương truyền là con vật huyền hoặc…do trí tưởng tượng của con người phát vẽ ra và rồi nó được biến thành huyền thoại. Không biết có ai đã dám chấp nhận thực hiện câu thách thức này chưa ? – “Đố bạn vẽ một con vật mà bạn chưa từng thấy trên trái đất này.” ... <chi tiết>
20.01.2012
Chẳng Đáng Là Cái “Luỵ” Cho Văn Chương - Khải Nguyên
Khó mà liệt kê hết, có đến hàng trăm chỗ “sửa chữa” từ lớn đến nhỏ! Vỡ lẽ ra rằng chẳng phải do nxb mà chính B.P.H., giám đốc nhà phát hành, ra tay (ông ta tự cho mình cái quyền biên tập!). Sự việc đã xẩy ra đáng buồn như thế, tốt ra nên thực sự cầu thị mà giải quyết, vì nền văn học nước nhà, vì người đọc, chứ đừng quá vì chuyện làm ăn, quá vì “uy tín” của một doanh nhân “cũng từng in thơ” mà dùng các mánh lới đối phó trí trá! “Thị trường văn chương” Việt Nam lâu nay bị nhiễu, nhà văn VN khá “lận đận” rồi ! ... <chi tiết>
17.01.2012
Đôi Điều Nói Lại Về Chữ Tân - Hà văn Thùy
Lịch sử chữ Việt cũng bí ẩn như lịch sử dân tộc Việt. Vì vậy, việc bàn cãi về nguồn gốc, ý nghĩa của chữ này, chữ khác là chuyện bình thuờng và chắc là còn dài dài. Trong bài này, người viết xin nói lại đôi lời về từ Tân Mão. ... <chi tiết>
04.01.2012
Cậu Un “Em Chả! Em Chả!” - Khuất Đẩu
Ngay sau khi cái đám tang vĩ đại của ông bố vĩ đại trong giá rét vừa mới khô nước mắt, người kế tục phì đồn*, qua thông cáo của bộ quốc phòng, đã ngạo mạn tuyên bố với cả thế giới rằng, sẽ không có gì thay đổi trong chính sách đối nội và đối ngoại của Triều Tiên. Và rằng, những nhà chính trị ngu dốt (Mỹ)và những kẻ bù nhìn (Hàn Quốc) đừng có mà mơ tưởng hão. ... <chi tiết>
01.01.2012
Nghiên cứu tri thức bình dân - Lê Hải*
Tạm dịch sang tiếng Việt là “nghiên cứu tri thức bình dân”, ngành ethnomethodology được GS người Mỹ Harold Garfinkel (1917-2011) đặt tên bằng cách ghép các từ gốc Hi Lạp là ethno (dân, dân tộc), method (phương pháp) và -logy (ngành học). Với kiến thức cơ bản từ ngành kế toán, Garfinkel bước vào xã hội học trong vòng ảnh hưởng của trường phái giao tiếp biểu tượng (symbolic interactionism) của Talcott Parsons và hiện tượng luận (phenomenology) của Alfred Schutz. Theo ông, hiện tượng xã hội cần được nhà nghiên cứu ghi nhận một cách “tính toán được”, tức là có thể quan sát được và báo cáo lại được (như hệ thống kế toán). Dữ liệu cũng cần được thể hiện để đưa ra các giá trị như là những con số trên bảng cân đối, và giá trị nhất là các cụm từ mang tính phân loại, xếp hạng. Do gắn liền với ngôn ngữ được sử dụng trong tương tác mà bộ môn nghiên cứu tri thức bình dân cũng thường gắn liền với “phương pháp phân tích đối thoại” (conversation analysis), như tên gọi chính thức của hiệp hội quốc tế IIEMCA (The International Institute for Ethnomethodology and Conversation Analysis). ... <chi tiết>
23.12.2011
Trao Đổi Lại Với Giáo Sư Dương Chấn Ninh Về Kinh Dịch - Hà văn Thùy
Giải Nobel năm 1957 đưa tới cho Tiến sĩ trẻ Dương Chấn Ninh không chỉ một mà hai vương miện: vừa là khôi nguyên Vật lý, ông cũng là người siêu thành công trong lĩnh vực Dịch học. Vì vậy, hơn nửa thế kỷ sau, bài nói Ảnh hưởng của Kinh Dịch đối với văn hóa Trung Quốc tại Diễn đàn đỉnh cao văn hóa 2004 ở Bắc Kinh ngày 3/9/2004 *, của ông được nhiều người quan tâm. ... <chi tiết>
18.12.2011
Trao đổi về giống chim - Vương Trung Hiếu
Trước đây, tôi có viết bài “Cái gia gia là…cái nhà” đăng trong mục Đối thoại của vanchuongviet.org, phản bác ý kiến của ông An Chi trong bài “Cái gia gia chẳng là…cái gì cả”, đăng lần đầu tiên trên Đương Thời 2 (26)-2009. Sau đó, ông An Chi viết bài Không nên lẫn lộn các giống chim để trả lời chúng tôi (nhavantphcm.com.vn trích từ Đương Thời rồi đăng lại ngày 10 tháng 12 năm 2011). Thiết nghĩ còn vài điểm chưa thỏa đáng nên chúng tôi trao đổi tiếp như sau. ... <chi tiết>
11.12.2011
Tây Cũng Tam Sao Thất Bản - Vũ Anh Tuấn
Cách đây hai ngày một bà bạn rất thân của tôi, trước đã có dậy Văn Chương Pháp ở một trường Trung Học, có ghé thăm tôi và bảo tôi:” Này ông bạn nhiều tài… liệu, làm ơn tra cứu và cho biết câu thơ sau đây chính xác là của nhà thơ cổ điển Pháp nào? Có phải là của Ronsard không? ... <chi tiết>
07.12.2011
Hội thảo Thơ Việt Nam Hiện Đại Nhìn Từ Miền Trung: Những Vấn Đề Còn Đó… - Bùi Công Thuấn
Trong 2 ngày 8 và 9-10, tại thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa, Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức hội thảo: "Thơ Việt Nam hiện đại, nhìn từ miền Trung” với sự tham dự của gần 140 nhà văn, nhà thơ, nhà lý luận phê bình hiện đang công tác, sinh sống tại miền Trung và trên mọi miền đất nước. Nhà thơ Hữu Thỉnh, chủ tịch hội Nhà Văn Việt Nam chủ trì hội thảo. Hội thảo này là sáng kiến của Ban thường vụ Hội Nhà văn Việt Nam. Trước khi diễn ra Hội thảo, ngày 24/8, Hội Nhà văn Việt Nam đã có phiên họp trù bị bàn về nội dung. Theo đó, tính hiện đại của thơ được tính từ Thơ mới đến nay, giới hạn địa lý là từ Thanh Hoá đến Bình Thuận.(1) ... <chi tiết>
03.12.2011
Hướng đi tới cho tranh chấp Hoàng Sa-Trường Sa - Thái Văn Cầu
Ông Thái Văn Cầu là một khoa học gia về không gian tại Hoa Kỳ ---- Hơn 30 năm sau khi một phần lãnh thổ Việt Nam bị ngoại bang chiếm đoạt, lãnh đạo Nhà nước tuần qua lần đầu tiên lên tiếng trước Quốc hội về hành động dùng vũ lực của Trung Quốc ở Hoàng Sa.[1] Sự kiện Hoàng Sa được những người quan tâm đến chủ quyền và quyền lợi đất nước nhiều lần nhắc đến trong gần bốn thập niên qua, mới đây nhất là trong “Thư Ngỏ” gửi lãnh đạo Việt Nam ngày 21/8/2011 của một số trí thức ở nước ngoài.[2] ... <chi tiết>
01.12.2011
Nhân ngày 1/12(2011) Ngày Thế Giới Phóng Chống HIV/AIDS: Đức Giáo Hoàng không dùng bao cao su - Vũ Ngọc Anh
Trong chuyến viếng thăm Châu Phi cuối tháng Ba-2009, nói chuyện với các phóng viên trên đường tới thủ đô Yaounde của Cameroon, Đức Giáo Hoàng Benedict XVI nói: “HIV/AIDS là một bi kịch mà không thể dùng tiền để xử lý, cũng không thể dùng việc phân phát bao cao su (préservatif) nhằm khắc phục - mà việc đó chỉ làm tăng thêm vấn đề mà thôi". (*) [HTTP://WWW.BBC.CO.UK/VIETNAMESE/WORLD/2009/03/090317_POPE_CONDOM.SHTML] … như một quả bôm nổ chùm…gây ra chấn động dây chuyền…mà chưa biết đến bao giờ thì tiếng vang ngưng đọng lại. ... <chi tiết>
28.11.2011
Lâu Đài Sụp Đổ Suy Ngẫm Từ Công Trình Khoa Học Lớn - Hà văn Thùy
Với phần đông bạn đọc, đoạn văn nghe quen tai, như là sự hiển nhiên, không còn bàn cãi. Nhưng với nhà khoa học, nhất là khoa học ngôn ngữ thì không thể nói như thế! Hơn mọi cái, ngôn ngữ gắn chặt với cuộc sống con người. Vì vậy, trước khi tìm hiểu ngôn ngữ của một cộng đồng dân cư, buộc phải biết rõ: cộng đồng ấy là ai, sinh ra từ gốc rễ nào, trên địa bàn nào, vào thời điểm nào, có quá trình dịch chuyển ra sao, tiếp xúc cách nào với những cộng đồng khác để tới trạng thái hôm nay? ... <chi tiết>
27.11.2011
Hiểu Việt Nam qua Wikileaks - Lê Hải*
Báo Người Việt ở California vừa phát hành ấn phẩm "Bí mật Việt Nam qua hồ sơ Wikileaks", lập kỷ lục về phát hành với trên 1.000 bản bán hết ngay trong ngày đầu tiên. Với công trình bày của Nguyên Việt và sức biên tập của Khôi Nguyên, quyển sách tạo được sức thu hút đồng nhất từ trang đầu đến trang cuối. ... <chi tiết>
23.11.2011
“Thông Điệp Lọ Lem” - Vũ Ngọc Anh
Giáo sư ngôn ngữ học Nguyễn Khắc Ngữ viết: “Rất nhiều nước thế thế giới đã có những cổ tích tương tự như truyện “Tấm Cám” của ta. Với những phương tiện ít ỏi tôi chỉ có thể nêu ra các nước: Trung hoa, Ai lao, Chàm, Cao-miên, Ấn độ, Ba-tư, Anh, Pháp và Đức đã có truyện này ghi trên giấy trắng mực đen rồi.” [“Văn Hóa nguyệt san số 44 tháng 9 năm 1959 – tr.1100-1104]. Còn Giáo sư Lê Xuân Khoa trong “Nhập Môn Triết Học Ấn Độ”- [Trung Tâm Học Liêu xb. Năm 1965] cũng cho biết các nhà nghiên cứu liệt kê trên 260 truyện “Lọ Lem”. ... <chi tiết>
22.11.2011
Đa Đoan - Nguyễn Càn Tử
Ta viết giữa cái thời đại cong cong A Còng lộng ngôn loạn ngữ. Từ nhịp điệu văn chương cho đến ngưỡng cửa đời thường. Ta thương thân ta và những lớp người xưa cũ chưa đủ cái gam màu tây học, để đọc được những bài thơ sa mù thu hút tiếng tăm .Ta nằm đây lẩy bẩy chờ sung rụng, bàng quang nhìn đời rung cây nhát khỉ phi thường của những con người tươi mát đang ào ạt tìm lối cách tân. Ta biết tự mình la đà chưa tiến bộ. ... <chi tiết>
19.11.2011
Từ Hài Cú Nhật Bản, Lục Bát Ba Câu Nguyễn Tôn Nhan, Ý Niệm Rời Về Haiku Việt Của Chu Ngạn Thư - Ngô Nguyên Nghiễm
Thời gian hơn mấy thập niên trở lại đây, nghệ thuật chuyển biến sáng tạo và lập dựng nhiều trường phái tân hoá, cách điệu và đầy trí dũng. Đương nhiên, giữa sự đột biến của một thời văn minh xã hội, đưa khoa học lên hàng kiệt xuất mà cách đây cả thế kỷ trở về trước có ai ngờ một cuộc cách mạng tri thức tuyệt vời, y như nguyên bản của những ước mơ phù thuỷ hay thần thoại của thời cổ tích Phong Thần, Liêu Trai Chí Dị, U Minh Liệt Truyện, Harry Potter…đều trở nên hiện thực. ... <chi tiết>
19.11.2011
Văn chương gì thì gì, nhưng trước hết… - Đặng Phú Quốc
“Văn chương gì thì gì, nhưng trước hết là văn chương cái đã” (Hoài Thanh) Quan niệm văn chương trong mỗi thời kì không giống nhau, bởi cách nhìn và quan niệm về cái đẹp khác nhau. Thậm chí trong cùng một thời đại nhưng cách nhìn, cách nghĩ về nghệ thuật cũng không đồng nhất đôi khi trái ngược nhau. ... <chi tiết>
Bạn đang xem tác phẩm thứ 81 - 100 / 206 tác phẩm