Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
871
116.623.261

vanchuongviet.org

Tư liệu văn hóa nghệ thuật

đối thoại
17.06.2011
Khi Nhà Thơ Đi Vớt-Lá-Trên-Sông - Nguyễn Phú Yên
Cao Thoại Châu (CTC), một khuôn mặt thơ ca từ miền Nam trước năm 1975 với giọng thơ trữ tình và thâm thúy một cách đôn hậu. Hơn bốn mươi năm tôi chỉ gặp anh có đôi lần, cho nên nếu có hiểu anh thì không phải bằng sự hội ngộ ngắn ngủi ấy mà bằng chính con đường văn chương mà anh một đời gắn bó bền chặt, ... <chi tiết>
16.06.2011
Vấn đề biển đông: Mọi mưu đồ giải quyết song phương nhất định sẽ bị phá sản. - Đinh Kim Phúc
Nhà nghiên cứu, thạc sĩ Đinh Kim Phúc đã viết cho VCV 54 tác phẩm, bài đầu tiên là: 100 năm nhìn lại DUY TÂN HỘI và phong trào ĐÔNG DU của PHAN BỘI CHÂU, vào ngày 26.3.2006 http://www.vanchuongviet.org/vietnamese/tulieu_tacpham.asp?TPID=3446&LOAIID=17&LOAIFID=5&TGID=814 Như vậy anh đã cọng tác với VCV từ những bài viết nghiên cứu về lịch sử, trong đó hết 52 bài về biển đông từ 01.4.2006, khi mà vấn đề biển đông còn là một điều không được nói đến. Như chủ trương xuyên suốt của VCV là cung cấp những tư liệu cho mọi đối tượng và tự xem đó là một trách nhiệm, hôm nay nhận bài Phỏng vấn của anh, VCV xin ghi thêm vài giòng và gửi lời cám ơn của bạn đọc đến anh, mong Việt Nam sẽ có một Trung tâm nghiên cứu về biến động lịch sử biển đông để làm rõ, chúng tôi cho rằng đó là nhiệm vụ khẩn thiết trong tình hình hiện nay, và hy vọng anh sẽ là nòng cốt trong trung tâm này. Bạn đọc có thể đọc thêm các bài viết của anh: http://www.vanchuongviet.org/vietnamese/vanhoc_tacgia.asp?TGID=814 ... <chi tiết>
04.06.2011
Lòng Ái Quốc! Tại Sao Không? - Ban Mai
Thà làm qủy nước Nam /Còn hơn làm vương đất Bắc -(Trần Bình Trọng) Câu nói nổi tiếng của danh ttướng nhà Trần đã trở thành một trong những biểu tượng của tinh thần yêu nước chống ngoại xâm của dân tộc Việt, bất cứ một học sinh nào khi tuổi còn thơ cũng cảm thấy tự hào khi học trang sử đó. Chính các thầy cô đã dạy dỗ chúng tôi lòng yêu nước, chính các bậc cha mẹ đã giáo huấn chúng tôi lòng yêu nước, chính các bậc tiền nhân đã hun đúc chúng tôi lòng yêu nước. Vậy, hôm nay tại sao không? ... <chi tiết>
04.06.2011
Công Án Thiền Là Một Đối Tượng Nhận Thức? - Đại Lãn
Như chúng ta đã biết, hơn bốn thập kỷ qua phong trào học Thiền, đã và đang phát triển mạnh trên toàn thế giới, nhằm đáp ứng những nhu cầu cấp bách, do môi trường sống chung quanh đang tác động, qua đó con người là nạn nhân chính do nền văn minh cơ khí vật chất hiện đại mang lại. Chúng đã làm băng hoại tất cả mọi giá trị tinh thần, kể cả những thành tựu về vật chất do chính chúng đẻ ra. ... <chi tiết>
03.06.2011
Trung Quốc với Biển Đông: “Láng giềng hữu nghị” hay “Chủ quyền thuộc ngã” - Đinh Kim Phúc
Tất cả những căn cứ trên đã cho thấy rằng tư tưởng "Chủ quyền thuộc ngã" của Trung Quốc trên biển Đông là không thay đổi, cho nên những ai tin tưởng vào thiện chí của Trung Quốc đều là ảo tưởng…. …Thử hỏi Việt Nam đã có bao giờ mang quân sang gây hấn, hay tàu chiến của Hải quân Việt Nam bắt bớ, đánh đập và đòi tiền chuộc ngư dân Trung Quốc bao giờ chưa? Thế mà những người đồng chí, anh em đó đã làm như vậy, thường xuyên hù dọa, nạt nộ… thì người dân bình thường như chúng tôi sẽ phải hiểu như thế nào? ... <chi tiết>
02.06.2011
Những chặng đường Việt Nam - Lê Hải*
Đặt Việt Nam ở vị trí “trung tâm của trung tâm” Đông Nam Á, Philippe Papin cho rằng con đường gia nhập ASEAN và tách dần khỏi Trung Quốc là cách để Việt Nam “tìm lại chính mình”. Xét một dân tộc qua bề dày quá khứ để lại trong ký ức là cách nhìn của sử gia người Pháp này, qua những “cấu trúc thừa hưởng từ quá khứ”. ... <chi tiết>
02.06.2011
Sâm Thương, tôi không còn có ảo tưởng về chính mình - Nhiều Tác Giả
Đến tuổi này, tôi không còn có ảo tưởng về chính mình , về cuộc đời, tôi ý thức một cách sâu sắc mọi điều không do mình chọn lựa. Nói theo cách của Nguyễn Du: Bắt phong trần phải phong trần Cho thanh cao mới được phần thanh cao ... <chi tiết>
24.05.2011
yêu thương nhân hậu - Thường Như
Thuở nhỏ đọc sách Hãi Thượng Lãn Ông Y Tôn Tâm Lĩnh (Lê Hữu Trác) thấy có câu : “ Chỉ có người bệnh, không có chứng bệnh”, tôi lấy làm lạ, tại sao không có chứng bệnh mà chỉ có người bệnh. ... <chi tiết>
21.05.2011
Tản mạn về dục-tính và nữ quyền - Nguyễn Vy Khanh
Dục tính khác thô tục, tục tĩu, như áo mỏng dính với trần truồng, dâm thư dĩ nhiên không phải là tác phẩm văn chương. Henry Miller mà tác phẩm từng bị cấm ở quê hương của ông, trong Obscenity and the Law of Reflection đã xem dâm tục (obscenity) xuất hiện trong văn chương như một kỹ thuật, không liên hệ gì đến dâm thư (pornography). Dục tính như một giá trị chỉ nhắm đánh thức, khêu dậy, dẫn nhập, đem ý nghĩa đến cho thực tại cuộc sống . ... <chi tiết>
20.05.2011
Ba nhà văn: ba cái nhìn về hiện tình văn chương hải ngoại - Nguyễn Khoa Thái Anh
Do thực chất phức tạp của khoa nghiên cứu tương đối còn mới và non trẻ trong bộ môn di dân Mỹ gốc Việt (Vietnamese-American Studies), cụ thể là đại học San Francisco State là trường sở đầu tiên và duy nhất nơi khoa học Vietnamese-American Studies/Việt-Mỹ được giảng dạy, tôi xin đọc giả lưu ý và lượng thứ về bài tường trình và nhận định cá nhân về quyển sách của Giáo sư Isabelle Thúy Pelaud — lồng trong bối cảnh một buổi ra mắt sách hạn hẹp với cả ba nhà văn với những chuyên đề khác biệt trong cùng một khung cảnh — không thể không tránh khỏi những thiếu sót mà một bài tham luận rốt ráo hơn chưa chắc đã được như ý. ... <chi tiết>
17.05.2011
Thư gửi Cao Huy Thuần: Nhân đọc “Thấy Phật” - Đỗ Hồng Ngọc
Anh Cao Huy Thuần ơi, Tôi viết thư này cho anh đúng vào ngày Phật đản, cũng ngộ! Tình cờ thôi. Tôi mới nhận được cuốn Thấy Phật của anh hôm qua, đọc và viết liền cho anh vài “cảm xúc”, kẻo nguội. Nhìn lại lịch, thì ra là ngày Phật đản! ... <chi tiết>
17.05.2011
Những thứ ở cùng hà mã, chó, chim và cá - Lý Đợi
Tập truyện Hà mã, chó, chim, cá và những thứ khác (nxb hội Nhà văn, gồm 15 truyện) của Vũ Thành Sơn chạm đến nhiều thứ, nhưng dễ nhận biết nhất là cảm giác bị vật hoá. Chính cảm giác này làm cho một số truyện được xây dựng theo lối phủ mờ thân phận con người và bỏ qua các chi tiết móc xích. ... <chi tiết>
16.05.2011
Nhân 120 Năm Ngày Sinh Của Bulgakov: Stalin đã thuyết phục Bulgakov không rời Tổ quốc ra sao? - Đoàn Tử Huyến
Cuộc trò chuyện giữa Stalin Bulgacov diễn ra trong những ngày tuyệt vọng của nhà văn khi bị giới phê bình và dư luận xã hội đánh tơi tả, sách không được in, kịch không được dàn diễn. ... <chi tiết>
10.05.2011
Suy Ngẫm Về Con Đường Mang Tên Một Vị Vua Yêu Nước - Tôn Nữ Hỷ Khương
Trước năm 1975, đường Duy Tân bắt đầu từ đường Hiền Vương dẫn đến nhà thờ Đức Bà đường Thống nhất. Sau năm 1975 đường Duy Tân được đổi tên là Phạm Ngọc Thạch. Bắt đầu từ đường Võ Thị Sáu đến đường Lê Duẫn. ... <chi tiết>
09.05.2011
Khi Người Việt Không Tin Chữ Việt - Lại Nguyên Ân
Ngay từ những năm 1990, báo chí đã không ngớt kêu ca về tình trạng các biển hiệu, bảng quảng cáo bằng chữ nước ngoài tràn ngập phố phường đường xá khắp nơi trong nước. Cũng có lúc luồng dư luận ấy đã đẩy tới việc xuất hiện những quy định của các cấp hành chính, theo đó, chẳng hạn, các bảng hiệu phải thể hiện bằng chữ Việt, nếu có thêm chữ nước ngoài thì phải dùng cỡ nhỏ hơn, v.v.… ... <chi tiết>
07.05.2011
Tình Yêu Của Đức Huỳnh Giáo Chủ qua góc nhìn của một người Cao Đài - Huệ Khải
Đạo Hòa Hảo do hoàn cảnh lịch sử đã có một thời gian không hẳn là ngắn từng bị phê phán là một thực thể “đi ngược lại lợi ích của dân tộc”. Phúc thay, sự đánh giá, nhận định sau này đã khác đi. Người tín đồ Hòa Hảo ngày nay hẳn vui nhiều khi thấy Đức Huỳnh Giáo Chủ của mình được xem là một “nhà ái quốc”, một “người có lòng yêu nước”, và Phật Giáo Hòa Hảo là một “phương tiện để tập hợp lực lượng” chờ cơ hội đánh đuổi ngoại xâm, v.v… (Người đạo Cao Đài cũng đồng chung cảnh ngộ này!) ... <chi tiết>
07.05.2011
Mỹ cảm nghệ thuật mới trong Thơ Trẻ. - Yến Nhi
Trong khoảng vài ba thập kỷ trở lại đây Thơ Việt có nhiều phân hóa, một số vẫn sáng tác theo những quy chuẩn thẩm mỹ cũ, chọn từ đặt câu theo những biện pháp tu từ quen thuộc. Đọc nghe êm tai dễ nhớ, dễ thuộc nhưng cái ngữ điệu nhịp nhàng mô phỏng ấy không còn hấp dẫn lắm tầng lớp trẻ, một số đi tìm một thi pháp mới thích hợp với đời sống hội nhập, với nhịp điệu công nghiệp hiện đại. ... <chi tiết>
26.04.2011
Thư ngỏ gửi Bảo Ninh và Larry Heinemann - Nguyễn Khắc Phê
Larry Heinemann miêu tả với những từ ngữ “lính tráng” tục tằn đến nỗi tôi không thể trích dẫn tiếp. “Sau khi tất cả đều đã xong lượt của mình bao nhiêu lần tuỳ thích”, Gallagher “nắm cả mớ tóc trên đầu nó mà giật…Hắn túm đứa con gái đó giống như người ta bóp cổ một thằng nhóc con đéo nào đó - thành thạo và gọn gàng đéo chịu được - hắn gí đứa con gái dựa vào tường… đặt họng súng vào trán của đứa con gái, ở chỗ nằm giữa hai lông mày…Paco còn nhớ tia máu phun ra, những mảnh gạch và xương vụn văng tung toé lên người Gallagher và Jonesy và tất cả mọi người…” ... <chi tiết>
23.04.2011
Tuyển tập “Thơ tình duyên hải miền Trung” - Xuân Tuynh
Trong suốt chiều dài lịch sử, các thế hệ nhà thơ của duyên hải miền Trung đã cống hiến cho đời hàng ngàn thi phẩm có giá trị. Nhưng rất tiếc các thi phẩm đó chỉ được phổ biến rải rác trên báo chí, đài phát thanh, truyền hình, chưa có một nhà xuất bản, một tổ chức nào đứng ra, tập hợp lại in thành tập lưu truyền lại cho đời sau. ... <chi tiết>
22.04.2011
Về những tác phẩm Nguyễn An Ninh đăng nhật báo ‘Trung Lập’ ở Sài Gòn những năm 1932-33 - Lại Nguyên Ân
Sự việc là: tôi đã và đang nghiên cứu và làm sưu tập tác phẩm của tác gia Phan Khôi (1887-1959), vậy mà bút danh Thông Reo của Phan Khôi lại bị một số người nghiên cứu cho là bút danh của tác gia khác, một loạt tác phẩm gắn với bút danh ấy lại bị lấy đưa vào sưu tập của tác gia khác. Vậy thì sự thực là thế nào, tên nào là của người nào, tác phẩm nào là của tác gia nào? Làm rõ điều này không chỉ có nghĩa là đưa trả của cải về chính chủ của nó ... <chi tiết>
Bạn đang xem tác phẩm thứ 141 - 160 / 206 tác phẩm