Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.377 tác phẩm
2.747 tác giả
674
116.518.004

vanchuongviet.org

Tư liệu văn hóa nghệ thuật

triết học
10.01.2013
Từ Địa Ngục Âm Ty cho đến Cung Trời Đâu Suất - Phan Tấn Thiện
Dưới tất cả là mặt đất, và cũng chính trên mặt đất này nền văn minh thế giới đã được thành lập . Đất đai nuôi dưỡng con người và cũng đưa con người trở về cát bụi! Đất với người như cá với nước! Cá không có nước chắc hẳn chẳng còn! Người không có đất sẽ trở thành kẻ vong nô thất thổ! ... <chi tiết>
08.01.2013
TINH THẦN HỌC THUẬT PHẬT GIÁO - Trần Kiêm Ðoàn
Năm nay, 2012, là năm đầu tiên trong ký ức của thế hệ Chiến Tranh Việt Nam, xứ Huế không có một trận lụt nào từ đầu thời điểm lụt lội “tháng Bảy nước nhảy lên bờ” cho đến hết mùa Giáng Sinh. Thế nhưng Huế vẫn rụt rè với những cơn mưa và trở lạnh vào những ngày cuối năm. ... <chi tiết>
26.12.2012
Ý niệm tung hoành trong mê lộ của Tâm - Hồ Dụy
Giới khoa học đã dần khám phá được bí mật thời gian vốn giả. Lúc giảng hai chữ “nhất thời” trong kinh, Hòa thượng Tịnh Không đã đưa ra minh chứng: Tổ thứ tư của Tịnh tông là Pháp Chiếu đại sư trong định từng thông dự pháp hội hơn một vạn người trên núi Ngũ Ðài đang được Bồ tát Văn Thù giảng kinh, liền vào nghe một buổi. ... <chi tiết>
03.12.2012
HAMVAS BÉLA- Siêu hình học của Yoga - Nguyễn Hồng Nhung
Ở châu Âu người ta cho rằng từ yoga có liên quan đến từ Latin jugum, như vậy liên quan đến iga. Theo đó, yoga có nghĩa là đảm nhận một gánh nặng như thế nào đấy. Xét mặt ý nghĩa cũng như triết học, dịch như vậy đều cực kỳ sai lầm. ... <chi tiết>
22.10.2012
Đọc, Fê-Bình Và So-Sánh Truy-Tầm Luận-Lí (Logische Untersuchungen, 1900) của Edmund Husserl - 6 - Nguyễn Quỳnh USA
Đoạn sau đây, tiếp-theo fần Năm, rất quan-trọng vì Trần Đức-Thảo đã bỏ công trình-bày Hiện-tượng Luận của Husserl. Sự trình bày rất đúng trong hai lãnh-vực nhận-thức và Luận-lí. Để hiểu Trần Đức-Thảo, độc-jả nên đọc ngay, cùng một lúc cuốn Truy-tầm Luận-lí của Husserl. Chuyện này đòi hỏi nhiều công-fu trong Triết-học. Có đọc như thế mới biết tài của cụ Thảo, khi cụ mới ngoài hai-mươi. Zo đó tôi ngi rằng từ trước đến nay CÓ LẼ không ai đọc kĩ cuốn Hiên-tượng Luận và Thuyết Zuy-vật Biện-chứng của Trần Đức-Thảo. Mà zù có đọc chưa chắc đã hiểu. Tôi đã có zịp nge qua người ta chỉ nói về một vài sự-kiện thiên về đời-sống hơn là học-thuật của cụ Thảo, hoặc nói về tâm-tính của cụ Thảo mà thôi. Chúng ta nên fân-biệt tác-jả và tác-fẩm. ... <chi tiết>
20.10.2012
Đọc, Fê-Bình Và So-Sánh Truy-Tầm Luận-Lí (Logische Untersuchungen, 1900) của Edmund Husserl - 5 - Nguyễn Quỳnh USA
Chúng ta cũng không nên để í đến những tranh-luận jữa các nhà Luận-lí về câu-hỏi Luận-lí là Ngệ-thuật hay Luận-lí là Khoa-học hoặc Luận-lí gồm cả hai fần Khoa-học và Ngệ-thuật . Trong fạm-vi Khoa-học, Luận-lí có fải là Khoa-học ứng-zụng hay Trầm-tư mặc-tưởng. Hay Luận-lí là cả hai thứ ấy. Xét về những câu hỏi trên và já-trị của chúng, ... <chi tiết>
14.10.2012
Friedrich Niezsche : Der Wille Zur Macht . Chí Hùng-Vĩ - Nguyễn Quỳnh USA
Đời-sống của người Zo-thái và người Thiên-chúa: Ở đây chúng ta không thấy vấn-đề gọi là chua-chát. Chúng ta chỉ thấy những sự trừng-fạt qúa nặng-nề đã sinh ra sự chua-chát – trong cả hai fạm-vi: iêu và gét. Khi một người nhận ra rằng người đó đã hi-sinh quá nhiều cho đức-tin của mình, thì người đó có tinh-thần đấu-tranh rất mạnh. Về đîều này chúng ta fải fục sự Chiến-thắng của Thiên-chúa Jáo đối với những kẻ đã tàn-sát con-chiên. Học-thuyết Khắc-kỉ của Thiên-chúa Jáo không fải là đạo của Thiên-chúa. Đây chính là nhận-định sai-lầm của Schopemhauer. Jáo-lí Khẳc-kỉ từ ngoài xâm-nhập vào đạo Thiên-chúa và cũng chỉ xảy ra ở một vài nơi trong đạo Thiên-chúa mà thôi. ... <chi tiết>
11.10.2012
Friedrich Nietzsche: Lập-Ngôn Của Zarathustra 9 - Nguyễn Quỳnh USA
Đọc những trang mở đầu của Lâp-ngôn/ Also Sprach Zarathustra, một số rất ít người – Đông cũng như Tây – vì không thông Triết-học, và nhất là không đọc được tư-tưởng của Nietzsche, đã hiểu lầm tác-fẩm này. Kể từ những đoạn sau đây, chúng ta thấy Lập-ngôn của Zarathustra rất sáng-sủa chứ không fải là “huyền-bí” hay “bí-nhiệm” jì hết. Để biết rõ lối viết của Nietzsche, các em cần đọc nhiều tác-fẩm của Nietzsche, chẳng hạn cuốn Sự Ra Đời của Bi-kịch (The Birth of Tragedy). Tại sao? Trong cuốn sách này Nietzsche có bàn đến sự hội-thông của lí-trí và tình-cảm (Apollonian-Dionysian type). Làm sao một tư-tưởng thâm-sâu lại thiếu sự sáng-tạo bút-fáp. Rất nhiều điểm trong Lập-ngôn được trình-bày trong Chí Hùng-vĩ (Der Wille), và lối văn sáng-tạo của Nietzsche manh nha trong Lập-ngôn được zùng trong Der Wille, hay tới độ Heidegger đã viết bốn tập ca ngợi Der Wille là tác-fẩm ngệ-thuật.... ... <chi tiết>
08.10.2012
Đọc Và Fê-Bình : Cơn Khủng-Hoảng Của Khoa-Học Tây-Fương - Nguyễn Quỳnh USA
Những hiểu-lầm đưa tới lòng thù-hận của con người không ưa Khoa-hoc và Kĩ-thuật thường xuất-hiện trong khối óc thiển-cận của một số người, đặc biệt trong những xã-hội nặng về tôn-jáo và kém mở-mang ở thế-jan. Tại những nơi đó con người sống với bản-năng sươt-mướt và cuồng-tín. Một ví-zụ nhỏ nhưng khiến chúng ta fải jật mình là có một nhà-văn Việt, có lẽ vì còn thiếu học, trong thập-niên tám-mươi đã viết một zòng sau đây trên tờ Quê Mẹ ở Fáp: “Khoa-học ngày nay chỉ là con-đẻ thiều-tháng của Khoa-học Cổ-truyền.” Í-kiếnnày qủa là kì-lạ ngay cả đối với những trẻ em còn bé ở thời-đại chúng ta. Tôi chỉ mong tác-jả ấy đọc và hiểu Cơn Khủng-hoảng của Husserl mà thôi. ... <chi tiết>
04.10.2012
Đọc và Fê-bình SEIN UND ZEIT/ NGUỒN-SỐNG VÀ THỜI-JAN của HEIDEGGER 8 - Nguyễn Quỳnh USA
Kì trước chúng ta đã thấy Heidegger nêu lên vấn-đề như sau: “…Đừng che zấu những jì gọi là hiện-tượng … Chúng ta sẽ thấy những sai lầm trong thắc-mắc của chúng ta. Chúng ta coi những thắc-mắc này là đề-tài ban-đầu trước khi thấy hiện-tượng trong vấn-đề ngiên-cứu của chúng-ta. Heidegger tiếp lời: Bây jờ, chúng ta thử hỏi cơ-cấu nào sẽ được chúng ta coi là đề-tài thứ-nhất và được coi như nền-tảng có trước hiện-tượng để chúng ta ngiên-cứu? Tức là bản-chất của cơ-cấu trước khi cơ-cấu xuất-hìện qua hình-thể. ... <chi tiết>
01.10.2012
Đọc Cương-Lĩnh Luận-Lí 1 Và Vài Nhận-Xét Về Nền-Tảng Toán-Học Của Wittgenstein - Nguyễn Quỳnh USA
“Luận-lí trong Toán-học’ đã hoàn toàn làm méo mó suy-tư của các nhà Toán-học vì nó trưng ra kiến-jải nông-cạn liên-quan tới ngôn-ngữ hằng ngày, ví zụ cách fân-tích (hay tìm-hiểu) những cấu-trúc chi-li của zữ-kiện. Zĩ nhiên, đây chỉ là vấn-đề trên cơ-sở luận-lí kiểu Aristotle. ... <chi tiết>
29.09.2012
Đọc Và Fê-Bình Truy-Tầm Triết-Học - Nguyễn Quỳnh USA
Trong chuyên-luận Đọc Cương-lĩnh Luận-lí (Tractatus) và Vài Nhận-định về Nền-Tảng Toán-học của Wittgenstein mà tôi đã trình-bày được hai fần trên Văn-chương Việt, có hai nhận-định như sau: “Triết-học chỉ nên là những câu-hỏi” và “Căn-bệnh của Triết-học”. Bài viết hôn nay: Đọc và Fê-bình Truy-tầm (Tìm-hiểu) Triết-học (Philosophische Untersuchungen) của Wittgenstein sẽ làm sáng-tỏ haỉ vấn-đề trên. Ngoài ra, chúng ta còn biết rõ hơn về tư-tưởng của Wittgenstein. Cuốn Truy-tầm đã ảnh-hưởng rất lớn tại Hoa-kì từ đầu thập-niên năm-mươi, tức là sau khi Wittgenstein tạ-thế. Cả hai cuốn Tractatus và Untersuchungen là nền tảng cho luận-án Tiến-sĩ của tôi, 1982, tai Columbia University, NYC. Xin xem tài-liệu đính-kèm sau bài này. ... <chi tiết>
28.09.2012
Mỹ Học Và Văn Chương 4 - Đặng Phùng Quân
A. G. Baumgarten, Aesthetica, 2 Bde. 1750-58. Từ ngữ mỹ học nhằm để chỉ “khoa học về nhận thức cảm xúc” được ghi nhận kể từ Baumgarten. Ông quan niệm cơ sở của thơ và những bộ môn mỹ thuật là những biểu tượng cảm xúc/sensitivae, chẳng hạn một bài thơ đẹp là một diễn ngôn cảm xúc hoàn hảo, làm sống dậy một sức truyền cảm sinh động, cho nên đẹp có thể mơ hồ, không rõ ràng như biểu tượng trí thức. Người làm nghệ thuật không chỉ mô phỏng tự nhiên, nhưng đưa cảm xúc vào thực tại nên trong quá trình mô phỏng tự nhiên sáng tạo ra một thế giới, một tổng thể mục tiêu của biểu tượng. ... <chi tiết>
26.09.2012
Mỹ Học Và Văn Chương 3 - Đặng Phùng Quân
Mâu thuẫn, lưỡng phân là những đặc tính trong tư tưởng Nietzsche, cho nên mặc dầu Nietzsche xác định nghệ thuật là quyền năng cao nhất của cái giả, thế giới như thể sai lầm, dối trá được thánh hóa, song Deleuze nhận ra ở Nietzsche, chân lý có lẽ mang một ý nghĩa mới, là ảo diện, chân lý hiểu theo nghĩa là đưa quyền lực đến chỗ kỳ thành, đế chỗ tối thượng; những con người nghệ thuật chúng ta = những con người đi tìm tri thức hay chân lý = những con người tìm ra những khả năng mới của đời sống [90]. ... <chi tiết>
24.09.2012
Mỹ Học Và Văn Chương 2 - Đặng Phùng Quân
Lúc sinh thời, Hegel không xuất bản tác phẩm đặc biệt nào về triết học nghệ thuật như Schelling [35] , tuy ông cũng có dự án viết triết học nghệ thuật [36] song những bài giảng về Mỹ học, về Nghệ thuật trong những năm 1820/21 và 1823 chỉ được xuất bản sau khi ông mất. Vả lại hệ thống biện chứng của ông đã hoàn tất trong bộ ba tác phẩm kể trên, cho nên trong giới học giả hậu thế ở dầu thế kỷ XXI này mới có nhận xét: ... <chi tiết>
22.09.2012
Mỹ Học Và Văn Chương 1 - Đặng Phùng Quân
Mỹ học và văn chương là hai khoa học phân biệt song có một điểm chung đó là thuộc về cảm tính/αίσθησις. Alexander Gottlieb Baumgarten (1714-1762) đã lấy lại từ tiếng hy lạp để viết bộ Aesthetica khởi đầu nền móng cho một khoa học độc lập [1]. ... <chi tiết>
20.09.2012
Đọc Cương-Lĩnh Luận-Lí 1 Và Vài Nhận-Xét Về Nền-Tảng Toán-Học Của Wittgenstein - Nguyễn Quỳnh USA
Nếu thực-sự Triết-ja có “cái-nhìn bao-quát”, thì bất kì nhận-định nào trong Triết-học cũng chỉ là những đề-tài thuầnLuận-lí. Đề-tài Luân-lí không có chức-năng trong ứng-zụng ngoại trừ Luận-lí áp-zụng trong khoa-học. Ra ngoài vai-trò ứng-zụng, nói chung, đề-tài Luận-li chỉ là những câu hỏi để nâng cao khà-năng fê-bình sau khi sự-kiện đã an bài. ... <chi tiết>
15.09.2012
Đọc Cương-Lĩnh Luận-Lí 1 Và Vài Nhận-Xét Về Nền-Tảng Toán-Học Của Wittgenstein - Nguyễn Quỳnh USA
Trong Triết-học tốt nhất là chúng ta nên hỏi chứ đừng bao jờ trả lời. Jải-đáp câu-hỏi Triết-học bằng một câu-hỏi khác là một điều không tốt. ... <chi tiết>
12.09.2012
ĐỌC, FÊ-BÌNH VÀ SO-SÁNH TRUY-TẦM LUẬN-LÍ (LOGISCHE UNTERSUCHUNGEN, 1900) của Edmund Husserl - Nguyễn Quỳnh USA
Husserl nhận thấy rằng theo truyền-thống, thì Luận-lí (Logic) vẫn thường được định-ngĩa như là một kĩ-thuật (technology), mặc zù vẫn còn nhiều định-ngĩa khác. Những định ngĩa coi Luận-lí như là “kĩ-thuật hay fương-fáp fán-đoàn, fương-fáp suy-luận, fương-fáp suy-tư (l’art de penser)” đều sai-lầm hoặc còn qúa nông-cạn. ... <chi tiết>
09.09.2012
Thuật luyện vàng - Nguyễn Hồng Nhung
Nguồn gốc của thuật luyện vàng (alkimia) đã mất trong thời cổ. Không có một ký ức xa xưa nào lại không tìm thấy dấu vết trong nó để lần ra thời xa xưa hơn nữa. Một số người cho rằng thuật luyện vàng là tri thức phép thuật, và nếu tập hợp phép thuật của toàn trái đất là mười thì chín có nguồn gốc từ Ai cập. Chính vì vậy tên gọi của thuật này được giải thích từ từ chem của Ai cập, muộn hơn thêm vào từ al của Ả rập, thành al chem, và sau cùng với chữ Latin thành al chemi. ... <chi tiết>
Bạn đang xem tác phẩm thứ 41 - 60 / 138 tác phẩm