Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.377 tác phẩm
2.747 tác giả
684
116.520.054

vanchuongviet.org

Tư liệu văn hóa nghệ thuật

triết học
07.09.2012
Friedrich Nietzsche : Der Wille Zur Macht - Chí Hùng-Vĩ, (Í-Chí Vươn Tới Quyền-Lực - Nguyễn Quỳnh USA
Í-chính: Tư-tưởng của Nietzsche về tôn-jáo rất rõ ràng. Theo ông, cũng như Voltaire trước ông, thì thủa ấy, vấn-đề chính ở xã-hội Âu-châu là vấn-đề uy-quyền qúa lớn và sai-lầm của tôn-jáo đã đè nặng con người. Ngay bây jờ, người Âu-châu vẫn thường nói nếu không bị jam-hãm trong ngàn năm đen-tối thì sự tiến-bộ về mặt tư-tưởng, xã-hội, và nhất là khoa-học, kĩ-thuật ở Âu-châu trong thế-kĩ 20 đã đến sớm hơn cả ngàn năm trước. Ngĩa là ngày nay, thế-kỉ 21, nhân-loại đã tiến-bộ hơn. Tuy vậy, khi nói tới thức-tỉnh và tiến-bộ, chúng ta nên cẩn-thận là có fải cả bàn-zân thiên-hạ đã thức-tỉnh và tiến-bộ, hay chỉ có một số người rất nhỏ mà thôi. Cứ nhìn vào chính-sách xâm-lược của Tầu và những chuyện đẫm-máu đang xảy ra ở nhiều nơi trên thế-jới, ngay lúc này để thấy câu trả lời. Fải nói rằng không bút nào tả hết vì nhân-loại còn tối-tăm lắm. ... <chi tiết>
05.09.2012
Đọc và Fê-bình SEIN UND ZEIT/ NGUỒN-SỐNG VÀ THỜI-JAN của HEIDEGGER 7 - Nguyễn Quỳnh USA
Chúng-ta đụng fải thuật-ngữ “weltzugehörig” hay “innerweltlich”. Cả hai đều là tính-từ mà các học-jả Anh-Mĩ zịch là “Worldly” để trình-bày một hiện-tượng của cái hay sự-sống-ở-ngay-kia tức Dasein. Sau đây là jải-thích về từ-ngữ và hiện-tượng “sống” hay có mặt ấy của Heidegger. Heidegger zùng chữ “Worldly” có ngĩa là “Thói-thường” hay “thế-jan trong í-ngĩa bình-thường” để miêu-tả một loại Nguồn-sống (Sein). Đúng ra chữ “Thói-thường” hay “thế-jan chung chung” có ngĩa là sự-sống ở ngay kia (Dasein). ... <chi tiết>
03.09.2012
Friedrich Nietzsche: Lập-Ngôn Của Zarathustra 8 - Nguyễn Quỳnh USA
Í-chính: Như đã có lời thưa trước với độc-jả Văn Chương Việt, đọc tư-tưởng, zịch tư-tưởng và fê-bình tư-tưởng là những việc làm công-fu. Chúng đòi hỏi căn-bản Hàn-lâm, kinh-ngiệm uyên-bác, và thường-xuyên trao-đổi trong lãnh-vực chuyên-môn. Như thế vẫn không có ngĩa hoàn toàn tránh được sai-lầm. Đồng thời chúng ta nên nhớ, vì ai cũng có quyền fát-biểu cho nên để cho kinh-ngiệm hiểu-biết rõ ràng chúng ta cần fải đối thoại với những nhà chuyên-môn. Vì lí-zo ấy tôi đã viết nhiều bài bằng song-ngữ. Không fải để khoe mà để cho độc-jả ngoài Việtnam thấy một việc làm có suy-ngĩ và căn-bản vững-vàng. Khác với khoa-học, các ban nhân-văn như Triết-học là một ngành zễ bị ngộ-nhận vì “ai cũng có thể làm được.” ... <chi tiết>
02.09.2012
Tìm-Hiểu Lí-Thuyết Fê-Bình Trong Xã-Hội Và Chính-Trị - 3 - Nguyễn Quỳnh USA
Theo Hegel, luận-lí là một khoa-học tìm hiểu về Í-niệm tinh-ròng nhất bởi vì Í-niệm tinh-ròng là cơ-cầu tinh-xác của Tư-tưởng. Chữ “abstract” trong bài này không có ngĩa “trừu-tượng” hay “mơ-hồ” mà là khả-năng đưa tới sự-hiểu-biết rốt ráo, như khi chúng ta nói “trừu-tượng hóa vấn-đề” để cho vấn-đề chúng ta muốn biết hiện ra rõ ràng. Vậy thì, luận-lí chính là những nỗ-lực hiểu-biết rất công-fu theo fương-fáp Hiện-tượng Luận hay cùng kì lí, có nền-tảng vững vàng hi-vọng júp cho thế-jan nhân-loại trở thành một không-jan cho tất cả con-người, hiển-hiện thành một cõi-sống đầy í-ngĩa. Jấc-mơ ấy có fải zành cho một xã-hội lí-tưởng của con người? Hiển-nhiên suy-luận này jống như lí-tưởng của Husserl trong Suy-tư Năm của cuốn Suy-tư Trong Tinh-thần Descartes. Thực ra, thức-tỉnh hay jác-ngộ không fải là chuyen thuần-túy suy-tư, mà fải là những thực-tập rất jan-nan. ... <chi tiết>
31.08.2012
Friedrich Nietzsche: Lập-Ngôn Của Zarathustra 7 - Nguyễn Quỳnh USA
Hôm nay, sau những công-việc ở Đại-học và những ngiên-cứu để sửa-soạn thuyết-trình trong các Đại-hội Quốc-tế 2013 tôi mới tạm thư-thả để trở về những đề-tài đang fát-triển và đã đăng từng fần trên Văn-chương Việt. Một trong những đề-tài đó là bản Việt-ngữ cuốn Also sprach Zarathustra hay Lập-ngôn của Zarathustra, một trong những tác-fẩm quan-trọng của Nietzche. Tác-fẩm Triết-học này rất sáng-tạo và cũng rất văn-học,rất zễ bị hiểu sai, nhưng đã ảnh-hưởng rất sâu-đậm nơi tôi khi mới ngoài hai mươi. Bài viết Đưa Vào Í-niệm Không Mầu của tôi là một ví-zụ rất rõ ràng. ... <chi tiết>
30.08.2012
Chứng Thực Sau Cùng Của Những Đam Mê Thời Đại - Nguyễn Hồng Nhung
Gần như trong toàn bộ, tư duy châu Âu là sự chứng thực sau cùng của tinh thần mọi thời đại và của những đam mê thời đại. Các khái niệm đại cương quen thuộc của triết học và khoa học tự nhiên, những lý thuyết kinh tế học và xã hội ngoài mọi lộn xộn lịch sử từ các quan điểm nóng ra người ta không nhìn thấy gì khác, từ đấy người ta tư duy một cách mù quáng. ... <chi tiết>
25.08.2012
‘Zarathustra đã nói như thế’: thiên trường thi của những ẩn ngôn - Phạm Nga
Kỷ niệm 112 năm ngày mất của FRIEDRICH NIETZSCHE (25-8-1900 – 25-8-2012) “Với tư thế thi sĩ, là kẻ tiên đoán những ẩn ngôn, là kẻ cứu chuộc sự ngẫu nhiên, ta đã dạy loài người sáng tạo tương lai và trong khi sáng tạo, giải thoát những gì đã xảy ra.” (Zarathustra đã nói như thế – Nietzsche)*. ... <chi tiết>
02.08.2012
Asa – Điều Thiện - Nguyễn Hồng Nhung
Từ ASA trong thời cổ nằm giữa các từ ngữ lớn lao, như Đạo của Trung quốc, Atman của Ấn độ, vidja hoặc szamszara, Logos của Hy lạp, daimon hoặc idea. Từ này trong tiếng Iran, Zarathusra thường xuyên sử dụng, nhưng cũng trong ý nghĩa này chắc chắn đã có từ hàng ngàn năm. Các tác phẩm nói về Iran cổ thường liên hệ đến từ rta của tiếng Sankrit, và người ta cho rằng nó có nghĩa là một trật tự thế gian chân chính. Cũng như vậy nó có quan hệ với từ dharma của Ấn độ, mang nghĩa: trật tự hợp lý của thế gian, với từ kozmos của Hy lạp có nghĩa: một vũ trụ sắp xếp hợp lý trong tinh thần của sự thật và cái đẹp. ... <chi tiết>
27.07.2012
Edmund Husserl - Suy-Tư Trong Tinh-Thần Descartes- 13 - Nguyễn Quỳnh USA
Bản Việt-ngữ Suy-tư Trong Tinh-thần Descartes của Edmund Husserl đăng trên Văn-chưong Việt tại Sàigòn, Việtnam, mới hoàn-tất hôm nay (July 24, 2012) là bản mới đã được sửa-chữa kĩ càng, tuy chẳng bao jờ tuyệt-hảo. Ngĩa là trong tương lai tôi sẽ làm tốt hơn. Bản Việt-ngữ đầu tiên zo Quantic Universe xuất-bản, gồm 300 cuốn, tại Hoa-kì, tháng Jiêng năm 2008. Mục-đích của tôi nhằm cống hiến tư-tưởng Triết-học Tây-fương cho các em sinh-viên ban Triết ở Việtnam, zo nhiều lí zo trong đó có lí-zo các em không được đọc nguyên-tác hay các bản zịch sang Anh, Fáp có já-trị. Nhiều học-jả ban Triết ở Tây-fương đọc Husserl, Hegel, Heidegger, nhưng không hiểu nổi. Đây là chuyện bình-thường, ví-zụ không fải người nào có bằng Tiến-sĩ Tóan là jải được những bài toán hóc-búa. ... <chi tiết>
25.07.2012
Edmund Husserl - Suy-Tư Trong Tinh-Thần Descartes- 12 - Nguyễn Quỳnh USA
Trong thế-jới của người và vật, chúng ta đụng fải những vấn-đề khoa-học về hiện-tượng tự-nhiên, chẳng hạn như căn-nguyên của tâm-lí-thân xác, của cơ-thể học, và của tâm-lí. Chúng ta thấy vấn-đề này trong tiến-trình fát-triển nơi mỗi đứa trẻ khi đứa trẻ ấy có “khái-niệm về thế-jan” của nó. Hệ-thống í-thức zựa trên nhiều kinh-ngiệm nhờ đó một thế-jan, cụ-thể và có thể kinh-ngiệm ra được, có mặt ở ngay kia cho đứa trẻ. Thế-jan ấy luôn luôn có mặt ở đó với cơ-cấu rõ ràng trong tiến-trình tâm-lí của đứa-trẻ. Đứa trẻ, từ vị-trí Khách-quan, đến với “thế-jan”. Làm sao đứa trẻ ấy đến được “lúc khởi đầu” trong đời sống tâm-lí của nó? ... <chi tiết>
22.07.2012
Edmund Husserl - Suy-Tư Trong Tinh-Thần Descartes- 11 - Nguyễn Quỳnh USA
Nhờ fương-fáp chặt chẽ và fân-tích cụ-thể của chúng ta, kèm theo cách fân-định những vấn-để mới theo thứ tự, nên chúng ta đã có cái nhìn căn-bản trong tinh-thần triết-học. Khởi đi từ thế-jan kinh-ngiệm có sẵn và linh-động với nhiều chi-tiết rất rõ ràng đến từ bất kì thế-jan kinh-ngiệm nào có mặt, chúng ta đã zùng fương-fáp cùng kì lí (reduction). Ngĩa là chúng ta đã trở về với bản-ngã cao hơn (transcendental ego). Bản ngã cao này có ngay trong nó tất cả những tiền-đề trước và sau; hoặc tự biến đổi rõ ràng, để chúng ta trở vế với bản-ngã cao hơn. ... <chi tiết>
19.07.2012
Edmund Husserl - Suy-Tư Trong Tinh-Thần Descartes- 10 - Nguyễn Quỳnh USA
Với những nhận-định trên chúng ta đã làm sáng tỏ fần đầu-tiên và cũng là fần thấp-nhất của í-thức cộng-đồng jữa tôi, cá-nhân nguyên-thủy của chính tôi, với một cá-nhân được í-thức trong tôi. Thực ra khi tha-nhân hiện-hữu cho chính mình chẳng qua chỉ là hiện-hữu song song và rõ ràng đối với tôi. Chỉ có mỗi một cách để cho người khác có thề júp tôi hiểu í-ngĩa và vai trò của người khác đang có mặt rõ ràng là thấy được sự hiện-hữu của họ như là tha-nhân hay người-khác trong tôi. Nếu tha-nhân hiểu được điều đó và vai trò đó rõ ràng liên-tục thì họ mới có mặt cũng như tôi. ... <chi tiết>
14.07.2012
Tìm-Hiểu Lí-Thuyết Fê-Bình Trong Xã-Hội Và Chính-Trị - 2 - Nguyễn Quỳnh USA
Đề-tài chính của Đại-hội Triết-học Thế-jới kì 23 năm 2013 “Triết-học Truy-tầm Í-ngĩa của đời-sống và cũng chính là cuộc-đời” júp chúng ta đặt câu hỏi với nhau về já-trị Tư-zuy Trí-tuệ và Lí-thuyết Fê-bình trong Xã-hội và Chính-trị. Chính sự thiếu-sót hiểu-biết của con-người đã khiến con-người tiếp-tục đi tìm í-ngĩa của chân-lí, và júp con-nguời thấy được ngĩa-sống qúi-báu của con người là tiếp tục fát-triển tinh-thần fê-fán đúng sai. Zo đó, chúng ta cảm-thấy thoải-mái khi triển lời của Horkheimer: “Tinh-thần fê-fán xã-hội và chính-trị của chúng ta còn fải tiếp-tục fấn-đấu rất nhiều, bởi lẽ chúng ta e rằng nhân-loại sẽ thất-vọng vì những jì xảy ra gê-gớm trong thời hiện-đại, và bởi chúng ta e rằng niềm tin của con người trong hướng đi tới thanh-bình, hạnh-fúc và đáng-qúi ở xã hội sẽ không còn ở thế-jan này.” ... <chi tiết>
10.07.2012
Edmund Husserl - Suy-Tư Trong Tinh-Thần Descartes- 9 - Nguyễn Quỳnh USA
Bây jờ lại có một vấn-đề khó khăn nữa mà chúng ta cần fải làm sáng tỏ. Đây là một í-thức zựa trên nhiều kinh-ngiệm đã qua, và chúng ta đừng bỏ nó. Í-thức ấy xảy ra khi í-ngĩa cần đổi-thay để fù-hợp với đời sống, jống như một số cơ-bản gốc của “tâm-thần” (tâm-lí) liên-hệ với xác-thân rõ rệt ở-ngay-kia, khi những cơ-cấu gốc ấy chẳng bao giờ tự chúng xuất-hiện trong lãnh-vực nguyên-thủy (the domain of originality) hoặc chẳng bao jờ thuộc về cảnh-jới ban-đầu (the primordial sphere). ... <chi tiết>
28.06.2012
Quan Niệm Tam Tài Với Con Người - Nguyễn Văn Thọ
Dưới nhan đề này, tôi sẽ dùng quan niệm Tam Tài để tìm hiểu về con người và đề phân loại các Ðạo giáo. Bàn về con người tuy là một vấn đề hết sức thông thường, quen thuộc, nhưng không bao giờ vô ích. Soplocles xưa đã nói: «Dầu trong vũ trụ này có gì đáng quí báu, đáng tôn sùng nhất đi chăng nữa, thì cũng chẳng có gì đáng quí báu, đáng tôn sùng hơn con người.» ... <chi tiết>
17.06.2012
Cổ Tích Da Đỏ - Nguyễn Hồng Nhung
Người đàn bà da đỏ ra bờ sông, hái những cành liễu và bắt đầu đan sọt. Sau khi hoàn thành chiếc sọt đầu tiên, đặt trước mặt, bà quỳ xuống và khấn: ’’ Không có gì đáng ngạc nhiên vì điều ta là, là làm cho cả dân tộc của những người da đỏ. Ta chúc người đàn bà tay luôn luôn đan sọt một cuộc đời dài lâu.Và bà ấy sẽ nhớ đến ta. Điều ta làm sẽ hiện ra trong óc bà ấy, và bà ấy sẽ làm điều như ta đã làm. Nhưng đừng ai cho rằng, điều này ta làm vì tất cả mọi người. Không! Ta chỉ làm vì những người đàn bà khéo tay, những người sẽ sống trong tương lai. Khi bình minh lên, những điều ta nói sẽ khởi sắc và hiện ra trong óc họ. Sẽ như thế!” ... <chi tiết>
04.06.2012
Tìm-Hiểu Lí-Thuyết Fê-Bình Trong Xã-Hội Và Chính-Trị - Nguyễn Quỳnh USA
Chuyên luận này nằm trong một sưu-tập mới, tiếp theo đề-tài Quyền-lực và Tự-zo được khai-triển năm 2008, sau khi tác-jả trình-bày tham-luận “Husserlian Objective World and the Problem of Globalization: The Question of Value” trong Đại-hội Triết-học Thế-jới kì 22 tại Seoul, Korea. Hai mươi mốt (21) bài viết trước đây zưới tựa-đề Quyền-lực và Tự-zo đang được chỉnh-đốn để xuất-bản. Nhưng trước hết sẽ được trình-bày bằng song-ngữ tuần-tự trên VCV. Zự-án Tìm-hiểu Lí-thuyết Fê-bình trong Xã-hội và Chính-trị là fần cuối của Quyền-lực và Tự-zo và là chương zài nhất bao gồm nhiều fần, trình bày và fê-bình những lí-thuyết và thực-hành trong văn-hóa, xã-hội và chính-trị trong thế-jới của chúng ta, ở Thời-đại Mới (Modernism) và Thời Hiện-đại (post-Modernism). Chương viết về “Việtnam: Câu hỏi về Bản-sắc Quốc-ja và sự Khủng-hỏang trong Lịch-sử” sẽ là một chuyên-luận riêng kèm theo đề-tài chính Quyền-lực và Tự-zo. Đối với học-jả và sinh-viên Tây-fương, thuật-ngữ “Critical Thinking” có ngĩa là “Khả-năng Fân-tích và Fê-bình” còn “Critical Theory” là “Lí-thuyết Fê-bình trong Xã-hội và Chính-trị”. Nếu chuyển “Critical Theory” sang Việt-ngữ là “Lí-thuyết Fê-bình” sẽ trở thành vô-ngĩa. Xin độc-jả xem gi-chú và thư-mục trong fần Anh-ngữ. Bài viết này sẽ được cô-đọng để trình-bày tại Đại-hội Triết-học Thế-jới kì 23, tháng Tám, 2013 tại Đại-học Athens, ở Hi-lạp. ... <chi tiết>
27.05.2012
Bàn Về Vẻ-Đẹp Và Nét-Sáng-Tạo Của Những Vật Tầm-Thường - Nguyễn Quỳnh USA
Đây là một trong hai bài thuyết-trình tại Đại-hội Triết-học kì 23 tại Athens, Hi-lạp, tháng 8 năm 2013. VCV-----ĐẠI-HỘI TRIẾT-HỌC THẾ-JỚI KÌ THỨ 23/ PHILOSOPHY AS INQUIRY AND WAY OF LIFE Athens, 4 – 10 August 2013 University of Athens, School of Philosophy University Campus, Zografos, Greece ... <chi tiết>
14.05.2012
Văn Hóa Cổ Và Văn Hóa Thời Hiện Đại - Nguyễn Hồng Nhung
Không cần thiết cứ phải đặt tên là văn hóa. Có thể canh tác đất, thiên nhiên, vật chất, khả năng, tài năng, tri thức con người; và chỉ canh tác được những thứ này. Không thể canh tác tinh thần, bởi tinh thần là kẻ thực hiện việc canh tác. Văn hóa là sự canh tác thế giới vật chất một cách tích cực. ... <chi tiết>
04.05.2012
Người Đàn Bà - Nguyễn Hồng Nhung
Tư duy theo kiểu kết cấu gương về nhận thức của con người lịch sử không ở đâu tự trả thù chính mình như khi bàn đến bản chất và sự sống của người đàn bà. Nghĩa là khi một người nào đó tin rằng đàn bà là một nửa của đàn ông, thực ra họ đã hiểu sai hoàn toàn về hiện thực. Ở đây trong cách tư duy của con người lịch sử đã lộ rõ bản chất hoàn toàn bất lực của nó. Khối lượng văn bản đồ sộ nói về đàn bà hoàn toàn có thể vứt đi. ... <chi tiết>
Bạn đang xem tác phẩm thứ 61 - 80 / 138 tác phẩm