Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.374 tác phẩm
2.747 tác giả
627
116.493.585

vanchuongviet.org

Tư liệu văn hóa nghệ thuật

triết học
03.02.2012
Hòa bình trong văn hóa Việt-nam - Nguyễn Đăng Trúc
Lấy hình ảnh bên ngoài, cuộc sống của con người thường được gọi là đi. Trong chuyến đi nầy, con người có nhu cầu muốn biết con đường mình đi có phải là đúng đường hay không. Tiếng Trung hoa gọi là đạo. Và ngôn ngữ Việt-Nam vẫn giữ nguyên chữ nầy. Kẻ nào bước đi trên đường thật thì được gọi là tuân giữ đạo. Người nào bạo tàn, khinh khi sự thật thì gọi là vô đạo. Chu toàn bản tính của mình, thực thi phẩm giá và bổn phận chính đáng của mình, người Việt chúng ta gọi là sống trọn đạo làm người. ... <chi tiết>
02.02.2012
Sruti (Thiên Khải) Và Smriti (Ký Ức) - Nguyễn Hồng Nhung
Ở Ấn độ người ta phân biệt hai loại truyền thống cổ. Một: Sự biểu hiện, lời tuyên ngôn (còn gọi là Đấng Biểu lộ). Ra đời cùng thế gian. Đấy là kinh Veda. Là THỰC THỂ ĐẦU TIÊN, là Brahman - CÁI NGÃ - được bảo vệ và gìn giữ. Là thứ không thể phủ nhận, trinh nguyên và luôn luôn có hiệu lực. ... <chi tiết>
28.01.2012
Hòa bình theo Nho học - Nguyễn Đăng Trúc
Nói đến Nho giáo, ta nghĩ ngay đến Khổng tử và các bộ sách và kinh được xem là mẫu mực: Tứ Thư và Ngũ Kinh. Các tác giả thâm cứu Nho học đều cho rằng phần cốt lõi trình bày tư tưởng đó tóm lược trong chương đầu của cuốn Trung Dung. Ở ngay trong mấy câu của chương nầy, hòa bình được gọi là Trung và Hòa. Và hẳn đó cũng là toàn thể nội dung Nho học về cuộc sống con người và xã hội. ... <chi tiết>
18.01.2012
Edmund Husserl - Suy-Tư Trong Tinh-Thần Descartes- 4 - Nguyễn Quỳnh USA
Zữ-kiện có mặt vì tôi, và cho tôi, với điều-kiện zữ-kiện là í-thức có thật và cụ-thể. Nếu lập-luận [hay zữ-kiện] này trống rỗng và đề-tài của suy-tư [hay zữ-kiện] cũng trống rỗng, thì lập-luận này fải cho thấy cái jì đã tạo ra đời sống một cách cụ-thể và zo đó đối với tôi, đời sống ấy fải cho thấy loại í-thức nào hiển-nhiên và có thật. Vì zụ: nội-zung của í-thức này là jì, và những jì “có khả-năng” trình bày rõ ở đây, vân vân và vân vân. Điều này chỉ có thể làm được bằng cách truy-tầm nền-tảng căn-bản – trước tiên trong một ngĩa rộng như đã bàn ở lúc ban đầu, và thứ đến tìm-hiểu nó trong ngĩa hẹp như chúng ta vừa bàn ở đây. Hơn thế, chẳng qua chúng ta chỉ cần có một fương-fáp cụ-thể, tức là fương-fáp zựa trên yếu-tính của í-thức với những chân trời [lãnh-vực] nằm ngay trong yếu-tính đó. ... <chi tiết>
14.01.2012
Ludwig Wittgenstein, Cương-Lĩnh Luận-Lí Và Fê-Bình Triết-Học - Nguyễn Quỳnh USA
TRACTATUS LOGICO-PHILOSOPHICUS Bản Việt-ngữ và jới-thiệu của NGUYỄN QUỲNH----Sau bản-zịch sẽ đăng bài Jới-thiệu và bài Vấn-đề Triết-học Ta cũng nên loại bỏ tất cả vấn-đề dính-dáng tới mệnh-đề giả-định. Tất cả những vấn-đề nêu lên trong phương-châm của Russell về tính vô-biên đều có thể được giải-quyết bằng điểm này. Điều mà phương-châm về tính vô-biên muốn nói có thể được diễn-tả bằng ngôn-ngữ qua sự có mặt vô-biên của những cái tên với nghĩa khác nhau. ... <chi tiết>
13.01.2012
Hòa bình theo Lão học - Nguyễn Đăng Trúc
Đạo nơi Khổng gần người, nhưng người không thấy. Đạo nơi Lão khác xa nếp sống, khác xa bước đi của con người trong thực tế trước mắt, mặc dầu Đạo gắn liền với chân tính thâm sâu của con người. Hai cách nói khác nhau nhưng đều gợi lên tương quan kỳ bí giữa Đạo và người. Qua lịch sử tiếp cận hai luồng văn hóa nầy trong các cộng đồng dân tộc, trong những xã hội và chế độ chính trị khác nhau qua các triều đại, người ta chứng kiến rằng phần lớn dân chúng, và nhất là những lớp khoa bảng trường ốc học Đạo để làm quan, làm đạo sĩ, để tu tiên v.v. lại thường đồng hóa Đạo với một cái gì đó trong muôn ngàn vật thể mà con người định vị được, nên tân-nho và tân-lão (cũng có thể gọi là hủ nho và quái lão) đã : ... <chi tiết>
12.01.2012
Friedrich Nietzsche: Lập-Ngôn Của Zarathustra - Nguyễn Quỳnh USA
Tôi xin trình-bày với qúi-vị ba sự hóa-thân của tinh-thần như sau: 1) Vì sao tinh-thần trở thành con lạc-đà; 2) Vì sao con lạc-đà trở thành con sư-tử; và cuối cùng 3) Vì sao con sư-tử trở thành đứa trẻ. Có rất nhiều điều nan-jải hay quan-trọng cho tinh-thần, một thứ tinh-thần mạnh gánh chịu nhiều thứ nặng-nề nên rất đáng kính-fục chỉ vì khát-khao zũng-mãnh là sức-mạnh của tinh-thần ấy. Câu hỏi khó khăn hay nan-jải là câu hỏi zo tinh-thần đặt ra vì tinh-thần có khả năng chịu đựng rất nhiều, như con lạc-đà qùi xuống sẵn-sàng cho thêm gánh nặng. Tinh thần lên tiếng: “Hỡi các vị anh-hùng, khó-khăn nhất là khó khăn jì để tôi vác nó lên vai và để tôi thỏa mãn sức-mạnh của tôi? Làm tổn-thương (hay vứt đi) lòng kiêu-căng có fải là không biết khiêm-nhường hay không? Có nên để cho cái điên-khùng ziễu cợt cái khôn ngoan không? ... <chi tiết>
05.01.2012
Xã hội học đời thường và Hiện sinh xã hội - Lê Hải*
Cuộc sống hàng ngày (Everyday Life) không đơn giản là một trào lưu đương đại trong xuất bản sách từ các ngành xã hội và nhân văn, mà còn là tâm điểm cho bước tiến thứ ba của ngành xã hội học (third sociology), như đánh giá của lý thuyết gia xã hội học gốc Ba Lan mà cũng từng là chủ tịch hiệp hội xã hội học quốc tế Piotr Sztompka [1]. Sau bước đi đầu tiên của xã hội học hệ thống (ví dụ như Talcott Parsons) và bước đi thứ hai của xã hội học nhìn từ hệ qui chiếu cá nhân (ví dụ như Max Weber), nhu cầu và xu thế thời đại đang chuyển sang bước đi thứ ba, đặt góc nhìn nằm giữa hai tầng macro và micro đã được hai bước trước xây móng vững vàng [2]. ... <chi tiết>
21.12.2011
Tiếp Cận Tư Tưởng Việt Nam và Vấn Đề Triết Học 14 - Nguyễn Đăng Trúc
Khi lắng nghe âm vọng của Đại-ký-ức, là Mẹ của các nguồn hứng khởi thi ca, là ngôn ngữ đến từ Tương Dạ, thì ta cảm nghiệm được rằng câu chuyện xem ra quái dị nơi huyền thoại Hồng Bàng Thị là lời nói khởi nguyên gợi lên vết tích tìm về Chân tính. Câu truyện khởi nguyên đó sẽ giúp chúng ta nhận ra rằng phương trời Nam nơi chữ Bách Nam chính là "lòng ta". "Lòng ta" đó không xa, biểu lộ ra trong cái nhìn của con người nhận ra được kẻ đối diện mình thực là người mà mình yêu thương và tôn trọng. ... <chi tiết>
17.12.2011
Tiếp Cận Tư Tưởng Việt Nam và Vấn Đề Triết Học 13 - Nguyễn Đăng Trúc
Chữ "Tâm" là một lối nói khá thông dụng trong ngôn ngữ văn hóa Việt Nam hiện nay. Giới nhà nho Việt Nam chắc chắn đã biết đến từ ngữ đó qua câu nói cô động nội dung của phần hình nhi thượng của nho học: "Nhân tâm duy nguy; đạo tâm duy vi. Duy tinh duy nhất, doãn chấp quyết trung" 76 ... <chi tiết>
15.12.2011
Tiếp Cận Tư Tưởng Việt Nam và Vấn Đề Triết Học 12 - Nguyễn Đăng Trúc
Thời-tại-thế qua hình ảnh Âu Cơ Trong tiểu đoạn trên, thời gian hay thân phận con người tại thế vốn đã được nhắc lên để tiếp cận vô tận, và chỉ đạt được chân tính trọn vẹn của mình trong sự gắn bó nầy. Chính mối tương quan nầy là căn nguồn và sức sống cho chân tính con người. ... <chi tiết>
13.12.2011
Tiếp Cận Tư Tưởng Việt Nam và Vấn Đề Triết Học 11 - Nguyễn Đăng Trúc
Câu truyện Hồng-Bàng-Thị được kết cấu từng đợt nhằm diễn đạt những mối tương giao nguyên sơ tạo thành chân tính con người. Các mối tương giao nền tảng đó gọi là các chiều kích Đất - Trời - Người luôn gắn bó với nhau làm nên Đạo hay nguồn sinh lực chân thật của nhân tính. Nhưng bên cạnh việc khám phá ra chân tính của con người, tác giả câu truyện đồng thời mô tả thực tại của con người tại thế, một thực tại đã che mờ chân tính và có thể đánh mất chân tính; hơn thế nữa, từ tiếng vọng của Đại Ký Ức là dấu vết không thể xoá nhoà, thực tại nhân sinh lầm lạc lại có thể khắc khoải tìm về chân tính của mình. ... <chi tiết>
10.12.2011
Apercus Et Pensées - Yếu Cương Và Mặc Tưởng - Vũ Ngọc Anh
Tác giả : Shri Aurobindo, Chuyển ngữ : Vũ Ngọc Anh Shri Aurobindo (1872-1950), người Ấn độ: thi sĩ, học giả, triết gia, huyền nghiệm sĩ. Sau một thời gian làm việc chính trị, tranh đấu cho phong trào giành độc lập cho Ấn độ, ông sáng lập ra lý thuyết integral yoga (du già tính nguyên), nhằm vào thăng hoa đời sống qua tâm thức, tượng trưng cho đời sống tâm linh thoát khỏi sự tàn hủy vật chất. ... <chi tiết>
09.12.2011
Các Truyền Thống - Nguyễn Hồng Nhung
( Trích tiểu luận triết học: Scientia sacra) Từ lâu, khi người ta bắt gặp những tập quán, thói quen sống hoặc các toà nhà giống nhau ở Ai cập và Hy lạp, câu hỏi đầu tiên bao giờ cũng là: dân tộc nào tiếp thu từ dân tộc nào? Cái nào lâu đời hơn? Ai là kẻ sáng tạo và ai là kẻ bắt chước? ... <chi tiết>
08.12.2011
Tiếp Cận Tư Tưởng Việt Nam và Vấn Đề Triết Học 9 - Nguyễn Đăng Trúc
Các hình thức tế tự có đổi thay, nhưng tâm tư thờ kính ông bà tổ tiên không phai nhạt chút nào nơi đáy lòng của mỗi một người Việt. Thủy-tổ của Bách Việt trong bản văn nầy là "Bách Nam". Người Cha nguyên thủy - người Mẹ nguyên thủy đó tượng trưng qua hai hình ảnh Lạc Long Quân và Âu Cơ. Đây là hình ảnh tượng trưng nên không truy cứu xem trong lịch sử có một ông tên là Lạc Long Quân hay một bà tên Âu Cơ hay không. Hẳn nhiên hình ảnh cha - mẹ sinh thành ra mình là kinh nghiệm trước mắt, để từ đó dễ suy ra Thủy tổ phải là một cặp Ông - Bà nguyên sơ. Nhưng, điều ta thường lầm tưởng, khi đi vào ngôn ngữ thi ca và tượng trưng, là đánh giá rằng thi ca huyền thoại như một thứ diễn tả viễn vông, chưa biểu thị được các sự vật của thực tế trước mắt. Thực ra, thi ca là hồn của ngôn ngữ, như Khổng Tử đã khuyên con là Bá Ngư: "Không học thơ, lấy gì để nói? " 70. Nó là hồn của ngôn ngữ vì phản ảnh cho sự sống nền tảng của con người như một nỗi nhớ, một đà năng lực của cuộc vượt qua. Trầm mình vào thời gian và chỉ biết có thời gian như một vùng đã khai mở hết mọi sự vật trước mắt ta, mà bàn tay và trí năng của ta có thể thu thái được, đó không phải là suy tư, nhưng là cái biết của khoa học. Tổ tiên người Việt Nam không phải là không đủ sức để thấy cái bàn và gọi đó là cái bàn, nhưng điều đáng gọi là suy tư gắn bó với thân phận làm người, đối với họ, thuộc vào một lãnh vực khác. Một nỗi nhớ căn nguyên thôi thúc họ tìm kiếm, nhưng họ kinh nghiệm rằng không một cái gì trong tầm tay của khoảng thời gian trải ra trước mắt có thể thoả mãn được. ... <chi tiết>
06.12.2011
Tiếp Cận Tư Tưởng Việt Nam và Vấn Đề Triết Học 8 - Nguyễn Đăng Trúc
Cháu ba đời Viêm-Đế họ Thần-Nông tên là Đế-Minh, sinh ra Đế-Nghi, rồi đi nam-tuần đến Ngũ-Lĩnh, gặp được nàng con gái Vụ-Tiên đem lòng yêu-mến mới cưới đem về, sinh ra Lộc-Tục, dung-mạo đoan-chính, thông-minh túc-thành; Đế-Minh lấy làm lạ, cho nối ngôi vua; Lộc-Tục cố nhường cho anh. Đế-Minh lập Đế-Nghi làm tự-quân cai-trị phương Bắc, phong Lộc-Tục làm Kinh-Dương-Vương cai-trị phương Nam, đặt quốc-hiệu là Xích-Quỉ-Quốc. ... <chi tiết>
05.12.2011
Đọc, Fê-Bình Và So-Sánh Truy-Tầm Luận-Lí 1 - Nguyễn Quỳnh USA
Sau 51 năm kể từ khi cuốn Tuy-tầm Luận-lí (Logische Untersuchungen, 1900) của Edmund Husserl xuất-bản làm thức-tỉnh Triết-học Tây-fương cho tới ngày nay (2011), Trần Đức-Thảo xuất-bản cuốn Hiện-tượng Luận (1951). Tuy cuốn Hiện-tượng Luận của cụ Thảo có được nhắc đến ở Việtnam, nhưng chưa hề được đọc và fân-tích rõ ràng. Khi còn là sinh-viên ở Nam Việt, khoảng 1959-1961, tôi không có zịp thấy cuốn sách này để đọc. Khi tới Hoa-kì chuyên ngành của tôi là ngiên-cứu về Triết-học của Wittgenstein, những hệ-fái trong Tân Luận-lí và tư-tưởng hiện-đại gồm ba lãnh-vực: trường-fái Franfurt, Chicago, và Semiotics. Jữa thập-niên 1980 tôi mới đọc cuốn Hiện-tượng của cụ Thảo (D. Reidel Publishing Company, Neitherlands xuất-bản, 1986, bản tiếng Anh của D. J. Herman và D. V. Morano) sau khi đọc The Origins of Geometry (Cỗi-nguồn Hình-học của Derrida, zựa trên một chuyên-luận cùng tên rất ngắn của Husserl). ... <chi tiết>
03.12.2011
Tiếp Cận Tư Tưởng Việt Nam và Vấn Đề Triết Học 7 - Nguyễn Bạch Trúc
Trở lại vấn đề của người Việt và văn hóa Việt Nam. Trước làn sóng Tây phương hóa thế giới, trong tiền bán thế kỷ 20 nầy, thời đầu của nỗ lực Việt hóa văn hóa, nhằm thiết định lý lịch riêng của mình đồng thời tìm một chỗ đứng trong lịch sử của văn hóa nhân loại, các học giả của chúng ta đã cố lục tìm lại các tài liệu văn học, để xác định xem văn học Việt Nam có triết học hay không? ... <chi tiết>
01.12.2011
Tiếp Cận Tư Tưởng Việt Nam và Vấn Đề Triết Học 6 - Nguyễn Đăng Trúc
Trong khung chính thức của lịch sử chúng ta đang sống, tư tưởng và triết lý ở đâu? Nó vẫn còn đó như một phụ tùng cho sinh hoạt xã hội và con người; có khi nó được tương nhượng cho tồn tại như một món đồ cổ, lưu lại một vết tích của một thời đã qua; có lúc thì được dùng để xông hương cho những thành quả chính trị, khoa học, hay biện minh cho những cuộc phiêu lưu hỗn loạn của Dionysos. ... <chi tiết>
29.11.2011
Tiếp Cận Tư Tưởng Việt Nam và Vấn Đề Triết Học 5 - Nguyễn Đăng Trúc
Phải chăng tiến trình tự hình thành của Nhân loại qua lịch sử nơi Hegel lại cũng là một xác quyết võ đoán, một giấc mơ mới nối tiếp giấc mơ của truyền thống tư tưởng triết học khởi từ những tiền đề không kiểm chứng được của Parménide? Lạc quan ngây ngô đó của Hegel và hệ thống cứng nhắc của triết học của ông làm cho Schopenhauer (1788-1860), người đương thời của Hegel, khó chịu. Nhà tư tưởng nghịch đời nầy, được các học giả Tây phương gọi là "triết gia phật giáo", quay trở lại sự phân biệt của Kant, mà ông cho là người có công phân biệt giữa hiện tượng và bản chất. ... <chi tiết>
Bạn đang xem tác phẩm thứ 101 - 120 / 138 tác phẩm