Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
566
116.588.282
 
Bụi vết tháng năm
Trọng Huân
Chương 5 - 5

CHƯƠNG VI - HỦ HOÁ, HỐI LỘ ĐÂY

 

Hủ hoá….. ơ

 

Năm ấy tôi quãng mười lăm, mười sáu tuổi, ra Hà Nội chơi. Lúc đó tôi còn  quê mùa lắm, nhìn Hà Nội, cái gì cũng lạ. Một buổi trưa, đang lơ mơ ngủ, chợt tôi nghe tiếng rao vòng vọng ngoài phố. Thấy lạ, dỏng tai lên nghe, đúng, tôi không nghe nhầm:

- Hủ hoá ơ!

 

Lạ thật! Ở quê chuyện này nghiêm trọng lắm! Người ta chỉ dám thầm thì rỉ tai nhau. Thỉnh thoảng tôi nghe trộm được cha mẹ to nhỏ kháo, ông này, bà kia hủ hoá với nhau. Những chuyện này là tày đình. Thế mà ra Hà Nội, người ta công khai rao giữa phố. Kìa, lại nữa:

- Hủ hoá ơ!

Tận đến khi kẻ rao dạo kia đến trước nhà, tôi mới hay rằng, mình nghe nhầm. Người ta rao: Chữa khóa ơ!

Theo định nghĩa từ điển Hán Việt của cụ Đào Duy Anh, thì hủ hoá, nghĩa là hoá ra hủ bại. Còn một thời ta hay dùng theo nghĩa đàn ông và đàn bà quan hệ bất chính với nhau, tức là thông dâm. Hủ hoá là một trong những loại tội nặng, chỉ sau tội phản động. Hủ hoá mà rình bắt được quả tang, có khi còn bị giữ nguyên hiện trạng, cứ thế lập biên bản. Chuyện hủ hoá, nhiều cơ quan, đoàn thể dành cả tuần, cả tháng họp hành, kiểm điểm. Họp kiểm điểm sâu sắc đến mức, người ta bắt cả đôi uyên ương kia tường trình từng ly, từng tý. Lắm khi việc tường thuật sống động đến mức, người nghe phát ngượng, yêu cầu đương sự đừng mô tả nữa. Một thời gian dài, hủ hoá cướp đi khối cán bộ. Nay, hình như nó bớt đi. Có người bảo, bây giờ người đời bớt dâm, có người bảo, bây giờ vẫn dâm, nhưng do sẵn anh karaoke, nên bớt hủ hoá đi. Chả rõ tin ai.

Về nhà Đài, tôi được biết nhà chị hủ hoá kia và nghe đồn chị ta được phong tới hàng Dũng sỹ diệt cán bộ. Chuyện này hồi đó làm ra to phe lắm, họp hành nhiều và tổ chức kiểm điểm nữa cơ. Còn một vụ khác, quãng sau năm tám mươi, người ta bắt tươi một đôi làm việc xấu xa đó ngay ở trụ sở chính của cơ quan. Không rõ họ có để nguyên hiện trạng và trói gô cổ đôi dâm phụ kia lại, lập biên bản không? Hôm đó anh em các phòng, ban bỏ cả công việc, nô nức đến hiện trường, xem hai kẻ vô văn hoá, vô thuần phong mỹ tục và đồi truỵ kia, xem cho nó xấu hổ, mà chừa đi.

 

Từng được nghe câu, phàm những giống gì nuôi đều thịt. Đúng, gà nuôi, thịt; lợn nuôi là thịt. Người nuôi, như em nuôi, cháu nuôi, con nuôi, cũng thịt ư? Thế mà có ông thịt đấy. Chị con nuôi bị ông bố nuôi bổ ra làm thịt, không biết ông ta chế biến thành những món gì. Tôi biết mặt, biết nhà ông này. Ông này từng thịt ối người rồi, mà hay nói đạo đức đáo để, có khi còn lên lớp về đạo đức phi hủ hoá. Nực cười rằng, lắm ông hủ hoá tợn, nhưng cứ nói ra mồm rằng, chuyện đó, eo ơi, xấu xấu lắm chẳng được mẹ yêu!

 

Lại có một ông, ông này chỉ hủ hoá bằng mắt và anh em đặt luôn tên cho ông ta là Yêu Xô. Cái nhà vệ sinh ở cuối dãy tầng, nó được ngăn đôi, một cho giới nam, một cho nữ, qua nhà nam mới tới nhà nữ, nhà nữ ở góc trong cùng - tôi phải miêu tả kỹ cho mọi người dễ hình dung. Trước nhà nữ có bể và vòi nước. Ngày ấy cửa giả còn sơ sài, đứng trước bể nước là nhìn thấy hết bên trong nhà vệ sinh nữ. Thực ra, bể này chỉ để mấy bà dọn vệ sinh lấy nước lau chùi hành lang và sàn nhà, còn nhà nào cũng có vòi nước cả.

 

Buổi trưa sau khi chợp mắt xong, ai chẳng đi vệ sinh. Cái nhà ông Yêu Xô này cũng vậy, nhưng ông ta vốn cẩn thận tính, ngoài rửa mặt, ông ta còn đánh răng trưa và rửa ráy nhiều thứ lắm, chải đầu, cạo râu nữa. Rửa nhiều, nên ông ta thửa hẳn cái xô đỏ chon chót và mang xách đi cùng. Đã giới thiệu ở trên là: nhà nam có vòi nước chảy rồi, nhưng ông ta cứ mang xô ra vòi ở chỗ bể nước, trước nhà nữ để hứng. Nước ngày trước vốn chảy yếu, mà có khi ông này còn vặn cho nó yếu bớt đi. Hứng như thế, đầy được xô nước, có mà cả tiếng. Cửa nhà nữ nó lại hớ hênh, đâu kín đáo.

 

Có lần một đồng nghiệp nữ phòng tôi, mặt đỏ rừng rực, chạy về. Tôi hỏi thì cô ta ngắc ngứ như người phải gió, chẳng nói gì, vẻ thì tức và ngượng quá. Tôi nghĩ, hay đồng nghiệp mình bị đứa nào bắt nạt. Gặng hỏi mãi, để nếu có đứa nào, thì tôi đánh cho nó một trận. Mãi sau này, tôi mới nghe vụng được mấy bà, mấy cô xì xầm nhau, tức cái việc nhà ông kia, nhòm trộm khi họ đang ấy. Tức là đúng, nhưng ông ta là sếp, lính không dám phản ứng. Cả tầng có mỗi cái nhà nữ, mà ông ta cứ án ngữ cả tiếng, thì bố ai chịu nổi. Có trưa chính mắt tôi nhìn thấy, khi ông này xách xô đến hứng nước, chị em như vịt từ trong ấy chạy xô cả ra. Sau đó, chị em rút kinh nghiệm, chuyển đi tầng khác. Ông này khôn ra phết, cũng biết rút kinh nghiệm, thấy chị em chuyển tầng, ông ta chuyển tầng theo.

 

Một dạo, ông ta chả duyệt, hay ký cót bài vở gì cả, suốt ngày chỉ xách xô đi hết tầng nọ, tới tầng kia hứng nước. Nghe nói, có bận lên tầng ba, cửa nhà nữ trên ấy hơi cao, ông này phải kiễng chân lên ngó, ngã, suýt bị gãy chân. May đấy! Nó mà rơi từ tầng ba xuống, thì toi đời. Thôi chẳng nói chuyện này nữa, rõ rơ! Chỉ độc kể lại thôi, người kể đã thấy ngượng, nói chuyện khác đi.

 

*

Chuyến tôi tới công tác tại một huyện vùng trung du. Ông chủ tịch huyện rủ, sớm hôm sau lên rừng đi săn. Chúng tôi súng ống chuẩn bị sẵn sàng. Khoảng bốn giờ sáng đầy đủ trên xe. Ra tới cổng uỷ ban huyện, thì chúng tôi vớ ngay phải hai con chó đang chồm chỗm lên nhau. Dù ánh đèn pha ô tô sáng quắc, dọi vào, chúng vẫn hổn hển hồn nhiên như không. Ông chủ tịch tức quá, văng tục. Gặp chuyện xúi thế này, thì còn săn bắn gì nữa, chúng tôi đành quay xe về. Đấy, đến súc vật hủ hoá, mà còn xấu và người ta còn kiêng cữ như vậy. Thảo nào….

 

Trong chuyến công tác ấy, tôi làm việc với một ông cán bộ huyện. Ông này tính nhộn, vui đáo để. Trong bữa rượu hàn huyên do ông tự bỏ tiền ra, lại tiếp ngay tại phòng làm việc của ông. Rượu vào lời ra, anh em mang đủ chuyện ra bình. Tôi quan sát, thấy phòng làm việc của ông có cái tủ rõ oách:

- Hỏi khí không phải, hàng ngũ chức sắc như ông, sao được phân cái tủ oách thế?

Nghe tôi hỏi, ông tủm tỉm:

- Cậu có biết, gốc tích cái tủ này là thế nào không? Nó là đồng phạm hai lần lật đổ chủ tịch huyện đấy. Thấy nó xúi quá, ông chủ tịch kế nhiệm (tức ông chủ tịch định đưa chúng tôi đi săn) thải nó ra. Thế là mình được hưởng sái.

 

Cái sái này ban đầu kê ở phòng chủ tịch. Nó ba buồng, to lừng lững, cánh gỗ lát, khung gỗ lim, toàn loại gỗ tốt và đẹp. Ông chủ tịch ấy là người có năng lực, thẳng tính, chỉ mỗi tội, hơi máu gái. Bảo trong một huyện, không có mâu thuẫn, không tranh chấp ngôi thứ là không đúng. Có điều, nơi thì công khai, nơi thì ngấm ngầm. Cái huyện này cũng vậy, song sự tranh giành diễn ra ngấm ngầm thôi. Bí thư sẵn ghét vị chủ tịch, vì cái tội ngang ngang, không theo ý ông. Bí thư liền lập mưu và giương ra cái bẫy trai gái. Một cô phục vụ xinh đẹp được bố trí tạp vụ chè nước cho chủ tịch. Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén. Một chiều thứ bảy trời đột ngột mưa. Chủ tịch không về nhà được. Cô phục vụ kia cũng vì trời đột ngột mưa, đành ở lại. Tối đến rỗi việc, cô xách phích nước lên phục vụ thủ trưởng. Uỷ ban tối thứ bảy, trời mưa, nên vắng hoe.

 

Khung cảnh thần tiên mời gọi vậy, mới đầu họ còn tâm sự tình hình anh em cán bộ ở huyện, sau đến hoàn cảnh riêng tư, rồi chả biết ai trước, ai sau, hai bàn tay họ cứ bện vào nhau. Và những việc kế tiếp thôi khỏi phải kể nữa. Lúc họ đang trong cảnh bồng lai tiên cảnh, thì nổi lên những tiếng đập cửa…. thình thình. Ông chủ tịch huyện nhà ta đang tồng ngồng, cuống cuồng cuồng lên, chỉ kịp mặc mỗi cái quần đùi và dúi luôn cô phục vụ kia vào trong tủ. Có mà giấu đằng trời, người ta lập mưu sẵn rồi. Ba bốn người súng ống kè kè, ùa vào, cuộc khám xét chớp nhoáng được thực hiện ngay, cho dù ông chủ tịch huyện cương quyết phản đối.

 

Chưa kịp khám tủ, thì cô nhân viên từ trong tủ tự nhiên tòi ra. Ông chủ tịch hết đường chối cãi. Không thể bảo cô ta đến phục vụ, rồi nhầm đường, bước lạc vào trong đó. Cũng không thể bảo cô ta vào đó dọn tủ. Biên bản viết sẵn, ông chủ tịch chỉ còn mỗi việc ký và...  mất chức. Rồi ông thứ hai, hoàn cảnh sập bẫy cũng y chang, cũng ân ái mặn nồng và cũng đang lúc bồng lai tiên cảnh, thì cửa chan chát kêu và lại cô nhân viên từ trong tủ tự dưng.... tòi ra.

 

Đến đận, cái tủ tai tiếng quá, ông chủ tịch kế nhiệm không dám dùng. Khi nhậm chức, công việc đầu tiên của chủ tịch huyện nhà ta là cho thải loại cái tủ đi, nó là thủ phạm làm hủ hoá đến hai đời chủ tịch.

 

*

Khoảng hai năm sau ngày miền Nam giải phóng, nước ta lúc đó kinh tế khó khăn, trong khi miền Nam đất đai mênh mông, màu mỡ, các tỉnh rộ lên phong trào đi xây dựng kinh tế mới. Thường người ta tổ chức đi tập trung theo xã, huyện, mỗi nơi vài chục, đến trăm hộ.

 

Phố thị quê tôi hồi ấy cũng tổ chức, có cả cán bộ phố thị đi cùng. Vùng kinh tế mới là Tây Nguyên. Không rõ làm ăn ra sao, nhưng một, hai năm sau, vọng về quê nhiều tin đến kinh, trong đó có cả tin hủ hoá. Mấy cô gái trẻ, có học hành hẳn hoi, nay đến vùng rừng thiêng nước độc, sau một hồi xây dựng kinh tế mới, nhòm ra, tương lai chả thấy đâu. Nếu muốn phát triển, họ chỉ có con đường học y tá, hay vớ được chân kế toán. Nơi hoang vắng này, quyền uy cán bộ to lắm, các ông ấy mà không gật, thì cứ chờ đấy. Muốn họ gật, phải có giá. Một trong những cái giá đó là... hủ hoá. Có cô đành nhắm mắt đồng ý hủ hoá để thoát thân.

 

Chuyện gì thì giấu được, chứ chuyện này, nó vòng vọng về quê ngay, đến mức, có gia đình, con gái bị mấy ông cán bộ kia hủ hoá cho, tức quá tuyên bố, cái thằng ấy mà về đây, thì.... bố thiến. Doạ đấy thôi, giết được ai đâu. Vài năm sau, vẫn thấy ông cán bộ kia về thăm quê, ông ta còn mang theo cái sản phẩm hủ hoá về cùng, đứa trẻ đến mấy tuổi. Lúc này, kẻ hủ hoá lại thành chàng rể, có ông bố vợ nào đang tâm đánh, giết rể đâu, dù chàng rể đã ngang tuổi bố vợ và từng hủ hoá với con gái mình. Chỉ có cô con gái nước mặt sậm sùi!

***

Hồi ở trường, lớp tôi có một đôi yêu nhau. Dịp ấy là nghỉ hè năm thứ hai, sinh viên phải đến trường một ngày trực bảo vệ. Đôi trai gái kia đăng ký lịch trực giáp nhau và cùng có mặt ở ký túc. Tôi đó thầy Phó chủ nhiệm khoa đi kiểm tra. Thấy phòng trực không có ai, nhìn danh sách, thầy biết mặt và biết phòng ký túc của anh chàng kia, liền tìm đến. Khi thầy gõ cửa và bước vào, thì hai cô cậu đang âu yếm nhau quá. Thầy quay ra. Anh chàng kia hoảng loạn, chỉ kịp mặc quần áo và vội vã chạy ra, lắp bắp xin lỗi thầy. Thầy bảo, thầy có lỗi gì đâu mà xin và nhắc nhở, lần sau nhớ rút kinh nghiệm nhé. Anh chàng kia sướng quá, cảm ơn thầy rồi rít, hứa sẽ rút kinh nghiệm nghiêm túc. Không biết anh chàng rút kinh nghiệm được những gì và không bao giờ dám thế nữa không, chỉ biết đôi này phải tổ chức cưới ngay trong trường và sinh con đúng vào thời điểm làm luận văn tốt nghiệp. Giờ vợ chồng họ sống ở tỉnh Thanh.

 

Lại chuyện ở trường, tôi chơi với một cậu em học cơ điện, đàn giỏi, hát hay. Sinh viên cứ tay nào có món này là các em theo hàng đống. Dịp ấy anh chàng cưa kéo được một em gái ở  làng giáp trường. Họ yêu nhau quá và mặc dù biết, nam nữ gần gũi nhau là tuyệt đối cấm. Song cái gì tới sẽ tới. Anh chàng khảo sát khắp nơi, gần gũi bạn gái ở đâu đây? Về nhà cô ta trong làng thì không được, ở bãi bụi sân trường càng không hay, cờ đỏ, sinh viên dễu dện đi, phát hiện ra là dơ. Tính mãi, cuối cùng anh chàng nghĩ ra phương án, đem bạn tình vào phòng ký túc.

 

Sinh viên khoá cuối đi thực tập tốt nghiệp, anh em khoá sau thường mượn phòng ở tạm dăm ba tháng. Cậu em và mấy người bạn mượn một phòng như vậy ở tầng ba. Sinh hoạt tự do, đêm hôm sinh viên đi về thất thường, anh chàng chọn thời gian mười một, mười hai giờ đêm, cái thời điểm nhập nhoạng này đưa bạn gái vào, sáng hôm sau chuồn sớm. An toàn được mấy bận, hai cậu bạn kia không hề hay biết, nhưng có vị sinh viên khoá khác biết và anh chàng xấu chơi đó đi báo với cờ đỏ.

Vẫn như mọi khi, đêm đó vào cữ mười một giờ, đèn tắt, anh chàng hành sự, đội cờ đỏ để yên. Mười lăm phút, nửa tiếng trôi đi, khi nghe rõ động tĩnh bên trong, họ bất ngờ giật cửa xô vào. Phòng trên tầng ba, đôi trai gái không thể nhảy cửa sổ xuống đất. Trước bằng chứng trai trên gái dưới rõ ràng, đội viên đội cờ đỏ thì súng ống lăm lăm, anh chàng phải ký vào biên bản. Chả biết họ có bị bắt phải giữ nguyên hiện trạng để lập biên bản không? Trước đó, cờ đỏ còn nghi ngờ hủ hoá tập thể, nhưng may, hai anh bạn kia vô can, khi ập vào, hai cậu bạn cùng phòng còn mắt nhắm mắt mở ngủ.

 

Việc trình lên Khoa, lên Ban Giám hiệu nhà trường và chờ kỷ luật. Tất nhiên để tiến hành kỷ luật, thủ tục ở ta trước tiên và không thể thiếu là viết kiểm điểm, phải chi tiết, phải sâu sắc, phải thành khẩn… đấy là lời ông cán bộ hướng dẫn thế. Anh chàng  vò đầu bứt tai. Thương đấy, nhưng hai anh bạn cùng phòng vẫn xúm vào trêu, cậu thì bảo phải viết thế này, cậu thì bảo phải viết thế kia. Đại ý là phải nêu động cơ, mục đích, rồi phân tích, trong đó phải mô tả chi tiết hành động ra sao, càng chi tiết càng tốt, có vậy mới thể hiện sự thành khẩn nhận khuyết điểm. Anh chàng mấy hôm cầm bút, loay hoay mãi, mà chẳng viết được chữ nào. Lũ bạn càng trêu tợn. Có cậu còn gợi ý, cậu chàng nhờ tôi viết giúp, vì tôi từng soạn kịch hội diễn của trường, văn chương và lắm ý tứ. Trong cảnh rối bời, anh chàng không đủ minh mẫn, nhận ra đấy là ý đùa, cậu ta thành khẩn nhờ tôi, anh ơi, viết hộ em với. Nhìn cảnh nửa khóc nửa cười và câu nói của cậu ta, tôi bật cười.

- Tao viết thì viết gì đây? Lúc sướng mày chả chia sẻ với tao. Bây giờ kiểm điểm, lại dùn cho tao. Thôi được, trong cuộc mày mới rõ, kể hết ra đi, đại ý là suy nghĩ gì trước khi hành động, rồi nay ân hận đến mức nào, có thấy hành động của mình xấu xa, đồi truỵ đến cỡ nào không?

 

Nghe tôi nói anh chàng nghệt mặt ra.

Tôi không thể hình dung được, cả hội đồng kỷ luật của một trường đại học, trong đó có những vị giáo sư đáng kính, ngồi nghe sinh viên đọc bản kiểm điểm hủ hoá, nó sẽ diễn ra như thế nào? Chỉ biết rằng, cuối cùng, cậu ta bị treo thực tập, tức là năm sau mới được đi thực tập tốt nghiệp. Đáng đời một kẻ hủ hóa với người yêu. Mười mấy năm, sau khi ra trường, tôi đột ngột nhận được tin, cậu em đang bị cấp cứu trong viện, ở Hà Nội, bị nặng lắm. Tôi vội vàng đến viện, hỏi bác sỹ ở phòng cấp cứu, thì biết, cậu em mất mất rồi!

 

Trong nghĩa trang, nhìn làn khói hương, ngậm ngùi: Kẻ còn người mất. Cuộc đời, mỗi người một phận. Chợt nhớ đến chuyện bản kiểm điểm, tội yêu đương nhau thuở sinh viên của bạn, tôi lại cười.

 

Vật ra làm thuế

 

Mẹ tôi là dân buôn bán gốc. Mười hai, mười ba tuổi, bà đã gánh hàng đi chợ. Suốt trong cuộc kháng chiến chống Pháp, bà hết buôn bán ở vùng tự do, đến vùng tề. Sau này, khi ta cải tạo công thương, bà mới không buôn bán nữa và xin vào hợp tác. Tới năm bảy hai, do chiến tranh bắn phá, xã viên tan tác mỗi người một ngả, bà quay lại cái nghề buôn.

 

Bà buôn từ thuốc lào, thuốc lá, vải, giấy, đến thuốc tây, toàn thứ Nhà nước cấm. Nguồn hàng, lại chính từ các cửa hàng của Nhà nước tuồn ra. Mấy ông phòng thuế, tài chính biết, nhưng họ ăn cả rồi. Ăn thì ăn, họ vẫn săn bắt, lùng đuổi, bởi nếu vớ được, họ còn kiếm hơn, nhiều khi cướp trắng hàng, ấy gọi là tịch thu.

 

Vào dịp nghỉ hè năm cuối cấp ba và đại học, tôi thường phụ giúp mẹ chở hàng. Mẹ gom hàng từ thị trấn giáp phố thị quê tôi, tôi chở về nhà. Một lần đèo súc vải, đã né tránh và tính giờ sao cho an toàn, vừa đèo được dăm cây số, ngoái lại nhìn, đã thấy sau lưng mấy ông phòng thuế đang phi theo. Toát mồ hôi, tôi vội vàng guồng lấy guồng để, tẩu thoát. Từ đường cái, lao vào đường làng, tôi ngoằn nghèo chạy các ngõ, được một lúc, quay lại, không thấy ai nữa. Đã thở phào nhẹ nhõm, bất ngờ phía trước, phía sau, lù lù mấy ông phòng thuế. Tôi bị họ tóm cổ, giong về trụ sở. Hết lời xin xỏ, trình bày, đều vô dụng. Họ vẫn lạnh lùng, hàng bị tịch thu, không giấy tờ biên nhận, tôi còn bị họ xỉ vả cho một trận. Nhục, nhục thật, mình cũng là người, lại ăn học, mà phải hạ mình.

 

Phòng thuế ngày ấy canh gác gắt gao. Một bà đội nồi chân nước giải đi qua trước cửa nhà tôi, mấy ông phòng thuế nom thấy, nghi ngờ bà kia buôn hàng lậu, bắt bà ta dừng lại, hạ cái nồi chân xuống. Nước giải ngầu đục, nhìn xuống đáy chẳng rõ, ông phòng thuế lấy que, khoắng khoắng. Mùi khai sực nức lên. Bà kia bữu môi:

- Cái mùi này cũng quản sao?

- Quản tất, khám tất!

Đến nước này, cáu tiết, bà kia xốc quần lên:

- Còn cái này, có khám không?

Về những ông phòng thuế thì tôi biết, biết họ ngay tại chính mảnh vườn sau nhà tôi. Nhà tôi án ngữ bến đò, một địa điểm lý tưởng cho cánh phòng thuế chặn gác những kẻ buôn lậu. Thế là nhà tôi thành địa điểm của họ rình rập đám buôn lậu dưới đò lên. Khó chịu đấy, mà nhà tôi tịnh không dám nói ra. Mẹ tôi buôn bán, còn chị dâu tôi người Sài Gòn, theo chồng ra Bắc, mở cửa hàng may, nhà như vậy, dây với họ là phiền.

Một buổi tối, tôi đi chơi về, ra sân sau rửa chân. Thoáng nghe tiếng sột soạt, tiếng người thì thào, hốt hoảng, tôi vội lia đèn pin vào vườn cây. Trời ơi, có người, cả đàn ông lẫn đàn bà, hình như họ đang vật nhau. Ăn cướp? Giết người ư? Định hét lên, thì tôi nghe giọng quen quen:

-  Không. .. không ... gì đâu. Các chú, các chú..... đang làm thuế ấy mà.

Thì ra mấy ông phòng thuế, rình chán ban ngày chưa đủ, họ còn rình cả ban đêm. Chắc họ mới chộp được mấy chị chàng buôn lậu thuốc lào từ dưới đò lên, đem vào vườn nhà tôi, vật ra làm thuế.

 

Khoán cả cúng

 

Bạn bè đại học lớp tôi tốt nghiệp ra trường, đa phần hành nghề mình học. Chỉ có vài đứa rẽ ngang. Hai đứa học sinh giỏi, giật giải thành Nam hồi phổ thông, xin mãi không được việc, một đứa đành ở nhà bán vật liệu xây dựng, còn đứa kia rẽ sang nghề bảo hiểm. Với sức học như hai đứa, một, chứ hai, ba bằng tiến sỹ, giật nhẹ như lông hồng. Kẻ thứ ba bỏ nghề là tôi, ra làm báo. Tiếp đó đến Hoàng, sang sản xuất kinh doanh.

 

Ra trường, mới đầu Hoàng vẫn hành nghề mình học, phụ trách thú y xưởng chế biến thực phẩm, sau đó lên phụ trách xưởng. Tuy không học kinh tế, nhưng cậu chàng có đầu óc kinh doanh. Trong cảnh nửa đổi mới, nửa bao cấp, phụ trách phân xưởng ngót trăm công nhân, không những Hoàng giải quyết đủ đầy lương, mà mỗi năm còn nộp lên công ty cả tỷ đồng tiền lãi.

 

Điều trái khoáy là vị giám đốc hơi tham. Đáng lý ra, vị ta cứ ngồi trên mà hưởng, thì lại nghĩ, xưởng này còn bở nữa, ông ta liền nhét chân tay vào và hất anh chàng Hoàng ra. Lãnh đạo công ty của Hoàng hình như có bệnh tham kinh niên và tiền sử. Ông cựu giám đốc trước, vì xơi nhiều quá, nên phải vào tù cỡ mươi năm, cái án tù kinh tế nổi tiếng tỉnh Đông một thời. Đến ông giám đốc kế nhiệm này cũng không kém cạnh. Ông ta làm xiếc tỏi. Từ tỏi Tàu biến hoá thành tỏi xuất xứ ta, rồi đem ra xuất khẩu, lấy phần trăm tiền của Nhà nước hỗ trợ nông sản xuất khẩu. Ông này vẽ dự án đại tài. Dự án tuyệt mỹ và thành công nhất trong sự nghiệp làm cán bộ của ông là việc đem trụ sở công ty ở ngay ngã tư nhà máy sứ, vuông thành sắc cạnh, đẹp đẽ vậy, bổ ra làm đôi, bổ cả đất lẫn nhà, rồi bán cho anh ngân hàng. Còn dự án chế biến thịt mười mấy tỷ, giờ đang ủ, chờ thời cơ. Ông giám đốc này điển hình cho lớp cán bộ một thời yêu và toàn sống dựa trên các chính sách của nhà nước, bòn rút công quỹ giỏi và di dời an toàn, trước khi con tàu chìm. Ở ta một thời có người rất hay đánh tráo khái niệm, nhập nhằng và xập xí xập ngầu. Công ty là kinh doanh, đã kinh doanh thì phải tính hiệu quả nỗ lãi, là nộp thuế cho nhà nước, là trả lương người lao động. Trong khi đó họ lại cứ trương ra, công ty tôi phục vụ bao nhiêu là mục đích chính trị. Thế các cơ quan chính trị, sinh ra để làm gì? Chẳng lẽ suốt ngày mấy ông chính trị lĩnh lương và ngồi đọc báo suông.

 

Anh chàng Hoàng bị ủn bằng cách điều ngược lên trên. Tiếng là phó giám đốc, nhưng là phó hờ, ngồi chơi xơi nước và nghiên cứu báo Nhân dân. Đang làm việc, giờ bị đầy ra xơi nước, Hoàng chán quá, cuối cùng, hùn vốn với mấy anh em, mở cơ sở kinh doanh. Việc đó thì không giấu được ai. Giám đốc tìm mọi cách đì Hoàng, đì tới mức, cậu ta có nguy cơ bị khai trừ khỏi Đảng. Ông này chuyên dùng đảng ra đấu Hoàng. Lúc đó Hoàng thường đùa, giờ tôi là loại đảng viên xấu nhất, nhì tỉnh, chắc phải xếp loại E hay loại F.

 

Trong khi công ty cũ, Nhà nước đầu tư mấy chục năm trời, đất cát, vốn liếng tới vài ba chục tỷ, vẫn làm ăn lẹt đẹt, nợ đìa ra, còn công ty của Hoàng lập ra, thuê được vỏn vẹn ba ngàn mét vuông đất, vốn tự bỏ ra, mà nay sản lượng xuất khẩu đứng đầu trong các công ty cùng ngành hàng của các tỉnh phía Bắc.

 

Có lần tôi đi với Hoàng tới một công ty bạn, ở thành Nam. Gần hai trăm cán bộ công nhân, một nửa là chân gián tiếp. Mới cuối chiều, khoảng sân rộng ngót nghét nửa ha, cánh hành chính nô nức chơi cầu lông, còn công nhân dưới xưởng đang è nhau chọc tiết và vặt lông lợn. Đó là cánh văn phòng, không về sớm được, phải dở việc ra đánh cầu lông thi đua với cánh công nhân trực tiếp sản xuất. Nhìn họ đánh cầu lông, tôi thấy không khí công ty tưng bừng quá. Chả bù cho công ty của Hoàng, chỉ ba người ăn lương gián tiếp, còn lại việc gì cũng khoán, đến như việc cúng lễ cuối năm cũng khoán. Một năm vào ngày áp Tết, tôi cùng cậu em nhà báo xuống cơ sở Hoàng chơi. Thấy ông thầy cúng lui cui ngồi gõ mõ, khấn lễ bên cái miếu dựng trước khu nhà chế biến. Hoàng giới thiệu:

- Thầy đang cúng đấy. Nghề sát sinh này phải chu đáo. Bao sinh linh lang thang quanh đây. Chúng mà quấy nhiễu là mệt.

- Sao có mình thầy. Nhân viên công ty của ông đâu, không có người phụ lễ, giám sát?

- Khoán, khoán cả rồi. Cứ cúng hết ba tiếng là xong, từ năm giờ đến tám giờ tối.

Tôi đùa:

- Khoán thì khoán chứ, cũng phải giám sát. Không người giám sát, nhỡ cứ lộc lá thầy khấn hết về nhà thầy, hay mang tuốt tên tuổi anh em, con cái nhà thầy ra kêu cầu, thì các ông đã mất toi tiền lại công cốc lộc lá!

 

Tao không ăn cướp

 

Ta bây giờ có cả một uỷ ban chống tham nhũng. Như thế quá đúng. Tôi từng kê khai tài sản mấy bận. Tôi kê rằng, nhà chục mét vuông, trị giá ba trăm triệu; hai cái xe máy, bốn mươi triệu; cái máy giặt năm triệu; cái điều hoà ba triệu; còn lại tất tần tận khoảng hai ba chục triệu nữa. Tuốt tuồn tuột tài sản không quá năm trăm triệu. Ít vậy vì chức tước của tôi chả tham nhũng được gì. Thử to hơn xem nào, ối!

 

Chuyện tham nhũng, hối lộ, không phải ở ta, mà ở Tây, Tàu đều có tuốt.  Không chỉ bây giờ, mà tham nhũng, hối lộ xảy ra từ cổ xưa. Câu chuyện ông quan tuổi Tý, đến khi về hưu, bà vợ đem con chuột bạc người ta hối lộ cho trước đây, kể. Ông chồng cứ tiếc, trách sao bà vợ ta không khai ông tuổi trâu.

Lại kể về ông chú hiệu trưởng của tôi. Là người có tiếng liêm khiết, sống khá ngang, ngang tới mức, người ta kèm thêm tên ông từ Chánh mà gọi. Mấy năm tôi sống ở nhà ông, sống gần, nên tính tình ông tôi khá rõ. Ông thường nói với cháu con:

 

Ăn cơm mắm cáy thì ngáy o o!

Ă cơm thịt bò thì lo ngay ngáy!

 

Bài học đạo đức của ông với con cháu đơn giản quá, song học được, thì hơi khó. Ăn cơm thịt ngon hơn chứ! Một lần, ông giúp ai việc gì đó, sau người ta mang túi quà đến biếu cho bà vợ, bà đem kể với chồng. Nghe vậy, ông quắc mắt:

- Không biết! Cô đem trả ngay người ta.

 

Bà vợ vừa tiếc của, vừa bực mình, vừa bị trận chồng xỉ vả, vẫn phải cum cúp mang quà đi trả. Cái vụ ấy tôi cứ tiếc. Nghĩ, giá như bà ỉm đi, ông chồng đâu biết, dù sao ông đã giúp người ta, việc xong rồi.

 

Một năm vào dịp tết Nguyên Đán, quãng hăm tám, hăm chín âm, vợ chồng và con cái chú thím tôi về quê ăn Tết, chỉ mình tôi còn lại. Tôi đang dở công việc, về sau. Sáng đang ngon giấc, thì bị đánh thức bởi tiếng gõ cửa đùm đụp, choàng tỉnh, tôi hoảng hốt tưởng có việc cướp. Trời còn tối, lại nghe tiếng người, không vội mở cửa, tôi cẩn thận bật điện ngoài hành lang lên. Thấy có người đang đứng. Ông ta ngập ngừng hỏi chú thím tôi. Biết họ về quê, khách vẫn nhờ tôi mở cửa cho vào. Nhìn chỉ có mình ông ta, lại thấy người chân chất, tôi đành miễn cưỡng mở cửa. Khách xách theo chiếc bu gà, con gà trống to tướng. Ông trình bày mình có con gà quê, tết đến biếu chú thím tôi. Tôi đâm lúng túng, không biết xử lý sao đây, đành bảo, hay sau tết, ông quay lại mà biếu. Đun đẩy mãi, cuối cùng, trước lời nài nỉ của ông, nể quá, tôi đành nhận chiếc bu gà quà biếu. Nhận quà, nghĩ, tôi thấy lo, song tặc lưỡi, thôi Tết lên hẵng hay. Đặt bu gà vào nhà tắm, chuẩn bị cho nó bát cơm, chậu nước, tôi còn cẩn thận đè lên cái thớt và xuôi về quê luôn.

 

Mùng ba tết tôi lên. Vừa tới hành lang, bà thím chặn lại thì thầm, chú mày đang hỏi con gà đấy. Liệu mà ăn nói với ông ấy. Tôi biết ăn nói sao đây. Đúng là quà biếu, đúng của hối lộ rồi, thôi thì cứ đành sự thật, nào cháu có biết họ là ai đâu, chuyện lại xảy ra vào tờ mờ sớm, cháu nửa thức nửa ngủ, khách thì vật nài… Nghe cháu trình bày một hồi, ông chú lặng thinh, mặt khó đăm đăm. Bà thím dàn hoà: Thôi! Bây giờ biết trả ai. Nghe vợ nói vậy, ông chú chỉ còn biết trút bực lên vợ:

- Cô thì…

 

Chiều ấy hai thím cháu tôi hì hụi giết thịt con gà biếu. Lúc dọn mâm cơm ra, lấy chai rượu vừa mang từ quê lên, rót rượu cho chú, rót rượu cho mình, tôi vẫn hãi, ngấm ngầm quan sát ông chú. Lúc này thái độ của ông không còn khó đăm đăm nữa. Trong bữa ăn, tôi thỉnh thoảng thấy ông cũng gắp thức ăn, lúc miếng gà luộc, lúc miếng lòng xào, nhưng không thấy ông khen thịt gà ngon. Thôi thì nó cũng là prôtít, dù là prôtít gà hối lộ, hay gà nhà nuôi, nó có tội tình gì đâu mà ghét bỏ!

 

Năm về hưu rồi, ông gọi khách bán căn hộ tập thể để xây nhà. Trước đó ông tụ tập mấy đứa cháu, trong bữa ăn, ông nói ý định sẽ xây nhà và tham khảo các cháu. Ông giáo trước mức đầu tư căn nhà, nó bằng số tiền đang rao bán căn hộ tập thể. Lũ cháu được hỏi ý kiến, nhao nhao đóng góp, đứa thì bảo xây kiểu này, vật liệu kia, toàn loại xịn. Cứ theo các cháu, mức đầu tư tăng lên gấp rưỡi, gấp đôi số tiền căn hộ đang rao bán. Nghe các cháu góp bàn, ông lắc đầu. Các cháu thuyết phục, tiền ít như vậy, nhà sẽ lom nhom lắm. Mặc các cháu thuyết phục, ông vẫn bảo lưu ý kiến. Thấy vậy, tôi gặng hỏi:

- Thế nhà chú không còn khoản nào nữa ư?

- Không!

 

Ơ hay thật đấy! Trong thâm tâm tôi từ lâu vẫn biết, ông là người bôn, nhưng giữ gì thì giữ chứ, làm gì mấy chục năm hiệu trưởng, nhà trường được đầu ối công trình, chả nhẽ ông không chấm mút được tý gì chăng? Chỉ cần cái phết phẩy phần trăm, phần ngàn thôi, là có khoản vài trăm triệu giắt túi. Giờ về hưu rồi, còn sợ gì nữa, mà phải giữ tiếng. Tôi đánh bạo:

- Thế chả lẽ…. trước đây, chú không…

 

Nghe cháu nói vậy, ông quắc mắt:

- Không, không làm sao. Mày bảo tao không ăn cướp được phải không?

Chú tôi chắc lại ám ảnh sợ câu: Cướp đêm là giặc cướp ngày là quan, nên làm quan, ông không dám ăn cướp?

Sống bôn, mà ông mê tín ra phết. Một lần tôi đến nhà ông ăn giỗ. Ăn cỗ xong, thấy ông dỗ thằng cháu ngoại, nó cứ khóc ti tỉ mãi. Vữa vỗ về thằng cháu, ông vừa thản nhiên nói:

-    Thôi cũng giỗ xong rồi, ông về nhà ông đi. Tôi đã mất xôi thịt cúng giỗ, đã hưởng rồi ông lại còn cứ tròng ghẹo thằng cháu tôi mãi.

Đấy là ông nói chuyện với hồn ma ông em, ông vừa cúng giỗ xong. Và khi ông vừa nói xong, lạ thay thằng cháu nín và ngủ thin thít.

 

Chú tôi sống khác người, đó là việc riêng của ông. Tại khu tập thể  trường, ông hiệu trưởng ở gian nhà cấp bốn, nằm tít tận góc cuối trường. Hết giờ làm việc, chú tôi thú nhất chơi bóng chuyền, về đến phòng riêng là không muốn gặp gỡ ai, nhất là phụ huynh và đám học sinh. Chắc ông nghĩ, phụ huynh, học sinh tới thăm, tình cảm thì ít, mà mang quà biếu là phần nhiều, nên ông chủ động nuôi con chó lai rõ to. Ông đặt cho nó cái tên là Ních và rất quý nó. Nhiệm vụ của con chó lai này là bữa bữa xuống nhà ăn tập thể ăn mấy bát ô tô cơm; đêm đêm dạo quanh sân trường chống trộm; còn ban ngày thì luẩn quẩn trước cửa nhà ông và nhìn thấy ai bén mảng đến gần là sủa và xô ra cắn.

 

Con chó dữ lắm. Bất kể ai, nếu không có mặt chủ, là cắn liền. Nhà người ta như vậy, đi biếu quà, chẳng lẽ khách cứ réo to, gọi chủ ra thì lộ ráo. Mà liều mình vào, thì không thoát nổi con chó dữ dằn kia. Nó cắn, chắc đau lắm. Biện pháp của ông chú tôi xem ra có hiệu nghiệm, học sinh, phụ huynh cấm giám bén mảng tới. Người ta bảo chó nó cũng biết chọn người mà cắn, những người sang, thì nó nhằn ra, đằng này con chó lai kia khá ngu, khách nghèo sang nó cắn tuốt. Một hôm, có ông chủ tịch một tỉnh miền Trung đến thăm chú tôi. Lý do viếng thăm là đứa con ông vừa được nhận vào trường. Nhân chuyến công tác ra Hà Nội, để biểu thị tấm lòng biết ơn, ông chủ tịch tỉnh tạt vào thăm. Khi đi, ông không quên mang theo gói quà to tướng.

 

Chiếc xe con sang trọng xịch đỗ giữa sân trường, ông chủ tịch ngỗn nghện xách gói quà bước vào hướng nhà ông hiệu trưởng. Đã là chủ tịch, mà lại là chủ tịch tỉnh, ông còn sợ, biết hãi ai nữa. Ông đâu ngờ, đón tiếp ông là con chó lai to. Không biết ông là ai, gói quà giá trị đến mức nào, vừa thấy người nghênh ngang bước về phía nhà chủ, nó xồ ra, xơi luôn cho ông khách một miếng. Chó cắn, lại chó to, ai chẳng hoảng. Mãi đến khi chủ nhà ra quát, nó mới chịu buông ông chủ tịch tỉnh ra. Xin lỗi khách rối rít, ông chú tôi vội mời ông khách lên văn phòng, ông lại còn thông báo gấp mấy cán bộ trong trường cùng tiếp. Tiếp đón đông vui, công khai thế, ông chủ tịch khó mà biểu thị được tấm lòng riêng. Chẳng lẽ đi biếu quà, con chó nhà người ta đã làm ầm lên, rồi chủ nhà lại đưa ra công đường, có mấy người cùng tiếp, khách chả tiện chuyện biếu xén.

 

Về con Ních, sau khi nghỉ hưu, ông chú tôi kịp lo cho nó khá chu đáo, nó vẫn gác trường và có chỗ ngủ ở chân cầu tháng, ngay dưới phòng hiệu trưởng. Rồi nó già và chết. Không ai nỡ ăn thịt, mà mang nó đi chôn. Đưa ma nó là mấy cậu học sinh.

 

Và giờ thì ông chú tôi chả phải giữ gìn liêm khiết nữa. Ông đã về thiên đàng, nơi mà nghe nói, của cải trên ấy nhiều, nhiều lắm!

 

Nhận hối lộ ly cam vắt

 

Có kẻ ví nghề báo là nghề đâm thuê chém mướn, hay thổi kèn. Ví thế là bậy. Một dạo cứ nghe điện thoại của ông bạn là tôi kinh, thôi lại kiện cáo rồi.

- Ông cứ viết cho tôi một bài. Đánh bỏ mẹ nó đi….

Ối giời ơi, cái anh nhà báo, đánh được ai! Mà sao ông thích đánh nhau và đánh lắm người thế. Có lần tôi phải kêu lên với bạn như vậy.

 

Tôi vài ba lần tham gia đánh tiêu cực. Nói chung, dây vào việc này hơi mệt, chịu nhiều áp lực lắm. Chỉ riêng áp lực từ đồng nghiệp đã nhức đầu, chưa kể từ người bị đánh, rồi.... Áp lực tới mức, có lần đánh, tôi phải sắm mũ bảo hiểm, đề phòng bị tạt a xít, giờ đi làm, giờ về nhà và đường đi, phải thường xuyên thay đổi. Tôi từng viết tay một bản, chỉ ra tên thủ phạm, cất vào trong ngăn tủ cơ quan và dặn chị trưởng phòng, nếu có việc gì bất trắc xẩy ra với tôi, thì chị cứ lấy ra, đưa cho công an. Bận ấy mấy anh xã hội đen hỏi thăm một anh bạn về tôi. May, họ hỏi đúng chỗ người quen tôi, mà tha cho.

 

Đó là vụ tôi xông vào “đánh” ở một Bộ. Sau vụ này tôi đờ đẫn hơn năm, người ta gọi là trầm cảm, chẳng còn thiết viết lách gì nữa. Lúc ấy Bộ đó gần như kiêng kỵ. Chúng tôi xác định chiến thuật: bám lưng địch mà đánh, dương đông kích tây,... Nghĩa là mang các bài học, từ tân hiện đại đến cổ học Trung Hoa ra triển khai.

 

Bay vào thành phố Hồ Chí Minh, tôi gặp ông cựu Cục trưởng của Bộ, người từng bị họ đánh cho tơi tả, suýt phải vào tù. Gặp ông, tôi thấy ái ngại thế. Ông cựu Cục trưởng mình trần, đánh cái xà lỏn khoe nước da nâu bóng, trên vai toòng teng gánh đất. Mãi tới khi nói chuyện, mới hay, ông vẫn lạc quan và tính rất anh hai Nam bộ. Chúng tôi tới làm phu nhân Cục trưởng cảm động phát khóc. Bà nói, chúng tôi đến làm vụ này là do ông ở hiền gặp lành, Trời, Phật phù hộ. Trời, Phật, đâu chưa biết, chỉ biết rằng, sau vụ bị đánh, ông phải bán hết gia sản ở Hà Nội, lánh nạn vào Nam, vợ chồng mua mảnh đất ngoại ô. Lúc ấy đất rẻ. Đùng một cái, sau này, trước cửa nhà ông, con đường lớn chạy qua và đô thị Sài Gòn mở rộng, đất nhà thành đất vàng, đất bạc.

 

Chỉ huy và tham vấn vụ này là sếp Hoàng, Trưởng ban của tôi. Còn thực hiện là tôi và Lý Chiều Chiều, một đồng nghiệp trong Ban. Một lần trong phút giây lãng đãng, Lý đọc bài thơ Vỡ của mình. Sao những người tặng thơ cho tôi, thơ đều buồn đến thế?

 

Tưởng rằng ngày ấy sẽ qua

Cầu vồng bảy sắc vỡ oà chân mấy

Niềm vui vừa kịp đong đầy

Ngỡ ngàng… buông một vòng tay ngậm ngùi

Xoà tay vuốt lại nụ cười

Xác hồng pháo khép một thời long đong

Tưởng là xong- ngỡ là xong

Ai hay còn đó bên sông con đò

Nến hồng đốt cả miếu thờ

Cà phê đắng đỏ đêm mờ âm u

Ngoài lòng tìm một tiếng ru

Bão rông trả lại chiều thu lá vàng

 

 

Trong quá trình điều tra, chúng tôi có cả công văn xin gặp một vị Thứ trưởng, nhưng không thấy hồi âm. Vụ này, sếp Hoàng khá cẩn trọng và cũng hơi lo, trong khi đó, tôi và Chiều Chiều nhiều lúc lại bỡn cợt. Một lần, kẻ bị “đánh” kia xin gặp riêng chúng tôi. Phương châm, bám lưng địch… , nên chúng tôi đồng ý gặp. Trước đó, chúng tôi báo cáo với sếp Hoàng.

 

Trong lúc báo cáo, Lý đùa:

- Nhỡ chiều nay gặp, họ đưa tiền, thì sao...

 

Sếp nghiêm sắc mặt:

- Cô, cậu phải tuyệt đối giữ gìn.

 

Lý nhìn sếp, cười cười:

- Giữ gìn là giữ gìn cái gì. Nếu họ đưa năm nghìn đô...?

- Tuyệt đối không nhận!

 

Lý tiếp tục:

- Nhỡ họ đưa hơn nữa thì sao, mười nghìn chẳng hạn?

Sếp quắc mắt:

- Tôi cấm. Tuyệt đối cấm!

 

Chúng tôi đùa sếp tý thôi, chứ giống đánh mà ăn, thì đánh được ai và đã đánh mà ăn là hóc, muốn ăn, cứ thổi kèn, ăn ngay.

 

Nơi hẹn gặp nay là nhà hàng ở một ngã tư trên đường Lý Thường Kiệt, tôi và Lý cùng đi. Đến nơi, chúng tôi lượn một vòng, quan sát trước. Khi tiến vào, nhân vật kia hấp tấp đứng lên, nhũn nhặn ra chào. Chờ khi an toạ, người ấy hỏi chúng tôi, dùng đồ uống gì. Tôi lưỡng lự, nên từ chối không? Nhưng nghĩ, như thế hơi khiếm nhã. Còn đang nghĩ, Lý lên tiếng:

- Anh cho ly cam vắt!

 

Trong lúc chờ, kẻ mời chúng tôi như vô tình phát hiện ra người quen, anh ta gật đầu chào và đứng lên, bước về phía ấy. Sau khi chào hỏi nhau, rất tự nhiên, ông khách kia tiến lại phía chúng tôi, như một cử chỉ lịch sự chào đáp lễ. Khi bắt tay nhau, chúng tôi kịp được nghe giới thiệu về ông ta. Cứ như lời giới thiệu, thì ông này đến chức cục trưởng, cục phó gì đó. Thôi rồi, phép cáo núp oai hùm, tôi nghĩ bụng. Nghe giới thiệu, Lý cười, hỏi luôn:

- Ơ, thế sáng này anh có dự cuộc họp của Bộ không. Trong cuộc làm việc, đồng chí Bộ trưởng bộ anh thông báo nhiều vấn đề lắm!

 

Lý nói rất tự nhiên, còn ông khách hơi lúng túng. Chẳng rõ ông ta nói gì, sau đó xin phép trở lại bàn mình. Tôi nghĩ bụng, chả rõ sáng nay có cuộc họp của bộ anh không, hay cái bà Lý này phịa chuyện ra để trộ ông quan kia. Thôi, thế là phép cáo núp oai hùm thành công cốc. Buổi đó chúng tôi nói chuyện khá lâu, chủ yếu nghe người kia trình bày, trình bày dài lắm, dài đến mức chỉ nhấm nháp, mà ly cam vắt cạn đến gần đáy. Chợt nhìn ly nước cạn, người kia hỏi:

- Ơ kìa, anh chị dùng thêm chút gì nữa chăng?

Tôi lắc đầu, không ngờ Lý lại bảo:

- Anh cho ly cam vắt nữa.

 

Tôi nghĩ bụng, sao con mẹ này tham thế, tham không đúng nơi đúng chỗ, dù có khát, cũng phải cố mà khước từ. Cuộc giãi bày tâm sự của người kia và chiến thuật bám lưng địch mà đánh của chúng tôi kéo dài thêm khoảng ba mươi phút nữa. Thấy đã khai thác thêm được một số tư liệu, tôi chủ động ngắt lời, xin phép dừng ở đây. Vừa nghe thế, ông khách cười rất nịnh:

- Ô kìa! Hôm nay tôi mời anh chị dùng cơm nữa cơ mà!

 

Đến lúc này tôi cương quyết từ chối, không để cái bà Lý Chiều Chiều  dấm dớ,  nhỡ ra nhận lời người ta đi ăn cơm, thì há miệng mắc quai, nó lại vu cho mình ăn hẳn của nó một bữa cơm. Sau cuộc tiếp xúc trên, tôi nhận được khá nhiều cuộc điện thoại của người kia và những người ở đẩu đâu đâu, hẹn ăn cơm và hẹn nhiều thứ lắm. Có ông nhà văn và là Tổng biên tập một báo, từng mời tôi xơi cơm ở khách sạn, bên hồ Giảng Võ và xin mướn cho mấy kẻ kia. Ông này sau đó bị mất chức vì tài chính. Thế nhưng, các phóng sự về vụ việc trên vẫn tiếp tục được phát và đăng trên nhiều báo….

Một hôm tôi nhận được điện thoại của sếp to, gọi lên trình bày vụ việc. Gặp sếp, tôi trình bày tỷ mỷ quá trình điều tra và tỏ rõ thái độ, quan điểm của mình trước vụ việc. Nghe xong, sếp thông báo, người kia cũng đến trình bày với sếp rồi. Cuối cùng sếp nói: Có thông tin ... các cậu nhận tiền. Tôi nghe, chính người kia nói.

 

Tôi điếng cả người. Biết trình bày thế nào đây. Trầm giọng xuống, tôi nói với sếp:

-  Nếu vậy... tôi đề nghị, đồng chí cứ bảo anh ta, tố cáo chúng tôi với cơ quan chức năng, họ sẽ điều tra tất cả vụ việc. Còn  chúng tôi, xin cam đoan, không hề nhận bất cứ một thứ gì. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước những việc đã làm.

Nói tới đây, tôi bình tĩnh trở lại...

- Ngoại trừ... hôm trước, gặp họ ở nhà hàng, tôi... à… em cùng Lý Chiều Chiều có nhận hối lộ của họ ba ly cam vắt, em một ly và Chiều Chiều, hơi tham, uống tới những hai ly.

 

Tôi ước là con chó

 

Kẻ nhận hối lộ thì không rõ thế nào, thích hay không thích và nhiều hay ít kẻ thích. Nhưng phải đi hối lộ, thì chắc chắn khối người chả thích tý nào, vừa xấu hổ, vừa nhục, vừa tiếc của.

 

Tôi là một trong những người từng phải đi hối lộ. Ám ảnh chuyện ấy sâu đậm đến mức, sau này cánh sinh viên thực tập, hay học việc ở Phòng, tôi chả bao giờ nhận, dù chỉ một bữa bia chúng mời. Nếu có điều kiện, tôi còn viết cái nhuận bút vài trăm ngàn cho chúng. Cứ nghĩ, ra giá và ăn uống thế, ngang bằng ăn cứt sốt trẻ con.

 

Năm ấy tôi mới ra trường, về làm hợp đồng miệng tại Chi cục thành phố. Ở Chi cục chả ai gạ gẫm tôi hối lộ đâu, toàn những người tốt cả, như chú phó giám đốc, học ở Tây về và chú Giám đốc nữa. Khốn nỗi, mấy ông này tốt thật, hết lòng giúp thật, song ngoài họ ra, còn phải qua nhiều cửa nữa. Một cửa không thể không qua là Sở và tôi phải đến hối lộ cửa này. Cái ông quan tôi phải hối lộ, tuy chưa bao giờ nghe thấy ông này bảo tôi hối lộ, nhưng quà cáp tôi mang tới, bà vợ nhận thun thút. Những gói quà từ nguồn thu nhập chết đói của tôi.

 

Lúc đó, thu nhập mỗi tháng của tôi là mười ki lô gạo, do Chi cục trả công  hàng tháng. Ngoài ra là chỉ vàng mẹ tôi cho, bán đi, đem gửi ngân hàng, lấy lãi. Lãi suất ngày đó cao, tháng trên mười phân. Nguồn thu nhập nữa của tôi là tối tối đi dạy dỗ trẻ. Tôi gạ được mấy đứa học cấp một, cấp hai. Nếu so với giá cả và đồng tiền hiện nay, thì mỗi tháng, tổng thu nhập của tôi vào khoảng hai trăm ngàn đồng. Số tiền ấy, hai phần ba dùng để sinh hoạt, còn lại phải đem đi hối lộ, hối lộ bảy mươi ngàn đồng một tháng, chính xác và đều đặn. Ít tiền nên tôi sống tằn tiện. Có bận xe thủng săm, tôi phải dắt bộ năm, bảy cây số từ lò lợn về nhà để tự vá và bơm xe lấy.

 

Căn hộ kẻ nhận hối lộ kia ở khu tập thể Bông Sen. Ông này người phương phi, cao trắng như Tây, đúng dáng nhà quan. Mỗi tháng tôi đến nhà ông ta một bận. Khoảng bảy giờ tối, tôi như thằng trộm, thập thò trực ngoài hành lang. Vào giờ ấy nhà họ đang xơi cơm. Tôi dỏng tai lên nghe động tĩnh trong nhà, khi nào thấy tiếng dọn bát đĩa, đoán bữa tối nhà người đã xong, rụt rè gõ cửa, khép nép xách túi quà vào.

 

Túi quà khi là cân xoài và gói bánh; khi là táo, hay dưa lê và tút thuốc. Nghĩa là giá trị túi quà không quá bảy mươi ngàn đồng (theo thời giá hiện nay). Gói quà được bà chủ niềm nở đón tiếp. Chả khách khí gì, bà xách ngay xuống bếp, gọt vỏ nó, rồi mang ra bày lên bàn. Quà hối lộ thật tiện cho nhà họ, có món tráng miệng sau bữa tối. Tôi vào nhà, ông chủ chỉ gật gật, không rõ có biết tôi là anh cu nào không. Lúc cả nhà họ tráng miệng, bà chủ không quên hào phóng mời kẻ hối lộ là tôi tráng miệng cùng. Tôi vội vàng từ chối, rằng mình cũng vừa mới tráng miệng xong. Tôi chỉ không tâm sự ra, bữa cơm nhà bà thím mình đang sống nhờ, toàn ăn rau muống, muối vừng, một ngụm nước rau soàm soặp là xong, cần đếch gì phải tráng miệng!

 

Trong khi nhà họ nói cười, tráng miệng vui vẻ, thì tôi ngồi ngắm con chó lai Tây nhà họ. Con chó to quá, cứ sục mõm xuống cái bát ô tô tú hụ những cơm, ruột lợn, phổi bò,…. Nhìn con chó lai ăn, có bận tôi ao ước, giá mình được làm thân con chó  ấy, thế thì tháng tháng, không phải đi hối lộ nữa, lại ăn sướng.

 

Nhớ cánh vờ vờ trôi

 

Dịp mới về nhà Đài, tôi có chuyến đi công tác với một nhà báo đàn anh. Hai thầy trò tới một huyện thuộc tỉnh trung du. Chỉ một huyện thôi, mà chúng tôi cày kéo gần tuần. Giáo dục, y tế, thương nghiệp, công nông nghiệp,… Không còn lĩnh vực, cơ sở nào không mò tới.

 

Lúc ấy, tôi thấy nghề báo oách thật. Xe ô tô đưa khắp huyện. Còn tại phố thị, dân nhẵn mặt hai ông nhà báo cứ máy ghi âm kè kè, lúc nào cũng có cán bộ huyện tháp tùng.

 

Tuy không nói ra, nhưng tôi sướng nhất là đám quà cáp cơ sở biếu: nào lốp xe đạp, khi làm việc với công ty xuất nhập khẩu ngoại thương; nào túi ba kích và xấp tắc kè khô, khi làm việc với ông công ty dược; nào bút kim tinh, khi  làm việc với Hiệu trưởng trường Dân tộc; nào tấm vải trắng pô pơ lin, khi làm việc với công ty thương nghiệp; nào bao lạc vỏ tới ba mươi cân, khi làm việc với phòng nông nghiệp huyện; nào.... Nghĩa là lắm lắm lắm. Gần một tuần công tác, đống quà biếu chúng tôi tha về phòng khách ở huyện, xếp tràn đầy ngăn tủ, còn bày lên cả mặt bàn. Có tối nhà báo đàn anh ngủ rồi, tôi nằm trong màn lén ngồi dậy, ngắm nghía quà. Sung sướng thật!

 

Sung sướng, nhưng tôi không dám nói ra. Chỉ băn khoăn, hôm này về vào lúc nào đây. Một đôi lốp, hai túi ba kích, hai xấp tắc kè, bao lạc vỏ mấy chục cân, rồi vải, xà phòng, giấy... chắc chắn phải khệ nệ khênh vác mới hết. Không lẽ cứ ngỗn ngện vác quà trước bàn dân thiên hạ? Cả tuần hai nhà báo hoành tráng diễu phố, dân phố huyện biết mặt, biết danh, không lẽ nay hai ông đeo lốp lên cổ, lễ mễ xách ca táp căng đầy quà và khệ nệ khênh bao lạc. Vậy trông chướng quá.

Chiều trước hôm chuẩn bị về, tôi lưỡng lự thăm dò:

- Anh này! Sáng mai chúng mình về lúc nào nhỉ?

- Tớ cũng đang tính.

Tôi định tư vấn cho nhà báo đàn anh, mình về thật sớm, ra bến ô tô từ tờ mờ sáng, nhưng chưa dám. Đành ướm lời:

- Về muộn, em sợ .... nắng!

- Đúng! Nắng!

Đàn anh nhà báo gật gù, rồi lấp lửng :

- Mà khênh vác đám quà biếu kia diễu phố, kể hơi…. chướng.

Được lời như cởi tấm lòng, tôi sốt sắng:

- Đúng! Trông chả tiện tý nào!

Tư tưởng lớn gặp nhau, chúng tôi chào cô quản lý phòng khách từ chiều tối hôm trước, sáng sau, trời còn tờ mờ đất, đã mò mẫm ra bến ô tô huyện, đáp chuyến xe đầu tiên về Hà Nội. Trên xe, lòng tôi phơi phới với đống quà. Tôi chẳng còn phân vân, ngượng ngùng và sợ hãi, ai nhìn thấy nữa.

 

*

Phong bì, có người còn nâng lên thành văn hoá phong bì Việt Nam ta. Cưới hỏi phong bì, giỗ chạp phong bì, hội nghị phong bì, quà biếu, hối lộ phong bì tuốt. Làm báo, món phong bì thành khoản thu nhập của ối người. Tôi thích nhất hai lần vặt được phong bì, một là của ông chủ tịch tỉnh miền núi nọ và lần thứ hai của ông trưởng phòng công an tỉnh.

 

Về lần ông công an, hôm đó Phương Béo đưa tôi đi. Mảng giao thông Phương Béo theo dõi rất sát và quan hệ tốt với cơ sở. Đến cơ sở, ông trưởng phòng công an tổ chức bữa tiếp đãi thịnh soạn. Đang khi nhậu, tôi thấy ông ta nháy Phương ra ngoài, tiếp đó cả hai người thì thầm mời tôi ra hành lang. Tôi hơi nhạc nhiên, không rõ chuyện gì. Ông công an nói vòng vo, tôi càng thêm không hiểu. Rồi ông ta cười cười ngường ngượng, tay thập thò vào túi ngực và tôi thấy thấp thó cái phong bì. À, tưởng gì! Tôi toét miệng cười và xỉa luôn tay ra, làm ông ta ngỡ ngàng. Chắc ông ta nghĩ, đưa phong bì cho nhà báo cũng dễ.

 

Một dịp báo chí xì xầm địa phương nọ diễn ra đại công trường thủ công. Các chủ thầu như ngồi trên đống lửa. Công trình xây xong, địa phương chưa trả đồng xu nào. Dịp ấy mấy nhà báo lên địa phương đó công tác, chúng tôi tới nhà riêng ông chủ tịch tỉnh. Nhà ông này cũng buồn cười, xây cao bốn tầng, mà thửa hẳn quả cầu tháng máy. Trước đó ông này tính gỡ ra rồi, nhưng chưa kịp. Trong lúc chúng tôi trò chuyện ở phòng khách, con ông ta lại dùng thang máy và chạy vào phòng khách hỏi bố việc gì đó.

 

Anh em nhà báo biết trước cái thang máy tai tiếng này, liền chạy cả ra xem và trầm trồ, khen nó đẹp thế. Người thì đồ, giá nó tới mấy chục nghìn đô; người bảo, tới trăm nghìn đô ấy; có anh còn vào đi thử và khi ra, khen thang êm, chạy nhanh quá. Lúc này, ông chủ tịch tỉnh chả còn hơi sức đâu phổng mũi về cái thang máy của nhà mình nữa. Lúc chúng tôi về, mỗi nhà báo được ông chủ tịch tặng cho cái phong bì. Đây là lần đầu tiên đi công tác, đến nhà riêng lãnh đạo làm việc, tôi được tặng phong bì.

 

Tôi biết một ông nhà báo ở một tờ báo lớn, báo tương đương cấp bộ, bút danh na ná như sông Hồng đỏ nặng phù sa. Chức ông này khá to, như ông ta in trong các vi dít và mở thêm ngoặc, tương đương cấp Vụ trưởng. Ông này mê phong bì lắm. Ngày ông ta đi đến ba, bốn hội nghị mà không chán. Đi nhiều đến mức, đánh bạt anh em trong Ban và độc chiếm địa bàn hội nghị Hà Nội. Đi nhiều mà viết ít, đến cái tin bằng bao diêm đăng trên báo của ông, cũng không thấy. Có thể báo này quan trọng, cũng có thể do hội nghị phong bì có dăm chục, chả bỏ đăng, nên báo ông không đăng. Thế thôi!

 

Chuyến tôi và Lý Chiều Chiều cùng một số phóng viên báo bạn đi tìm hiểu Ban dự án xây dựng một nhà máy xi măng có chuyện khá hài. Chúng tôi túm được thông tin dự án có vấn đề, nên anh em kéo xuống. Khi phóng viên tới, cán bộ Ban dự án bắt buộc phải tiếp, nhưng cảnh giác và rất hãi chúng tôi. Trước đó cánh nhà báo thống nhất, thái độ làm việc nghiêm túc, thông báo rõ giờ giấc, nếu họ mời ăn, cương quyết từ chối. Có người hỏi, nếu họ đưa phong bì thì sao. Người bảo không nhận, người bảo cứ nhận, nhưng phải cảnh giác.

 

Chúng tôi thực hiện như kế hoạch. Buổi làm việc diễn ra khá căng. Sau buổi làm việc, cán bộ Dự án mời chúng tôi dùng cơm, đoàn từ chối ngay. Một ông cán bộ rụt rè cuốn sổ tay và lấp ló xấp phong bì, ngó thăm dò chúng tôi. Nghĩ tới chuyện anh em bàn lúc trước, tôi nảy ra ý đùa, liền tươi tỉnh nhìn ông cán bộ ấy. Được lời như cởi tấm lòng, ông ta liền mạnh dạn đến trao phong bì cho tôi và từng nhà báo. Nhận phong bì xong, tay tôi nhoay nhoáy xé ra luôn, rồi cẩn thận đếm rõ to. Mấy ông cán bộ ngạc nhiên quá trước hành động của tôi, mặt họ đớ ra. Sau khi đếm xong, tôi mặc cả:

- Đúng năm chục ngàn nhá. Chưa phải mức hối lộ. Xin cảm ơn các đồng chí!

 

Họ ngạc nhiên, nhưng chắc chưa ngạc nhiên bằng một bận tôi gạ ăn. Tôi cùng cậu em đến công tác ở một xã. Dân số là vấn đề quan trọng, nên hôm đó xã có nhiều thành phần tham dự, đại diện đảng uỷ, uỷ ban, hội Phụ nữ, đoàn thanh niên, hội nông dân, mặt trận,… Tại trụ sở uỷ ban, sau khi ổn định, tôi đứng lên phát biểu:

- Kính thưa các đồng chí! Không biết trưa nay, xã nhà sẽ tiếp đón nhà báo khoản gì. Theo tôi, ta nên giết lợn, khoản tiết canh lòng lợn ngon lắm.

Các đại biểu sừng sờ. Dân số là vấn đề quan trọng, trong không khí họ nô nức, đại biểu các ban ngành đều chuẩn bị phát biểu về tầm quan trọng của vấn đề dân số, thì ông nhà báo lại quan tâm đến lòng lợn, tiết canh. Còn ăn trưa, xã đã dự kiến rồi, trưa đó đưa tất cả ra quán, đâu phải giết lợn như ngày xưa, khách ba chủ nhà bảy.

 

*

Tôi làm cái chức trưởng phòng, một ông quan mi ni, vậy mà thỉnh thoảng có lính mang quà biếu. Thôi thì nghĩ, có phải trước khi giúp đỡ, mình mặc cả, ra giá đâu. Đây là tình cảm anh em, tôi đành nhận. Nhận thì nhận, nhưng nhiều khi cũng lo, biết đâu, sẽ làm gương xấu cho con. Con cái nhìn, nghĩ ông bố ăn hối lộ.

 

Một tết có lính đến chơi, mang gói quà. Trước đó lính nói mấy lời chúc mừng năm mới. Tôi cũng chẳng tiện từ chối gói quà. Đun đẩy đâm bất tiện, dông cả năm. Khách vừa rời nhà, hai con gái xúm lại xem. Con nhỏ, cháu bô bô với bố, họ hối lộ phải không? Tôi bật cười trước câu nói của con và đùa, hạ giọng thì thầm: Chúng mày nói nho nhỏ thôi! Công an biết, họ đến trói gô cổ bố chúng mày lại bây giờ, đồ ăn hối lộ. Con gái tôi tưởng thật, im thin thít, vội giấu ngay gói quà vào tủ. Đấy, giá trị gói quà đấy, bài học nhãn tiền về đạo đức và tấm gương cho con, bày ngay ra trước mắt.

 

Ta ra giá và nhận hối lộ, thì ai biết?

Trước hết kẻ đi hối lộ biết. Họ có nói cho ai nữa không? Điều này thì khó chắc! Nói với cả cơ quan thì không, chứ một phần ba cơ quan là cái chắc.

Ai biết nữa?

Vợ biết.

Thôi thì, giống đàn bà ấy mà, miễn chấp. Tham như mõ!

Ai biết nữa?

Con ta biết.

 

Có người cha nào chẳng hy vọng vào con cái và muốn làm gương cho chúng soi. Đã là kẻ nhận hối lộ, thì gương ấy để con cái soi gì đây? Chẳng lẽ gương ấy lại phản chiếu ra rằng, cha chúng ăn hối lộ. Những kẻ ấy, họ chỉ là lớp trước, làm cái công việc giao hoan, giao cấu, sinh sản ra lớp sau. Can  rằng, họ không nên xưng với con cái, bằng tư cha, mà chỉ nên xưng là thằng cu bố đĩ.

 

Các cụ dạy, miếng ăn quá khẩu thành tàn. Biết rằng, miếng ăn là miếng nhục, ác nỗi, nhục ngiã Tàu nó lại là thịt, mà thịt là prô- tít cơ, nhục mà cứ thích, luẩn quẩn thế đấy!

 

Một lần tôi được cậu lính biếu cho chai rượu Tây. Gọi cậu ta là lính cũng không đúng. Có dạo cậu ta nhờ tôi chạy giúp về cơ quan. Việc không thành, sau này cậu ta chạy được vào được cơ quan khác. Chai rượu Tây cậu ta biếu đẹp quá! Cái nhãn in hình ông Tây chống gậy trông rất oai. Uống thì tiếc, chai rượu đẹp cỡ vậy. Nghĩ ngợi đến mấy tuần, hay mình lại đi biếu, biếu sếp nào đây? Mãi mà chưa nghĩ ra ông sếp nào quan trọng.

 

Cuối cùng, nhân vợ chồng chuẩn bị về quê trong dịp hội làng, loé ra trong tôi sáng kiến, mang chai rượu Tây về biếu ông nhạc. Cầm chai rượu Tây của chàng rể, ông nhạc run run, cảm động đến lạc cả giọng. Chai rượu này mà chưng ra, thì mát mặt trước bàn dân thiên hạ. Chai rượu bày đến mấy tháng và chắc nó được giới thiệu với tất cả hàng xóm láng giềng tỷ mỷ gốc gác của nó: Thằng rể làm báo, lính nó biếu; chai rượu Tây này đắt lắm, nghe nói mua từ Pháp; thấy bảo, tới mấy ngàn đô cơ... Thực ra nó độ vài mươi đô.

 

Quý thì quý cũng phải đem ra uống. Rượu có phải tranh, hay tượng đâu mà bày mãi. Nhân một cuộc họp mặt đông đủ gia đình, chai rượu được mang ra dùng. Tôi long trọng cầm chai rượu rót vào mấy cái ly pha lê sáng long lanh. Những giọt rượu sóng sánh, vàng xuộm chảy xuống. Rượu quý nên tôi chỉ rót chừng non nửa ly. Hết một lượt, tôi khẽ nhón ly rượu lên. Trong khi đó, ông nhạc tôi cũng nhanh nhảu nhấc ly. Tôi biết, ông chỉ quý rượu chàng rể biếu thôi, chứ có uống được bao nhiêu. Tôi nghe tiếng ông khen:

- Thơm! Đúng là anh rượu Tây có khác!

 

Tôi cũng kịp đưa ly rượu lên. Ô hay, hình như mùi nó khăn khẳn. Hay là mình không quen anh rượu Tây, mùi rượu Tây nó phải thế. Tôi thoáng nghĩ ngợi, không tin vào khứu giác của mình, ông nhạc vừa chả khen thơm đấy ư? Rồi mọi người nâng ly. Vì có thời gian thăm dò trước, nên tôi dè chừng, chỉ làm một ngụm nhỏ. Ôi chao, rượu Tây gì, sao lại có hương vị này! Nó lờ lợ, chua chua và khăn khẳn. Ông nhạc và hai người anh vợ tôi vừa tớp một hớp nhỏ, mặt mũi đã nhíu lại. Thôi vớ phải anh rượu giả rồi, tôi đành lên tiếng:

- Hình như là... rượu rởm!

 

Bố vợ tôi vội đỡ lời:

- Không... rượu Tây đấy chứ!

Đấy là ông bố vợ muốn vớt vát thể diện cho chàng rể. Đến nước này thì không đừng được nữa, tôi cương quyết khẳng định:

- Đúng, đúng là anh rượu giả, bố ạ!

 

Hai anh vợ tôi cũng khẳng định vậy. Hơi bẽ mặt, tôi không biết gỡ gạc bằng cách nào. Chợt trong tôi nghĩ tới kẻ biếu rượu kia! Thôi đúng rồi, thằng này chơi khăm mình. Quên béng cả ông nhạc và hai ông anh vợ đang ngồi quanh mâm, tôi buột miệng:

- Xỏ lá thật !

 

Buông ra rồi tôi mới thấy, mình bất nhã quá. Vội vàng tôi thanh minh, tức là tức thằng lính biếu đồ rởm kia. Nghe giải thích, ông nhạc vội xoa dịu:

- Có khi người ta cũng không biết.

- Không biết là không biết thế nào. Chắc thằng này không xin được vào cơ quan con, giờ nó xỏ lá. Con là con không để yên vụ này đâu. Sếp cơ quan nó, con biết. Chuyến này phải viết bài, đánh cho thằng sếp nó một trận.

 

Thấy chàng rể nổi xung, ông bố vợ tôi đâm hãi, sợ việc nhỏ thành sự to:

- Ấy, ấy... anh đừng thế! Việc này làm to ra, mình cũng là người có lỗi! Chẳng gì cũng nhận…. hối lộ đấy sao.

Không phải vì há miệng mắc quai, song sau đó tôi cũng chẳng viết bài đánh cho thằng sếp nó một trận nào cả.

Đã từng nhận hối lộ rồi, mà có bận tôi còn dám cao giọng răn dạy người khác. Đó là lần về thăm cậu em, anh em chơi với nhau từ thời đại học, cậu ta lại vừa nhậm chức bí thư huyện nhà. Anh em lạo rạo trên đê, vừa ngắm dòng sông Luộc, vừa nói chuyện, tôi bảo cậu ta:

- Thôi, chẳng gì, giờ vị cũng là ông phủ, ông huyện rồi. Giúp được ai thì giúp, đừng có hành người ta. Dưới thời phong kiến, quan không được về trị nhậm ở quê đâu. Tránh là tránh trù úm, rồi bao che, thiên vị họ hàng.

Cậu em không trả lời mà lại hỏi:

- Anh có biết ông quan nửa thực dân, nửa phong kiến cuối cùng trị nhậm ở phủ này  không?

Biết chứ, biết cả ông Chủ tịch Uỷ ban cách mạng lâm thời.

 

Trên đê, nhìn dòng sông mùa nước đông ken, tôi lại nhớ đến những cánh vờ vờ tuổi thơ ….  mỏng mang, lơ vơ, như còn hằn vết trên sông./.

 

Hà Nội, viết trọn tháng 8/2007

 

Chương : 1    2    3    4    5  
Trọng Huân
Số lần đọc: 1512
Ngày đăng: 30.07.2009
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Chết - Phan Huy Đường
Hư thực - Phùng Văn Khai
Cái giá của cuộc sống - Arundhati Roy
Sống Đời Bát Nhã - Trần Kiêm Ðoàn
Kiếp người xuống xuống, lên lên - Nguyễn Đức Thiện
Cành hoa đào lửa - Trương Thái Du
Mùa xa nhà - Nguyễn Thành Nhân
Giấy trắng - Triệu Xuân
Khói mây Yên Tử (Truyện Trần Thủ Độ) - Vũ Ngọc Tiến
Ba nhà cải cách- Tiểu thuyết lịch sử - Vũ Ngọc Tiến
Cùng một tác giả
Kỷ niệm thơ (truyện ngắn)
Lỗi em (truyện ngắn)
Bức hoạ (truyện ngắn)
Thật Mặt (truyện ngắn)
Nhân cách đói (truyện ngắn)
Mất ngựa (truyện ngắn)
Kẻ trông chùa (truyện ngắn)
Ao làng (truyện ngắn)
Khóc nghề (truyện ngắn)
Khi người ta đói (truyện ngắn)
Kỷ vật (truyện ngắn)
Ngõ xóm (tạp văn)
Con nhà sẩm (truyện ngắn)
Hoài niệm... (tạp văn)
Hàng xóm (truyện ngắn)
Cuốn sổ tay (truyện ngắn)
Chuyển nhà (truyện ngắn)
Số kiếp…! (truyện ngắn)
Tôi cưới vợ (truyện ngắn)
Chết… vì nhục (truyện ngắn)
Làng ma (truyện ngắn)
Đêm tân hôn! (truyện ngắn)
Thằng đói (truyện ngắn)
Viếng ma (!) (truyện ngắn)
Vĩ nhân (truyện ngắn)
Cúc ơi! (truyện ngắn)
Hoa cúc quỳ (truyện ngắn)
Sống gửi... (truyện ngắn)
Ông sư… (truyện ngắn)