Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.333 tác phẩm
2.747 tác giả
450
115.986.848
 
Ngồi lại với Huế….
Mang Viên Long

Xe của chúng tôi rời Đông Hà lúc 8 giờ 30 sau ly café ở Quán Giang Châu của blogger Xuân Lợi. Vừa ra khỏi thị xã, Hà Nguyên đã giục tôi phone cho mấy người bạn văn mà tôi  dự định ghé thăm-Tôi gọi cho Kiều Trung Phương, rồi Viêm Tịnh…Nhà Thơ Viêm Tịnh  đề nghị với tôi cho địa điểm gặp nhau để cùng uống ly café với Huế. Chúng tôi đồng ý  nơi gặp gỡ là quán café xế bên Tạp Chí Sông Hương…Sau một giấc ngủ tương đối ngon lành ở nhà nghỉ Ngân Hà, tôi  cảm thấy tươi tỉnh lại sau một đêm thức trắng ngồi trên xe và một ngày bận rộn với Đông Hà. Sau cơn mưa rào chiều hôm trước, Quảng Trị trải dài quốc lộ một màu xanh mát quang đãng. Tôi ngồi nghe cô giáo HN nặng tình ở Đông Hà cùng theo  tiễn chúng tôi vào thăm Huế nhắc nhở những địa danh quen thuộc một thời  bom đạn chiến tranh mà lòng ngậm ngùi tưởng nhớ bâng quơ…

 

Kiều Trung Phương lại phone cho tôi, đề nghị ghé lại Tứ Hạ trước để gặp vài người bạn văn đang chờ-để nhìn ngắm Sông Bồ buổi sáng lộng gió thơ mộng ! Chà, mới  nghe Nhà Thơ nói đã thích rồi-sông Bồ, nơi Nhà Thơ Ngô Cang hiện đang cuốc đất trồng khoai đã đôi lần hứa hen mà chưa được nhìn thấy Quê nhà của Bạn Hiền! Tôi  đề nghị với Hà Nguyễn ghé Tứ Hạ cho tôi được một lần nhìn thấy dòng sông đã đi vào Thơ của bao người bạn  mà tôi đã được đọc trước đây. Hà Nguyễn cười :” Ghé lại 15 phút thôi nhé! “-Mười lăm phút-cũng đủ cho một tuần trà/một tách café/ thế là tốt rồi! Tôi nghĩ, có nhiều gặp gỡ chỉ trong khoảnh khắt thôi cũng đã là nỗi nhớ cho cả một đời người rồi-thời gian đâu phải là chuyện quan trọng?

 

Thị Trấn Tứ Hạ đây rồi-dãy phố chợ nằm dọc Quốc lộ 1A đang trên đà phát triển nên trông còn nhiều bề bộn . Trời đã nắng gắt. Kiều Trung Phương phone cho xe chúng tôi dừng lại bên chợ Tứ Hạ để anh ra đón. Không phải KTP ra đón, mà là Nhà Thơ  Ngàn Thương chạy Honda ra  hướng dẫn xe chúng tôi vào sâu phía sau chợ-dừng lại bên một quán café dọc theo bờ sông Bồ! Đối diện với Quán là sông Bồ -dọc bờ sông là những dãy bàn ghế thấp có dù che- Quang cảnh thật  hữu tình/ thơ mộng. Hèn gì ở Huế sản sinh nhiều nhà thơ nhà văn tài danh Cuộc đất/klung cảnh cũng tác động nhiều đến lòng người lắm chứ? Tôi đã nhìn thấy KTP đang ngồi với một “ bóng hồng” yểu điệu! Không thấy có Ngô Cang ở đó! KTP chạy băng qua đường,ôm chầm lấy tôi hôn! ( Anh có lối bày tỏ tình cảm rất bạo/rất chân thực như thế-khiến tôi đôi lúc cũng …ái ngại!).

 

Tất cả chúng tôi đều ngồi vào ghế-gọi café-và chuyện trò rôm rả  như cái thời còn trẻ rong chơi bông đùa vô tư thoải mái! Cái tình văn hồn nhiên chân thật vui sướng là ở chỗ ấy! Nếu sinh hoạt VHNT mà thiếu vắng cái tình văn ấy thì khổ chết! Sự đố kỵ/ phân biệt/ thù ghét nhau không thể nẩy nở trong Thơ Văn được-bởi chính nó sẽ giết chết Thơ Văn rồi còn gì? KTP giới thiệu “ bóng hồng”với chúng tôi: “ Đây là cô bạn-nhà thơ Thái Thanh Nguyên từ Saigon ra Huế tham dự hội thảo Thơ Đường Unessco…” Tôi ngạc nhiên nhìn cô gái mảnh mai dáng Huế mà có lần tôi đã lang thang trên mạng bắt gặp Yahoo Blogs của cô lại là một nữ sĩ Thơ Đường! Thật đáng nể! Chúng tôi trò chuyện/thăm hỏi/chụp ảnh lưu niệm-trong 15 phút!Trong 15 phút ấy-dù rất vội-tôi vẫn luôn nhìn ngắm dòng sông Bồ êm ả thênh thang một màu xanh xám dưới ánh nắng lấp lánh quyến rủ! Ở cuối bờ Sông ấy là nơi Ngô Cang  đang  cuốc đất/làm thơ! Tập thơ đầu tiên của anh được xuất bản năm 98 có tên “ DÒNG SÔNG THẮP NẮNG” mà anh đã gởi tặng cho tôi khá lâu :

 

“ Cám ơn em

Đã cho chút lửa

Để bao mùa thắp sáng nến tình anh

Cám ơn em dòng sông thắp nắng

Để gieo mần nẩy hạt ước mơ xanh(..)”

 

Từ giả sông Bồ-Tứ Hạ, chúng tôi vào Huế để kịp gặp Viêm Tịnh đang  chờ .Tôi phone cho Nguyễn Nguyên An-nguời  bạn văn mới quen  chưa một lần được gặp! Bốn chúng tôi ( Hà Nguyễn/Phạm Văn Phương/ Nguyễn Minh Quang) không ai thuộc nhớ đường ở Huế-ngay cả Bác sĩ Quang gần sáu năm học ở trường Y Huế- cũng quên tuốt! Huế chừng như rộng ra thêm/mới lạ hơn/ và tấp nập rộn ràng hơn xưa nhiều lắm! Hà Nguyễn quần xe tìm đường đến Tạp Chí Sông Hương. KTP / Thái Thanh Nguyên./ Ngàn Thương hẹn gặp lại nhau  ở Huế cũng bị “ thất lạc”! Nhà Thơ Lãm Thắng-một blogger rất nhiệt tình của Huế cũng vừa đến .  Nguyễn Nguyên An  đạp xe tìm  gặp chúng tôi trước khách sạn Morrine.Tôi hơi ngỡ ngàng được gặp người bạn văn “ mũ cối/xe đạp” giữa phố Huế hoa lệ/mộng mơ! Huế vẫn còn có người “ chuộng cổ “ đến vậy ư?

 

Chúng tôi kéo nhau đến Quán Café Cây Si bên bờ sông Hương gần đó để được thư giản/nghỉ ngơi-để ngồi lại ngắm Huế cho rõ! Buổi sáng hôm trước ghé lại Huế còn đang mơ ngủ-dòng sông phẳng lặng im vắng mờ nhạt hơi sương-nhưng trưa nay-nắng đang chiếu rực  rỡ  xuống dòng sông lấp lánh sắc màu/thuyền đang  lửng lờ trôi/và  phía trên kia cầu Tràng Tiền đang nờm nợp xe cộ xuôi ngược!Âm thanh Huế giữa phố phường náo nhiệt dường như xóa dần sự có mặt của dòng sông đang lặng lẽ thầm thì bao điều tâm sự! Bao đổi thay/tang thương một thời làm đau lòng dòng sông thơ…

 

Chúng tôi gọi café.. Nguyễn Nguyên An phone đến mời nữ sĩ Song Cầm- nhà thơ nữ Huế  đầu tiên “ gặp nạn” chín tháng sau 75 vì Thơ! Khoảng mươi phút sau-nữ sĩ Song Câm đến với vị hôn phu người Nhật-Tiến sĩ  Michimi ( Michimi trên đường đi giảng dạy tại các nước-ghé về Huế thăm gia đình) .Lần đầu được đối diện SC-nhà thơ nữ tài hoa xứ Núi Ngự /Sông Hương-tôi có ngay cảm giác-đây chính là mẫu “ Nữ sinh Đồng Khánh xinh đẹp/thùy mị xưa” mà có thời tôi mơ ước ( Ca dao: “ Học trò Bình Đinh ra thi/ Thấy cô gái Huế chân đi không đành” ) Sau đó ít phút,  Nhà thơ-nhà giáo Mai Văn Hoan cũng kịp đến . Tôi phone mời Nhà Thơ Ngô Minh, nhưng anh đang bị bệnh. Bs Quang phone gọi  bạn học cũ. Lãm Thắng mời thêm blogger  Chúng tôi quay quần bên hai chiếc bàn kê nối nhau …Hà Nguyễn lại đem “ đăc sản Bình Đinh” ra chiêu đãi: Nem chợ Huyên bà Bảy/Bánh ít đen bà Dư/ Rượu Bầu Đá chính hiệu…-Michimi đang học tiếng Việt do Song Cầm dạy-nên chưa sành sỏi-đôi lúc Song Cầm phải làm thông dịch viên cho chồng bằng tiếng Nhật rất lưu lót ( SC cũng là giảng viên Nhật ngữ cho ĐH Huế )..Thăm hỏi/làm quen/tâm sự -mỗi người tuy mới gặp nhau-mà tình thân như đã  khắn khít tự bao giờ! Tôi được tận hưởng cái giờ phút hạnh phúc nhất của một người cầm bút bên bạn bè sum họp .Huế trong tôi là những gương mặt bạn bè/những tiếng cười ấm áp/những bài thơ đầy ắp ước vọng ngày mai…Huế dù có trải qua bao biến cố/đổi thay-bao tang thương  dâu bể thì Tình Người vẫn luôn còn đó/ân cần/sâu đậm và thủy chung! Nhà Thơ Mai Văn Hoan tuy tuổi đã trên 60-vẫn còn trẻ trung-sôi nỗi đọc cho chúng tôi một bài thơ tình rất ấn tượng mà anh hiện đang sống với! Ở vào thời đại văn minh thực dụng hôm nay-vẫn còn những cuộc tình thơ mộng như mơ như vậy-quả thật là điều đáng mừng ! Tôi đã có duyên vài lần gặp Huế /có lần ở lại với Huế cả tuần lễ-nhưng sao lần gặp ngắn ngủi này lại làm cho tôi bàng hoàng/xao xuyến quá lúc sắp chia tay? Tôi còn có thể “ gặp lại “ Huế lần nào nữa không khi tuổi đang xế/sức đang cạn/và cuộc đời vẫn mãi bất hạnh? Có lẽ, lòng tôi ngậm ngùi vì tình thân phải chia xa/vì có thể lắm không còn dịp “ ngồi lại “ với Huê thân thương nghĩa tình này thêm-cho dầu chỉ trong 15 phút!

 

Gặp gỡ nào rồi cũng phải chia xa/ cuộc vui nào rồi cũng phải tàn-nhưng  trong cái vô thường ngắn ngủi ấy-tôi nghĩ, điều quan trọng nhất là Tình Yêu Thương  dâng hiến sẽ mãi mãi xanh tươi trong trái tim của mọi người …Chúng tôi bắt tay nhau/hứa hẹn tái ngộ/cầu chúc cho nhau những lời tốt đẹp/an lành! Chúng tôi đưa cô giáo HN và cô em họ ra bến xe trở lại Đông Hà-sau khi nhận mỗi người một phần quà Huế do HN gởi biếu! Nghĩ đến những ngày tháng heo hút cô đơn nơi miền núi cô đang dạy học-chúng tôi đều  bùi ngùi thương cảm!

 

Trên đường vào Đà Nẵng tham quan Festival Làng Nghề và Thi Bắn Pháo Bông Quốc Tế - Tôi phone cho Nhà Văn Trần Trung Sáng và Nhà Thơ Phạm Ngọc Lư…

Tạm biệt Huế/ hẹn một ngày “ đủ duyên “ được tái ngộ!./.

 

Quê nhà,Ngày đầu tháng 4-2009

Mang Viên Long
Số lần đọc: 2981
Ngày đăng: 17.04.2009
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
New Orleans – thành phố u buồn - Ngô Kế Tựu
Quảng Trị , cuộc đất nghĩa tình - Mang Viên Long
Truân chuyên đường tới Việt y đạo. - Hà văn Thùy
Người mẹ trẻ và nỗi đau da cam - Vũ Ngọc Tiến
Phú Quốc mùa biển lặng - Huỳnh Kim
Bềnh bồng sông nước miền Tây - Huỳnh Kim
Cánh cò trên đảo Đình Vũ - Khải Nguyên
Miền gốm cổ Gò Sành- 1. - Sương Nguyệt Minh
Miền gốm cổ Gò Sành- 2. - Sương Nguyệt Minh
Một thoáng Yên Báy - Khải Nguyên
Cùng một tác giả
Ngã rẽ(*) (truyện ngắn)
Bóng hạnh phúc** (truyện ngắn)
Vôi trường úc(*) (truyện ngắn)
Quán bụi (truyện ngắn)
Người chị(1) (truyện ngắn)
Dì Lucia (1) (truyện ngắn)
Chim trời (5) (truyện ngắn)
Ông ngoại tôi (truyện ngắn)
Quà nhỏ (tạp văn)
Bèo dạt, hoa trôi … (truyện ngắn)
Quà Trung thu của ba (truyện ngắn)
Giàn hoa cát đằng (truyện ngắn)
Mùa xuân đến muộn (truyện ngắn)
Gã nhà quê vui tính (truyện ngắn)
Bà ngoại tôi (truyện ngắn)
Chữ Hiếu (truyện ngắn)
Chim bay về đâu (truyện ngắn)
Bóng ngựa qua song (truyện ngắn)
Chuyện ngày xưa (truyện ngắn)
Vầng trăng khuyết (truyện ngắn)
Biển của hai người (truyện ngắn)
Chuyện xóm củi (truyện ngắn)
Dáng mộng (1) (truyện ngắn)
Lại một mùa xuân (truyện ngắn)
Ông Ba Phải (truyện ngắn)
Chim chuyền buội ớt (truyện ngắn)
Truyện ngăn ngắn -1 (truyện ngắn)
Truyện ngăn ngắn-2 (truyện ngắn)
Chiếc cà vạt (truyện ngắn)
Tiên Thủy (truyện ngắn)
Vội vàng (truyện ngắn)
Vết son (truyện ngắn)
Truyện ngăn ngắn-3 (truyện ngắn)
Truyện ngăn ngắn-4 (truyện ngắn)
Có những mùa trăng (truyện ngắn)
Một trường hợp (truyện ngắn)
Một cõi đời riêng (truyện ngắn)
Chờ bão (truyện ngắn)
Bên trời mơ ước (truyện ngắn)
Mèo con yêu dấu (truyện ngắn)
Phố người (truyện ngắn)
Một câu chuyện tình (truyện ngắn)
Bà già khòm (truyện ngắn)
Ăn tết ở chùa (truyện ngắn)
Những kẻ tạm trú (truyện ngắn)
Quê nhà , chiều 30… (truyện ngắn)
Phút chót (truyện ngắn)
Khoảng cách (truyện ngắn)
Một Ngày Cô Độc (truyện ngắn)
Chùa Cô Ba (truyện ngắn)
Thị Trấn Êm Đềm (truyện ngắn)
Mây hoàng hôn (truyện ngắn)
Ngôi Nhà Mùa Hè (truyện ngắn)
Quán Café Tulip (truyện ngắn)
Nỗi Khổ Không Rời (truyện ngắn)
Về Lại Chốn Xưa (truyện ngắn)
Bên Tách Trà Khuya (truyện ngắn)
Sáu Bẹo (truyện ngắn)
Lộn Ngược (truyện ngắn)
Quán Bên Sông (truyện ngắn)
Tách trà cổ (truyện ngắn)