Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
758
116.615.014
 
Niềm vui lớn quá
Nguyễn Khương Bình

Người phụ nữ Khoảng tuổi ngoài 40 gương mặt đen nám khắc khổ hơi khuất dưới chiếc nón lá cời vành, bộ quần áo màu đen cũ nát, áo vá một bên vai,2 ống quần đùn lên trên mắc cá chân,Chị đẫy chiếc xe ba gác bên trên gác ngang tấm thiết lớn đổ đầy các loại trái cây cốc, ổi, xa ri.Người phụ nử đi bán trái cây dạo

 

Chiếc ba gác đã quá rệu rã, chị đẩy đi chốc chốc nó kêu cạch cạch, cạch cạch. . . như người già hơi thở khó nhọc

-Ê xa ri – Chị đang đẩy ngang khu chợ, một cô gái ngồi trên sạp quần áo gọi – Bán hai ngàn xa ri - cô gái bảo.

Chị cân hai ngàn xa ri mang vào cho cô gái.

-Ổi - ổi- 2 trái ổi- chi vừa quay ra lại có người gọi

Chị níu xe dừng lại

- 2 trái hãy cô ? – Chị hỏi lại cô gái ngồi trên sạp mỹ phẩm.

 

Gọt xong 2 trái ổi, chẻ ra mỗi trái làm 4, kẹp theo gói muối gói sẳn chị  mang vào cho cô gái

Chị lại đẫy xe đi vòng quanh khu chợ.

 

Chị đã bán trái cây dạo ở khu chợ này lâu lắm rồi, đã quen mặt, người buôn bán ở chợ ai cũng biết chị, nhiều người còn biết rõ hoàn cảnh của gia đình chị, thấy chị đẫy xe tới không mua thứ này cũng mua thứ khác, sự cảm thông trước những bất hạnh ập xuống gia đình chị.

 

Năm năm trước chồng chị đang là công nhân bốc xếp ngoài cảng, một người siêng năng ham công tiếc việc và năng nổ, ngoài việc bốc xếp theo ca, anh còn tranh thủ chạy việc vặt cho rất nhiều chủ hàng,nhờ thế thu nhập rất khá, anh bảo chị “Em cứ ở nhà coi con và lo công việc nhà, mọi chuyện khác anh lo”.

 

Lúc đó họ chỉ mới có với nhau một mặt con chưa đầy tuổi.Anh nói và làm được, đồng tiền anh đem về không nhiều nhặn gì so với những người giàu có của ăn của để, nhưng so với những người lao động, đa số là dân nhập cư ở nhà thuê, nhà mướn  như gia đình anh chị, thì rõ là rất khá. Hai người đều là thanh niên miền trung bỏ quê vào thành phố kiếm sống, lúc họ gặp nhau anh đã xin được vào bốc xếp ở cảng còn chị đang phụ bán trong một tiệm phở,cả 2 đều là những người chịu thương chịu khó,lăn lộn nơi xứ người quyết tâm tạo dựng  một cuộc sống mới, họ tình cờ quen biết rồi thương yêu nhau, thành vợ thành chồng. anh không ao ước gì lớn lao, cố gắng làm kiếm tiền nuôi vợ con và cố gắng chắc bóp, dành dụm, đến lúc nào chưa biết được, đủ khả năng mua một chỗ chui rúc, dù là một túp lều nhưng nó là của mình, bớt được khoảng tiền mướn nhà phải trả hàng tháng đã đành, quan trọng hơn là ổn định cuộc sống nuôi con học hành, đối với người dân nhập cư đến thành phố này, đủ bề khổ sở, cái ước mơ tưởng cỏn con, mà lớn lắm, chỉ mới nghỉ tới đã thấy hạnh phúc quá chừng,

 

Nhưng mà cuộc đời, có bao điều to tác không dám nghỉ tới, hoặc nghỉ tới cho vui thế thôi, bổng chốc chỉ trong một giây, một giờ, có thể thành sự thật. ngược lại  nhiều điều ngở là trong tầm tay,lại chẳng bao giờ với tới

 

Một buổi chiều, sau khi cho con ngủ vừa lo cơm nước xong, trong lúc chờ anh về, chị đang ngồi suy nghỉ vẩn vơ, chị đang  nghỉ về anh, về chị, về con, về cuộc sống và những mơ ước cuả gia đình mình, đột ngột người công nhân cùng bốc xếp với anh ở cảng xuất hiện ngoài cửa gương mặt hớt hải.

- Vào bệnh viện-vào bệnh viện . .  .nhanh lên- anh ta lắp bắp.

Người công nhân không kịp trả lời gì trước những câu hỏi gấp gáp thảng thốt của chị, anh gần như lôi chị đi, đến lúc chở chị trên xe gắng máy vừa phóng di vừa nói như hét về phía sau chị mới nghe loáng thoáng .Một contener đang cẩu trên độ cao khoảng 5 mét bị đứt cáp rơi xuống, chồng chị đứng bên dưới, anh té ngửa, may mà nó không rơi đúng lên người anh, nhưng một bên contener đập xuống trên đôi chân. Nghe người công nhân kể chị như không còn trọng lượng, cả người muốn đổ xuống, anh công nhân hoảng hốt một tay lái xe, một tay vòng ra sau đỡ chị.

 

Hai tháng sau người ta cho anh xuất viện về nhà, thân hình ngắn củn cởn như một khúc gỗ lăn qua, lăn lại trên giường, hai chân anh dập nát nên buộc phải cưa sát lên đến bẹn.

Trừ thằng bé con nằm trong nôi, cả anh lẫn chị trong tình trạng hoãn loạn, anh chưa ổn định tâm thần, chị như người mất hồn.

- Làm sao đây ?- Làm sao đây ?.- Đôi lúc chị thẩn thờ lẩm bẩm.

Số tiền bồi thường không được bao nhiêu, họ cho rằng anh đã xuống ca trước khi bị tai nạn lẻ ra không được đứng ở đó, nên chỉ bồi thường mang tính hổ trợ. Cộng với số tiền ít ỏi vợ chồng dành dụm trước nay dốc hết vào tiền thuốc men cho anh, tiền sửa cho thằng bé, tiền thuê nhà . . . đồng tiền cứ như muối bỏ biển, không mấy chốc hết sạch. Rồi sẻ sống ra sao? Lấy gì để sống? để nuôi chồng và lo cho con. Càng nghỉ, càng như người mất hồn, nhiều khi  chị đang ngồi chợt giật mình thảng thốt, rồi lắng lại với thực tế hoàn cảnh của gia đình mình nước mắt cứ rưng rức tuôn ra. Nhiều người cùng cảnh ngộ, cùng dân tha hương đến thành phố mưu cầu cuộc sống, mướn nhà ở cùng dãy ai cũng nhìn lắc đầu thở dài. Tội nghiệp quá – Nhiều người thốt lên,nhưng biết làm gì, làm sao giúp đở, lấy gì giúp đỡ, khi mà chính gia đình họ công việc không ổn định ,bửa có bửa không,cái ăn cái mặc còn thiếu trước hụt sau.

 

Đang trong lúc bấn cùng, chị thậm chí đã từng nghỉ đến cái chết,cái chết của cả gia đình, gói thuốc độc bỏ vào trong thức ăn. Đột nhiên bà cụ bán tạp hóa đầu con hẻm, một bà cụ hiền lành ít nói và không mấy khi ra khỏi nhà, bà là dân gốc ở đây, con cái lớn lên đi làm ăn rồi có chồng có vợ ở riêng hết , bà chỉ một mình ở với đứa cháu ngoại, suốt ngày quẩn quanh với tiệm tạp hóa, trông thấy bà cụ lom khom bước vào nhà mình, chị hơi ngạc nhiên không biết bà đến có việc gì, sự nhạy cảm trước tất cả mọi chuyện đối với hoàn cảnh hiện tại của mình,chị cố nhớ rất nhanh trong đầu,và chắc chắn, không hề có, dù vẫn hay mua thứ này thứ khác, những thứ lặt vặt ở tiệm của bà, nhưng chị chưa hề thiếu bà đồng nào. Sau khi ngước nhìn chị rồi ngồi xuống chiếc ghế mà chị vừa mang lại, bà cụ tỏ ra quan tâm, bà hỏi chị từ sau khi chồng bị tai nạn rồi sống làm sao, không làm gi lấy tiền đâu lo cho gia đình, rồi tiền nhà thuê, nhà mướn và nhất tiền lo cho thằng nhỏ . . .Bất chợt bà hỏi:

- Con đi bán trái cây dạo được không ?-Bà nói- Nếu con muốn bác lo cho – Bà nói tiếp sau một lúc im lặng- Nhà bác có chiếc xe ba gác, hồi trước thằng út nó chở vật liệu xây dựng cho người ta, từ ngày nó đi rồi bỏ không,bà cho con mượn đẩy trái cây đi bán.

- Con phải đi làm – Bà lại tiếp- ngồi ở nhà làm sao được, bán ba thứ xoài cốc ổi không bao nhiêu vốn, bà cho con mượn.

 

Chị hoàn toàn bất ngờ, ngay hôm sau bà kêu thợ sửa sang lại chiếc ba gác rồi bảo họ đẫy đến cho chị. Đúng là, có ai dám bảo hiểu hết tường tận ngỏ ngách sâu xa của cuộc đời này, bà cụ với chị có quen biết gì đâu, chẵng qua là thỉnh thoảng chị ghé  quán mua thứ này thứ khác, bà hỏi han đôi điều, thế mà . . .dẩu sao từ đó cuộc sống của cả gia đình chị gắn với chiếc xe ba gác bà cụ cho mượn.

 

Đã gần 5 năm, hàng ngày trước khi đẩy xe đi, chị lo cơm nước để sẳn cho 2 cha con, đưa thêm cho anh vài ngàn tiêu vặt, dù 2 tay chống trên 2 chiếc ghế con để di chuyển, lết qua lết lại trong nhà nhưng anh cũng lo cho thằng bé được. Chị không thể gởi con vào mẩu giáo , mỗi ngày đi bán, tiện tặn chi li lắm cũng chỉ đủ lo cho cả nhà đắp đổi qua ngày.tiền đâu mà gởi. Thế nhưng bây giờ thì không được rồi, chỉ còn đúng một tuần nửa vào niên học mới, thằng con chị đã 6 tuổi, phải cho nó vào lớp 1. Cơ cực mấy cũng phải lo cho con được đến trường – chị nghĩ thế và lo lắng, lấy tiền đâu đóng tiền nhập học cho con ?- đã nhiều ngày nay chị suy nghỉ tính toán, nhưng nghỉ không ra nước, mượn ai được bây giờ, không lẻ đến mượn bà cụ bán tạp hóa trong khi chiếc xe ba gác nói là cho mượn nhưng thực ra là bà cho chị, tiền vốn ban đầu cũng bà cho mượn chị còn chưa trả hết, bây giờ đến mượn chắc bà cũng không từ chối nhưng lợi dụng lòng tốt của người khác lại là người cứu vớt cả gia đình mình, chỉ mới nghĩ tới đã thấy ngượng, xấu hổ quá, chị không làm được.Chỉ còn nước đi vay chịu lãi, nhưng rồi lấy tiền đâu trả, số tiền lời ít ỏi của chị hàng ngày có thấm tháp vào đâu, thậm chí nói  phải tội, chứ nhiều lần đàn bà đến kỳ, đến tháng, chị lấy chiếc áo thun củ của anh đem giặt rồi cắt ra dùng, không mua cả băng vệ sinh,ngoài cái ăn, cái mặc của vợ chồng với đứa con chị phải chắc bóp từng đồng, từng xu một, mới có tiền cuối tháng trả tiền thuê nhà.

 

Trời sập tối, sau khi loanh quanh qua nhiều con hẻm chị mới lục cục đẩy chiếc ba gác về tới hẻm nhà mình, sau một ngày đi bán trái cây dạo, về gần tới nhà đôi chân rệu rã, đôi chân như muốn rời ra, như không phải đôi chân của mình, chị bước kéo lê đôi dép trên mặt đường,chiếc ba gác càng lúc như ì ạch hơn. Khi chỉ còn cách  5-6 căn nhà chị ngước nhìn, ban đầu chị hơi ngơ ngác, nhưng bất giác  cảm thấy lo lắng, Có chuyện gì sao ?- Chị thoáng nghĩ trong đầu, rồi hấp tấp đẫy chiếc xe nhanh tới, trước nhà chị người ta bu đông. Chợt có tiếng la, rồi nhiều người reo lên

- Chị Ba về- chị Ba về.

- Chị Ba về.

- Sướng nhe, sướng nhe,

- Phen này dẹp xe trái cây nha

- Có chuyện gì vậy – Vừa đẩy xe tới cửa nhà chị hỏi những người bu quanh

- Anh Ba trúng số, trúng số, trúng độc đắc.

Vừa nghe chị không tin, nhưng rồi nhìn mọi người chị ngờ ngợ có vẻ như thật, chị vất chiếc xe, gạt mọi người xông vào nhà.

 

Trong nhà chồng chị và 2 người đại lý vé số mang tiền đến đang ngồi dưới đất, họ đang đếm tiền giao cho chồng chị, những xấp tiền mệnh giá 50 000 – 100 000 $ mới toanh dày cộm chồng lên nhau.Chị sà lại đưa tay sờ vào đống tiền như muốn biết có phải thật không, đôi mắt càng lúc cang mở to.

-  2000$ bà để lại tôi mua tờ vé số- Anh nói trong lúc chị vẫn còn sững sốt.

Chị vẫn trâng người nhìn đống tiền, mắt mở trừng trừng, miệng há ra.Bất chợt, chị ngẹo đầu, người từ từ đổ ra phía sau. Chị bất tỉnh.

 

Nhiều người xúm lại nhanh chóng đưa chị vào bệnh viện, nhưng không kịp, cú sồc quá nặng, vỡ động mạch tim đã chết trên đường đi – Các bác sỉ cho biết như thế.

 

Riêng đối với những người dân lao động hàng xóm,họ xầm xì bàn tán và cho   rằng, sự vui mừng đến đột ngột và lớn quá vượt sức chịu đựng của chi.

                                                                                                           

năm  2007

Nguyễn Khương Bình
Số lần đọc: 1917
Ngày đăng: 26.04.2009
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Những mảnh vỡ (6) - Nguyễn Thị Hậu
Kẻ giết mẹ - Csáth Géza
Thuốc phiện - Csáth Géza
Chim yến treo mình - Lê Vũ
Trả nợ miệng - Huỳnh Văn Úc
Chuyện Người Lính Tâm Thần Mắc Bệnh " Ghét Lửa" - Trần Kỳ Trung
Hiệp Sĩ - Lương Văn Chi
Mưa - Trần Văn Bạn
Người giữ cầu bên sông - Mang Viên Long
Đánh đổi - Nguyễn Khương Bình