Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.374 tác phẩm
2.747 tác giả
664
116.495.819
 
Hà Nội Hoài Cổ , Thăng Long Thành Hoài Cổ : Hai Bài Thơ Một Tâm Hồn
Trương Quang Cảm

Thăng Long, Đông đô, Hà Nội là những tên gọi khác nhau của thủ đô Hà Nội bây giờ. Nơi ấy đã trở thành trái tim, thành nơi văn vật tiêu biểu nhất cho cả nước.Từ xưa đến nay rất nhiều nhà thơ viết về Thăng Long-Hà Nội.Người đọc ít ai không biết  đến bài Thăng Long thành hoài cổ của Bà Huyện Thanh Quan.Gần đây nhân đọc tập thơ Học Văn Dư Tập của cụ Trương Đăng Quế khắc in năm Tự Đức thứ 10(1857).Tập thơ được Tùng Thiện Vương xem là”Các viên ngọc châu điểm dưới cổ ly long”(ly long chi di châu)Còn cụ Phan Thanh Giản thì cho biết “ đọc mãi mà chăng biết mỏi mệt”(bất giác lưu liên vong quyện dã), tôi muốn giới thiệu đến bạn đọc bài thơ Hà Nội hoài cổ (HNHC).Đó cũng là cách tìm góp một chút hương xưa cho lễ kỉ niêm một nghìn năm thủ đô Thăng Long sắp tới.

 

Nếu căn cứ vào năm đỗ đạt  và thời gian làm quan của ông Lưu Nguyên Ôn chồng bà huyện Thanh Quan thì ông Trương Đăng Quế thuộc thế hệ trước nên bài Hà Nội hoài cổ (HNHC)có trước bài Thăng Long thành hoài cổ (TLTHC).Bài TLTHC thì  nhiều người đã biết nên tôi không chép dẫn ra đây, còn bài HNHC

 

Nguyên tác : Hà Nội hoài cổ

 

Nhàn kiểm An Nam cựu địa đồ

Thăng Long tự thị cổ danh đô

Phồn hoa sự vãng văn nhân thuyết

Phong cảnh kim lai giảo hướng thù

Hữu  quốc thiên niên thành tụ hội

Di cơ kỉ xứ kiến hoang vu

Thao thao Nhị thuỷ lưu hà cấp

Ngã ái thành tây Trúc Bạch hồ

 

Bản dịch:Nhớ xưa Hà Nội

 

Lần xét An Nam trọn địa đồ

Thăng Long ngày ấy tiếng danh đô

Phồn hoa chuyện trước nguyên truyền lại

Phong cảnh thời nay khác điểm tô

Nước cũ ngàn năm nên tụ hội

Nền xưa mấy chốn hoá hoang vu

Nhị Hà cuồn cuộn về đâu gấp

Ta mến thành tây Trúc Bạch hồ.

( Trương Quang Gia dịch)

 

Hai bài thơ đều hướng về Hà Nội xưa nhưng thể hiện hai cái nhìn ,hai vị thế, hai tâm trạng khác nhau.Bà Huyện thể hiện  cái nhìn , cái đau của người “trong cuộc”. Thăng Long đối với bà là nơi chôn nhau cắt rún . Kinh đô Thăng Long một thời  huy hoàng tráng lệ, sầm uất thế mà giờ đây đã trở thành nơi hoang tàn phế tích .Cảnh ấy  không  đau đớn chua xót với người con của mảnh đất Thăng Long sao được. Còn Trương Đăng Quế sinh ra và lớnlên ở Quảng Ngãi dải đất của miền trungđất nước .Cha là Trương Đăng Phác tri phủ , chú ruột là Đô Đốc Tú Đức Hầu Trương Đăng Đồ.Cả hai đều là quan tướng triều Tây Sơn. Vua Quang Trung không đặt kinh đô ở Thăng Long nữa mà đặt ở Phú Xuân( Huế). Bản thân Trương Đăng Quế lớn lên thi cử đỗ đạt làm quan cho nhà Nguyễn , kinh đô nhà Nguyễn cũng đặt ở Huế. Nói như thế để thấy cái hoài cổ về  Hà Nội của Trương Đăng Quế mang tính ‘khách quan “ hơn. Ong yêu Hà Nội như mọi người VN ở mọi miền đất nước hướng về miền đất thiêng của Tổ quốc.Nếu mở đầu bài TLTHC, Bà Huyện trách móc tạo hoá gây ra làm chi cái cảnh đời như sân khấu hết diễn trò này đến trò khác thì mở đầu bài HNHC, tác giả không nhìn trực tiếp cảnh để mà chua chát trách móc như bà huyện màcứ như từ từ trong tư thế nhàn rỗi đem bản đồ cũ của nước An  Nam ra ngẫm nghĩ xem xét  thì thấy Thăng Long từ xưa là một kinh đô nổi tiếng…Từ cái xuất phát điểm không giống nhau ấy , đi sâu vào bài thơ, cả hai cách thể hiện cũng khác nhau.Nếu bà Huyện nhìn trực tiếp và tả tỉ mỉ  thấy dấu xưa xe ngựa, thấy cỏ mọc hoang vu, thấy nền cũ lâu đài bỏ hoang, thấy đá nằm trơ vơ hiu quạnh, thấy mặt nước hồ vẫn còn gợn sóng….mà đau lòng ,thì TĐQ bằng cái  nhìn ,cái nghe gián tiếp nên ông không tả tỉ mỉ, chỉ tả chung chung ” nghe người đời truyền lại Hà Nội chốn ấy một thời phồn hoa đô hội, ngày nay đã trở thành hoang vu”. Cái hay của bài TLTHC là  tâm trạng xót xa đau đớn trước cảnh ấy tình này , cảnh sao tình vậy. Còn cái hay của bài HNHC là thiên về lý trí nhiều hơn, từ chỗ ngẫm nghĩ suy xét xưa và nay, xưa nổi tiếng  chốn phồn hoa đô hội nay hoang vu, tiếp đến tác giả nêu lên ý tưởng  mang tính nhận xét là muốn có đất nước thịnh vượng ngàn năm thì cần phải tập trung phát triển Hà Nội lên  .Bài thơ được kết thúc bằng hai câu thơ tuyệt hay vừa có chất trí vừa có chất tình: Thao thao Nhị thuỷ lưu hà cấp /Ngã ái thành tây Trúc Bạch hồ. Thơ xưa nói chung thường mượn ngoại cảnh để diễn đạt nội tâm, ở đây cũng vậy TĐQuế mượn dòng nước sông Nhị hà để diễn tả tâm trạngcủa mình, dòng nước chảy cũng giống như thời gian trôiqua nhưng lòng mình không sao quên được Hà Nội.Dòng nước chảy “cuồn cuộn”( thao thao) hay lòng mình cuồn cuộn xót xa, đau đáu về quê hương đất nước.Giống như Nguyễn Trãi cũng có một tấm lòng cuộn cuộn như thế :” Bui một tấc lòng ưu ái cũ / Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông”. TĐQuế còn hạ bút viết  hai chữ “ Ngã ái” độc đáo ..Đây cũng là điểm mới trong văn học cổ. Văn học trung đại thường ít đề cập đến cái tôi chủ thể có tính cá nhân . Có người còn gọi văn học trung đại là văn học có tính phi ngã.Thế mà tác giả khẳng định”cái tôi” một cách chủ động đường hoàng, tôi yêu ,tôi mến  ‘tôi yêu thành tây Trúc Bạch hồ’Có ai ngờ một ông quan phụ chánh đại thần, hàm đến Thái sư cũng có câu thơ thể hiện đầy đủ chất nghệ sĩ , chất trữ tình bay bổng có khác chi câu thơ mới bây giờ.

 

Hà Nội hoài cổ , hay Thăng Long thành hoài cổ, hai bài thơ nhưng  một tâm hồn, tâm hồn yêu quê hương đất nước hướng về Hà Nội .Tìm tòi giới thiệu những bài thơ cổ hay viết về Hà Nội ,tôi cũng muốn góp phần trong những tâm hồn yêu Hà Nội ấy./.

Trương Quang Cảm
Số lần đọc: 2780
Ngày đăng: 28.05.2009
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Tin buồn - Lý Đợi
CHIA BUỒN - Nhiều Tác Giả
Lục bát trong ca khúc Trịnh Công Sơn - Lê Văn Như Ý
Chia vui cùng Nhà thơ nữ Thanh Tuyền và Nhà thơ Trần Anh - Nhiều Tác Giả
Thân sinh của nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc đã từ trần - Nhiều Tác Giả
Nhà thơTRẦN HỮU DŨNG tham dự International Poetry Festival tặng quà ẤN ĐỘ - Nhiều Tác Giả
Tin Buồn - Nguyễn Nguyên An
Chuyện của Thường - Nguyễn Hải Triều
Bảo tồn văn hóa Chăm đã đi đến đâu? - Inrasara
Tin buồn - Nhiều Tác Giả