Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.333 tác phẩm
2.747 tác giả
749
115.994.655
 
Hai trang web-hai thái độ
Đinh Kim Phúc

Mãi mê lo tập trung nghiên cứu vấn đề biển Đông của Việt Nam, tôi quên mất đi một trang web mà tôi thường đọc trước đây, nhưng sau khi đọc lại hàng chục lần bài “Hải quân Trung Quốc diễn tập tại biển Đông” được đăng trên Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 4/9/2009 (bài đã được xóa đi), tôi chợt nhớ lại trang web này, trang của Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam (Hàn Quốc ngày nay).

 

Một dòng chữ hiện ra trước mắt, dòng chữ này trước đây vẫn có, nhưng tôi không để ý tới: “Dokdo là đất của Hàn Quốc”. Trang ấy viết gì?

 

“Lập trường của chính phủ Hàn Quốc về chủ quyền lãnh thổ đối với đảo Dokdo vô cùng vững vàng. Đảo Dokdo là đất của Hàn Quốc với đầy đủ các căn cứ từ địa lý, lịch sử đến luật pháp quốc tế…

 

Tuy nhiên bất chấp sự thật như trên, dựa vào căn cứ của luật “tiền chiếm đất vô chủ” trong thời kì chiến tranh Nga – Nhật(1904-1905) – cuộc chiến xuất phát trong quá trình xâm lược của chủ nghĩa đế quốc đối với Đông Bắc Á bắt đầu từ những năm 1980, Nhật Bản tiến hành chiếm Dokdo theo “thông báo số 40 của huyện Shimane”(năm 1905). Hành động trên của Nhật Bản là hành động xâm hại đến chủ quyền bền vững đã được xác lập trong suốt một quá trình dài từ thời cổ đại đến tận đương thời của Hàn Quốc đối với đảo Dokdo, là hành vi bất hợp pháp không thể được công nhận bằng bất cứ lý do nào, là hành động hoàn toàn không có một chút hiệu lực pháp luật quốc tế nào.

 

Tới năm 1945, cùng với sự chấm dứt của đại chiến thế giới lần thứ 2 và tuyên ngôn Cairo(năm 1943), quân Nhật bị đánh đuổi khỏi tất cả các khu vực, các vùng lãnh thổ đã bị Nhật chiếm đóng bằng lòng tham và vũ lực, theo đó Dokdo đương nhiên được trả về là lãnh thổ lâu đời của Hàn Quốc. Mặt khác, trong thời kì liên quân các nước chiếm đóng, theo mệnh lệnh chỉ đạo số 677 của bộ tư lệnh tối cao liên quân(SCAPIN) đảo Dokdo đã bị loại ra loại ra khỏi phạm vi hành chính và cai trị của Nhật Bản và các điều khoản này cũng được khẳng định lại một lần nữa trong các văn kiện của “điều ước tăng cường Sanfrancisco” năm 1951. Từ sau thời điểm này cho đến tận ngày nay Hàn Quốc là quốc gia nắm chủ quyền trấn giữ đảo Dokdo. Khi nhìn lại tất cả các sự thật và bằng chứng ở trên, ta lại thấy một lần nữa chủ quyền của Hàn Quốc đối với đảo Dokdo được hình thành trên các cơ sở về địa lý, lịch sử, luật pháp quốc tế đúng đắn và nó được duy trì không ngừng nghỉ cho đến tận thời điểm hiện tại.

 

Chính phủ Hàn Quốc khẳng định lập trường vững chắc rằng những tranh chấp đối với đảo Dokdo – lãnh thổ lâu đời của Hàn Quốc là hoàn toàn không thể tồn tại, đảo Dokdo không thể trở thành đối tượng để giải quyết trước pháp luật hay thương lượng ngoại giao với bất kỳ quốc gia nào. Trong thời gian sắp tới, chính phủ Hàn Quốc cũng sẽ tiếp tục phản ứng một cách cứng rắn và cương quyết đối với những lập luận phủ định chủ quyền lãnh thổ của Hàn Quốc đối với đảo Dokdo, Hàn Quốc cũng sẽ triển khai chính sách ngoại giao bình tĩnh và cương quyết dựa trên các phương thức thực dụng và hiệu quả đã được công nhận trên trường quốc tế.”

 

Trong khi ấy, trên trang web của Đại sứ quán CHXHCN Việt Nam tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, phần Tổng quan về Trung Quốc, trong mục đối ngoại đã viết: “Trung Quốc khẳng định sẽ tiếp tục đi theo con đường phát triển hòa bình, kiên trì mở cửa đối ngoại, sẵn sàng hợp tác cùng có lợi với các nước trên thế giới, trong đó Trung Quốc hết sức coi trọng phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước láng giềng theo phương châm ‘mục lân, an lân, phú lân’(thân thiện với láng giềng, ổn định với láng giềng và cùng làm giàu với láng giềng)”.

 

Đọc xong tôi đã khóc, không biết tôi khóc vì Nhật Bản hay khóc cho đất nước của tôi./.

Đinh Kim Phúc
Số lần đọc: 3039
Ngày đăng: 12.09.2009
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Hải quân Trung Quốc diễn tập tại biển Đông - Nhiều Tác Giả
Một cái chết bất tử - Nguyễn Tam Phù Sa
Nguyễn Thái Học "Chết vì tổ quốc, chết vinh quang" - Lê Ngọc Trác
Bản đồ "đường lưỡi bò" trên biển Đông: Bất chấp sự thật lịch sử và pháp lý quốc tế! - Nguyễn Nhã
Tổng hợp sơ bộ nghiên cứu về Biển Đông - Đinh Kim Phúc
Hoàng Diệu : Ngàn năm sáng ngời chính khí - Lê Ngọc Trác
Khởi Nghĩa Láng Thé (Vũng Liêm-Vĩnh Long) năm 1872 : Những vấn đề tồn nghi (Tiếp Theo) - Đinh Kim Phúc
Về cuộc kháng chiến chống quân Minh : Thực lục về cuộc đấu tranh chống ngoại xâm dưới thời quân Minh cai trị - Hồ Bạch Thảo
Khởi Nghĩa Láng Thé (Vũng Liêm-Vĩnh Long) năm 1872-Những vấn đề tồn nghi - Đinh Kim Phúc
Đàn Xã tắc thờ ai ? - Hà văn Thùy
Cùng một tác giả
Game Over! (lịch sử)
Đọc thơ xưa (tạp văn)