Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.374 tác phẩm
2.747 tác giả
713
116.497.185
 
Xung đột
Huỳnh Văn Úc

1-

Đội văn nghệ của Hội Cựu chiến binh quận có hơn hai mươi người thì khoảng một nửa trong số đó ngày xưa đã từng công tác trong các đoàn văn công quân đội. Lứa tuổi trung bình cả đội ta cứ hãy tạm xác định là U70, tuy có vài ông đã ngoài 70 và mấy bà chưa đến 60, số đo ba vòng cũng còn  thuộc diện tạm được chứ chưa đến nỗi nào.  Đội đang tích cực luyện tập để biểu diễn đồng thời cũng là dự thi các tiết mục văn nghệ nhân kỷ niệm ngày thành lập quân đội 22-12. Ngoài các tiết mục đơn ca và độc tấu thì hai tiết mục tủ của đội sẽ là hoạt cảnh Hò kéo pháo do ông Khoa dàn dựng chỉ đạo và Múa xoè Thái do bà Tuyết phụ trách.

 

Ngày còn tại ngũ ông Khoa là một tay accordeon có hạng của Đoàn văn công Sư đoàn 305, kỷ niệm của những lần đi biểu diễn và ba cùng với chiến sĩ còn tươi rói như ngày nào. Tiết mục Hò kéo pháo do ông dàn dựng gồm có 10 cụ ông mặc quân phục với áo trấn thủ quàng trên người đứng trong đội hình cùng nắm vào một sợi dây thừng to và ông là người chỉ huy cầm cờ đỏ đứng ngoài. Pháo địch bắn cầm canh được tượng trưng bằng những tiếng trống đánh cách quảng, còn khi bắn dồn dập thì trống đánh đổ hồi.

 

Bất cứ ai khi lên Tây Bắc đều không khỏi ngẩn ngơ bởi những điệu xoè quạt, xoè vòng, xoè nón, xoè khăn... của các cô gái Thái uyển chuyển trong tiếng đàn tính réo rắt, tiếng chiêng trống hoà nhịp rộn ràng. Thời buổi công nghệ thông tin phát triển, cái vụ đàn và trống bà Tuyết khỏi lo vì đã có thằng cháu lục tìm trên trang web nhaccuatui.com, down xuống rồi ghi ra máy cassette, lúc đội múa 8 quý bà, mỗi bà cầm một chiếc nón di chuyển trên năm đầu ngón chân như bay như lượn trên sàn tập thì cái máy cassette mở to hết cỡ để giữ nhịp. Đừng có ai lo lắng gì về sự thành công của điệu múa mà thất lễ với bà Tuyết đấy! Vì ngày xưa bà phục vụ trong Đoàn Văn công Tổng cục chính trị, nên mọi người hãy cứ yên tâm, cái sự đạt giải thưởng dành cho điệu múa xoè do bà phụ trách hầu như là một sự chắc chắn, khỏi phải bàn cãi.

 

2-

Ca trù của Việt Nam đã được nhiều tổ chức quốc tế tôn vinh. Từ thế kỷ XI đã có những buổi hát ca trù đầu tiên diễn ra trên sân đình, đến thế kỷ XV ca trù được bác học hoá với đầy đủ các quy tắc về điệu, về nhịp, về cách biến tấu, ứng tấu. Tổng thư ký Hội đồng quốc tế âm nhạc thuộc UNESCO đã tặng Bằng danh dự cho NSND Quách Thị Hồ, người đã tham gia vào việc thực hiện đĩa hát ca trù do UNESCO phát hành. Đĩa hát đã được gửi tặng trên 400 trường Đại học và Nhà văn hoá của nhiều nước trên thế giới. Nhà phê bình của báo Thế giới Âm nhạc (Le Monde de la Musique)- ông Laurent Aubert- đã xếp Ca trù vào hạng cao nhất của nền âm nhạc thế giới. Ca trù còn có nhiều tên gọi khác như hát ả đào, hát cô đầu...tuy nhiên dù gọi cách nào thì ca trù luôn luôn gắn với đào nương, không có đào nương bất thành ca trù. Đào nương ngồi trên chiếu với hai chiếc dùi gỗ uyển chuyển như múa gõ vào một thanh tre hay một miếng gỗ gọi là cỗ phách. Tiếng gõ phách lúc trầm, lúc bỗng, lúc nặng, lúc nhẹ, lúc nhặt, lúc khoan, lúc trong, lúc đục...theo tình cảm và nhịp điệu của bài hát, ta có thể nói tiếng phách là giọng ca thứ hai của đào nương. Ngồi bên cạnh đào nương là nhạc công chơi đàn đáy. Thùng đàn hình chữ nhật hay hình thang, chỉ có mặt mà không có đáy, làm bằng gỗ cây ngô đồng, cần đàn rất dài có gắn những phím làm bằng tre. Ba dây đàn làm bằng tơ. Những ngón nhấn tài hoa, tiếng vê, tiếng vẩy của nhạc công làm vang lên những âm thanh dìu dặt dễ đi vào lòng người. Bên cạnh đào nương còn có trống chầu. Trống chỉ nhỏ như trống đế của hát chèo nhưng chức năng và cách đánh hoàn toàn khác, dùi trống dài bằng gỗ găng hoặc gỗ duối-những loại gỗ chắc, dẻo và có sức đàn hồi . Người gõ trống gọi là quan viên phải là người am hiểu ca trù để cái trống trở thành nhạc cụ thứ ba sau phách và đàn nhằm tôn vinh tiếng hát của đào nương. 

 

3-

Hồng hồng tuyết tuyết

Mới ngày nào chưa biết cái chi chi

Mười lăm năm thấm thoắt có xa gì!

Ngoảnh mặt lại đã tới kỳ tơ liễu...              

Tiếng hát véo von của đào nương Câu lạc bộ Ca trù Thăng Long lúc khoan, lúc nhặt vang lên từ sân đình Cống Vị cùng với tiếng phách dòn dã, tiếng đàn đáy dìu dặt, tiếng trống chầu tom tom chát chát đệm theo tiếng hát. Tối nay Câu lạc bộ tổ chức Đêm ca trù để mừng sự kiện Ca trù của Việt Nam vừa được Tổ chức UNESCO công nhận là di sản thế giới cần được bảo vệ. Ngoài vài chục người hâm mộ quây quần ở sân đình, đêm hát còn có một đôi vợ chồng người Pháp, cô A. G Alice-người làm luận án tiến sĩ về ca trù, bản thân cô có thể hát và gõ phách điêu luyện như một đào nương thực thụ dù cô nói tiếng Việt chưa sõi- và một vài nhà báo ngồi ở ghế dành cho quan khách. Quan khách không được thoải mái lắm vì thỉnh thoảng tiếng trống, tiếng đàn organ được khuếch đại qua dàn amply cùng dàn đồng ca của Hò kéo pháo từ cách đấy mấy dãy nhà cứ vọng đến rõ mồn một.

 

Ông trời sao khéo đa đoan! Đã trót sinh Chu Du lại còn sinh ra Gia Cát Lượng! Đúng vào cái đêm ca trù được tổ chức ở sân đình Cống Vị thì ở sân của Trạm Y tế phường cách đấy mấy dãy nhà, buổi tập luyện của Đội Văn nghệ Hội Cựu chiến binh cũng đang ở giai đoạn cao trào. Bởi thế nên mới sinh ra xung đột. Làm sao lại có sự xung đột ở đây? Có đấy! Hoạt cảnh Hò kéo pháo do ông Khoa phụ trách đang có điều trục trặc đây này. Có đến hai ba cụ ông tay đang nắm đường dây kéo pháo mà mặt cứ nghệch ra, đầu óc cứ như bay bổng ở đâu đâu trông chả khí thế chút nào. Mãi rồi ông Khoa cũng tìm được cái nguyên nhân đã làm các cụ phân tán tư tưởng:

Hồng hồng tuyết tuyết

Mới ngày nào chưa biết cái chi chi..

Thôi chết rồi! Cái bọn ca trù phải gió nó cứ véo von hồng hồng với lại tuyết tuyết ngay bên tai thế này thì các cụ phân tán tư tưởng là phải.  Ông Khoa tức lắm! Cái sự tức nó dẫn ngay đến biện pháp, đối với bọn phá đám này có lẽ phải dùng đến biện pháp hành chính mới xong. Nghĩ là làm, ông Khoa đến ngay trụ sở Công an phường, vừa may có ông Phó chủ tịch phường đang ngồi chơi uống nước ở đấy. Mọi người nhất trí phải có sự can thiệp kịp thời. Và rồi cái sự can thiệp đã xảy ra, chủ nhiệm Câu lạc bộ Ca trù Thăng Long được gọi ra khỏi sân đình để thẩm vấn về chuyện tụ tập đông người, trong đó có cả người nước ngoài và nhà báo mà không có giấy phép. Chị chủ nhiệm Câu lạc bộ-cũng là một nghệ sĩ ca trù có giọng ca tinh tế và điêu luyện- trình bày:

- Giữa năm ngoái (2008) Câu lạc bộ đã có đơn xin phép UBND phường và được sự đồng ý của Ban quản lý di tích đình Cống Vị biểu diễn ca trù ở sân đình mỗi tháng một lần, dạy hát ca trù mỗi tuần một lần, những lần ấy chúng tôi có thấy lãnh đạo phường nói câu nào đâu?…

- Thế nhưng cụ thể là lần này…?...?.

 

Sau Quan họ Bắc Ninh đúng 1 ngày, vào hồi 14h45 giờ Việt Nam ( tức 10h45 giờ địa phương) ngày 1/10/2009 tại Abu Dhabi (Các Tiểu vương quốc A rập thống nhất) đã diễn ra Lễ công bố quyết định của UNESCO công nhận Ca trù của Việt Nam là di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp. Là người yêu thích văn nghệ, sao ông lại nỡ hành xử như thế đối với Ca trù, hỡi ông Khoa?./.

 

Hà Nội tháng 10-2009

Huỳnh Văn Úc
Số lần đọc: 2484
Ngày đăng: 15.10.2009
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Những ngày ta sống hôm nay - Nguyễn Hồng Nhung
Chùm tạp bút ngắn - Nguyễn Thị Hậu
Thư gửi Ngài Hồ Cẩm Đào - Đinh Kim Phúc
Xem Thuý Kiều báo ân báo oán - Đinh Kim Phúc
Những trích đoạn : Từ các tác phẩm nổi tiếng của Herta Mueller - Herta Müller
Đêm đọc thơ Chân Phương - Nguyễn Hồng Nhung
Say bờ - Nguyễn Thị Hậu
Lại "BÓNG ĐÈ"hay Thư ngỏ gửi ông Trần Huy Thuận - Nguyễn Bản
Giữa hai đường sinh tử - Vũ Trà My
Đọc thơ xưa - Đinh Kim Phúc
Cùng một tác giả
Nguyễn Tuyết Lê Sen (truyện ngắn)
Dã man ! (truyện ngắn)
Ngỡ ngàng (truyện ngắn)
Trực chiến (truyện ngắn)
Mèo ơi ! (truyện ngắn)
Cu Tí (truyện ngắn)
Ký ức Trường Sơn (truyện ngắn)
Ba điều ước (truyện ngắn)
Bà lão hàng xóm (truyện ngắn)
Khoảng cách (truyện ngắn)
Nể vợ mày (truyện ngắn)
Chồng tôi và thơ (truyện ngắn)
Ngày về (truyện ngắn)
Trả nợ miệng (truyện ngắn)
Phố tím (truyện ngắn)
Người em họ (truyện ngắn)
Thủ trưởng (truyện ngắn)
Chị Bông (truyện ngắn)
Có thờ có thiêng (truyện ngắn)
Thằng Bờm mất ao (truyện ngắn)
Số phận con Cún (truyện ngắn)
Một mất mười ngờ (truyện ngắn)
Ai thắng ai ? (truyện ngắn)
Con cá chép (truyện ngắn)
Lão Hạp (truyện ngắn)
Bánh vẽ (truyện ngắn)
Hoa cỏ may (truyện ngắn)
Có tật giật mình (truyện ngắn)
Số đỏ (truyện ngắn)
Thằng nhà quê (truyện ngắn)
Xung đột (tạp văn)
Luật rừng (truyện ngắn)
Tai qua nạn khỏi (truyện ngắn)
Ngủ đường (truyện ngắn)
Hoa hồng có gai (truyện ngắn)
Anh yêu em! (truyện ngắn)
Song Hỷ (truyện ngắn)
Luân hồi (truyện ngắn)
Chuyện động trời (truyện ngắn)
Bộ mặt thật (truyện ngắn)
Thằng mất dạy (truyện ngắn)
Tấc đất tấc vàng (truyện ngắn)
Cái vạ văn chương (truyện ngắn)
Sinh ngày 13 tháng 7 (truyện ngắn)
Ngẩu pín (truyện ngắn)
Bản ấn đền Trần (truyện ngắn)
Nhạc vàng (truyện ngắn)
Một thời vang bóng (truyện ngắn)
Con vẹt (truyện ngắn)
Đồ quỷ! (truyện ngắn)
Tinh thần thể dục (truyện ngắn)
Ngọn lửa bất diệt (truyện ngắn)
Bóng đè (truyện ngắn)
Bất hiếu (truyện ngắn)
Dỗi (truyện ngắn)
Chiến tranh (truyện ngắn)
Thơ thẩn (truyện ngắn)
Ông ngoại (truyện ngắn)
Tình muộn (truyện ngắn)
Giông tố (truyện ngắn)
Nạp Phi (truyện ngắn)
Lời Trăn Trối (truyện ngắn)
Theo đóm ăn tàn (truyện ngắn)
Ngục Trung Ký Sự (truyện ngắn)
Cá Gỗ /Stop! (truyện ngắn)
Đẻ Khó (truyện ngắn)
Thơ Lạc Vần (tạp văn)
Putin Rơi Lệ (đối thoại)
Oan Cho Hắn Quá! (đối thoại)
Khổ Thân Thằng Mõ (đối thoại)
Kê Cân (đối thoại)
Một Phần Vạn (đối thoại)
Vũ Như Cẩn (tạp văn)
Chuyện chàng cốc sĩ (truyện ngắn)
Ksenia Sobchak (đối thoại)
Ngọn giáo (đối thoại)
Anhekđot (đối thoại)
Alexey Navalny (nhìn ra thế giới)
Tổng thống suốt đời (nhìn ra thế giới)
Tổng thống và rượu (nhìn ra thế giới)
ĐỐI THOẠI (truyện ngắn)