Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.333 tác phẩm
2.747 tác giả
689
115.997.142
 
Cô giáo mầm non
Đỗ Ngọc Thạch

1.

 

Phan Lê Ái Nhi là “Con nhà nòi” nghề dạy học đã bốn đời, mỗi đời đều có ít nhất hai người nối nghiệp cha ông. Đến Ái Nhi, bố mẹ cô chỉ sinh được một cô con gái, chính là cô Ái Nhi cực kỳ xinh đẹp. Càng lớn, Ái Nhi càng có hình dáng, điệu bộ như siêu người mẫu! Chính vì thế, bố mẹ cô, nhất là ông bà cô đều lo rằng cái sàn Catwalk của mấy Công ty Thời trang sẽ cuốn hút cô vào đó, như thế thì truyền thống gia đình sẽ bị đứt đoạn! Nhưng tất cả đều thở phào khi Ái Nhi thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông với điểm số cao tuyệt đối! Đến khi hỏi thi vào trường Đại học nào thì Ái Nhi nói: “Con thi vào trường Cao đẳng Sư Phạm Mẫu giáo!” Ông bà, bố mẹ Ái Nhi lại một phen té ngửa vì đó không phải là một trường Đại học danh tiếng, lại còn chưa phải là bậc Đại học thì danh tiếng ở đâu ra? Các bậc Tiền bối lại tốn rất nhiều “công lực” để thuyết phục Ái Nhi bỏ ý định thi vào trường Cao đẳng Sư Phạm Mẫu giáo, nhưng vô hiệu. Ái Nhi cam chịu tội “Bất hiếu” không nghe lời cha mẹ, ông bà…

 

 Khi hỏi lý do tại sao lại nhất quyết thi vào Cao đẳng Sư Phạm Mẫu giáo, Ái Nhi định không nói nhưng mọi người thúc ép quá, Ái  Nhi đành phải nói: “Trường Mầm Non là môi trường đẹp nhất, trong sạch nhất, ở đây không hề có chuyện xấu xa như “đổi tình lấy điểm”, “cưỡng bức nữ sinh”, “ma túy học đường”, “xã hội đen tuổi Teen”,v.v..”. Ái Nhi còn định nói nữa nhưng tất cả đều nói “Thôi! Thôi!...” và nhìn Ái Nhi như nhìn con bệnh! Họ nhà này có ai bị bệnh tâm thần phân liệt đâu sao con Ái Nhi lại phải chịu nỗi bất hạnh này? Thế là tất cả các Nhà giáo gọi điện cho bạn hữu tìm mọi cách để tìm bằng được những Bác sĩ Thần kinh giỏi nhất đến khám bệnh cho Ái Nhi!...

 

Thực ra, Ái Nhi không hề bị Tâm thần. Khi vị Bác sĩ – Tiến sĩ, thứ nhất đến khám bệnh cho Ái Nhi, cô bé hỏi ngay: “Xin hỏi Tiến sĩ, tất cả đều đục, chỉ Khuất Nguyên là trong thì Khuất Nguyên có bị bệnh Tâm thần không?”. Vị Bác sĩ-Tiến sĩ này không biết Khuất Nguyên là ai nên mắc cỡ, bỏ về mà rằng: “Cô bé này bệnh nặng lắm, tôi không thể chẩn đoán chính xác!”. Khi vị Bác sĩ thứ hai, có hai bằng Tiến sĩ là Thần kinh học và Tâm lý học đến, cô bé hỏi ngay: “Thưa Bác sĩ có hai bằng Tiến sĩ! Khi có vị giáo sư Tiến sĩ phạm tội tham ô hoặc cưỡng bức tình dục thì có gọi là bị bệnh không?” Vị Bác sĩ này cũng đã vài lần “thử là tội phạm cho biết” thì giật thột, bỏ về mà rằng: “Cô bé này bệnh tình đã ở giai đoạn cuối, không có thuốc chữa!”. Vì thế, bố mẹ, ông bà Ái Nhi đều nhất trí giải pháp để mặc Ái Nhi muốn làm gì thì làm, mẹ Ái Nhi sẽ “chuẩn bị chiến trường” cho thật tốt để đẻ đứa con khác, đặng có người nối liền mạch truyền thống gia đình!

 

Thế là Ái Nhi yên tâm nhập học ở Trường Cao đẳng Sư Phạm Mẫu giáo. Việc học của Ái Nhi thuận buồm xuôi gió. Tốt nghiệp, Ái Nhi được điều về Trường Mầm Non Măng Mai – một trường Mầm Non rất đặc biệt: Trẻ em ở đây đều là con nhà Đại gia, VIP hay tương đương!

 

2.

 

Khi Ái Nhi đến Trường Mầm Non Măng Mai, cô thật sự kinh ngạc khi thấy cơ sở vật chất của Trường không khác gì Khách sạn Năm Sao. Và cô cứ đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác: các nhân viên Nam đều lực lưỡng như võ sĩ quyền Anh, các nhân viên nữ đều như những siêu người mẫu chân dài, còn các cô giáo Nuôi dạy trẻ thì mười phần xinh đẹp ngang ngửa với các Hoa hậu! Còn nữa: trên tất cả các đường đi, lối lại đều có đặt Camera ghi hình ở mọi góc độ, có nghĩa là mọi cử chỉ, động tác của bất kỳ ai đi lại trong khuôn viên Trường Măng Mai đều được ghi vào băng hình và được các chuyên viên hình sự phân tích, đánh giá sơ bộ trước khi lưu vào hệ thống tàng thư, lưu trữ rất hiện đại!...

 

Phòng làm việc của Hiệu trưởng đẹp và hiện đại hơn bất cứ phòng làm việc của Hiệu trưởng nào, kể cả Hiệu trưởng Đại học tầm cỡ thế giới. Máy móc đủ các loại bày biện như một thế trận, có thể giám sát tất cả nhân viên ở mọi chỗ trong trường. Ngoài ra còn hai Thư ký giúp việc kiêm Vệ sĩ: Xinh đẹp, đương nhiên, và rất nhanh nhẹn, tháo vát!

 

Ái Nhi được Hiệu trưởng tiếp chuyện trong một giờ, ngay trong ngày đầu tiên đến nhiệm sở. Đầu tiên là Hiệu trưởng hỏi và trả lời giùm: “Cô giáo có biết vì sao trường này trang bị hiện đại và đều xịn từ A đến Z không? Vì học viên ở đây toàn cậu ấm, cô chiêu, thiếu gia, cách cách chứ không phải là trẻ con đường phố! Tương lai của đất nước sẽ nằm trong tay những học viên này! Vì thế điều kiện cơ sở vật chất phải tối ưu. Và những người làm việc ở đây cũng phải được lựa chọn kỹ càng, còn kỹ hơn cả chọn cầu thủ cho Đội tuyển bóng đá Quốc gia! Đội tuyển Bóng đá Quốc gia có thể thua trận, nhưng người vào làm việc ở đây không được làm hỏng việc!” Chờ cho người nghe “tiêu hóa” hết những điều vừa nói khoảng năm phút. Hiệu trưởng hỏi và trả lời giùm tiếp: “Cô có biết nhiệm vụ giáo viên ở đây là gì không? Nếu chỉ đơn giản như ở các trường Mầm Non khác thì khỏi phải nói. Ngoài nhiệm vụ như ở các trường khác mà cô đã được học thì ở đây có nhiệm vụ đặc biệt quan trọng: giúp các học viên làm quen với phong cách của người lãnh đạo, hay bây giờ người ta hay dùng từ “Sếp”! Có nghĩa là các cô giáo ngoài việc là cô giáo, còn phải nhập vai đầy tớ, nô tỳ, hay đại loại như thế!”…Câu thứ ba Hiệu trưởng nói về chế độ thưởng, phạt của Trường: thưởng rất hấp dẫn, hậu hĩnh song phạt cũng không khác cực hình!

 

Trước khi vào gặp Hiệu trưởng, Ái  Nhi đã được một trong hai cô Thư ký nhắc khéo rằng, nghe Hiệu trưởng “Thuyết trình” thì cứ yên lặng mà nghe rồi nói “Rõ” chứ đừng có phản ứng gì, nên cô đi qua “Cửa ải” này dễ dàng. Song, Ái  Nhi cứ không yên với ý nghĩ: Có phải mình đã lạc vào một thế giới khác mà không hề có trong các bài giảng khi còn học ở Trường Sư Phạm Mẫu giáo? Có một chút cảm giác ớn lạnh, song sự tò mò đã xua tan ngay: ta hãy thử tìm hiểu thế giới này cho biết!...

 

Sau khi gặp Hiệu trưởng, Ái Nhi được một cô Thư ký dẫn đi một vòng quanh cơ ngơi của trường và làm quen với các cô giáo đồng nghiệp. Một cảm giác mơ hồ lởn vởn trong ý nghĩ của Ái Nhi: các cô giáo đều xinh đẹp như những bông hoa nhưng không phải hoa mọc ngoài vườn cây, đồng nội mà là hoa mọc trong nhà kính? Nghĩ đến hai chữ “Nhà kính”, Ái Nhi bỗng thấy ớn lạnh, rùng mình!... Và dường như có một cảm giác cứ chập chờn như Ma chơi?!

 

 

 

 

3.

 

Trường Mầm Non Măng Mai không chia thành ba Khối Mầm, Chồi, Lá như các Trường Mầm Non khác mà chỉ gồm hai Khối MầmLá. Khối Mầm có sáu lớp, ba lớp nam và ba lớp nữ, cho độ tuổi 5 tuổi, đánh số từ Mầm 1 cho đến Mầm 6. Khối gồm sáu lớp, cũng ba lớp nam và ba lớp nữ, cho độ tuổi 6 tuổi, đánh số từ Lá 1 cho đến Lá 6. Độ tuổi các lớp có thể du di, tùy theo hoàn cảnh cụ thể. Hỏi tại sao lại bỏ khối Chồi, bà Hiệu trưởng nói: “Mầm với Chồi thì có khác gì nhau? Mà lứa tuổi Mầm Non ngày xưa chị có một lớp gọi là Mẫu giáo, đó là lớp Dự bị Tiểu học, giống như Dự bị Đại học đó, một năm là quá đủ, việc gì phải kéo dài thành ba năm? Cho nên bước đầu tôi cứ để hai năm là MầmLá, sau này tính tiếp!”.

 

Chương trình học của trường Mầm Non Măng Mai khá đa dạng, phong phú và được giao cho một nhóm toàn những người có bằng Tiến sĩ của các trường Đại học danh tiếng trên thế giới thiết kế, soạn thảo. Song, có một nội dung mà cả nhóm Tiến sĩ kia không ai nghĩ ra được, lại do chính Bà Hiệu trưởng nghĩ ra, đó là nội dung học làm Sếp mà mỗi khi có giáo viên mới, Bà Hiệu trưởng phải đích thân giới thiệu. Có lúc bà còn cao hứng nói rằng, đó mới là nội dung chính của trường Mầm Non Măng Mai, các nội dung khác có thể lược bớt, lướt qua nhưng nội dung này chỉ có thêm giờ chứ không bớt, vì nó là cái để phân biệt đẳng cấp của trường Măng Mai với các trường khác!

 

Cô giáo trẻ Ái Nhi được giao phụ trách lớp lớn (nhân viên ở trường thường gọi nôm na là trường có hai lớp Lớn Nhỏ), tức lớp Lá 6 Nam. Lớp Lá 6 có đặc điểm là: bao gồm những trẻ “Lưu ban”, tức trượt Lớp Một của một, hai năm trước. Tất nhiên lớp này học dốt các môn học thông thường và quậy phá, nghịch ngợm hơn quỷ sứ. Nhưng dốt và nghịch ở độ tuổi này chưa thể là đồ bỏ, biết đâu năng khiếu chưa phát lộ? Vì thế độ tuổi của lớp này có thể kéo dài tới Bảy, Tám thậm chí Chín tuổi, tùy thuộc vào gia đình học sinh có muốn cho con mình học nữa hay không? Cũng có lớp tương tự cho các bé gái đó là lớp Lá 6 Nữ.

 

Ở trường Măng Mai, b́nh thường, mỗi lớp bé gái do hai cô giáo phụ trách, mỗi lớp bé trai do một cô giáo và một thầy giáo phụ trách, riêng hai lớp “Cá biệt” Lá 6 NamLá 6 Nữ do hai cô và một thầy giáo phụ trách, hai thầy giáo này thực chất làm nhiệm vụ bảo vệ cho các cô giáo vì những học trò “cá biệt” này rất quậy, thường bất ngờ tấn công các cô giáo với đủ các chiêu thức quái dị!...

 

Khi mới vào lớp Lá 6 Nam, Ái Nhi đã cảm nhận được ở những đứa trẻ này có điều gì đó bất thường, không chỉ là sự quậy phá, nghịch ngợm thái quá như nó đã mặc nhiên mang danh, mà  có cái gì đó vượt ra ngoài lứa tuổi của chúng mà cô chưa hình dung ra “hình dáng” cụ thể của nó. Đến ngày thứ hai thì Ái Nhi đã lờ mờ nhận ra bởi cô chợt nhận ra rằng, những đứa trẻ này đã có những cử chỉ, lời nói như những “Ông Chủ”, có nghĩa là chúng luôn mang trong đầu ý nghĩ “Muốn là được!”… Đến ngày thứ ba thì cô giáo trẻ Ái Nhi đã bị tấn công dữ dội…như Kiến ăn Cá!

 

4.

 

Người Vệ sĩ cùng phụ trách lớp Lá 6 Nam với Ái Nhi đã giải thoát cho Ái Nhi như thế nào, cô không thể biết chi tiết vì cô chỉ nhớ được cái cảm giác của  mình lúc đó thật kinh hoàng: cô thấy như có một đàn kiến bu kín người cô và cô ngất xỉu! Đến khi cô tỉnh lại thì chỉ thấy  Đại - người thầy giáo cùng tổ với mình đang ngồi trước mặt!

 

-Chúng ta đang ở đâu vậy? – Ái Nhi ngơ ngác hỏi.

-Chúng ta đang ở trên tầng thượng của trường Măng Mai! – Đại trả lời.

-Tại sao lại là tầng thượng? – Ái Nhi thật sự ngạc nhiên.

-Vì đã vào cái trường này là không có lối ra, chỉ có một lối thoát duy nhất là bay lên Trời, tới một hành tinh khác!

-Thôi, tôi không thích nói giỡn! Tại sao chúng ta lại ở đây?

-Cô đã bị bọn trẻ chơi trò “Ăn thịt người”, cô sẽ không chịu nổi và sẽ phát điên, còn nếu cô chống cự lại bọn trẻ, cô sẽ bị phạt, tức bị nhốt xuống hầm khi nào đầu hàng, khuất phục thì thôi! Tôi biết là cô sẽ không chịu nổi nên đã cứu cô!

-Vậy anh định ôm tôi bay lên Trời sao?

-Không bay được, nhưng tôi đã chuẩn bị sẵn một sợi dây cáp chuyên dụng có móc, chờ đến lúc thích hợp, tôi sẽ móc dây vào cái lầu bên kia hẻm, chúng ta sẽ theo dây đu sang và thoát!...

 

Kế hoạch giải thoát của Đại chính xác đến từng chi tiết. Người Vệ sĩ tên Đại đã đưa cô giáo mầm non Ái Nhi về nhà cô an toàn. Sau đó, Đại lại đến đầu quân cho một Công ty Vệ sỹ, còn Ái Nhi thì được một người quen giới thiệu vào một trường còn đặc biệt hơn mọi cái gọi là trường học: Trường Trẻ em câm-điếc. Nếu có ai hỏi Ái Nhi tại sao lại chấp nhận làm việc ở môi trường câm điếc này thì bao giờ cô cũng nói, hãy hỏi bọn trẻ đó, nếu hiểu được chúng nói gì thì mới có câu trả lời!

 

Sài Gòn, 4-11-2009

Đỗ Ngọc Thạch
Số lần đọc: 3093
Ngày đăng: 05.11.2009
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Người lưu giữ bản thảo - Mang Viên Long
Bi hài biên tập - Nguyễn Hồng Nhung
Sau bão - Triệu Thế Việt
Ba truyện hài hước - Karinthy Frigyes
Lão Hậu - Nguyễn Chính
Những Mảnh Vỡ (11) - Nguyễn Thị Hậu
Nhà thiện xạ! - Phùng Thành Chủng
Chiếc huy hiệu cồ - Minh Diện
Tình nghĩa phu thê - Phạm Thanh Phúc
Ánh đèn trong cửa sổ - Yuri Nagibin
Cùng một tác giả
Nữ võ sĩ huyền đai (truyện ngắn)
Anh hùng thọ nạn (truyện ngắn)
Người chép sử (truyện ngắn)
Tướng sát phu (truyện ngắn)
Chị em sinh ba (truyện ngắn)
Truyện ngắn ngắn-1 (truyện ngắn)
Truyện ngắn ngắn -2 (truyện ngắn)
Chuyện một nhà báo (truyện ngắn)
Núi lở (truyện ngắn)
Hai lần bác sĩ (truyện ngắn)
Báo hiếu (truyện ngắn)
Nhà tiên tri (truyện ngắn)
Bạn học lớp hai (truyện ngắn)
Tương tác trên net (tiểu luận)
Bạn học lớp năm (truyện ngắn)
Bà Nội (truyện ngắn)
Cô giáo mầm non (truyện ngắn)
Ma lai (truyện ngắn)
Cánh đồng mùa đông (truyện ngắn)
Em ở Tây hồ (truyện ngắn)
Sự tích chim đa đa (truyện ngắn)
Kén vợ kén chồng (truyện ngắn)
Nghêu, Sò, Ốc, Hến (truyện ngắn)
Đấu trường 100 (truyện ngắn)
Làng nói trạng (truyện ngắn)
Lý Toét (truyện ngắn)
Đám Cưới Vàng (truyện ngắn)
Táo quân truyện (truyện ngắn)
Mùng ba tết thầy (truyện ngắn)
Chuyện ngày tết (truyện ngắn)
Y tá xã (truyện ngắn)
Băng nhân (truyện ngắn)
Ô Quan Chưởng (truyện ngắn)
Bạn học đại học (truyện ngắn)
Kiếm sống (truyện ngắn)
Ô Chợ Dừa (truyện ngắn)
Ký ức làm báo (truyện ngắn)
Trộm long tráo phụng (truyện ngắn)
Ba chìm bảy nổi (truyện ngắn)
Bác Sĩ Thú Y (truyện ngắn)
Lệnh Phải Thi Đỗ (truyện ngắn)
Giai Điệu Mùa Hè (truyện ngắn)
Lấy Vợ Xấu (truyện ngắn)
Địa sứ (truyện ngắn)
Cô Dâu Gặp Nạn (truyện ngắn)
Bà Ngoại (truyện ngắn)
Ô Đống Mác (truyện ngắn)
Quận He (truyện ngắn)
Tam Thập Lục Kế (truyện ngắn)
Cắm sừng (truyện ngắn)
Nguyễn Vỹ (chân dung)
Nhà Nho - Nhà Báo (tiểu luận)
Dòng Sông Ám Ảnh (truyện ngắn)
Ba Lần Thoát Hiểm (truyện ngắn)
Ký Ức Làm Báo - 2 (truyện ngắn)
Kiếm Sống 2 (truyện ngắn)
Ký Ức Làm Báo - 3 (truyện ngắn)