Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
534
116.605.408
 
thầy cũ
Lê Trâm

Tôi hay nghĩ về thầy nhiều hơn những thầy học khác, đó là điều không bình thường bởi đã có biết bao nhiêu biến động trong đời. Cũng khó mà lý giải cặn kẽ. Tôi từng trải qua bao nhiêu lớp học, nhớ không hết. Có thể người thầy dạy lớp Năm xa xưa gắn bó với tuổi thơ cơ cực của tôi nhiều quá, mà tuổi thơ ai chửng thương fhay nhớ lại. Tôi nhớ như in cái buổi chiều mùa đông mưa tầm tã. Nước lũ tràn ngập hai triền sông. Tan học chỉ về đến được bờ sông. Thế là tụi học trò xóm Cũ chúng tôi ôm nhau vừa khóc vừa réo gọi cha mẹ. Mưa quá, chẳng còn ai nghe rõ tiếng. Tôi còn nhớ con Hạnh đã ngã vào lòng khóc ra. Cả cái thằng Tý lỳ nữa, tiếng thì lỳ mà cũng khóc như trẻ ranh. Còn tôi, đứng chết cóng bên vệ sông, nước mắt lã chã. Mỗi lần nhớ lại cứ thấy như chuyện mới vừa xảy ra hôm qua… Đaấy chỉ là một trong vô vàn chuyện. Chừng như lúc nào cần chỗ dựa là thầy  xuất hiện, như là tiên trong chuyện cổ tích… Cái buổi trưa tôi và thằng Hồng bị già Luyến bắt quả tang trên chạc ba cây ổi nhà ông mà hai hai đứa cứ tưởng sẽ dẫn đến các trận đồn trối chết. Vậy mà, thầy đã tới… Cái chữ tôi viết, đầy đặn với độ nghiêng vừa phải tạo thành dáng xiêu xiêu là của thầy đấy. Cả cách nói cặn kẽ, có đầu có đuôi, đôi khi dài dòng chính thầy dạy tôi qua các câu chuyện kể xen giữa các bài học. Hai cuốn vở mới, cây bút ngòi lá tre. Chiếc áo tơi cũ sùm sụp những ngày cận tết sau trận lụt năm thìn thầy cho tôi… Tôi, chúng tôi ngày ấy thấy thầy lớn lao và quyền uy quá. Tưởng thầy chẳng bao giờ chịu khuất phục. Hóa ra chẳng phải.

 

Tôi, đứa học trò sót lại của khóa học hai mốt đứa, hết mười bốn đứa là liệt sỹ ấy, qua bao biến động của thời cuộc, sau năm bảy lăm lại quay về trường cũ, làm đồng nghiệp của thầy. Dù rất tế nhị, cuối cùng tôi vẫn phải dự giờ thầy theo sự phân công của hiệu trưởng. Tôi buồn và khổ tâm vô cùng.

 

Tuổi tác cao không giúp thầy theo kịp sự thay đổi theo yêu cầu mới của ngành giáo dục. Gia đình thầy lại đang gặp khó khăn. Tôi biết, thầy còn khổ tâm gấp bội. “Có gì thầy Hân cứ nói! Tôi cần hiểu rõ về mình để còn định liệu!” Tôi đắn đo rất lâu và rồi chỉ có thể nói được những gì có thể. Có lẽ thầy hiểu nhiều hơn những gì tôi nói ra. Tôi thầy thầy rất buồn. Nhìn dáng thầy lầm lụi bước ra khỏi phòng họp, tôi muốn ứa nước mắt.

 

Sau lần ấy, tôi đi học và chuyển hẳn về thành phố, rẽ sang ngành khác. Mười năm, rồi mười lăm năm… Bao lần dự định về thăm thầy chẳng thực hiện được. Năm thứ năm rời trường cũ, tôi nhận được thư thằng Hồng. “ Tao mới cũng thầy đi tìm mộ thằng Hùng về đây! Xác nó bị vùi ngay chân tường rào tỉnh đường Quảng Tín cũ. Không có thầy, chắc chắn thằng Hùng vĩnh viễn nằm lại dưới chân cái tường rào oan nghiệt ấy quá!” Năm sau:”  Thầy bảo tao đưa con Hạnh vào bệnh viện tâm thần.  Khốn nạn, nhà nó đau có ai. Nó phát điên bỏ nhà đi lang thang ba năm nay rồi! Mầy còn nhớ con Hạnh không?” Năm thứ bảy: “ Vợ thầy Tư vừa ới qua đời tuần trước. Không con, không cái, cảnh ngộ nhà thầy cơ cự lắm mầy ơi! Có cách gì giúp đỡ thầy không?” Nhận thư, gan ruột tôi như có lửa, rốt cuộc chẳng làm được điều gì cho thầy. Năm thứ mười:’ Thầy Tư vừa nhận con thằng Huy về nuôi, tao can chẳng được. Tính thầy mầy biết rồi! Sao mãi chẳng thấy mầy về?” Năm sau:” Thầy vừa mới nhận hai sào dất hoang. Thứ đất chó đái! Có khốn khổ cho thầy không chứ? Thầy có làm ruộng bao giờ đâu? Có mầy chắc còn can chứ tao thì chịu!” Năm sau nữa:”Thầy nghỉ dạy rồi Hãn ạ. Nghỉ một lần. Cơ hàn lắm. Tụi tao loay hoay mãi chẳng tính ra nước giúp thầy. Ở quê mà, đứa nào cũng cực hết! Mầy định thế nào?” Biết định thế nào? Tôi như thằng học trò chậm tiến trôi ra khỏi những lời thầy dạy, tuột dài theo những vòng xoáy. Mỗi ngày thờ ơ đi một ít, lạnh nhạt một ít, vô cảm đi một tí, ngày này ngày khác, cứ thế, chẳng kịp thấy mình thay đổi như thế nào. Giống nhiều người, tôi đổ lỗi cho hoàn cảnh. Chỉ tại…

 

Ngoảnh lại, đã gần hai mươi năm.

 

Mọi thứ đã khác lạ so với ngày tôi bỏ quê ra đi. Trên suốt đường về tôi nghĩ ngợi đủ thứ. Tôi nghĩ về những ngày tôi trải qua. Chẳng hề dễ dàng như tôi nghĩ ngày bỏ xứ ra đi. Tôi nghiệm ra nhiều điều và không thể không lo  lắng. Tuần trước, giám đốc gọi tôi lên, gợi ý tôi làm đơn xin nghỉ việc. Lần này do tôi. Quá nhiều năm tôi cứ an phận thủ thường, chưa một lần nghĩ đến viễn  cảnh này. Công việc kinh doanh thời buổi này không cần loại người kiểu tôi. Tôi bây giờ và thầy hơn hai mươi năm trước giống và khác nhau ra sao?  Khác chăng, ngày ấy thầy chẳng có điều kiện thay đổi còn tôi thì quá thừa thải. Thầy còn trụ lại dăm ba năm còn tôi chức không thể. Tôi không trách ai, chỉ thấy buồn thấy thương thầy hơn.

 

Buổi chiều, thằng Đức, con của Huy, đưa tôi ra thăm mộ thầy. Nấm mộ dất đầy hoa dại và cỏ úa. Tấm bia nhỏ nguệch ngoạc mấy dòng chữ xiêu vẹo. À, chữ thằng Hồng! Lẽ ra thằng viết chữ đẹp nhất lớp là tôi ngày ấy phải đửng ra viết bia cho thầy mới phải đạo, đằng này…

 

Trời mưa lắc rắc- Tôi lạnh người nhận ra nơi mình đang đứng: Vẫn bờ sông cũ xưa! Và nghĩ thầm: Chao ôi, mới đó đã gần hết một kiếp người!./.

Lê Trâm
Số lần đọc: 1995
Ngày đăng: 21.11.2009
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Trường Đại học sư phạm Hà Nội : kỷ niệm thanh xuân của đời tôi - Lê Khánh Mai
Một thời để nhớ… - Mang Viên Long
Vòng luân hồi - Nguyễn Kim Anh
Chùm tạp bút ngắn (2) - Nguyễn Thị Hậu
Thiền trà - Huỳnh Kim Bửu
“Mái Tây” và Nỗi Lòng Thánh Thán - Phạm Lưu Vũ
Hà Nội ngày trở gió - Huỳnh Văn Úc
Dỗi hờn - Huỳnh Văn Dung
Cây của miền quê nghèo - Vinh Anh
Những đài sen. - Võ Quê
Cùng một tác giả
Chúc ban mai tốt lành (truyện ngắn)
Đêm của bướm (truyện ngắn)
Tiếng hú (truyện ngắn)
Dòng sông chảy quanh (truyện ngắn)
thầy cũ (tạp văn)
Mùa chim bay đi (truyện ngắn)
Cưỡi Gió Qua Đèo (truyện ngắn)
Ký Ức Phố… (tạp văn)
Gã cực sướng (truyện ngắn)