Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.333 tác phẩm
2.747 tác giả
757
116.010.586
 
Khái quát những trường phái thi ca ( tiếp theo Thế giới thơ)
Khổng Ðức

Trường phái DaDa

Từ Dada ( tình cờ tìm thấy trong từ điển, là trò chơi ngựa gỗ của trẻ con) do nhà thơ gốc Roumanie là Tristan Tzara đưa ra; từ phong trào chủ nghĩa hư vô (nihilisme) và khiêu khích ở Zurich (Suisse); nó công kích tất cả những giá trị nghệ thuật và luân lý. Ngoài Tzara ra còn có những  họa sĩ như Francis Picabia, Marcel Du Champ, và Marx Ernest; những nhà thơ như Queneau, Michaux và Vian cũng chịu ảnh hưởng  của phong trào. Những tín đồ của Dada tổ chức những khung cảnh khiêu khích như họ từng bày tỏ ở Paris. Trên khán đài người ta gỏ vào những chìa khóa, những thùng hộp để tạo thành âm nhạc ( Nguyễn Xuân Khoát bày ra môn gỏ nhịp là ảnh hưởng từ đây) đến khi quần chúng phản đối đồ điên.Khi đó Serner thay vì ngâm thơ thì đặt ngay một bó hoa bên chân một tượng gỗ trong tiệm may mặc.Có người đội cái mũ làm bằng bánh, đọc thơ, càng đọc càng rống to lên, trong khi đó Tzara vẫn tiếp tục đánh nhịp trên một cái thùng vĩ đại. Họ còn chế nhạo đủ thứ, cho đến thi nhân cũng không từ. Để làm một bài thơ theo phái Dada họ bày ra chuyện ;

 

Lấy một tờ báo      Lấy một cái kéo

Chọn trong báo một bài nào có chiều dài dự tính cho bài thơ

Cắt bài báo ra

Cắt cẩn thận các từ tạo thành bài báo ấy

Và bỏ chúng vào một túi xách      Hãy lắc nhẹ

Sau đó lấy ra từng từ đã cắt lúc  nảy

Chép lại cẩn thận theo thứ tự khi những từ ấy lấy ra khỏi túi

Bài thơ thành hình như anh muốn

Như thế anh đã là một nhà thơ  độc đáo khác phàm tục.

 

Ở VN Nguyễn Công Hoan cũng bắt chước trò chơi này làm thành một truyện ngắn.

Cùng thời ấy, ở Paris những nhà thơ trẻ như Apollinaire, Cendrars nỗ lực tạo ra một hình thức thơ gọi là vô thức; người lãnh đao họ là André Breton. Năm 1919 Tzara có đến Paris trao đổi với  họ về khuynh hướng Dada. Nhưng rồi vì chủ trương Dada không nghiêm túc nên đến năm 1921 thì Breton tách  khỏi Tzara mà thành lập phái Siêu thực.

 

Trương phái siêu thực - Nhóm Breton, Aragon, Soupault đứng ra thành lập phái Siêu thực (Surréalisme), nó có ý hướng và mục đích rõ ràng, là chống lại chủ nghĩa hư vô của Dada, và nhắm vào việc muốn biến đổi thế giới. Cơ sở lý luận của họ là chủ thuyết trực giác của Bergson; và sinh mệnh xung động với tiềm thức của Freud. Siêu thực giải thích danh xưng của họ là vô thức hoạt động với tinh thần thuần túy, nó chỉ tiếp thu sự khải thị của tư tưởng, không để cho lý trí khống chế, cũng không tuân theo thứ mỹ học hay xu hướng đạo đức nào. Khẩu hiệu của họ là Tự do, Ái tình và Thi ca.

 

Gọi là tự do là không hề tiết chế, sử dụng tưởng tượng kiếp người. Gọi lá Ái tình , đối tượng của nó có thể là một người nữ nào đó, một thứ nghệ thuật nào, cũng có thể là các thứ hổn tạp, hoặc là đối tượng hư vô phiếu miễu. Và thi ca là diễn tả tự do, mà phương thức tốt nhất là tình yêu. Chủ trương sáng tác của trường phái siêu thực là “ viết lách  vô ý thức”, giữa từ với từ, và câu với câu toàn trông vào sự “kết hợp ngẫu nhiên“. Nếu gieo ra một chữ không hợp ngữ vựng thì có thể tùy ý dùng  mẫu tự nào đó thay thế, dù cho văn lý không thông, thực tại nó vẫn có giá trị, vì nó  tuyệt đối phản ánh  hoạt động tư tưởng của tác giả. Ngoài ra còn chủ trương ghi lại những ảo giác và mộng giác để trực tiếp biểu hiện sinh hoạt “ siêu thực”; phản ánh cá nhân và ngoại giới có sự liên hệ chân thực.

 

Siêu thực chủ nghĩa hình thành và xuất hiện là phản ánh tình hình xã hội sau đệ nhất thế chiến ở Âu châu; cuộc sống của thanh niên mang tâm trạng bàng hoàng bất an, họ chống  lại nền văn minh hiện đại cho đó là thứ văn minh giết người. Phong trào Siêu thực sanh ra từ sự phản kháng đó. Phong trào mở rộng sang các ngành nghệ thuật khác như hội họa, chụp hình. Nhưng đến năm 1924 có bản tuyên ngôn ra đời cùng với tạp chí “La révolution surréaliste” thì chủ nghĩa siêu thực mới thực sự được công khai hóa. Tứ 1926 đến 1928 nhiều văn bản quan trọng ra đới chứng tỏ sinh lực và sự cấu kết chặc chẽ của nhóm. Đó là  Nadja của Breton, Le paysan de Paris của Aragon, La liberté hay l’amour của  Deonos, Capitale de la douleur của Eluard…Đến năm 1930 Breton lại đưa ra tuyên ngôn thứ hai và đổi tên tạp chí lại là Surréalisme au service de la revolution (Siêu thực phục vụ cho cách mạng) Sự kết hợp giữa siêu thực với cọng sản cũng chẳng được bao lâu. Trong khi Aragon  tiếp tục tuân hành kỷ luật của Đảng thì Breton rút ra khỏi đảng năm 1933. Chủ nghĩa siêu thực lan rộng ra thành quốc tế hóa, nhiều nhóm siêu thực được thành lập  ớ các nước. Nhưng cùng lùc phong trào mất tính năng động và tính cay độc của nó, và trở thành một cơ cấu văn hóa, Và sau đệ nhị thế chiến  thì  phong trao  siêu thực nguội tắt vì có  những phong trào mới lấn chiếm. Mãi đến năm 1968, là sau hai năm Breton (!966) qua đời, mới có đôi khẩu hiệu treo trên vách trường đại học muốn phục hồi chủ thuyết siêu thực.

 

Phái tượng trưng – Đại biểu phái tượng trưng thời kỳ đầu là  Mallarmé,

Beaudelaire,Verlaine, Rimbaud. Chủ nghĩa tượng trưng là một phản ứng  chống lại chủ nghĩa thiên nhiên, được coi như là  quá gần gũi với thực tại. Tượng trưng trình bày một lối thoát mới của thi ca hướng về thế giới ý niệm, cũng có thể nói nó là sự trở về với  chủ nghĩa lãng mạn. Thật ra nó khác biệt với lãng mạn; chủ nghĩa tượng trưng cho rằng con người không thể cảm thông với thiên nhiên, với tha nhân, và cả với Thượng Đế. Thế là với mọi cố gắng của giác quan, nó tìm cách vượt cái thực tại mà khám phá ra một thế giới chính xác hơn cái thế giới mà chúng ta đang sống. Sự tìm kiếm cái chân lý cao cà chỉ đến được khi người ta chân thành sùng bái cái đẹp, điều đó  nó giải tỏa  tính phàm tục và công cọng của nhà thơ. Sự tôn sùng cái đẹp thật ra đã có từ trước, đó là  môn phái Parnasse với chủ trương “nghệ thuật vị nghệ thuật”. Parnasse là tên một ngọn núi ở Hy Lạp xưa, trong thời của Apollon, vị thần của sắc đẹp. Người ta chọn từ Parnasse là để chỉ rằng  cái đẹp không thể nào đến được, muốn đến  phải khó nhọc lắm. Nhưng với phái tượng trưng, nó chỉ là sự bảo vệ phòng ngự chống lại sự phô bày, một phương tiện  giữ một khoảng  cách liên  hệ đến tình cảm, biểu hiện một lối đi thần bí hướng về một thế giới khác.một sự tìm kiếm. Đặc điểm chính của chủ nghĩa tượng trưng như sau :

1.- Nhà thơ tượng trưng có một quan niệm cấp thiết về thi ca, nó không phải là một trò giải trí mà là một sự tìm kiếm biểu hiện những cảm xúc thần bí của thế giới.

2.- Thi ca tượng trưng không phải là bản năng mà là trí tuệ. Đặc tính của trí tuệ có thể  đi đến bí ẩn.

3.- Thơ tượng trưng tránh sự miêu tả. Để tôn kính vẻ thần bí, thi nhân không dùng những từ để giải thích mà chỉ khêu gợi ra. Những phù hiệu bảo đảm sự tương thông giữa thế giới hữu hình (visible) với thế giới vô hình (invisible).

4.- Trong sự tìm kiếm sự hài hòa vũ trụ mới thấy rằng  âm nhạc của ngôn ngữ có một vị trí đặc biệt; nên nhấn mạnh vấn đề nhạc trong thơ.

 

Về sau đầu thế kỷ 20 thành ra phái Ý tượng, nhưng vẫn bị  coi như là chi nhánh của tượng trưng, hay hậu kỳ tượng trưng. Trường phái nầy lại hưng thịnh vào  khoảng thập niên 20 của thế kỷ 20. Ảnh hưởng lớn nhất là Eliot ở Anh Mỹ, bài thơ Hoang nguyên Wash-land ( terre désolée)  dài 450 câu xuất hiện sau Đệ nhất thế chiến, dùng điển cố trong thần thoại tôn giáo để  tượng trưng xã hội hiện thực.

 

Sau Đệ nhị thế chiến, ở Nhật  lại mượn danh nghĩa bài thơ của Eliot lập thành một thi đàn chính thống từ 1947 đến 1955. Thành viên của họ là Điểm Xuyên Tín Phu, Điền Thôn Long Nhất, Bắc Thôn Thái Lang, Tam Hảo Phong Nhất Lang và Hắc Điền Tam Lang v..v…. Trong chiến tranh phần lớn bọn họ bị Quốc Quân chủ nghĩa xua ra chiến trường  và áp bức đủ thứ, uất ức và tích lủy lắm nổi khổ sở đau thương. Do đó họ mượn thi ca bày tỏ những cảm khái ức tích trong phế phủ, dùng nhân sinh quan trong thời chiến cũng như những hoang phế trong trận chiến  hình thành nhận thức hiện thực, nhận thức chính mình; chủ đề duy nhất của họ là cả một vùng hoang phế hiện đại. Họ đối với hiện thực từ bất an đến bất mãn, đối với cuộc sống  tiến hành quan sát và suy tư, do không nhìn thấy được cảnh hiện thực trước mắt biến đổi, họ tiếp thu sự thống khổ và hy vọng của Eliot. Họ không tả sự xung động kịch liệt biểu hiện bên ngoài, cũng không hình dung cảnh dầu sôi lửa bỏng mà chỉ thể nghiệm tâm lý cộng đồng nghệ thuật có sức cảm nhiễm. Họ có những tác phẩm nổi tiếng  như “ Nhật ký cứu hộ tàu bè” của Điềm Xuyên Tín Phu; “Nóng búc suốt 40 năm “ của Điền Thôn Long Nhất, “ Bài ca đêm tháng năm” của Tam Hảo Phong Nhất.

 

Đến năm 1952 - 1955 lại thành lập “ Liệt đảo phái” là thi phái chống Mỹ và tranh thủ  dân tộc độc lập.

 

Phái kết cấu chủ nghĩa -  Khoảng thập niên 60 của thế kỷ 20 bắt đầu lưu hành một ngành lý luận vân nghệ thuộc chủ nghĩa kết cấu (structurisme). Chủ nghĩa này đối với thơ cách luật và tự do gia dĩ giải phẩu các điểm bất đồng. Thuyết minh thành công hai điểm bất đồng  là tính hợp lý của thi thể hình thức tồn tại; trong thi cách luật ngôn ngữ của thơ khác với ngôn ngữ thực dụng hằng ngày. Kết cấu chủ nghĩa theo góc độ của ngôn ngữ học mà nghiên cứu hiện tượng này. Tác giả cách luật thì  hướng lực chú ý của bản thân ngôn ngữ vào yếu tố hình thức, như âm vận, từ hối và cú pháp v..v… Khiến nó thoát ly hình thức tự nhiên, mà tiến nhập vào tiềt luật của thứ nhân tạo, làm cho sự linh hoạt của ngôn ngữ ấy biến đổi nhiều; về hình thức lại quy định quá gay gắt, đem so với ngôn ngữ thực dụng hằng ngày, hầu như biến thành một thứ trái lại ngôn ngữ thường dùng thành ra một thứ ngôn ngữ độc đặc lạ lùng . Thơ tự do lại dùng thứ ngôn ngữ của tản văn, thế mà vẫn thành thơ. Theo một khía cạnh khác của kết cấu, dùng tâm lý đọc mà giải thích. Khi độc giả đọc thơ, chúng lại có một hình thức kỳ vọng hóa, dùng hình thức chia câu thơ viết xuống dòng; thế là đối với độc giả đọc thơ có thái độ tâm lý chỉ thị và đề tĩnh. Do đó mặc dù những câu tản văn không có thuyết minh thời gian, địa điểm, bối cảnh, v..v…độc giả cũng không thể coi như đang đọc văn xuôi, mà đâm ra nghi vấn. Họ biết rằng  thời gian, địa điểm, nhân xưng  v..v… trong thơ đều không chỉ rõ hoàn cảnh hiện thực, mà chỉ khiến cho độc giả tưởng tượng ra hoàn cảnh, hư cấu của thơ. Câu cú ngữ ngôn trong tản văn (văn xuôi) thì không thể không hoàn chỉnh; nhưng trong thơ thì lại tự hoàn chỉnh, lý giải thơ chung qui là giả định nó bao hàm ý nghĩa lớn trên mặt chữ nghĩa nên phải đào tìm ý đó  ở ngoài ngôn từ.

 

Tân siêu thực ỏ Mỹ - Vào thập niên 70 của thế kỷ 20, phái tân siêu thực trở thành trường phái chính trong phong trào thi ca ở Mỹ; đai biểu gồm có cá thi nhân : Brey , Simpson, Merwen, (?) , v..v…. Bọn họ kế thừa chủ nghĩa Siêu thực của Pháp do Breton chủ trương, hấp thu tư trào triết học tồn tại chủ nghĩa (hay cũng gọi là hiện sinh ) và Phân tâm học của Freud. Phái này theo thuyết phi lý tính, khía cạnh siêu thực, phê bình xã hội, cho rằng  chân lý của thi ca là trở về với bản tính. Thi ca cần phải dựa vào bản năng, miêu tả cái gọi là cá nhân siêu thực, và những ý tượng chôn dấu nơi vô thức. Lược đổ biểu diễn của nó là ít trở về với lý tính mà  hướng nhiều về bản năng “xưa cũ”, cái nguyện vọng của tự ngã, né tránh cái thế giới hiện đại làm cho con người mờ mịt, không biết đến sự hổn loạn, động đảng, càng tiến sâu vào các tầng lớp để khỏi bị cái tình tự tôn giáo xâm phạm và khôi phục “sự vô tử” và “tín ngưỡng”.Thi phong của trường phái này là mang yếu tố chất phác, dùng ngôn ngữ sáng tạo của khẩu ngữ hóa, câu cú không còn là khó hiểu, nhưng những ý tượng mà họ vận dụng cũng rất khó, đó là vì họ dùng ý tưởng ở tầng sâu, nó xuất phát từ tiềm thức mà chưa trải qua sự gia công, nó là tỉ dụ nguyên thủy, chủ yếu là sử dụng những liên tưởng phi lý tính. ám thị của logic, dùng hình thức mật mã ngôn ngữ nên hóa ra thần bí. Ngay trong ngôn từ dùng họ cũng vứt bỏ những từ có ý giàu sang, nhắm vào sự siêu thoát trần thế là nguyện vọng, và thuyết minh nỗi đau khổ sâu sắc của thi nhân. Trước mắt thi phái siêu thực đang chiếm cứ một địa vị quan trọng  trên thi đàn ở Mỹ.

 

(Tháng 1-2010 )

Khổng Ðức
Số lần đọc: 3256
Ngày đăng: 24.01.2010
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Thập kỷ mất mát , Bài 2 : Cuộc khủng hoảng 11/9 - Hiếu Tân
Thập kỷ mất mát, Bài 1: Thế giới học được gì từ mười năm thừa mứa? - Hiếu Tân
Thế giới thơ… - Khổng Ðức
Mẹ Maria Mạc Khải Đường Về Thiên Đàng - Lê Nghĩa
Thơ có thể làm được gì ? - Khổng Ðức
Từ Láy trong Cung Oán Ngâm Khúc - Trần Minh Thương
Ðám rước- 1 - Nguyễn Ước
Chủ Nghĩa Platon của Viết - Hamvas Béla
Vấn đề ứng dụng phân tâm học vào phê bình văn học ở đô thị miền nam 1954-1975 - Trần Hoài Anh
Tiểu thuyết trong quan niệm của lý luận phê bình văn học ở đô thị miền Nam 1954-1975 - Trần Hoài Anh
Cùng một tác giả
Nhân đọc bài (tạp văn)
Bức thư rơi… (truyện ngắn)
Thi Tính Tự Do (tiểu luận)
Khí hạo nhiên (tiểu luận)
Thần tứ (tiểu luận)
Thế giới thơ… (tiểu luận)
Mỹ học tiếp thụ (nghệ thuật)
Con tim nhà thơ… (nghệ thuật)