Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.377 tác phẩm
2.747 tác giả
643
116.538.802
 
Tiếng "khóc hờ" đưa tiễn Nguyễn Viện và "cỗ quan tài mục nát" với dòng chữ Cù loi đâu cần “hoà giải” với đầu gối của Nguyễn Thị Sương.
Ngô Hương Giang

VCV đăng tải như một ý kiến,mong các bạn trao đổi thêm.

 

Vừa qua Tiền Vệ có đăng tải mục đối thoại của Nguyễn Thị Sương ( 23.1. 2010), đọc xong, tôi thiết nghĩ, với lương tâm của một người nghiên cứu cần thiết phải trao đổi với tác giả. Cuộc trao đổi của Nguyễn Thị Sương đi vào hai vấn đề, một là, tiếp nối làn sóng tranh luận về Thơ đến từ đâu, hai là, dẫn trái banh nghệ thuật đã xẹp hơi, dần dà lấn sân sang phía của những người lương thiện đấu tranh quét sạch bè lũ nhiễu loạn , đang cố tìm cách đưa những rác rưởi tư tưởng về nước như Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Trần Duy thức...

 

Mới đầu khi đọc lướt qua bài viết, độc giả tưởng như đây là cuộc trao đổi thú vị về học thuật, nhưng đến dòng thứ hai của bài viết, hoá ra Nguyễn Thị Sương cũng chỉ là chị Mõ, đi rao quanh xóm nước đen của những kẻ lưu vong về một đám tang chữ đã thối rữa lâu ngày, đám tang của "những kẻ tù mù " xa quê, tự kỷ trước sự phát triển của cố quốc. Trong đó, Nguyễn Viện đã góp một tiếng kèn Tây mà lá đồng đã bị rè tiếng, để cuối cùng bật lên những âm đứt đoạn hứt...hứt không liền mạch, khẳng định một cái "chết" về tinh thần sẽ đến với Nguyễn Viện vào ngày mai. Nguyễn Viện trong   THƠ ĐẾN TỪ ĐÂU? Từ Nguyễn Đức Tùng hay các nhà thơ trong cuộc (bầy hầy) này? nói, "Chế độ kiểm duyệt liên quan đến sự cai trị của Đảng Cộng sản", xin thưa, hoặc là vì ông Nguyễn Viện đọc quá nhiều sách nguyên thuỷ luận mà quên đi quy luật của xã hôi, hoặc là vì, ông Nguyễn Viện đang chửi đổng với thế giới hư vô, nơi ông kỳ vọng được sống và được chết trong đó. Tôi xin nói rằng, quy luật loài người ( từ khi có giai cấp) là "quy luật của những cuộc chơi bắt buộc" (Edwin Robinson) và trong những cuộc chơi ấy, mọi tâm thức được đặt về phía những người góp phần làm kết thúc ván cờ chiến tranh. Theo nghĩa ấy, những ca tụng hay phê bình phải chịu sự cho phép của người thắng cờ là  tất yếu, đó là luật của bản quyền. Ông Nguyễn Viện dẫn dắt ý trên thể hiện sự nghèo nàn về hiểu biết, cũng như kỹ năng đánh cờ. Hơn nữa, nếu ông có ý định vượt biên như ông Nguyễn Hưng Quốc, thì cũng thể hiện, ông là một người muốn làm gà mà không hề biết mình được sinh ra từ trứng, xin ông nhớ cho một điều là, không có một đất nước nào trên thế giới lại có kiểu xuất bản mà không thông qua sự kiểm duyệt của chính quyền cả, nếu có, theo tôi nghĩ chỉ có kiều nhà xuất bản thời Nguyên Thuỷ mới không có kiểm duyệt, phải chăng ông Nguyễn Viện chán sống kiếp người, giờ muốn quay về sống kiếp vượn? Nếu ông muốn sống trong thế giới hư vô, xin khẳng định, chỉ có sống trong thế giới loài vật mới không có ý thức về tồn tại ( tức hư vô), hoá ra ông Nguyễn Viện giờ lại muốn về với thế giới loài vật, để gọi bầy theo những tiếng rú sao? Nếu vậy thì dù ông có sống ở đâu và viết những gì, sớm muộn cũng bị độc giả gạt ra ngoài kênh thẩm mỹ của họ. Một điều sai trái nữa của ông Nguyễn Viện khi cố ý muốn chặt một đoạn dây hoàn chỉnh thành những đoạn khác nhau, rồi nai lưng, dãi cẳng  ngồi nối những đoạn mà mình tự tay chặt đứt bằng chủ nghĩa đơn độc như Xuân tóc đỏ đã từng làm hồi đầu thế kỷ trong sáng tác Vũ Trọng Phụng, đành rằng trong tranh luận thì cái đích là kết quả, nhưng e rằng những tranh luận của ông Nguyễn Viện về Thơ đến từ đâu của Nguyễn Đức Tùng, dường như lại không muốn đến đích mà chỉ muốn lang thang theo những mớ kiến thức mà ông học được ở Tây song lại sống sượng trong khi áp dụng nó, nếu tôi không muốn nói toẹt ra là ngụy tri thức. Ông Nguyễn Viện đưa ra một cuốn sách do Benny Lévy với nhan đề Hope Now: The 1980s Interviews The Grain of the Voice — Interviews 1962-1980 của tập thể tác giả, sau đó quy kết cho sự kiểm duyệt của nhà xuất bản cho cuốn Thơ đến từ đâu của Nguyễn Đức Tùng là do "sự cai trị của đảng Cộng sản", đó là một sự bắt bẻ phi - học thuật, thiếu căn cứ, một sự quy chụp để thoả mãn sự hẹp hòi của chủ nghĩa cá nhân. Xin thưa, có lẽ ông Nguyễn Viện nên biết phân biệt đâu là sự "khiêm tốn trong học thuật" và đâu là "chính danh trong học thuật". Tất nhiên sự " khiêm tốn trong học thuật" ngoài sự chính danh nó còn kèm theo sự bầy tỏ, lòng trân trọng về tác giả mà cuốn sách hướng đến. Theo nghĩa ấy thì, hai cuốn sách mà ông dẫn ra xét cho cùng là sự "khiêm tốn trong học thuật" mà tác giả của nó muốn thông điệp tới độc giả, điều này ở Việt Nam không ít những người đã từng làm như Trần Ngọc Vương, Đặng Thai Mai, Cao Huy Đỉnh....đã  làm trước đó, như là sự ghi ơn đối với đối tượng mà họ hướng đến qua sự viết. Nguyễn Viện quy tội cho Thơ đến từ đâu là vì, tác giả của nó đã "để tên Nguyễn Đức Tùng được ghi trang trọng trên đầu sách, các nhà thơ trả lời phỏng vấn được in nhỏ ở dưới cuối trang. " (Nguyễn Viện - THƠ ĐẾN TỪ ĐÂU? Từ Nguyễn Đức Tùng hay các nhà thơ trong cuộc (bầy hầy) này?)  không những thể hiện chủ nghĩa vị kỉ trong phê bình, sâu hơn, trong mắt độc giả, Nguyễn Viện đã tự phơi bày những hạn chế trong tư duy học thuật của mình. Bởi vì, Nếu chỉ do tên tác giả của cuộc phỏng vấn đặt lên trên tên của đối tượng được phỏng vấn thể hiện, thứ nhất, đây là cuốn sách có bản quyền, nghĩa là có chủ, thứ hai, việc để tên mình lên đầu sách khẳng định trách nhiệm của tác giả đối với cuốn sách thì, đáng lẽ Nguyễn Viện cần phải ghi ơn Nguyễn Đức Tùng, cớ sao lại trách tác giả? Hơn nữa, ông đã tự "vạch áo cho người xem lưng" về vốn tri thức hạn chế của mình, về công tác làm khoa học có phần bèo bọt, xin thưa, nếu cứ như sự biện giải của ông thì, những nhà làm từ điển phải liệt kê hết tên của các nhân vật, tác giả có trong từ điển lên trang bìa, rồi sau đó mới đến tên mình, dù biết rằng, để đến tên mình, tác giả đó phải lật đến trang bìa cuối của cuốn sách khổng lồ ( bằng diện tích của một hécta đất mới vừa), vậy thử hỏi chúng ta sinh ra cái chức danh "tác giả" để làm gì, sao không để quách tên của kẻ "ăn xin" vừa thể hiện sự nhân đạo, vừa thể hiện cái gọi là học thuật, là kiểm duyệt có lý như quan điểm của ông Nguyễn Viện cho tiện?  Qua những lẽ ấy, độc giả hoàn toàn có cớ để loại suy rằng, NguyễnViện hoặc đố kị với Nguyễn Đức Tùng, hoặc chẳng qua chỉ là một chiêu bài nhằm phô trương thanh thế mà thôi. Nếu đúng như vậy, tôi khuyên ông nên gác bút mà ăn năn cho tội lỗi của mình vẫn còn kịp.

 

Thấy sự hạn chế của Nguyễn Viện, Nguyễn Thị Sương không biết gạn đục, khơi trong thì thôi, đằng này Nguyễn Thị Sương lại ca ngợi Nguyễn Viện như ca ngợi một anh hùng, kiểu như gia đình cụ Cố Tổ ca ngợi thằng Xuân tóc đỏ là anh hùng cứu quốc trong Số Đỏ của Vũ Trọng Phụng vậy. Điều này khẳng định, Nguyễn Thị Sương là môn đồ xuất sắc của chủ nghĩa giáo điều, hơn nữa thể hiện một kẻ đường quang không đi lại đâm sầm vào bụi rậm. Cách làm ấy của Nguyễn Thị Sương, không những không làm sạch bớt cái nhơ của Nguyễn Viện, ngược lại chính bản thân mình đang dẫm lên cái mù mờ mà Nguyễn Viện đã làm, một cách không hay biết. Nguyễn Thị Sương nói, "nếu muốn hoà giải chính đáng thì phải giữa độc tài-độc đảng-độc trị với tự do-dân chủ-đa nguyên" ( Nguyễn Thị Sương - Cù loi đâu cần “hoà giải” với đầu gối ), xin thưa, đã gọi là hoà giải đâu chỉ có "độc tài-độc đảng-độc trị với tự do-dân chủ-đa nguyên", ngay trong nội bộ của mỗi cái đều cần hoà giải, bởi mỗi sự vật sự việc đều tiềm tàng những mâu thuẫn nội bộ. Lối biện bạch này của Nguyễn Thị Sương, không những không làm cho tác giả trở nên cao thượng trong mắt độc giả, trái lại, hành động ấy sẽ khiến độc giả nghĩ rằng, việc làm của Nguyễn Thị Sương chỉ là một hành động ngụy tạo của lối đế quốc chủ nghĩa, đi thả bom giết nước người rồi lại lớn tiếng sẽ "hàn gắn vết thương cho những người đã chết"? Nguyễn Thị Sương đã không biết phân biệt đâu là đúng, đâu là sai, đâu là đục, đâu là trong, lại còn cố nài ép bàn chân mỏng da của mình phải thích, phải dẫm mạnh lên đinh khi chua thêm một đoạn thiếu thiện cảm rằng, "nếu muốn hoà giải thực sự thì phải dẹp ngay các trò hề đấu tố lố lăng trơ trẽn buồn nôn những người vô tội" (Nguyễn Thị Sương - Cù loi đâu cần “hoà giải” với đầu gối ). Tưởng những người vô tội trong mắt Nguyễn Thị Sương thế nào, hoá ra lại là Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Trần Duy Thức....những kẻ đã gây tội với nhân dân Việt Nam, vậy thử hỏi, Nguyễn Thị Sương là tội đồ hay vô tội? Những người mà Nguyễn Thị Sương gọi là vô tội khi, những cái tên ấy trong tâm thức người Việt chỉ là những mũi dùi vô hình thúc vào sương chậu của họ, đã là cơ sở để độc giả có thể nhẹ nhàng gạt đi những gì mà tác giả viết trong Cù loi đâu cần “hoà giải” với đầu gối. Tôi nghĩ, văn và đời cần dứt khoát, nếu Nguyễn Thị Sương góp thêm tiếng nói để ca tụng Nguyễn Viện, thì cũng nên rào lại cái vườn rách bờ của mình, đừng nên vườn mình không rào lại vô duyên đi rào vườn người khác. Sau cùng, tôi muốn hét to lên một tiếng để tống tiễn đám ma chữ mà Nguyễn Viện và Nguyễn Thị Sương là trưởng Nam, trưởng Nữ, tiến nhanh về phía nghĩa địa của những hồn ma lưu vong và chết bởi sự xám xịt của linh hồn, úa tàn bởi thù hận, bởi những  điều vô nghĩa./.

 

Nam Định, ngày 23 -1 - 2010

Ngô Hương Giang
Số lần đọc: 2115
Ngày đăng: 06.02.2010
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Ấn tượng về tập 99 mini thơ của trương nam hương - Trần Thị Tích
Phan Đạo, đao kiếm vô tình… - Phạm Xuân Hùng
Nhà thơ Bằng Việt và cái nhìn hiện thực bằng ánh mắt xanh ngăn ngắt của thi sỹ. - Dương Kiều Minh
Dịu dàng trao khao khát nghiêng mùa - Lâm Xuân Vi
Tiếng vọng đời người - Huỳnh Minh Tâm
Tế Hanh đi suốt bài ca chiến thắng - Đoàn Minh Tuấn
Nói Iại với Phạm Đình Ân - Inrasara
Thế Mạc – nhà thơ ẩn khuất miền đá ong xứ Đoài - Dương Kiều Minh
Tâm thức "trôi" trong thơ Văn Cao - Trần Hoài Anh
Cấu trúc ngôn ngữ và hình ảnh trong tập thơ và đột nhiên gió thổi của Mai Văn Phấn - Đào Duy Hiệp