Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
481
116.603.374
 
Cục thông tin đối ngoại?
Đinh Kim Phúc

5 năm trước đây, trong công trình nghiên cứu “Vấn đề tên gọi và chủ quyền quốc gia trên vùng biển Đông” (Đề tài NCKH cấp trường năm 2005), tôi đã có kiến nghị:


“ Từ việc khảo sát và nghiên cứu vấn đề sử dụng thuật ngữ biển Đông và biển Nam Trung Hoa, chúng tôi thấy rằng căn cứ vào các yếu tố lịch sử, chính trị, văn hóa và quan hệ quốc tế của Việt Nam và của các nước Đông Nam Á hiện nay, tên gọi biển Đông (tên gọi của Việt Nam) và tên gọi biển Nam Trung Hoa (South China Sea – tên gọi quốc tế) có thể được thay đổi theo ba phương án sau đây:

 

1. Thống nhất tên gọi quốc tế của biển Đông là biển Việt nam (Vietnam Sea) trên các văn bản, văn kiện và bản đồ quốc tế hiện nay bởi lý do sau đây: căn cứ vào Luật Biển quốc tế năm 1892, lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của Việt nam chiếm gần 1.000.000km2/ 3.500.000km2 của biển Đông.

 

2. Thay đổi tên gọi quốc tế của biển Đông hiện nay là South China Sea thành tên gọi chính thức biển Đông Nam Á (Southeast Asia Sea)

 

3. Thống nhất tên gọi quốc tế của biển Đông là biển Đông (East Sea).

 

Phương án thứ nhất giống như trường hợp hiện nay của Hàn quốc đang đấu tranh kêu gọi các tổ chức quốc tế thay thuật ngữ “biển Nhật Bản” thành “biển Đông” hoặc “biển Korea” thuộc chủ quyền của Hàn quốc. Sau năm năm đấu tranh, hiện nay Hàn quốc đã thu được những kết quả đáng kể, ví dụ như: website của Tổng thống Pháp Jacque Chirac đã thay thuật ngữ “biển Nhật Bản” (mer du Japon) thành thuật ngữ “biển Đông” (mer d’Orient). Nhà xuất bản sách giáo khoa BJU Press nổi tiếng và Tạp chí Địa lý quốc gia của Hoa Kỳ cũng đã thống nhất gọi biển Nhật Bản thành biển Đông hoặc Korea Sea.

 

Phương án thứ ba nếu gọi là biển Đông (East Sea) thì sẽ ngộ nhận với tên gọi “biển Đông Trung Hoa” thuộc Trung Quốc hoặc biển Đông của Hàn Quốc.

 

Phương án thứ hai là phù hợp đối với nguyện vọng và quyền lợi của tất cả các nước Đông Nam Á khi mà tất cả các nước Đông Nam Á trở thành thành viên của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) và để tiếp tục đấu tranh với Trung Quốc trong cái gọi là “miền Đông Hải” của Trung Quốc.

 

Trong ba phương án trên, chúng tôi thấy rằng phương án thứ hai là khả thi và có khả năng thuyết phục các nước Asean thống nhất với phương án này.

 

KIẾN NGHỊ

 

a. Chính phủ nên chỉ đạo tất cả các Ban – Ngành khi in ấn và phát hành tài liệu liên quan đến số liệu về vấn đề biên giới, lãnh thổ, lãnh hải, … thì phải thống nhất và chính xác.

 

b. Chúng tôi kiến nghị đến Bộ Chính Trị nên chỉ đạo Bộ Ngoại Giao và Vụ ASEAN của Bộ Ngoại giao Việt Nam đấu tranh và thuyết phục với các nước thành viên ASEAN về việc thống nhất tên gọi biển Đông thay cho tên gọi biển Nam Trung Hoa. Có thể trước mắt là gọi trong khối ASEAN

 

c. Chúng tôi kiến nghị Bộ Chính Trị chỉ đạo Bộ Ngoại Giao hoặc Bộ Văn Hóa Thông Tin có thể đứng ra thành lập một tổ chức phi chính phủ được mang tên “Trung tâm tình nguyện Việt Nam” để hoạt động nhằm mục đích tăng cường hơn nữa hình ảnh của Việt Nam ra thế giới. Trong đó có nhiệm vụ đấu tranh, thuyết phục các tổ chức trên thế giới mà quan trọng trước tiên là Hội Thủy văn học quốc tế và tổ chức Tiêu chuẩn hóa các tên gọi khu vực địa lý của Liên Hiệp Quốc thảo luận và tiến đến thay đổi tên gọi cho biển Đông.

 

d. Tổ chức “Trung tâm tình nguyện Việt Nam” nên tổ chức một website để quảng bá hình ảnh Việt nam ra thế giới và đính chính những thông tin sai lệch về Việt Nam. Cũng thông qua trang Web này, nên có những giải thưởng khuyến khích cho những cá nhân hoặc tập thể nào có thành tích trong việc quảng bá những hình ảnh của Việt Nam ra nước ngoài cũng như góp phần đính chính những thông tin sai lệch về Việt Nam”

 

(Nguồn: http://www.vanchuongviet.org/vietnamese/tulieu_tacpham.asp?TPID=4638&LOAIID=17&LOAIFID=5&TGID=814)

 

Hai năm sau, một phần kiến nghị của tôi đã được Chính phủ thực hiện ở mức cao hơn đề nghị rất nhiều:

 

“Cục Thông tin đối ngoại được thành lập theo Quyết định số 36/2008/QĐ-BTTTT của Bộ trưởng Bộ TT&TT ngày 13/6/2008. Theo Quyết định này Cục Thông tin đối ngoại thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại, giúp Bộ trưởng chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện công tác thông tin đối ngoại; là đầu mối phối hợp, tư vấn, trợ giúp thực hiện công tác thông tin đối ngoại của các bộ, ngành, địa phương, đoàn thể, đơn vị trong cả nước.

 

Bộ trưởng Bộ TT&TT Lê Doãn Hợp tóm tắt các nhiệm vụ lớn của Cục Thông tin Đối ngoại là cơ quan Thiết lập và Quản lý Nhà nước về thông tin đối ngoại và là đầu mối đưa thông tin Việt Nam ra nước ngoài và đưa thông tin nước ngoài về Việt Nam. Bộ trưởng mong muốn Cục Thông tin Đối ngoại triển khai các công việc theo hướng: Chủ trì – Phối hợp – Phân công – Thẩm định – Tổng kết.

 

Tại buổi lễ ra mắt này, Cục trưởng Cục Thông tin Đối ngoại Lê Văn Nghiêm cho biết trong thời gian qua Cục đang triển khai những công việc chính sau:

 

1. Tham gia xây dựng Chiến lược phát triển thông tin đối ngoại trong tình hình mới (2010-2020) theo sự phân công của Ban Chỉ đạo về công tác thông tin đối ngoại do Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm làm trưởng ban, dự kiến trình Ban Bí thư trong quý II/2009.

 

2. Xây dựng Quy chế tổ chức và quản lý nhà nước về hoạt động thông tin đối ngoại của các bộ, ngành, địa phương, đoàn thể, dự kiến trình Thủ tướng Chính phủ ban hành trong quý III/2009.

 

3. Triển khai Dự án cung cấp các dịch vụ thông tin theo yêu cầu bằng tiếng Anh cho người nước ngoài và Việt kiều thông qua hệ thống tổng đài điện thoại Contact Center.

 

4. Phối hợp với Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, nghiên cứu Đề án điều tra, khảo sát thực trạng tình hình cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và nghiên cứu Đề án truyền bá tiếng Việt tại các nước có đông người Việt Nam ở nước ngoài.

 

5. Phối hợp với Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam nghiên cứu Đề án phát triển thông tin đối ngoại qua kênh ngoại giao nhân dân.

 

6. Nghiên cứu Dự án xây dựng cổng thông tin điện tử Thông tin đối ngoại làmcông cụ phục vụ công tác quản lý thông tin đối ngoại, đồng thời là kho dữ liệu trên mạng để cung cấp thông tin và quảng bá hình ảnh đất nước, (với tên miền là http://www.thongtindoingoai.vnhttp://www.vietnam.vn)

 

7. Dự án dịch những cuốn sách tinh hoa văn hoá lịch sử Việt Nam để giới thiệu ra thế giới.

 

8. Cục Thông tin đối ngoại theo dõi thường xuyên báo chí nước ngoài nói về Việt Nam và hàng tuần có báo cáo điểm dư luận thế giới về Việt Nam.

 

(Trích nguồn: http://www.tapchibcvt.gov.vn/News/PrintView.aspx?ID=19702)

 

Nhưng qua vụ Hội Địa lý quốc gia Hoa Kỳ (National Geographic Society - NGS) thông tin sai về quần đảo Hoàng Sa và hai hình ảnh không bình thường trên GoogleMap: “Trên Google map, chỗ biên giới Lào Cai, các trường học VN như Nguyễn Công Hoan, Lê Quý Đôn đã nằm bên kia biên giới” (Xem hình 1). Còn dọc theo biên giới phía Bắc, những phần đất nằm phía VN thì lại ghi chữ Tàu (xem hình 2).

 

 

Không biết trong thời gian qua cơ quan này làm được những gì? Câu trả lời dành cho Cục Thông tin đối ngoại chắc hẳn không quá khó.

Đinh Kim Phúc
Số lần đọc: 2386
Ngày đăng: 17.03.2010
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Tư duy biển cả của Trung quốc - Đinh Kim Phúc
An Nam tứ đại khí - Phùng Thành Chủng
Phục Nguyên Duy Giáp Lệnh của Việt Vương Câu Tiễn - Đỗ Thành
Hoàng Sa-Trường Sa Mãi Mãi là của Việt Nam - Đinh Kim Phúc
Thưa lại với giáo sư Võ Tòng Xuân - Hà văn Thùy
Bình Định xa…xưa… - Khổng Ðức
Năm mão và người khai khoa nền khoa cử nước ta - Phùng Thành Chủng
Không trốn chạy mà quay về nguồn cội! - Hà văn Thùy
Thăng Long tứ trấn - Phùng Thành Chủng
Chiến lược Tằm ăn dâu - Đinh Kim Phúc
Cùng một tác giả
Game Over! (lịch sử)
Đọc thơ xưa (tạp văn)