Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
555
116.597.943
 
Suy nghĩ về câu tục ngữ: cha mẹ sinh con Trời sinh tánh…
Mang Viên Long

Khi gặp  trường hợp có một đưa con không làm y như lời cha mẹ-hay sống  không đúng như ý cha mẹ mong muốn -hai “ hình ảnh” này có nhiều khác biệt, thậm chí rất nghịch nhau-người đời thường nhắc câu : “ Cha mẹ sinh con/ Trời sinh tánh!”-để nói lên sự bất lực của các bậc sinh thành-đồng thời cũng “ đổ tội” cho Ông Trời mơ hồ xa lắc xa lơ nào đó cho yên!

 

“ Ông Trời” trong câu nói dân gian này có ý ám chỉ cho một “ đấng tối cao” nào đó, có  quyền năng tối thương quyết định mọi số phận của mỗi người-kể cả tính tình, tư cách, lối sống!. Việc trút hết mọi điều không như ý cho “Ông Trời “là rất oan cho ông ấy! ( vì ông ấy chẳng làm gì được đâu?)

 

Trách nhiệm trước tiên, thuộc về người đã sinh thành dưỡng dục nên “ con người” ấy. Ngoài yếu tố zen, huyết thống-là sự uốn nắn, dạy dỗ, rèn luyên của cha mẹ, người thân chung quanh từ khi  “ con người “ ấy vừa chào đời! Nhiều nhà khoa học còn khẳng định-dưa bé ấy  cần  phài được “ giáo dục/ uốn nắn” ngay khi còn trong bào thai nữa. Như vậy-việc người con “ hư”/ hay “ nên”-đều nằm từ môi trường nuôi dạy của cha mẹ mà hình thành.-không ai có thể thay thế, làm khác!

 

Môi trường và hòan cảnh sống cùng với “ tấm gương:” của cha mẹ hằng ngày -sẽ tác động tích cực và quyết định phần lớn nhân cách, cá tính, tài năng của các “ thành viên “ trong môi trường ấy! Những gì quý bậc cha mẹ làm-dù cố che dấu hay không, cũng không thể “ lọt ra “ ngoài đôi mắt của con trẻ! Nhiều người “ đánh giá” không chính xác về tuổi thơ- cho rằng chúng không hề biết được  gì-nhưng, tất cả những hinh ảnh  của cha mẹ.( và cả những ngươi chung quanh)- luôn phản chiếu vào tấm gương tâm hồn trong trắng hồn nhiên ấy một cách sâu đậm không thể ngờ ! Câu chuyện nhỏ trong sách Giáo Khoa Thư bậc tiểu học ngày nào vể câu chuyện người cha lấy gáo dừa gọt làm chén  cho cha mẹ già ăn cơm để rồi ngày kia lại nhìn thấy dúa con mấy tuổi cũng lẽo đẽo làm y như vậy để dành cho “ cha mình” sau này ( !) Nói rộng ra-ngoài xã hồi-xã hội nào, sẽ tạo ra mẫu người cho xã hội ấy! Đó là hệ quả đương nhiên, không thể khác! Dưới các triều  nhà Lý- nhà Trần-vua lấy “ từ bi/ hỷ xả” mà chăn dắt dân/ thì  dân lương thiện-xã hội an bình, hạnh phúc! Dưới triều của Lê Long Đỉnh-vua bất nhân, tham đắm,thì  dân bất lương, trác táng-xã hội hỗn loạn, điêu đứng!

 

Cho nên sự thoái thác trách nhiệm của chính mình mà “ đổ thừa” cho Ông Trời huyền hoặc xa xôi nào đó là điều không thể chấp nhận dược!

 

Bên cạnh “ tiểu kết” ấy- có một điều thật quan trọng mà chúng ta cũng nhận ra được rằng- không thể hoàn toàn “ đổ trách nhiệm” lên đầu của các bậc sinh thành quá nặng nề như vậy! Cha mẹ nào chẳng thương yêu con-mong mỏi con trưởng thành nên người tót dẹp? Vì vậy- với bản năng sẵn có, cùng với trí tuệ -kinh nghiệm qua từng năm tháng sống-người con dần dần  phải biết “ nhận lấy” trách nhiệm cho chính bản thân mình chứ không thể “ trông cậy/mong chở”ở bất cứ ai khác!Kinh Pháp Cú có dạy rõ :” Chẳng phải cha mẹ hay bà con nào hết-nhưng chính tâm niệm của mình hướng về hành vi chánh thiện làm cho mình cao thượng hơn” ( Phẫm Tâm-Cittavaggo/43). Về năng lực siêu tuyệt mầu nhiêm của tự thân-Đức Phật cũng đã chỉ rõ: “Tự thắng mình còn vẻ vang hơn thắng kẻ khác! Muốn thắng minh phải luôn luôn tiết chế lòng tham dục” ( Phẫm Ngàn -Sahassvaggo/104). Xem vậy –việc “ Trời sanh tánh” lại không thể tin tưởng dược nữa!- Bởi vì- “ Chính tự mình làm chỗ nương tựa cho mình chứ người khác làm sao nương tựa được? “.( Kinh Di Giáo).

 

Tục ngữ lại có câu: “ Cha mẹ cú, đẻ con Tiên

Cha mẹ hiền, sinh con dữ!”

Cha mẹ là kẻ xấu ác-đẻ con lại hiền thục xinh đẹp. Còn cha mẹ ăn ở hiền từ, nhân dức- lại sinh con hung ác, bất lương?  Để hiểu cho thật thấu đáo ý nghĩa của lời người xưa đã lưu lại-chúng ta cần biết thêm về 2 thuyết nền tảng “ Nhân quả” và “Nhân duyên” trong đạo Phật! Sự ra đời của một con người, đều được hình thành bởi rất nhiều “ nhân quả” và “ nhân duyên” từ nhiều kiếp đối với chính người ấy! Và sự “ có mặt “ của sinh linh ấy ở một nơi nào/ trong một gia đình nào-cũng đã được bắt nguồn từ trùng điệp nhân duyên/ nhân quả như thế! Với cái nhìn trần trụi gần gũi của người phàm-chữ “ Cú” hay “ Hiền”cũng chỉ là “ tạm dùng” để đua ra nhận xét của riêng mình mà thôi! Nó không nói lên dược tính xuyên suốt của một kiếp người ở hiện tại ( chưa kể đến quá khứ/ vị lai)-do vậy, kinh nghiệm ấy của dân gian ( qua câu tục ngữ vừa nêu) không thể là một kết luận đáng tin cậy!

 

Để tạm kết thúc đôi điều suy nghĩ cuối tuần về câu tục ngữ nêu trên ( Cha mẹ sinh con/ Trời sinh tánh)-chúng ta nhận thấy cần đòi hỏi ở sự nổ lực chuyễn hóa/ quan tâm tích cực của cả hai đối tượng ( Cha mẹ/ Con)- thì mới  hy vọng đạt dược thành quả tốt đẹp như lòng  kỳ vọng: “ Cha mẹ sinh con/ cùng con sinh tánh”!./.

 

Quê nhà-

Cuối tuần,17 tháng 4/2010

Mang Viên Long
Số lần đọc: 13280
Ngày đăng: 20.04.2010
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Tháng tư về - Nguyễn Thị Hậu
Tượng đài - Trần Quang Vinh
Lãng du trong văn học Nhật Bản - Lương Văn Hồng
Vui buồn với Trịnh - Bửu Ý
Ngày sau mãi nhắc tên ông! - Xuân Hồng
Chờ - Đào Duy An
Bài giảng cuối cùng - Nguyễn Đức Tùng
Trần gian đã không hờ hững với anh - Trần Dzạ Lữ
Lãng Du trong Văn Học Italia - Lương Văn Hồng
Tính cần cù làm việc của người Việt Nam - Trần Văn Cảnh
Cùng một tác giả
Ngã rẽ(*) (truyện ngắn)
Bóng hạnh phúc** (truyện ngắn)
Vôi trường úc(*) (truyện ngắn)
Quán bụi (truyện ngắn)
Người chị(1) (truyện ngắn)
Dì Lucia (1) (truyện ngắn)
Chim trời (5) (truyện ngắn)
Ông ngoại tôi (truyện ngắn)
Quà nhỏ (tạp văn)
Bèo dạt, hoa trôi … (truyện ngắn)
Quà Trung thu của ba (truyện ngắn)
Giàn hoa cát đằng (truyện ngắn)
Mùa xuân đến muộn (truyện ngắn)
Gã nhà quê vui tính (truyện ngắn)
Bà ngoại tôi (truyện ngắn)
Chữ Hiếu (truyện ngắn)
Chim bay về đâu (truyện ngắn)
Bóng ngựa qua song (truyện ngắn)
Chuyện ngày xưa (truyện ngắn)
Vầng trăng khuyết (truyện ngắn)
Biển của hai người (truyện ngắn)
Chuyện xóm củi (truyện ngắn)
Dáng mộng (1) (truyện ngắn)
Lại một mùa xuân (truyện ngắn)
Ông Ba Phải (truyện ngắn)
Chim chuyền buội ớt (truyện ngắn)
Truyện ngăn ngắn -1 (truyện ngắn)
Truyện ngăn ngắn-2 (truyện ngắn)
Chiếc cà vạt (truyện ngắn)
Tiên Thủy (truyện ngắn)
Vội vàng (truyện ngắn)
Vết son (truyện ngắn)
Truyện ngăn ngắn-3 (truyện ngắn)
Truyện ngăn ngắn-4 (truyện ngắn)
Có những mùa trăng (truyện ngắn)
Một trường hợp (truyện ngắn)
Một cõi đời riêng (truyện ngắn)
Chờ bão (truyện ngắn)
Bên trời mơ ước (truyện ngắn)
Mèo con yêu dấu (truyện ngắn)
Phố người (truyện ngắn)
Một câu chuyện tình (truyện ngắn)
Bà già khòm (truyện ngắn)
Ăn tết ở chùa (truyện ngắn)
Những kẻ tạm trú (truyện ngắn)
Quê nhà , chiều 30… (truyện ngắn)
Phút chót (truyện ngắn)
Khoảng cách (truyện ngắn)
Một Ngày Cô Độc (truyện ngắn)
Chùa Cô Ba (truyện ngắn)
Thị Trấn Êm Đềm (truyện ngắn)
Mây hoàng hôn (truyện ngắn)
Ngôi Nhà Mùa Hè (truyện ngắn)
Quán Café Tulip (truyện ngắn)
Nỗi Khổ Không Rời (truyện ngắn)
Về Lại Chốn Xưa (truyện ngắn)
Bên Tách Trà Khuya (truyện ngắn)
Sáu Bẹo (truyện ngắn)
Lộn Ngược (truyện ngắn)
Quán Bên Sông (truyện ngắn)
Tách trà cổ (truyện ngắn)