Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.377 tác phẩm
2.747 tác giả
605
116.538.314
 
Bài tập làm văn
Huỳnh Văn Úc

Tôi là giáo viên dạy môn Văn ở một trường PTTH. Trường có đông học sinh, có bốn lớp 12 từ 12A đến 12D. Cuối học kỳ 2, để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp và thi vào đại học chúng tôi tổ chức thi thử. Sau đây là bài thi thử và một số bài làm của học sinh, tôi xin trích dẫn để các bạn tham khảo mà không kèm thêm bất cứ một bình luận nào.

 

Đề bài

Anh (chị) hãy  phân tích tính trữ tình và cách sử dụng hai từ “mình” và “ta” trong bài ca dao sau đây:

 

Mình nói dối ta mình hãy còn son,

Ta đi qua ngõ thấy con mình bò.

Con mình những trấu cùng tro,

Ta đi xách nước tắm cho con mình.

Bài làm của Nguyễn Trọng H. lớp 12B

 

…Chỉ có bốn câu ca dao mà tạo nên một tác phẩm văn học, có nhân vật, có cốt truyện giống như một truyện ngắn hoàn chỉnh. Nhân vật chính của câu chuyện là ta và mình, hai từ thường được sử dụng trong ca dao nói về đề tài tình yêu nam nữ. Ca dao thường được làm theo thể lục bát, nhưng ngay câu đầu đáng lẽ chỉ có sáu từ thì lại có những tám từ. Điều bất thường này để nhấn mạnh rằng mình đã dối ta. Nhân vật con mình trong câu thứ hai như một nhân chứng khẳng định rằng mình đã nói dối, con mình còn rất nhỏ bởi nó chỉ mới biết bò. Cái cách dẫn dắt câu chuyện của bài thơ đưa chúng ta từ ngoài ngõ đến khoảng sân, có thể là ta vô tình đi qua ngõ nhà mình mà cũng có thể vì nhớ thương mà ta đi qua ngõ để mong thấy dáng hình quen thuộc của mình. Nhưng than ôi! Ta lại nhìn thấy con mình, không phải con ta. Đến đây trong khuôn khổ chật hẹp của bài thơ lại thấp thoáng xuất hiện thêm một nhân vật nữa-nhân vật thứ tư, chỉ vỏn vẹn có bốn câu thơ mà có đến bốn nhân vật- đó là người cha của con mình. Trong câu thứ ba hình ảnh đứa bé-con mình hiện ra rõ nét hơn, đồng thời cũng diễn tả nội tâm của ta, ta không dửng dưng với đứa bé mà xót thương nó con mình những trấu cùng tro để dẫn đến hành động nhân hậu và cao thượng ở câu thứ tư  ta đi xách nước tắm cho con mình. Cách dẫn dắt câu chuyện của bài ca dao này rõ ràng là giàu kịch tính hơn bốn câu ca dao cũng nói về đề tài tương tự:

 

Mình nói dối ta mình chửa có chồng

Ta đi qua ngõ mình bồng con ra.

Con mình khéo giống con ta

Con mình bảy rưỡi, con ta ba phần.

 

Bài làm của Trương Duy C. lớp 12D

 

…Em thật không hiểu chàng trai trong bài ca dao là cái dạng người gì? Đã biết tỏng tòng tong là bị nó cho ăn quả lừa mình nói dối ta mình hãy còn son, vậy mà đi qua ngõ nhà nó thấy con nó bò rồi động lòng thương cảm con mình những trấu cùng tro. Thế có dở hơi không? Đã không quên đi cho nhanh mà lại còn rỗi hơi ta đi xách nước tắm cho con mình. Nhân đạo quá! Không! Phải nói là ngây thơ quá! Cho chết! Em lại còn được đọc một dị bản của bài ca dao này, ngoài bốn câu như trong đề bài còn có thêm hai câu cuối con mình vừa đẹp vừa xinh/một nửa giống mình, nửa lại giống ta. Rõ thật là cố đấm ăn xôi!...

 

Bài làm của Phạm Thị H. lớp 12A

 

…Ta và mình thường được sử dụng trong ca dao và trong thơ để diễn tả tình yêu nam nữ, một lối xưng hô rất tình cảm:

Mình về có nhớ ta chăng

Ta về ta nhớ hàm răng mình cười.

Ngay cả khi quan hệ giữa ta và mình hầu như đi vào ngõ cụt thì mình và ta, ta và mình vẫn rất ngọt ngào:

 

Bao giờ chạch đẻ ngọn đa

Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình.

Bao giờ cây cải làm đình

Gỗ lim thái ghém thì mình lấy ta.

 

Xưng hô mình ta làm cho quan hệ đôi bên trở nên thân thiết, gắn bó, mặn mà. Vì thế trong bài thơ Việt Bắc Tố Hữu đã vận dụng lối xưng hô đằm thắm ấy của ca dao:

 

Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.

Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn.

 

Mình và ta ngay trong câu đầu tiên của bài ca dao đã hé mở cho chúng ta thấy quan hệ trên mức tình cảm giữa chàng trai và cô gái, lời nói dối của cô gái vẫn còn là một cái gì đấy mơ hồ chưa rõ rệt. Thế nhưng ngay câu thứ hai chàng trai đã phải đối diện với một sự thật phũ phàng ta đi qua ngõ thấy con mình bò, câu thơ như một lời trách móc. Đọc đến câu này em thấy ngậm ngùi thương cảm cho chàng trai, ai mà chẳng xót xa khi người mình yêu dấu đâu còn nguyên vẹn như lòng ta mong ước. Lời thơ và ý thơ như chợt bừng sáng lên khi chàng trai tự nguyện ta đi xách nước tắm cho con mình, chàng đã vượt lên hoàn cảnh trớ trêu để chứng tỏ tình yêu với cô gái dù cho trái tim cô đã đập lỗi nhịp. Đó là một thông điệp trong trẻo về tình người mà các tác giả dân gian muốn gửi gắm qua bài ca dao. Và cũng thật là kỳ diệu khi câu đầu của bài thơ bắt đầu bằng từ mình và kết thúc câu cuối cũng bằng từ mình, nhưng nếu ta để ý kỹ một tí thì mình ở câu đầu chỉ người con gái, còn mình ở câu cuối có thể lại là cả hai người là chàng trai và cô gái, vì con mình cũng có thể được hiểu là our child-con chúng ta…/.

 

Hà Nội 2010

Huỳnh Văn Úc
Số lần đọc: 5100
Ngày đăng: 13.06.2010
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Nền Ngôi Trường Cũ - Khải Nguyên
Lãng Du Trong Văn Học Hy Lạp - Lương Văn Hồng
Hồn biển của Tuy Phong - Phan Chính
Nhiệt Kế - Nhiệt Kế
Phù Thăng - Xuân Sách
Một khúc sông buồn tiễn người qui cố xứ - Liêu Thái
Nghi Chép Mỗi Sớm Mai - Nguyễn Hồng Nhung
Có thì có tự mảy may - Trần Áng Sơn
Lãng Du Trong Văn Học Áo - Lương Văn Hồng
Tiễn Khương Bình - Huỳnh Thúy Kiều
Cùng một tác giả
Nguyễn Tuyết Lê Sen (truyện ngắn)
Dã man ! (truyện ngắn)
Ngỡ ngàng (truyện ngắn)
Trực chiến (truyện ngắn)
Mèo ơi ! (truyện ngắn)
Cu Tí (truyện ngắn)
Ký ức Trường Sơn (truyện ngắn)
Ba điều ước (truyện ngắn)
Bà lão hàng xóm (truyện ngắn)
Khoảng cách (truyện ngắn)
Nể vợ mày (truyện ngắn)
Chồng tôi và thơ (truyện ngắn)
Ngày về (truyện ngắn)
Trả nợ miệng (truyện ngắn)
Phố tím (truyện ngắn)
Người em họ (truyện ngắn)
Thủ trưởng (truyện ngắn)
Chị Bông (truyện ngắn)
Có thờ có thiêng (truyện ngắn)
Thằng Bờm mất ao (truyện ngắn)
Số phận con Cún (truyện ngắn)
Một mất mười ngờ (truyện ngắn)
Ai thắng ai ? (truyện ngắn)
Con cá chép (truyện ngắn)
Lão Hạp (truyện ngắn)
Bánh vẽ (truyện ngắn)
Hoa cỏ may (truyện ngắn)
Có tật giật mình (truyện ngắn)
Số đỏ (truyện ngắn)
Thằng nhà quê (truyện ngắn)
Xung đột (tạp văn)
Luật rừng (truyện ngắn)
Tai qua nạn khỏi (truyện ngắn)
Ngủ đường (truyện ngắn)
Hoa hồng có gai (truyện ngắn)
Anh yêu em! (truyện ngắn)
Song Hỷ (truyện ngắn)
Luân hồi (truyện ngắn)
Chuyện động trời (truyện ngắn)
Bộ mặt thật (truyện ngắn)
Thằng mất dạy (truyện ngắn)
Tấc đất tấc vàng (truyện ngắn)
Cái vạ văn chương (truyện ngắn)
Sinh ngày 13 tháng 7 (truyện ngắn)
Ngẩu pín (truyện ngắn)
Bản ấn đền Trần (truyện ngắn)
Nhạc vàng (truyện ngắn)
Một thời vang bóng (truyện ngắn)
Con vẹt (truyện ngắn)
Đồ quỷ! (truyện ngắn)
Tinh thần thể dục (truyện ngắn)
Ngọn lửa bất diệt (truyện ngắn)
Bóng đè (truyện ngắn)
Bất hiếu (truyện ngắn)
Dỗi (truyện ngắn)
Chiến tranh (truyện ngắn)
Thơ thẩn (truyện ngắn)
Ông ngoại (truyện ngắn)
Tình muộn (truyện ngắn)
Giông tố (truyện ngắn)
Nạp Phi (truyện ngắn)
Lời Trăn Trối (truyện ngắn)
Theo đóm ăn tàn (truyện ngắn)
Ngục Trung Ký Sự (truyện ngắn)
Cá Gỗ /Stop! (truyện ngắn)
Đẻ Khó (truyện ngắn)
Thơ Lạc Vần (tạp văn)
Putin Rơi Lệ (đối thoại)
Oan Cho Hắn Quá! (đối thoại)
Khổ Thân Thằng Mõ (đối thoại)
Kê Cân (đối thoại)
Một Phần Vạn (đối thoại)
Vũ Như Cẩn (tạp văn)
Chuyện chàng cốc sĩ (truyện ngắn)
Ksenia Sobchak (đối thoại)
Ngọn giáo (đối thoại)
Anhekđot (đối thoại)
Alexey Navalny (nhìn ra thế giới)
Tổng thống suốt đời (nhìn ra thế giới)
Tổng thống và rượu (nhìn ra thế giới)
ĐỐI THOẠI (truyện ngắn)