Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.333 tác phẩm
2.747 tác giả
489
115.989.141
 
Học tài, thi phận
Mang Viên Long

Xin phép được nói đôi dòng về “cô học trò nhỏ nhiều chuyện”: Tuy gọi đùa là “nhỏ”, nhưng “cô học trò nhỏ”đã tốt nghiệp đại học BK, ngành Điện tử - Viễn thông, đã đi làm việc gần 10 năm nay rồi; nhưng có điểm rất đăc biệt - là yêu thích thơ văn, ham học hỏi về nhiều lãnh vực như giáo dục, xã hội, tôn giáo(…). Đọc sách, không phân biệt - cả cổ kim - đông tây! Đây cũng là một mẫu người “xưa nay hiếm” vì, thông thường - đã đi vào ngành khoa học tự nhiên - thì ít ham mê đi vào những lãnh vực có tính trừu tượng, thuộc lãnh vực siêu hình, tâm linh - .và cũng ít có ai chịu “bỏ phí thời gian” vào những chuyện “bên lề” như vậy mà chỉ chuyện chú vào việc kiếm tiền/ hưởng thụ!

 

Hôm nay cô lại đến thăm người thầy cũ - không có “hoa tặng” cũng không “quà cáp” - mà với một câu hỏi: “Thưa thầy, người xưa có nói “Học tài, thi phận” - theo nhận định của Thầy, câu nói ấy có chính xác không? “.

Người Thầy cười:

- Em đã trãi qua biết bao nhiêu là kỳ thi, từ cấp 1 đến Đại học - vậy em thử cho Thầy biết “nhận định” của em đi! - Ông lại nhìn đứng vào gương mặt đang xịu xuống vì khó xử của cô học trò - cười: “Đã lâu Thầy không có đi thi (chỉ chấm thi thôi) nên “quên “rồi - Em vừa mới hoàn tất chuyện thi cử đây, nên có lẽ sẽ “nhớ” hơn Thầy mà ?

- Thưa Thầy, lời nhắn nhủ ấy không đúng - Cô nói bằng giọng dứt khoát - nếu đã học kỹ, chín/ không ngồi nhầm lớp/có căn bản vững chăc từ nhiều cấp dưới, em tin là sẽ thi đậu thôi!

 

Người Thầy cầm tách trà lên nhìn - rồi hớp một ngụm nhỏ, không có ý kiến gì vội. Ông nhìn cô học trò - có ý khuyến khích “hãy nói thêm đi”.

- Thưa Thầy, nếu có đúng - thì chỉ đúng với thòi ky thi cử của nhiều thế hệ trước - trong thời kỳ phong kiến. - có điều kiện khắc nghiệt là nếu thí sinh bị “phạm húy” sẽ bị đánh hỏng, cho dù là bài làm xuất sắc! - Cô thở dài - mà những cái tên tự thuở nào của mấy dòng họ Vua Chúa, ai thuộc cho hết mà tránh, thưa Thầy?.

- Em nhận xét rất đúng - người Thầy cười, đó là một “quy định” lạc hậu, chẳng có ích gì cho việc học, cho sự tiến bộ… Mỗi thời, đều có một số “quy định” thiển cận như vậy (và một số tệ nạn kèm theo). Giống như trước đây, ở ta - cũng có một số “đăc ân” không đúng chỗ trong việc thi cử. Chuyện này cũng đã một thời “gây khó khăn” cho nhiều thí sinh rơi vào cảnh ”học tái/ thi phận”!

 

Nhìn thấy nét mặt còn ưu tư của cô học trò, người Thầy vui vẻ tiếp: “Em phải hiểu chữ “Phận” ở đây là chỉ chung cho những trường hợp bất trắc bất ngờ - không lường trước dược đã xảy ra cho người đi thi. Năm 73.Thầy làm thư ký hội đồng thi tú tài hai tại Nha Trang, trung tâm Trung học Bá Ninh.. Đang giờ làm bài thi buổi sáng, ngày đầu tiên - giáo sư (lúc ấy goi gv 2 - 3) giám thị phòng thi lên báo cho Thầy có một trường hợp “rất khó xử”. Đến nơi, Thầy thấy cô nữ sinh đang bị máu chảy ra từ hai lỗ mũi, vạt áo dài của cô cố lau chùi, ngăn máu lại dù đã ướt đẫm mà không cầm được. Gọi bác sĩ thì không kịp, Thầy đề nghị cô ta nên rời phòng thi - trở về nhà để được gia đình chăm sóc, cứu chữa. Thầy hứa sẽ làm biên bản xác nhận để cô ấy được thi lại kỳ 2..

 

Ông kết luận:

- Em thấy đó, vì cô ta quá chăm học, thức khuya nhiều trước ngày thi, không có kinh nghiệm giữ gìn sức khỏe trong mùa thi cử - lại không đề phòng trước (nếu vẫn thường bj bệnh xuất huyết mũi) - nên đã phải chịu “bỏ cuộc” dù chỉ mới bắt đầu!

 

Ngẫm nghĩ giây lâu - cô học trò bỗng tươi nét mặt - giọng vui vẻ:

- Ngày xưa, khi các thí sinh đã tề tựu với lều chõng trước cống vào trường thi, vị Giám khảo thường đọc:

 “Báo oán giả tiên nhập

 Báo ân giả thứ nhập

 Sĩ tử thứ thứ nhập “

là có ý nghĩa thế nào, thưa Thầy?

 

Người Thầy mời cô học trò tách trà mới - giọng trầm tĩnh:

- Thưở ấy, người ta tin rằng chuyện thi cử là việc rất hệ trọng cho tương lai của đời ngừoi, vì vậy - đúng là nơi, là lúc - mà mọi “ân/ oán” được quyền…”thanh toán” sòng phẳng. Ai tạo nghiệp lành/ sẽ được báo ân. Ai gieo nghiệp ác - sẽ lãnh điều dữ. Trong “Vang Bóng Một Thời”, nhà văn Nguyễn Tuân đã viết truyện “Báo Oán” (hay Khoa thi cuối cùng)/ để kể lại một trường hợp “báo oán” rất ấn tượng trong trường thi…Đó là một “cách giải thích” cho lý “nhân duyên/ nhân quả” trong đạo Phật. Lý ấy là “bất khả tư nghì”…

- Thưa thầy, vậy chúng ta phải làm thế nào - để cho đạt dược kết quả tốt trong mọi kỳ thi - nhất là thi vào Đại học?

- Dễ thôi mà! Người Thầy cười lớn - trươc hết, phải chăm chỉ chuyên cần học cho tốt, căn bản. Có phương pháp học để không làm mất nhiều thời gian.. Không học tủ. Học lệch. Học nhảy. Học nhầm lớp.Thứ đến, biêt giữ gìn sức khỏe, dành thời gian tập thể dục - thư giản/; không phải chỉ “cắm cổ” học vào mùa thi (mà phải học từ trước đó). Sau cùng, luôn tin tưởng vào khả năng, tài năng của mình/ khi bước vào phòng thi…Được vậy, thì chuyện “bàng vàng đề tên’ là đã đạt đến hơn 90% rồi!

- 10 % còn lại - là sự “rủi ro” (hay “số phận”) đúng không, thưa Thầy?

- Cứ nghĩ là vậy đi! –Người Thầy tiếp với giọng hờ hững - nghĩ cho cùng, mảnh bằng cũng chỉ là một trong nhiều phương tiện để kiếm sống mà thôi! Chúng ta còn nhiều con đường để sống tốt đẹp, hạnh phúc kia mà? Bằng cấp không thể là “thước đo”duy nhất/ chính xác cho giá trị của một con Người, của một Đời Sống có ý nghĩ / hữu ích, em à!

 

Cô học trò đến lúc này mới chịu cầm tách trà…nguội lên uống - cô cười: “Em xin lỗi Thầy - chiều nay, em đã đến “phá “Thầy gần hết một giờ rồi, trong lúc Thầy còn bao nhiêu nhiêu việc cần làm?”

 

Người Thầy cười hồn nhiên: “Thầy cũng rất mong em thỉnh thoàng đến “phá” vậy cho vui mà!Hà ha…”

 

Tặng MC

Mùa thi đại học 2010

Mang Viên Long
Số lần đọc: 3775
Ngày đăng: 05.07.2010
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Miếng trầu của mẹ - Phan Chính
Anh Có Tha Lỗi Cho Tôi Không? - Thụy Vi
Ở nơi có những đốm sáng. - Lê Minh Phong
Đà Lạt Chim Sẻ - Nguyễn Thánh Ngã
Một Thoáng Thơ Tình Thời Chiến - Cao Thoại Châu
Vẫn tiếp tục… - Nguyễn Hồng Nhung
Lãng Du Trong Văn Học Trung Quốc - Lương Văn Hồng
Tôi Không Muốn Trở Thành Một Cái Xác Lạc Loài - Lê Minh Phong
Cũng Có Thể Tôi Đã Siêu Thoát - Lê Minh Phong
Bài tập làm văn - Huỳnh Văn Úc
Cùng một tác giả
Ngã rẽ(*) (truyện ngắn)
Bóng hạnh phúc** (truyện ngắn)
Vôi trường úc(*) (truyện ngắn)
Quán bụi (truyện ngắn)
Người chị(1) (truyện ngắn)
Dì Lucia (1) (truyện ngắn)
Chim trời (5) (truyện ngắn)
Ông ngoại tôi (truyện ngắn)
Quà nhỏ (tạp văn)
Bèo dạt, hoa trôi … (truyện ngắn)
Quà Trung thu của ba (truyện ngắn)
Giàn hoa cát đằng (truyện ngắn)
Mùa xuân đến muộn (truyện ngắn)
Gã nhà quê vui tính (truyện ngắn)
Bà ngoại tôi (truyện ngắn)
Chữ Hiếu (truyện ngắn)
Chim bay về đâu (truyện ngắn)
Bóng ngựa qua song (truyện ngắn)
Chuyện ngày xưa (truyện ngắn)
Vầng trăng khuyết (truyện ngắn)
Biển của hai người (truyện ngắn)
Chuyện xóm củi (truyện ngắn)
Dáng mộng (1) (truyện ngắn)
Lại một mùa xuân (truyện ngắn)
Ông Ba Phải (truyện ngắn)
Chim chuyền buội ớt (truyện ngắn)
Truyện ngăn ngắn -1 (truyện ngắn)
Truyện ngăn ngắn-2 (truyện ngắn)
Chiếc cà vạt (truyện ngắn)
Tiên Thủy (truyện ngắn)
Vội vàng (truyện ngắn)
Vết son (truyện ngắn)
Truyện ngăn ngắn-3 (truyện ngắn)
Truyện ngăn ngắn-4 (truyện ngắn)
Có những mùa trăng (truyện ngắn)
Một trường hợp (truyện ngắn)
Một cõi đời riêng (truyện ngắn)
Chờ bão (truyện ngắn)
Bên trời mơ ước (truyện ngắn)
Mèo con yêu dấu (truyện ngắn)
Phố người (truyện ngắn)
Một câu chuyện tình (truyện ngắn)
Bà già khòm (truyện ngắn)
Ăn tết ở chùa (truyện ngắn)
Những kẻ tạm trú (truyện ngắn)
Quê nhà , chiều 30… (truyện ngắn)
Phút chót (truyện ngắn)
Khoảng cách (truyện ngắn)
Một Ngày Cô Độc (truyện ngắn)
Chùa Cô Ba (truyện ngắn)
Thị Trấn Êm Đềm (truyện ngắn)
Mây hoàng hôn (truyện ngắn)
Ngôi Nhà Mùa Hè (truyện ngắn)
Quán Café Tulip (truyện ngắn)
Nỗi Khổ Không Rời (truyện ngắn)
Về Lại Chốn Xưa (truyện ngắn)
Bên Tách Trà Khuya (truyện ngắn)
Sáu Bẹo (truyện ngắn)
Lộn Ngược (truyện ngắn)
Quán Bên Sông (truyện ngắn)
Tách trà cổ (truyện ngắn)