Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.377 tác phẩm
2.747 tác giả
843
116.510.732
 
Chức năng của thi ca
Khổng Ðức

Khổng Đức dịch trong Introduction  à la póesie của Thierry Maulnier.

 

Chức năng của thi ca là bằng những phương tiện của chính nó khơi gợi ra cái phần không thể mô tả trong mỗi sự vật; hoạt động của thi ca hiển hiện như là phương tiện hiệu nghiệm do chúng ta sắp đặt để bùng nổ cái điều mà vũ trụ chối từ diễn tả bằng ngôn ngữ minh bạch. Thêm vào trong ngôn ngữ thông dụng những từ không hề nói ra, khiến cho từ ấy có cái biên giới hạn chế của nó, thiết lập sau lưng nó hình bóng khó tả mà nó là phù hiệu, chúng làm tăng lên những kích thước vô hạn, nếu không phải là cầm nắm vũ trụ thì ít ra đó là linh cảm của chúng ta về nó.

 

Thi ca giải tỏa sự ngột ngạt của ngôn từ thông dụng, nó lia chúng trong không gian vũ trụ và gây cho chúng sự phản ứng dội lại đến bức thành cản ngăn của thế giới. Như thế nghệ thuật của ngôn ngữ phải chăng là nghệ thuật của im lặng, làm cho ngôn ngữ thành tôn nghiêm. Một trong vô số kể những lầm lẫn của ý nghĩa chung là đối chiếu “thi ca” với “thực tại”, chính trong thói quen sử dụng ngôn ngữ đã giấu nhẹm chúng ta cái thực tại dưới lớp da mù mờ của nó: thi ca đem lại cho ngôn từ chiều sâu đục ngầu, nó khiến chúng ta dự đoán, thấy lờ mờ ở phía bên kia của nó, xuyên qua nó, những thực tại mà chúng ta thường ước lượng nương theo sơ đồ hữu dụng, nó mở ra cho chúng ta phía bên kia những ngôn từ rất đơn giản, nhưng lấp lánh không thể lường và choáng ngợp của biển cả. Qua đó, nó có được trên thế giới một điều không thể giải thích được, nhưng chắc chắn lớn hơn cái điều mà ngôn ngữ rút gọn trong phẩm chất trí tuệ, một thực tại mạnh mẽ hơn nhiều. Qua đó,  nó cũng sở hữu như tất cả các hoạt động sáng tạo, một phẩm chất thuần lý khá cao, -- trong chừng mực ở đó lý trí chính thức phải bao hàm sự phê phán và vượt quá tính thuần lý chung, trong chừng  mực ở đó ý thức chân chính gò ép những giới hạn hẹp hòi của cộng đồng là “ ý thức sáng tỏ”. Tính phi thuần lý của thi ca, như tính phi thực tế thuộc về sự thô lậu của thần thoại. Người ta có thể định nghĩa trái lại, thi ca như là lý trí cao cả, mà lý trí cọng đổng không có khả năng . Cái giá trị dặc biệt của nó, với tính cách là dụng cụ nhận thức chính xác sinh ra điều nó sáng tạo như trong bầu trời riêng biệt, trong kích thước của sự vật không có lý lẽ  suy luận. Hoạt động thi ca từ chối và hỗn hợp cái phi lý tính của lý tính con người mà nó tin đó là sở hữu cái bản chất của sự vật. Nó dẫn dắt kẻ sáng tạo vào trong nhũng biên lề của vũ trụ, mà thói quen ngôn ngữ bỏ trống thành đồng trinh, và tái tạo mối liên hệ của vũ trụ và tinh thần trong tỉ lệ đồng đều; nó dạy chúng ta hay nhắc lại do quá trình tạo tác chính, tính thích đáng chắc chắn của vũ trụ và những phương tiện để chúng ta tự hình dung.

 

Sự nhận thức thi ca  không phải chỉ là sự truy tầm một ánh sáng trong đêm tối, mà là những bóng tối trong ánh sáng , nó thấy xa xa những hình thể nhợt nhạt yếu đuối, nó biết rằng có lắm điều bí mật trong vũ trụ mà có lẽ đã bị che giấu bằng cái áo khoát của ánh thái dương. Nó không hề tìm hiểu ý nghĩa của sự kì diệu, mà chỉ tìm những sự khó hiểu hằng ngày. Tất cà cái nhìn với nó là nhân sư (sphinx), tất cả ngôn từ đều là vu thuật khó hiểu, mỗi một cộng cỏ, mỗi một thân cây đều chứa đựng thần thân hữu hay hung ác, Thái dương chỉ là ánh sáng của hư vô, và trên chiếc lá hiển hiện  sự trắng bạch, ngòi bút mà nó thường dùng  không hề quên noi theo theo đường gân của hố thẳm.

 

Chỉ có lý trí không hề dao động  cái ảo ảnh buồn cười làm cạn kiệt những đối tượng mà nó áp dụng, thi ca lôi ra cho chúng ta những niềm vui mới mẻ vô tận  của một thế giới  đồng trinh vĩnh hằng . Nó cho chúng ta hình thức cao cả của sự hiểu biết, hay nếu người ta muốn, điều mà chúng ta biết rất ít về thân phận chính của chúng ta không mấy chuẩn xác, Đúng lúc rút ra từ thi ca  cái dụng cụ xấu xí của sự tưởng tượng thô lậu, và tức khắc là bài thơ đầy quái trạng. Thi ca không hề khởi thủy ít giống với sự điên cuồng, hay ảo tưởng, hay mơ mộng. Nhà thơ, càng là nhà thơ chân chính, ít có mơ mộng như nhà toán học, bởi vì nó không hề chủ trương thay thế những  phù hiệu mà nó sưu tập trong thực tại, mà nó chỉ khêu gợi sự hiện hữu của nó một cách bất toàn. Sự hóa trang tinh thần lạ lùng  mà cọng đồng khờ khạo gán cho nhà thơ, sự đau đớn, đảng trí, cuồng nhiệt, tưởng tượng lo âu  và lang thang , sự hóa trang ấy phối trí theo cách sống thường nhật dưới hình thức kinh  ngạc, và mộng du, thuộc về những cửa hàng phụ tùng lố bịch vô ích như cái nơ, đùm tóc, kho vận thiếu ấm áp và những ve chai. Phải tách nhà thơ ra khỏi vai trò lớn si mê thất vọng, dằn vặt đau khổ, như đạo sĩ hay ảo giác, phải cấp cho nhà thơ cây gậy chống ba chưn, và  những cái máng, trả lại cho sự hoạt động mang tính của vị thần sáng thế mà nó vốn có đặc quyền. Phải đưa  trở lại cái bản tính chính của nó là hoạt động thi ca, nó là sự hoạt động tinh thần dữ dội cùng lúc với khả năng lãnh hội không sao đo lường  chính xác được, phải biết rằng hoạt động thi ca cao quí như là sự cao quí của ý thức và có trách nhiệm cao cả - cái cao quí của lý trí trong sự nỗ lực cho nó sự phê phán  và vượt qua cái thuần lý cô lậu. Trước hết người ta trả về cho sự sáng tác thi ca sự công chính, nó là phương cách cung cấp cả vũ trụ hình ảnh ít sai lầm và ít không hoàn hảo, và để nói với tất cả rằng đó là công việc bận rộn hữu lý nhất của thế giới.

 

Nhắm cung cấp cho ngôn ngữ một khả năng khác cái khả năng  thông dụng, thi ca có thể coi như trái lại với môi trường cộng đồng. Nói như Valéry:”Ngôn ngữ của thi ca là một thứ ngôn ngữ ở trạng thái sơ sinh”, nghĩa là cái ngôn ngữ tự tìm thấy ở nó tính trinh bạch; trong khi cái ngôn ngữ cọng đồng  thích nghi với hình tượng  của vũ trụ với tính dửng dưng  mà con người nói tên họ người tình nhân theo thói quen, thi nhân gọi những vật thể và những  sinh vật  với thái độ cung kính trang trọng. Nói cho đúng  dường như thi nhân không chỉ gọi suông mà chỉ ra những phát sinh: “ Em là  biển , Em là hiền thê, Em là cây cối…”Ngôn ngữ tìm lại chức năng của nó, mà tôi gọi là thần sáng thế tạo vật, là ngôn từ, hành động chỉ ra sự hiển hiện vẻ trang nghiêm độc đáo của nó, nó gọi là  thế giới sinh ra  mới mẻ lần nữa./.

 

Trích dịch trong Introduction  à la póesie

của Thierry Maulnier.

Khổng Đức

Khổng Ðức
Số lần đọc: 5895
Ngày đăng: 02.08.2010
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Đệ Nhất Danh Tác: Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa - Đỗ Ngọc Thạch
Hòa Giải Và Hóa Giải Ba Lọai Nhà Thơ Hôm Nay hay Thơ như là con đường 2. - Inrasara
Hình thức gắn bó với nội dung trong thơ Nguyễn Vỹ, Thanh Tâm Tuyền, Nguyên Sa - Trần Văn Nam
“Thơ Hàn Mặc Tử” hay Tản mạn về cõi Đâu Suất và lý thuyết tương đối (phần 1) - Nguyễn Cung Thông
Về vấn đề người đọc cổ điển và người đọc hiện đại... - Yến Nhi
Lý thuyết văn học: Hậu cấu trúc luận / giải kiến tạo - Nguyễn Hưng Quốc
Nghĩ Gì..? - Phạm Tấn Dũng
Loay Hoay Đề Thi Đại Học Môn Văn - Bùi Công Thuấn
Nghĩ Về Tính Mênh Mông Trời Đất, Tính Cục Diện Thế Sự,Tính Vô Thường Của Cấu Tạo Vật Chất - Trần Văn Nam
Phương pháp giải quyết vấn đề và Tứ Diệu Đế - 1 - Nguyễn Cung Thông
Cùng một tác giả
Nhân đọc bài (tạp văn)
Bức thư rơi… (truyện ngắn)
Thi Tính Tự Do (tiểu luận)
Khí hạo nhiên (tiểu luận)
Thần tứ (tiểu luận)
Thế giới thơ… (tiểu luận)
Mỹ học tiếp thụ (nghệ thuật)
Con tim nhà thơ… (nghệ thuật)