Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
760
116.612.850
 
Em Bé Lên Sáu Tuổi
Thanh-Thanh

Hoàng Cầm-Thanh Thanh dịch

 

 

I

Em bé lên sáu tuổi

Lủi thủi tìm miếng ăn

Bố: cường hào nợ máu

Đã trả trước nông dân

Mẹ bỏ con lay lất

Đi tuột vào trong Nam

 

Từ khi lọt lòng mẹ

Ăn sữa, ngủ giường êm

Áo hoa lót áo mềm

Nào biết mình sung sướng

 

Ngọn sóng đang trào lên

Ai nghĩ thân bèo bọt

Nhưng người với con người

Vẫn sẵn lòng thương xót

 

Có cụ già đói khổ

Lập cập đi mò cua :

Bố mẹ nó không còn

Bỗng thương tình côi cút

Cụ nhường cho miếng cơm

 

Chân tay như cái que

Bụng phình lại ngẳng cổ

Mắt tròn đỏ hoe hoe

Đứng nhìn đời bỡ ngỡ :

- “Lạy bà xin bát cháo

Cháu miếng cơm, thầy ơi!”

 

II

Có một chị cán bộ

Đang phát động thôn ngoài

Chợt nhìn ra phía ngõ

Nghe tiếng kêu lạc loài

Chị rùng mình nhớ lại

Năm đói kém từ lâu

Chỉ mới năm tuổi đầu

Liếm lá khoai giữa chợ

Chạy vùng ra phía ngõ

Dắt em bé vào nhà

Nắm cơm dành chiều qua

Bẻ cho em một nửa

 

Chị bần cố nông cốt cán

Ứa nước mắt quay đi :

- "Nó là con địa chủ

Bé bỏng đã biết gì

Hôm em cho bát cháo

Chịu ba ngày hỏi truy “

 

Chị đội bỗng lùi lại

Nhìn đứa bé mồ côi

Cố tìm vết thù địch

Chỉ thấy một con người

 

Em bé đã ăn no

Nằm lăn ra đất ngủ

Chị nghĩ : “Sau lấy chồng

Sinh con bồng bụ sữa”

 

III

Chị phải đình công tác

Vì câu chuyện trên kia

Buồng tối lạnh đêm khuya

Thắp đèn lên kiểm thảo

 

Do cái lưỡi không xương

Nên nhiều đường lắt léo

Do con mắt bé tẻo

Chẳng nhìn xa chân trời

Do bộ óc chây lười

Chỉ một màu sắt rỉ

Đã lâu nằm ngủ kỹ

Trên trang sách im lìm

Do mấy con người máy

Đầy gân thiếu trái tim

 

IV

Nào “liên quan phản động”

“Mất cảnh giác lập trường”

Mấy đêm khóc ròng rã

Ngọn đèn soi tù mù

Lòng vặn hỏi câu hỏi :

“Sao thương con kẻ thù?

Giá ghét đươ.c đứa bé

Lòng thảnh thơi bao nhiêu!”

 

Hoàng CẦm

The Six-Year-Old Girl

Original poem by Hoàng Cầm

 

I

The six-year-old girl

drifted lonely looking for food.

Her dad had paid his “blood debt” –

a “village bully” by the “Peasants’ Union” subdued.

Her mom had left her behind helpless,

to flee to the South, the Party to elude.

 

Since she was just born,

fed with mother’s milk, sleeping in cozy bed,

clothed with flowered soft shirts,

she had not noticed such happiness instead.

 

While the movement was launched to its height,

who would think of an unfortunate fate?

But, between humans and humans

there always is compassion to demonstrate.

 

Then, there was an indigent old man

who groped for crabs to live from day to day

that happened to meet the puny kid

whose parents had parted for far, far-away.

He suddenly felt pity for the orphan

and shared with her his scant chow.

With limbs scraggy like sticks,

belly being bulgy, neck bent as to bow,

and eyes round and red-rimmed,

she diffidently stared at passers-by to slur:

“Give me some gruel, madam!

A little rice, please, sir!”

 

II

There was a female cadre

while mobilizing the hamlet’s mass to compete

unexpectedly heard the lost cry;

she looked towards the street

and shuddered to remember

the famine in the far-off year – who believes?

She, just only five years old,

had to lick the cake-wrapping leaves

in the market, then ran to the alley

to lead the poor young kid home all right

and snapped giving her a half,

the handful of rice spared overnight.

 

The poorest-peasant key activist

turned her head, tears starting to her eyes:

– “Although being a landlord’s child,

she is too young to know what horrifies.

That time I gave her a bowl of gruel;

I was therefore put to the rack for three days.”

 

The team’s leader then stepped back

to contemplate the orphan in various ways,

trying to look for any certain enemy‘s track,

but found only a human, truly.

 

The child having been fed

lay down on the ground and slept fully.

She dreamt, “Our babies in the future

should be embraced and breast-fed duly.”

 

III

Her assignment was to be dismissed

because her acting so had been caught.

She lit the dim lamp in the cold night

to write her self-criticism report.

 

Because of the boneless tongue

that is not steel but it cuts as in an abattoir;

because of the dim-sighted

that cannot see horizons broad and far;

because of the lazy brain

that is all rusty like a corroded iron bar

for long years sleeping soundly

on the classic pages of hatred promoting art;

because of the robotic bodies

full of tendons but lacking a heart.

 

IV

Well, “Connected with reactionaries!”

“Off one’s political standpoint guard!”

She cried many nights continuously.

The oil lamp was so hazy and hard.

She asked herself and retorted:

“Why have pity on a foe’s child though fair?

Were I able to hate the kid

How would I have been free from care!”

 

translation by THANH-THANH

 

Thanh-Thanh
Số lần đọc: 2090
Ngày đăng: 04.09.2010
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Nơi nghìn năm Thăng Long-Hà Nội … - Nguyễn Tam Phù Sa
Đà Lạt - Lê Thánh Thư
tháng bảy về đó em ơi - Trần Trình Lãm
Ngày mai - Vương Cường
Trái Tim Sa Mạc /Nguồn Cảm /Đời Thật Nhẹ - Hồng Vinh
Đoàn khúc /Thôi nào /Nhớ mẹ mùa đông - Huệ Triệu
Vách đá trầm tư /Tình và mộng - Vân Uyên
Rát - Nguyễn Hồng Nhung
Bến lạ - Đặng Đình Hưng
Cái bóng /Đại lộ Tương Lai /Đức tin /Giấc mơ - Trần vũ long
Cùng một tác giả
Buồn (thơ)
Mắt em (thơ)
Hôm nay (thơ)
Chiều (thơ)
Mắt em (thơ)
Tìm (thơ)
Tìm (thơ)