Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
522
116.585.820
 
Thi Ca Và Sáng Tác. 2
Khổng Ðức

Khổng Đức Dịch Chương hai trong quyển L’Intuition créatrice dans l’art et dans la poésie của Jacques Maritain

 

CHƯƠNG HAI

Nghệ thuật, cái thiện của tri tính thực tiển.

 

Tri tính thực tiển –

 

1.-Muốn may y phục, trước hết phải đo cắt. Một triết gia muốn tìm hiểu đặc tính của sự vật thì khởi đầu là phải phân biệt chúng rõ ràng. Sự phân biệt ấy dường như có thể thô bạo, Đơn giản là nó liên quan đến một số bản chất tự thân của sự vật. Và làm thế nào chúng ta có thể lý giải sự vật một cách rõ ràng trong sự hổn loạn biến động. Tách rời bản chất mà không làm mất ý nghĩa phức tạp và tính liên tục của thực tại. Để phân tích chính xác sự phức tạp và liên tục đó, điều cần thiết là phải hiểu rõ tính phong phú và hàm nghĩa của sự vật.

 

Trong chương này, tôi tự hạn chế mình chỉ khảo sát về nghệ thuật – cái  nghệ thuật dưới hình thức nguyên thủy hay những đường nét cơ bản, về ý nghĩa nó tương phản với thi ca. Thật vậy chính trong nghệ thuật thực dụng người ta có thể khám phá những đặc tính, những biểu hiện, những điển hình của nghệ thuật, và với ý nghĩa phổ quát, nó là những hoạt động căn bản của loài người. Vào thời tiền sử, dường như sự tìm kiếm về cái đẹp và đồ trang sức cũng giống như người đương thời sáng chế ra dụng cụ và vũ khí. Và sự hoạt động về hội họa hay điêu khắc của con người nguyên thủy, ngay từ thuở ban đầu cũng không phải luôn luôn là phục vụ cho nghệ thuật. Mà sự thật vẫn là  “ thích bắt chước” (plaisir d’imiter), và sự xung động thi tính chẳng qua là sự nỗ lực nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thỏa mãn của con người – nhu cầu ấy cũng như sự trang điểm, dĩ nhiên thuộc bản năng  tìm kiếm cái đẹp, chứ không phải vì cái đẹp (vì mục đích theo đuổi chính là sự hấp dẫn của nữ tính, hay là do nam nhân sợ hải, hay nơi cư trú của con người thấm nhập tính nhân đạo.)

 

Đề cập đến tiềm năng và sự tiến hóa tự nhiên của nghệ thuật, nó không bắt đầu bằng sự tự do và đẹp vì cái đẹp. Mà nó bắt đầu bằng sự tạo ra dụng cụ phục vụ cuộc sống của con người, thuyền độc mộc, bình hoa, cung tên, tràng chuổi, những hình vẽ trên vách đá, dùng để phục tùng những phù hiệu, vu thuật hay không, chứng tỏ ra môi trường  của con người do con người làm chủ. Nghệ thuật không bao giờ quên cội  nguồn của nó, con người vừa là công nghệ nhân, vừa là thi nhân ( homo faber et homo poeta).Nhưng trong lịch sử tiến hóa của con người, chính con người công nghệ mang con người thi nhân ở trên vai. Chính vì vậy mà trước tiên tôi phải quay về với nghệ thuật thủ công, và tiếp đó tôi so sánh thế giới của nghệ thuật thủ công với thế giới nghệ thuật từ thời Phục hưng và thời bán thần thánh với những nghệ thuật gia tiếng tăm.

 

2.- Aristote đã nêu ra, đó là thí dụ tối hậu do triết học thu hoạch được về sự vật ( ít nhất là những triết gia biết được cái kho tàng của chính bản thân họ) – tức là nói về hoạt động tri tính được con người nhận thức rất sớm, và bắt đầu biết phân biệt tri tính suy tư hay lý luận về tri tính thực tiển. Đó không phải là hai điểm phân biệt giữa hai lực khác nhau, mà chỉ là sự khác biệt của hai phương thức căn bản cách biệt đồng  nhất của linh hồn – tri tính hay lí tính – thực hiện sự hoạt động của nó.

 

Tri tính suy tư chỉ là cái biết của nhận thức. Nó khao khát hiểu biết và chỉ hiểu biết. Chân lý, nắm được lấy nó, đó là mục tiêu duy nhất của cuộc đời.

 

Tri tính thực tiển biết được mục đích của hoạt động. Ngay từ đầu mục đích của nó không phải là hướng về sự nắm bắt tồn tại mà chính là hoạt động  của con người hướng dẫn và hoàn thành là nhiệm vụ của con người. Nó thấm nhập trong sự sáng tạo, khuôn theo tri tính, hình thành sự thực hiện sự vật, bình giá những phương tiện và mục đích. Chỉ đạo hay khống chế cái lực lượng thực hiện của chúng ta, đó mới là cuộc đời chân chính.

 

Sự phân biệt như vậy không phải là tình huống ngẫu nhiên. Nó là sự phân biệt về bản chất, vì toàn bộ động lực tri tính và mẫu điển hình tiếp cận ngay với mục đich của nó, chỗ dựa của mục đích chân chính, khác nhau khi chỉ là nhận thức và khi là hành động.

 

3.- Để có những cái nhìn chính xác, về hai quan điểm căn bản; thứ nhất là bộ phận tác dụng của dục vọng, và thứ hai là đặc tính của chân lý; có khi nó thuộc về tri tính suy luận, hoặc thuộc về tri tính thực tiển. Sự khác biệt giữa hai thứ tri tính hoạt động rất lớn, mối liên hệ quan trọng giữa tri tính và dục vọng  khác nhau, cả về đặc tính chân lý của cả hai cũng khác.

 

Trong trường hợp của tri tính suy luận, dục vọng – nghĩa là ý chí, không phải ở cái nghĩa khả năng quyết định đơn giản, mà ở cái nghĩa rộng của nghị lực con người về dục vọng và tình yêu, hướng về cái thiện hiện hữu – dục vọng chỉ tham dự vào việc đưa tri tính thực hiện quyền lực, chính yếu của nó, thí dụ như vận  dụng và theo đuổi việc giải quyết một bài toán khó, hay khảo sát về nhân loại học. Nhưng một khi tri tính bắt tay vào việc, thì dục vọng không dính dáng gì vào công việc ấy, ít ra với tư cách thuộc về sự nhận thức bình thường  do khái niệm, nó chỉ lệ thuộc vào vũ khí của lí tính .

 

Nhưng trong trường hợp của tri tính thực tiển, dục vọng lại giữ một vai trò đặc biệt trong tác phẩm như là sự nhận thức. Bằng cách này hay cách khác, và với những mức độ khác nhau, vì trong sự thực hành có đủ thứ mức độ, lí tính thực hiện sự liên hệ với ý chí. Vì tự thân được lí giải, nên tri tính duy nhất hướng về cầm nắm sự tồn tại, và chỉ có cách thâm nhập bằng cách này hay cách khác, thông qua dục vọng hướng về hoạt động  mục đích của chính mình, nó chiếm cứ, không phải nhắm vào việc nắm được sự tồn tại, mà là đặt vào hành động thực hiện.

 

Như thế trong nhận thức suy luận, chân lý có thích đáng hay phù hợp với tri tính và sự vật tồn tại. Nhưng làm thế nào để có thể hiện hữu trong sự nhận thức thực tiển. Trong  nhận thức thực tiển hay sáng tạo, không có vật tiền tồn tại, có thể khiến tri tính và tự thân nhất trí với nhau. Sự vật tuy không tồn tại cũng phải làm cho nó tồn tại. Dù sự vật chưa được tồn tại nhưng qua sự sáng tạo, tri tính không phải là tồn tại, nhưng vì chủ thể là con người  có khuynh hướng trực tiếp thúc đẩy động lực và tự thân tri tính phải tạo ra sự tồn tại. Nói một cách khác, chân lý trong nhận thức thực tiển là thích hợp hay phù hợp với dục vọng trực tiếp. Dục vọng với tư cách là hướng trực tiếp về chức  năng cứu cánh, nơi đó sự vật sẽ được sáng tạo tồn tại. Luận điểm ấy tạo thành cơ sở triết học của chủ nghĩa Thomas, áp dụng cho những địa hạt khác nhau của nhận thức thực tiển tùy theo những hình thức biến hóa phong phú cùng những phương thức tương tợ mà không đơn nghĩa, nhưng rất chính xác  cho tất cả nhận thức thực tiển.

 

Tính thiện của nghệ thuật-

 

4.- Bây giờ hãy xét đến bản chất khác biệt thứ hai, lần này lại đề cập đến tự thân nhận thức thực tiển nội tại. Hoạt động của tri tính thực tiển chia ra là  hoạt động hoàn thành của con người (trong lãnh vực vận mệnh con người), và trong công tác hoàn thành (cũng do con người hoàn thành, nhưng trrong lãnh vực sự vật và vượt ra ngoài phạm vi vận mệnh con người). Nói một cách khác, là nó chia ra thành hoạt động đạo đức và hoạt động nghệ thuật.

 

Đạo đức cùng với triết gia của kinh viện có liên quan gọi là “hành động”; nói cho rõ hơn là con người được tự do sử dụng ý chí chân chính, từ đó nó quyết định là tốt hay xấu. Còn nghệ thuật cũng do triết gia kinh viện gọi là “chế tác”; nghĩa là cách thức sản xuất ra tác phẩm, rồi tùy thuộc vào tác phẩm mà quyết định là  đẹp, hay,  hay xấu, dở.

 

Như thế sự thận trọng là đạo đức điển hình, tính thiện là trên hết, (điều tôi nói ra là ý nghĩa chính của người xưa, “thận trọng” (prudentia), tức là trí tuệ thực tiển ở độ cao nhất của tính thực tiển, tính thiện là quyết định táo bạo xác thực đáng tin, không phải là sự thận trọng  của giai cấp tư sản rụt rè)- Sự thận trọng là quyền quyết định của hành vi tri tính hòan thành. Nghệ thuật, trái lại liên quan đến sự hoàn thành tác phẩm, do tri tính trực tiếp quyết định.

 

Nghệ thuật tồn tại trong linh hồn, đó là sự hoàn thiện của linh hồn. Điều mà Aristote gọi là”habitus”theo tiếng La tinh, một phần tính nội tại hay là một sự an bài bố trí bền vững  bắt nguồn từ chủ thể nuôi dưỡng và sức lực thiên nhiên – hay khiến cho con người có một lực lượng  đặc biệt nội tại.

 

Khi một “tập tính”(habitus) - một trạng thái chiếm hữu, một tính chất không chế, một thứ tính linh nội tại được phát triển, nó trở thành một thứ của quí giá trị của chúng ta, thành một lực lượng kiên cường, bất khuất phục của chúng ta; vì nó là một thứ thăng hoa cao quí trong vương quốc nhân tính và là sự tôn nghiêm chân chính của con người.

 

Nghệ thuật là thứ tính thiện – không phải là cái thiện của đạo đức (nó đối lập với cái hình thức đạo đức thiện). Tính thiện trong  nghệ thuật có ý nghĩa sâu rộng và triết học hơn cái nghĩa thông thường của từ này. Tập tính (habitus) hay là “trạng thái sở hữu”, một lực lượng nội tại phát triển trong con người; nói về phương thức hành động thì nó khiến cho mọi việc được hoàn mỹ; còn nói về việc sử dụng, thì trong hoạt động, nó ban cho chúng ta một thái độ thẳng thắn kiên định. Con người không bao giờ lầm lẫn, dù trong hành động nó không nghĩ đến việc thiện, nhưng đức thiện tự nó không bao giờ sai lầm. Con người có đức thiện nghệ thuật thì trong tác phẩm của nó không bao giờ có lầm lẫn, vì trong hành động dù không vận dụng đến tính thiện, nhưng cái thiện nghệ thuật tự thân nó không hề có sai lầm.

 

Nghệ thuật là cái thiện của tri tính thực tiển – chính cái tính thiện đặc biệt đó của tri tính thực tiển liên quan đến việc thực hiện đối tượng sáng tạo.

 

Có thế chúng ta mới thấy rõ mối liên hệ có đặc tính quan trọng giữa nghệ thuật và tri tính. Bản chất của nghệ thuật là tri tính, giống như bản chất của hoa hồng là hương thơm, hay sự lấp lánh là phát ra tia lửa. Tính thiện nghệ thuật thích đáng là lí tính của nghệ nhân trong địa hạt thực hiện – có sự hoàn hảo nội tại của tri tính.  Học giả thời Trung cổ từng thừa nhận, không phải những điêu khắc gia như Phidias, hay Praxitele, mà chính là những anh thợ mộc, những bác thợ rèn ở hương thôn đều biết phát triển lí tính nội tại và tôn sùng tri tính. Cái thiện của nghệ nhân không phải nơi sức mạnh của cơ bắp hay sự mềm mại của những bàn tay. Nó là cái đức của tri tính, nó ban cho nghệ nhân đức khiêm nhường và tinh thần hoàn mỹ.

 

5.-Nhưng đối nghịch với tính thận trọng, nó cũng là sự hoàn hảo của tri tính thực tiển, nghệ thuật thuộc về cái thiện của tác phẩm, chứ không phải là cái thiện của con người. Người xưa thích nhấn mạnh về sự khác biệt này, trong sự so sánh sâu sắc giữa nghệ thuật và sự thận trọng. Chỉ cần người thợ thủ công chế tạo sản phẩm bằng gổ, hay một thứ  kim hoàn đẹp đẽ là đủ; còn con  người của anh ta hung dữ hay phóng đảng không quan trọng; cũng như nhà toán học chứng minh chính xác, còn tính khí đố kị hay hung ác không có gì quan trọng.Về phương diện này thánh Thomas Aquin đã đề xuất: nghệ thuật giống như tính thiện của tri tính suy luận. nó phải hành động tốt, chỉ liên hệ đến sự vận dụng ý chí và sự tự do của vai trò chủ tể. Vì cái thiện trong nghệ thuật không phải là cái thiện của ý chí con người, mà là cái thiện của sự vật tự thân được sáng chế. Như vậy nghệ thuật không đòi hỏi, như là  điều kiện tiên quyết, sự kiên cường của ý chí hay khả năng dục vọng của bản tính sự vật, cái động lực và cứu cánh chính, của con người hay đạo đức, tóm lại là trong giới hạn của số phận con người. Sự kiện độc hại của con người không ảnh hưởng  gì đến văn phong của nó.

 

Tại đây chúng ta đối diện với những vấn đề không còn thuộc trong chủ đề của quyển sách; tuy nhiên nó có thể là những câu nói trôi qua không phải là vô ích.Trong giây lát tôi sẽ nhắc lại nó, sự bắt buộc đầu tiên trong triết học là phát sinh cái đặc điểm của sự vật tự thân, giải thoát cái giới định của bản tính hay bản chất. Triết học suy tư những điều như nghệ thuật tự thân phát sinh, nay tự nó có những nhu cầu cơ bản về đặc chất và bản chất. Nhưng việc đáng buồn vẫn là trong thực tại chúng ta chưa kịp phát sinh về bản chất tự thân của nó, mà bản chất đã tự thể hiện trong một chủ thể cụ thể. Thật ra, nghệ thuật tự nó thuộc về một lãnh vực riêng biệt và độc lập với lãnh vực đạo đức. Nó đột nhập vào sự sinh hoạt và trong sự vật của con người như một ông hoàng của cung trăng hay như nữ thần người cá trong văn phòng hải quan hay nhà thờ của một giáo khu; nó luôn luôn gây ra sự bối rối và khơi dậy những lo âu. Nhưng nghệ thuật lại tồn tại trong con  người – trong nghệ thuật gia. Kết quả nó là một sự thật của con người, một sự độc hại mà không có chứng cớ gì tổn hại đến văn phong của nó. Nhưng nó cũng là một sự thật mệt mõi như kẻ nghiện ma túy kéo dài ra có hại đến văn phong của nó. Nên Baudelaire  cũng đã từng cảnh giác chúng ta chớ có đam mê nghệ thuật thái quá, dần dần nó sẽ phá hủy chủ thể con người, và cuối cùng – do nguyên nhân vật chất hay chủ thể gián tiếp bị phản ứng  ngược, tự hủy  hoại cả nghệ thuật; khi con người không còn gì nữa thì nghệ thuật của nó cũng tiêu ma luôn.

 

Nhưng những sự vật còn lắm rắc rối, vì nghệ thuật gia vẫn ý thức đến sự liên hệ cuộc đời đạo đức, và nghệ thuật của mình, nó bị dụ hoặc, khi đã hoàn toàn khuất phục, trước sự luyến ái của loài quỷ tinh, nên vẫn làm ra vẻ yêu thương nghệ thuật với tinh thần đặc biệt, phải lo lắng nhiều cho cái thiện của tác phẩm hơn là lo cho linh hồn. Nó vận dụng hết sức lực mà nếm những quả đắng cay, và bùn dơ trên mặt đất, tạo ra vẻ hiếu kỳ, hay điên điên khùng khùng, thực nghiệm một thứ đạo đức mới lạ; hay phụng thờ một  thứ quỷ hút máu người, một thứ đạo đức tối thiện để nuôi dưỡng nghệ thuật của nó.

 

Và tất cả những hoạt động cuối cùng vẫn là bài toán sai lầm, vì nghệ thuật gia với sự  mạo hiểm vẫn rơi vào lầm lẫn một cách tế nhị - một cách gắn liền chặt chẽ với lãnh vực sáng tạo, tức liên quan đến khí chất của lực cảm giác và tư tưởng, và liên hệ đến cảm giác  và thực tại của tri tính, nó tạo thành khí chất con người trong vòng hoạt  động nghệ thuật.

 

Tuy nhiên nó vẫn là khả năng của nghệ thuật gia, thậm chí là một nghệ sĩ vĩ đại, dù rằng nó bị hư hỏng nhiều phương diện: nó vẫn là con người đã hi sinh cái tự ngã để cống hiến cho đời sự phồn vinh, cống hiến cho chúng ta sự khoái thích và tinh thần hạnh phúc cho cả nhân loại. Nên nữ thánh đồ là Therèse d’Avila đã nói: “cuộc đời mà không có thi ca thì không sao chấp nhận được – thậm chí đối với cả giới tăng lũ, chúng ta không có gì để mà phán xét nghệ thuật gia, bất kể như thế nào, sự việc chỉ có thể điều chỉnh giữa Thượng Đế và nghệ sĩ, trong ý này hay ý khác”.

 

Nghệ thuật thực dụng và cái đẹp thuần túy.-

 

6.- Tri tính thực tiển luôn luôn liên hệ với ý chí, dù chúng khác nhau, nhưng trong nhận thức thực tiển, thật ra tri tính kết hợp trực tiếp vời dục vọng, đó là chuẩn tắc cơ bản của triết học Aristote. Đây cũng là phương thức khác nhau mà lại thích hợp cho nghệ thuật và tính thận trọng. Trong trường hợp thận trọng, thì trong phạm vi mục đích sinh hoạt của con người lại hướng về dục vọng, nó giữ một vai trò quan trọng  trong sự nhận thức thực tiển, và chân lý là sự tương hợp với ý chí trực tiếp hay dục vọng với tính cách dục vọng được tính thiện đạo đức điều chỉnh.

 

Nhưng về mặt nghệ thuật, thì ý chí giữ vai trò hướng về tác phẩm; và sự điều chỉnh của ý chí hay dục vọng lại ở trong ý hướng  khiến cho tác phẩm thành tốt, và thông qua tri tính phát hiện sự sinh ra qui tắc. Thành thử sự phán xét về giá trị của nghệ thuật gia về những  động tác của bàn tay trong việc thực hiện là chính xác, khi nó tương hợp với dục vọng trực tiếp, hướng về sự sản xuất tác phẩm với phương tiện những qui tắc được thẩm định phát sinh từ tri tính. Do đó căn cứ theo sự phân tích cuối cùng, vai trò chủ yếu vẫn là tri tính, và nghệ thuật mang chất tri tính nhiều hơn là thận trọng. ( có nghĩa là khéo léo).

 

Chúng ta hãy suy tư một chút (đặc biệt là dùng ý tượng đơn giản hóa của sự vật) là sự sáng chế chiếc thuyền đầu tiên, trong thời gian chưa có ngôn ngữ và ý tưởng về thuyền bè. Trước mặt không có gì hết, ngoài ý chí  phải thỏa mãn cái nhu cầu – tìm cách vượt qua sông hay eo biển. Việc thỏa mãn nhu cầu, chính đó là qui tắc, với một cái thước thợ hướng dẫn hoạt động sáng tạo của tri tính. Khi tri tính con người vận dụng lần đầu tiên, cách xác định sử dụng những mảnh kiến thức thu hoạch được, (như nhìn thấy thân cây trôi nổi trên mặt nước) mà có ý tưởng nảy sinh, kết hợp chúng lại; sự phán đoán ấy rất chính xác vì nó hợp với qui luật đầu tiên.

 

Cái bè đầu tiên được sáng chế, dĩ nhiên là thô lậu đơn giản, vụng về. Nó phải được cải tiến. Hiện tại tri tính phải lưu ý đến hai qui tắc - qui tắc cơ bản ban đầu là  (tri tính phải nắm được  nhu cầu và sự thỏa mãn dục vọng). nó là qui tắc tạo chiếc bè đầu tiên; qui tắc thứ hai là trong quá trình sáng tạo chiếc bè đầu tiên, phát sinh ra ý tưởng mới. Nhưng chiếc bè thứ hai vẫn giữ  đúng hai qui tắc trước; cùng lúc với việc chế tác mới phát sinh qui tắc thứ ba, nó phát sinh sự cải tiến trong khi chế tác chiếc thứ hai. Sự phát hiện ấy được giữ trong ký ức để cải tiến, Lịch sử sáng chế và cải tiến của phi cơ, máy gia tốc cộng hưởng và máy tính vẫn là sự lặp lại những qui tắc vừa nêu.

 

Tôi hi vọng rằng độc giả sẽ tha thứ về những thí dụ đơn giản. Nhưng những thí dị đó lại giúp chúng ta hiểu rõ chân lý, những chân lý ấy đối với mục đich mà chúng ta nói ra giản đơn, nhưng lại là những điều căn bản nhất. Cái chân lý thứ nhất là những qui tắc trong nghệ thuật thực dụng, qui tắc không phải do giáo sư của nhà trường hay các viện bảo tàng dạy dỗ, mà là do con mắt của tri tính sáng tạo phát hiện ngay trong lúc lao động. Nhưng phương pháp, một khi được khám phá, nó có khuynh hướng trở thành những bí quyết; có thể nó trở thành một thứ chướng ngại có lợi hay hại cho đời sống nghệ thuật, ít ra nó cũng trợ  giúp cho nghệ thuật.

 

Một chân lý căn bản khác, những qui tắc mà nghệ nhân thủ công phát hiện càng ngày càng tài tình và khéo léo, điều quan trọng là họ tôn trọng cái qui tắc đầu tiên, thỏa mãn nhu cầu, đó là ý chí cơ bản và là nguyên tắc được qui định.

 

Tóm lại, chúng ta đã đề cập trong nghệ thuật thực dụng, cái yêu cầu của ý chí hay dục vọng chính là thỏa mãn cái nhu cầu đặc biệt; và cái dục vọng trực tiếp là nhắm vào việc thỏa mãn cái nhu cầu đặc biệt, thông qua tri tính phát hiện những qui tắc, mà cái như cầu thứ nhất chân chính là do tri lực nắm được.

 

7.- Hiện tại cái ta gọi là mỹ nghệ thuật (beaux arts) là cái gì? (Về sau tôi sẽ thuyết minh vi sao tôi lại nghi ngờ sự diễn đạt này). Giờ hãy nói về cái đẹp trong nghệ thuật. điều mà ý chí hay dục vọng đòi hỏi; đó là sự khai phóng hay khởi động của tinh thần sáng tạo chân chính, trong sự khao khát cái đẹp của nó.- cái đẹp bất khả tư nghị ấy, tình yêu và thi ca có sự tranh chấp kịch liệt, chúng ta sẽ thảo luận trong chương tới.

 

Cái trực chỉ của dục vọng là hướng về mục tiêu, thông qua tri tính phát hiện các thứ qui tắc mà đạt đến mục tiêu đó. Cái qui tắc đầu tiên mà toàn bộ tác phẩm sinh ra là trực giác sáng tạo.Tính sáng tạo hay là lực hình thành, không phải chỉ là những sinh vật thuộc thể vật chất, mà nó là tiêu ý (signe) và đặc quyền của cuộc sống trong tinh thần những sự vật. Chúng ta phải phong phú, sự phong phú ấy biểu hiện trong phạm vi nội tại tự kỷ (en soi). Jean de Saint Thomas đã viết;”đó là một thứ hoàn mỹ vĩ đại, bản chất nó là thuộc đặc chất của tri tính.” Tri tính trong bản thân chúng ta cố gắng phát sinh. Nó không chỉ nôn nóng sản sinh những từ, những khái niệm, vốn ở trong tâm chúng ta, mà còn muốn sinh ra một bộ tác phẩm giống như vật chất và tinh thần của chúng ta. Và ở đó còn dung hóa cái gì trong linh hồn chúng ta. Tri tính thông qua thiên nhiên, qua dư dật nên có khuynh hướng ngâm nga cùng đem tự thân biểu hiện trong tác phẩm. Do thứ nguyện vọng thiên nhiên vượt ra ngoài biên giới của tri tính, và chỉ thông qua lực vận động của ý nguyện và dục vọng mà nó có thể hoàn thành. Tri tính chiếu theo cái linh cảm thiên nhiên của chính nó mà quên mất tự thân, cùng khiền cho cái tối nguyên thủy và cái xung lực đặc biệt quyết định tính thực tiển hữu hiệu của trí lực.

 

Tinh thần của tính sáng tạo là căn cơ bản thể luận đầu tiên của hoạt động nghệ thuật. Nó là trạng thái thuần túy ở trong cái mỹ của nghệ thuật, và nó thanh trừ hết những thành phần ngoại lai. Và tinh thần của trí lực thuần túy có khuynh hướng sáng tạo ra sự vật, mà tinh thần trí lực tự thấy đó là niềm thích thú của mình, có nghĩa là sinh ra một một sản phẩm đẹp. tri tính sau khi được tự do tách ra khỏi tính tinh thần thì nỗ lực hình thành cái đẹp.

 

Đó là trong tinh thần khát khao sự sáng tạo cái đẹp thuần túy, cái dục vọng cơ bản cùng với cái đẹp của nghệ thuật và cái động lực quan của tri tính kết hợp thành một hướng về giải thoát cho tính sáng tạo.

 

Tại đây chúng ta không thỏa mãn với cái nhu cầu đặc biệt của con người trong cuộc sống, chúng ta vượt khỏi cái lãnh vực thực dụng. Đối với tri tính, nhu cầu không phải ở bên ngoài mà là đồng nhất với nó Thông qua khách thể sáng tạo. chúng ta tham dự vào khách thể tự thân của sáng tạo là tính chất của tinh thần. Vì cái đẹp là vô dụng, nó nhờ vào trí lực tỏa sáng , nên nó giống như lãnh vực tri tính vô cùng vô tận và siêu việt thiên nhiên. Từ cái mục đích chân chính ấy – mục đich siêu vũ trụ - có khuynh hướng lệ thuộc lãnh vực tri tính, lãnh vực khoái thích điên cuồng , chứ không phải là thế giới thực dụng. cái lý tri tính của nghệ thuật trong cái đẹp nghệ thuật (beaux-arts) có một trình độ cao hơn cái đẹp của nghệ thuật thủ công (tuy rằng nó cũng có liên hệ mật thiết với lực mẫn cảm và cảm xúc). Cái đẹp trong nghệ thuật cơ bản là sự vật là nhu cầu của tri tính dùng trực giác của sáng tạo tính biệu hiện cái bộ phận bên ngoài của sự vật mà nó nắm được và thêm vào đó là sự biểu hiện cái đẹp.

 

Từ quan điểm đó chúng ta có thể hiểu những giải thích và lý luận nghệ thuật do tâm lý học thực nghiệm hay xã hội học, chủ  nghĩa duy vật thực nghiệm , thực nghiệm luân lý hay thực dụng hay những gì tri tính trình bày đề xuất với chúng ta như Allen Tate từng nêu, “sự  khích động của thơ như là những xung động phản ứng hướng về hành động, một phương thức phản ánh” hay như ông ta dạy rằng;”Thi ca là một thứ tâm lý ứng dụng”. Đó là một thứ logic của chủ nghĩa thực chứng (positivisme), vì nó chỉ nhắm vào thứ “ thân thiết điên cuồng” (aimable demence), và nó nêu ra mà không  nói gì về thực tại.

 

8.- Bây giờ chúng ta hãy nhất trí về việc phê phán tính sáng tạo khi nó đúng đắn thì biết được những qui tắc – hay dục vọng trực tiếp hướng về sự tham dự cái đẹp của một tác phẩm được sản suất theo những qui tắc thích hợp.

 

Cái khái niệm chân chính của qui tắc bị biến hóa trong cái đẹp của nghệ thuật, thông qua sự hoạt động của nghệ thuật ảnh hưởng đến cái đẹp. Trước tiên những qui tắc mỹ trong nghệ thuật so với qui tắc trong nghệ thuật thực dụng lại càng phải tụân thủ một cách nghiêm khắc, trong qui luật luôn luôn đổi mới. Nó phải luôn luôn là những qui tắc mới phát sinh, không chỉ liên hệ đến  một dữ kiện khách thể - tàu bè, bình hoa, hay máy tính cần phải cải tiến, mà là liên hệ với cái đẹp; ở đó nó phải tham dự, nó là cái đẹp vô cùng vô tận. Ngoài ra bất cứ một phong cách đặc biệt hay một kiệt tác của thế giới luôn luôn có vô số phương thức để đạt đến sự tham dự vào cái đẹp. không có  hình thức nghệ thuật nào dù hoàn mỹ mấy đi nữa cũng không thể khép kín trong giới hạn cái đẹp của nó. Nghệ thuật gia như đứng trước một đai dương  mênh mông  và hoang vắng.

                   

….không thuyền buồm, không thuyền buồm, và chẳng

có một hoang đảo.      

(Mallarme  - “ Brise marine”)

 

Và tấm gương mà nghệ thuật gia dùng để phản ánh cuộc đời, so ra không lớn hơn tâm hồn của họ. Họ bắt buộc phải tìm cho được cái gì mới để thuyết minh; một thứ hoàn toàn mới khác lạ để tham gia vào cái mới điển hình, và nó còn bao hàm, đòi hỏi những hình thức mới để thực hiện – nó là những qui tắc mới thích ứng cơ bản và lâu dài, nó là những qui tắc chưa hề được dùng qua, tuyệt đối mới làm cho người ta sửng sốt. Nó còn nhấn mạnh đến tinh thần phổ quát mà tôi vừa nói là những qui tắc căn bản và lâu dài, hay đúng hơn là những qui luật vĩnh cữu của nghệ thuật. Những qui luật vĩnh cữu hay nội tại ấy. có lẽ ở mức độ của những qui luật đặc biệt, thí dụ như qui luật của số hoàng kim (nombre d’or). Nó chỉ tồn tại ở mức độ cao cả của triết học, và của các bậc minh trí (ẩn tàng trong căn bản thiện của nghệ thuật, nó sinh động hơn những khái niệm). Nơi nghệ thuật gia nó là tinh thần của tính thiện  trong  nghệ thuật cơ bản, nó có trước sự biểu hiện nghệ thuật. Trong việc áp dụng nó biến hóa vô cùng, và được coi như là mẫu mực trong những kiệt tác của bất cứ thời nào và phong cách nào.

 

Tiếp theo, trong trường hợp của mỹ thuật thuần túy, tác phẩm phải hoàn thành trong mục đich, một mục đich đặc biệt, tuyệt đối duy nhất. Đối với nghệ thuật gia, cũng như đối với mỗi tác phẩm, mỗi một lần đều phải có một phương thức mới. Theo đuổi một mục đích và về hình thức tư tưởng phải tăng cường ảnh hưởng, chính vì vậy, những qui tắc trong nghệ thuật nói chung được cố định và qui định, độc lập với qui tắc của sự thận trọng – trong nghệ thuật thuần túy, nó đảm nhận những  qui tắc thận trọng  vô cùng mềm mại; vì mỗi lần áp dụng cái trường hợp mới tuyệt đối đặc biệt mà trước kia chưa hề có. Chính vì vậy mà bậc thầy của nghệ thuật gia thành công  trong việc hình thành kỷ nghệ đẹp, là nhờ vào những qui luật thận trọng không xác định trước; nhưng quyết định theo tính ngẫu nhiên đặc biệt của qui tắc thận trọng, dựa vào hiệu lực thích đáng của thận trọng – là sự  mẫn nhuệ, tính chu đáo, sự dè dặt, kỷ thuật khéo léo, sự táo bạo, sự minh mẫn và giảo hoạt mưu mẹo…

 

Cuối cùng, tác phẩm hoàn thành là vì  mục đích tự thân và sự tham gia đặc biệt, độc đáo, và tất cả vì cái đẹp duy nhất, lý trí đơn độc không đủ để cho nghệ thuật gia quan niệm và tạo thành tác phẩm từ trong phạm vi tự ngã mà không sai lầm, vì như Aristote từng nói:” người là mục đich, mục đích ấy hiện ra trước mắt”.(Tel est un chacun, telle lui parait la fin).

 

Mỗi người tự phán đoán cái mục đích của chính mình, khi nó căn cứ theo cái thực tại tự thân mà cá nhân nó bị cuốn hút. Vì cái mục đích cuối cùng  và siêu việt ở đây là cái đẹp – chứ không phải  là nhu cầu đặc biệt cần phải thỏa mãn, mà là cái đẹp hấp dẫn. Như thế tinh thần siêu nhiên, tự cấp tự túc và tuyệt đối là mục đích nghiêm túc, đòi hỏi nghệ thuật gia chân chính dấn thân. Như thế để cho nghệ thuật có thể quan niệm và hình thành tác phẩm trong phạm vi nội tại tự thân với sự phán đoán sáng tác không sai lầm. Đó là sự cần thiết để cho động lực chủ quan tính, các dục vọng và ý nguyện của nó đều hướng trực tiếp về cái đẹp. Định nghĩa của chân lý, của tri tính thực tiển dường như thích hợp với dục vọng trực tiếp trình hiện một sản phẩm mới. Mặc dù cái đẹp của nghệ thuật (beaux-arts) đầy tính tri thức hơn các thứ nghệ thuật khác, chúng ta vẫn thấy rõ dục vọng vẫn giữ một vai trò quan trọng, và tình yêu của cái đẹp vẫn phải dựa vào tri tính hướng về tất cả cái đẹp. Chính vì phân tích cuối cùng, trong nghệ thuât cũng như trong trầm tư, tri tính trên đỉnh cao của nó vượt qua những khái niệm lý tính suy luận và kết thúc bằng hảo cảm hay thiên nhiên tính kết hợp với khách thể, mà chỉ có tình yêu mới có thể gây ra.. Để nghệ thuật gia sản sinh trong cái đẹp, nó phải si mê cái đẹp, tình yêu chính đáng là một qui luật siêu nghệ thuật, một thứ tiền đề, nó không đủ thích ứng với các phương thức sáng tạo, nhưng cần thiết cho sinh khí nghệ thuật – nó là điều kiện tiên quyết cho toàn bộ nghệ thuật.

 

9.- Còn phải xác định luận điểm rất quan trọng; trong khi bàn luận về nghệ thuật thực dụng, chúng ta chỉ chú ý đến sự phát hiện của nghệ nhân thủ công càng ngày càng tinh xảo; cái vị trí của qui tắc thứ hai không kể là quan trọng và thiết yếu như thế nào, cái nhiệm vụ của người thợ thủ công trước tiên đối với qui tắc đầu tiên, tức là ý nguyện cơ bản ban đầu là phải  hướng về sự thỏa mãn nhu cầu đó. Một tòa nhà hùng vĩ mà không có cửa ra vào thì không phải là công trình kiến trúc hoàn hảo.

 

Nhưng qui tắc đầu tiên cho cái đẹp của nghệ thuật (cái đẹp thuần túy) là cái gì? Tôi đã nói, đối với sự khao khát cái đẹp, thì dục vọng cùng với tri tính hợp nhau hướng về sự giải phóng tinh thần sáng tạo chân chính. Cho nên, cái qui tắc đầu tiên là tinh thần của tự do sáng tạo, trước tiên là dựa vào đó để diễn đạt cuộc sống tình cảm của mình hay là điều tiết tính khí – nhân đó tư tưởng của nghệ thuật gia và bàn tay của ông ta trước hết phải trung thực.

 

Như thế đối với người mới học nghề hội họa hay âm nhạc, cái qui tắc đầu tiên là nó phải tuân theo sự thích về màu sắc hay âm thanh mà mắt tai nó cảm xúc, phải tôn trọng sự thích thú đó, phải cống hiến vào đó tất cả sự chú ý; lúc nào cũng có cảm quan thích thú đối với sự vật. Bởi vì tinh thần sáng tạo trong sự khát khao cái đẹp, thông qua cảm quan và dưới hình thức mảnh dẻ yếu đuối, trước tiên là tác phẩm đầy kinh dị. Vả lại, khi có người mới học nghề bắt đầu khám phá hay học được một qui tắc đặc biệt, thì thường là nó đi đến chỗ đánh mất sự thức tỉnh yếu đuối của nghệ thuật, vì nó thiếu cái thế lực nội tại mà nó phải khống chế vấn đề qui tắc, cái qui tắc này lại trở thành một thứ bí quyết. Nó cùng với tác giả lại cảm thấy khoái thích một cách trung thực, thế là hủy hoại cái qui tắc đầu tiên  của nghệ thuật.

 

Nhưng với tất cả những điều mở đầu đó, người ta vẫn chưa vượt qua được ngưỡng cửa của nghệ thuật. Người ta vượt qua nó được, khi tác phẩm sáng tạo thông qua sự thống trị không phải là cảm quan  khoái thích đầy thỏa mãn của trí lực, mà là trực giác sáng tạo phát sinh trong tầng sâu thẳm của tri tính. Bởi vì tinh thần tự do của tính sáng tạo, thông qua bộ phận điều tiết, chân chính của cuộc sống, trước hết là biểu hiện, đó là trực giác sáng tạo tính hay thi tính bị tạm ngưng trong tính chất của vũ trụ duy nhất hoàn mỹ đặc biệt, trong cái đẹp hình thành toàn bộ tác phẩm. Tôi sẽ nói về tính trực giác sang tạo ở chương sau, ở đây chỉ nói sơ qua.

 

Tôi chỉ muốn nói rằng, trực giác sáng tạo là qui tắc đầu tiên của cái đẹp trong nghệ thuật, đòi hỏi tất cả sự trung thực, sự tuân thủ, sự chú ý của nghệ thuật gia. Tôi còn muốn nhấn mạnh, trong cái qui tắc đầu tiên ấy, tối cơ bản, cùng với tất cả những qui tắc mang tính chế tác, rất cần thiết đến đâu, cũng có một sự khác biệt đặc biệt, có thể nói vô cùng vô tận, giống như giữa trời với đất. Tất cả những qui tắc khác, đều thuộc trần tục, chúng liên quan đến cách thức vận dụng cấu tạo nên tác phẩm, còn cái qui tắc đầu tiên là qui tắc của thiên quốc, nó vẫn là khái niệm chân chính trong nội tâm, nó là cái đẹp của tác phẩm chế tác. Nếu không có trực giác sáng tạo ở đó, kỷ thuật trong tác phẩm dù hoàn hảo đến đâu, nó vẫn là vô nghĩa, nghệ thuật gia không nói được gì. Nhưng nếu có trực giác sáng tạo ở đó, thông qua mức độ nào đó trong tác phẩm thì tác phẩm tồn tại và như hướng về ta nói năng dù rằng nó hình thành không hoàn hảo vẫn như đến từ con người; nó có đặc tính của nghệ thuật và là một bàn tay rung rinh (c’ ha l’habito de l’arte e man che trema).

 

Trên đỉnh cao của hoạt động nghệ thuật, với ai đã từng ngao du lâu dài trên nẻo đường của qui tắc, cuối cùng không có đường nào khác. Vì con của  chúa hay của thần linh thì không phải ở dưới qui luật nào cả, Đúng như lời của  thánh Augustin, cái qui luật  cuối cùng  dặc biệt của  một linh hồn hoàn mỹ là hãy yêu mến và thực hiện tất cả điều gì con muốn (amaet fae quod vis). Như thề cái qui tắc duy  nhất của nghệ thuật gia hoàn hảo là cứu cánh ; “hãy trung thành với trực giác sáng tạo của ngươi, và thực hiện tất cả điều gì con muốn”. Thứ ưu điểm ấy, chúng ta công nhận là rất ít tồn tại nơi con người, một lực lượng sáng tạo thuần túy, hay một tinh thần tự do tự tại ( không bị ràng buộc vào đâu).

 

10.- Tính siêu việt của mỹ nghệ thuật –

Đừng có hiểu một cách tuyệt đối sự phân biệt giữa nghệ thuật thục dụng và mỹ- nghệ thuật. trong tác phẩm thô của người thợ thủ công, nếu như có nghệ thuật tồn tại, như thế là có liên hệ đến sự tồn tại nghệ thuật, thông qua nhu cầu của tinh thần sáng tạo tính; một thứ tác dụng gián tiếp ảnh hưởng đến sự sinh sản khách thể, để phục vụ nhu cầu của con người. Vả lại chúng ta đang sống trong một thời đại công nghiệp, trong những thứ cơ giới khác nhau, sản phẩm được sản xuất hàng loạt do nghệ thuật của kỷ sư, hay do nghệ thuật hiện đại, ở đó tinh thần sáng chế máy móc, sự nghiên cứu  nhu cầu kỷ thuật thuần túy thục dụng, chắc chắn chỉ nhắm vào chức năng  sự vật hoàn thành chứ không tìm kiếm cái đẹp, thiên  nhiên tự đưa đến cái đẹp.

 

Chiếc tàu thủy hiện đại của chúng ta chỉ nhắm vào quan điểm tốc độ và công dụng mà chế tạo, chứ không nhắm vào việc trang điểm cho đẹp mắt như những chiếc tàu buồm ngày xưa. Tôi nghi rằng người ta xây dụng cái cầu Brooklyn không ở trong một ý hướng thẩm mỹ, song le người ta  có thể đã kích thích sự xúc động sâu xa của Hart Crane và ông này đã kết dính với những vần thơ của ông . Sự cao vút của cây cầu, những công lộ chênh vênh, những ống khói hoang phế, những nhà máy biến dạng , những công xưởng cổ quái kỳ dị, những nhà máy hùng vĩ vênh váo, bao quanh New York là một trong những khung cảnh  đẹp đầy xúc động.

 

Tất cả những cái đó là chân thực, mặc dù như vậy, chúng ta vẫn cho rằng học thuyết của Corbusier là chủ nghĩa giáo điều không hoàn thiện. Vì như tôi vừa nói, cái đẹp đích xác tồn tại, chẳng qua chỉ là sự kiện ngẫu nhiên, kể như toàn bộ lãnh vực của nghệ thuật, là một thí dụ tồn tại đặc biệt, thậm chí tôi hoài nghi rằng sự khóai thích bừng hiện trước mặt ta có phải do ta cao hứng , mà nó chỉ là một thứ bản năng bất thường do mắt ta được khai hóa. Sự thật, thiên nhiên không phải như bài học của Le Corbusier. Những bông hoa, côn trùng, chim chóc, không phải sinh hoạt y theo quan điểm tất nhiên cấu tạo ra. Nó triển khai sự trang điểm cực xa hoa khiến con người cũng phải thất kinh và cái đẹp Baroque cùng tồn tại phong cách như thế. Cuối cùng  cũng như nổi lo về cái đẹp xuất hiện nơi người thợ thủ công, cũng giống như nhu cầu đòi hỏi đối với tinh thần sáng tác có ảnh hưởng hổ tương, người ngoài không biết trong cơ khí chế tạo và công trình sư vẫn có nghệ thuật sinh ra một cách kín đáo. Nhưng công trình sư hay kỷ sư trong khi vẽ chiếc xe hơi không phải không chú ý đến những đường nét đẹp, và tôi đâm ra nghi ngờ rằng trong những công trình vĩ đại như cầu George Washington hay cầu tưởng niệm Delaware, người sáng tạo không phải chỉ biết có tính chất thực dụng.

 

Về phần những nghệ thuật gia vĩ đại, họ thích thú trong việc chế tác những từ ngữ hay thanh âm thành tác phẩm như Valéry (1871-1945) hay Stravinsky (1882 – 1971) chẳng hạn, tôi cho rằng họ không mấy khi nói đến chân lý, nói đến sự thật. Thật tế, sự nội hàm của tinh thần trực giác sáng tạo, cùng với ý nghĩa truyền đạt của thi tính hay toàn luật (mélodie) mang đầy sức sống động trong tác phẩm nghệ thuật ấy, mặc dù họ chống lại sự cảm hứng. Và những nghệ thuật vĩ đại ấy biết rõ cái giá trị của thiên phú. Nhưng vì trong sự nỗ lực họ đã tận dụng trở thành nghèo nàn, hay do dễ tức giận vì bóng dáng lí tính của nàng thơ Muse sản sinh những  khích động bí mật, hay do đã bổ khuyết vào sự hoang vu, cùng dựa vào cái đẹp để chuyển đổi mục tiêu của chúng ta, để họ nhân cái hư giả của thiếu thốn mà miêu tả cái tổng thể.Tính chất thiếu thốn ấy đã được Platon tưởng tượng phát minh, mà không nói gì hết, đó là đức tính của nghệ thuật chân chính. Dù là vậy, nhưng Stravinsky là một thiên tài sáng tác, lại thoát ra khỏi chủ thuyết Narcissisme tự say đắm với mình, thanh một tri tính tàn nhẫn, rơi vào sự luyến ái  những ca khúc nam nữ.

 

11.- Hiện tại chúng ta đưa ra hai điểm tóm lược là so sánh giữa nghệ thuật thực dụng và mỹ nghệ thuật. Trước tiên do sự liên hệ giữa mỹ và tinh thần sáng tạo thuần túy là tự do – Sự tự do tinh thần  chân chính . Theo sự thật, mỹ nghệ thuật thuộc vào thế giới nghệ thuật của chủ nghĩa tự do; đại đa số mỹ nghệ thuật đối với cổ nhân chưa biết đó là chân, vì dưới mắt họ tất cả là những công việc thủ công đều là dấu vết của trạng thái nô lệ. Và tinh thần tự do là mỹ nghệ thuật không có kết thông với đơn vị nghệ thuật nào khác. Tất cả những gì khi nói về nghệ thuật tổng quát thì phải hiểu  nó là sự áp dụng . Nó có những đức tính của tri thức thực tiển, nhưng  như chúng ta thấy. nhìn xa về tương lai thì tri tính hay lí trí nó tự giữ một vai trò quan trọng, không phải là thứ li trí khái niệm, suy luận logic, cũng không phải là lí trí thủ công. Mà là lí tính  trực giác, trong lãnh vực cao sâu và tối tăm nó đụng chạm vào trung tâm linh hồn; ở đó tri tính hoạt động với căn cơ duy nhất và kết hợp với sức mạnh của nó là linh hồn. Đó là sự siêu việt của mỹ nghệ thuật liên hệ với các thứ nghệ thuật khác.

 

Tuy nhiên- đây là yếu điểm thứ hai – mỹ nghệ thuật thuộc về bản tính nghệ thuật nói chung, nó ứng dụng vào qui tắc của nghệ thuật thực dụng. Như thế khái niệm, suy luận, logic của lí tính hay những gì biểu hiện tốt hơn, (vì chúng ta đang bàn về trật tự của thực tiển), lí tính thủ công  trong nghệ thuật mỹ, dù nó là thứ hai vẫn giữ một vai trò quan trọng và cần thiết. Nó không chỉ là thứ yếu mà là công cụ thuần túy. Thế nhưng khi nó chiềm vị trí hàng đầu, tác phẩm trở thành một xác chết, một sản phẩm của kinh viện. Nhưng khi nó là tư liệu suy luận của lí tính, và những qui tắc mà nó bao hàm – những qui tắc thứ hai như tôi vừa nói ở trên, sử dụng thành công cụ không chế thói quen của những bàn tay; nếu như  người ta có thể nói là công cụ trực giác sáng tạo tính, nó tạo thành sự thận trọng, tinh cơ mẫn, và khéo léo cần thiết của đời sống nghệ thuật. Chính vì thế mà Dégas mới ám chỉ rằng” một bức tranh là một sự vật nó đòi hỏi sự khôn lanh, ác ý và tội phạm”. Chế nhạo những qui tắc bằng cách nêu ra sự tự do của nghệ thuật; đúng là sự biện giải vụng về và ngu muội. Baudelaire cũng viết rất rõ rằng; tu từ học và âm vận học là phương pháp phát minh ra hình thức nghiêm chỉnh, và là sự tập hợp những qui luật theo yêu cầu của cơ cấu tinh thần tồn tại, và phương pháp tu từ học, âm vận học chưa hề gây trở ngại cho bản năng tự thân sáng  tạo lực. Trái lại nó còn trợ giúp cho sự phát triển sức sáng tạo là một sự thật chính xác. Coleridge còn khẳng định: “Thiên tài không phải là không qui luật, bởi vì cái tạo nên thiên tài chính là khả năng hành động sáng tạo dưới những qui luật do tự thân nó lập ra.”

 

12.- Chúng ta hãy bàn về hai điểm cuối cùng. Tôi thử trình bày rõ về bản chất đặc trưng chân chính của nghệ thuật, với tính cách là tác dụng thiện trong tri tính thực tiển. Nhưng rõ ràng là cái thiện của tri tính không thể tồn tại cô lập. Bởi vì nghệ thuật là đức thiện của tri tính, nó đòi hỏi kết thông với toàn bộ lãnh vực của tri tính. Nhân đó trí lực và nhận thức là khí hậu bình thường của nghệ thuật, toàn thể niềm tin gắn bó với hệ thống giá trị khai hóa truyền thống là thổ nhưỡng thông thường của nó, di sản của một hệ thống kiên cố và niềm tin thanh khiết, giá trị của một nền văn hóa, một niềm tin, và giá trị một chân trời thông thường của kinh nghiệm vô tận của con người bừng sáng với kiến giải đam mê những lo âu, hay là đức thiện tri thức của tinh thần trầm tư.

Đối với nghệ thuật gia tôn sùng sự vô tư và thôn dã thô bạo là dấu hiệu yếu đuối của nội tâm. Nhưng sự thật vẫn là tất cả kho tàng trên hành tinh này chỉ có lợi cho nghệ thuật, nếu nó có đủ lực để không chế và tạo ra hoạt động tự thân. Và không phải tất cả những nhà thơ đều có sức lực của Dante.

 

Mặt khác, tri tính do trời sinh là trầm tư, như thế, không có cái thiện tri tính, cũng như cái thiện thực tiển. Trong lãnh vực đặc biệt nội tại, tự thân nó không phát triển, đồng thời không có phát triển nhiều hay ít sự trầm tư. Nhưng tri tính trầm tư trong địa hạt nghệ thuật là gì, nếu nó không phải là tri tính phê bình? Về vấn đề này Baudelaire đã viết:”Có lẽ đây là một hiện tượng rất mới lạ trong lịch sử nghệ thuật là nhà phê bình trở thành thi nhân, một sự đảo ngược trong qui luật tâm lý, một quái vật, ( ý tưởng của Baudelaire, phê bình gia chỉ là phê bình gia, do thiên phú, theo tôi đó là một giả thuyết vô nghĩa) Trái lại, tất cả những nhà thơ vĩ đại đều tự nhiên nhi nhiên trở thành nhà phê bình. Tôi rất tiếc là thi nhân chỉ do bản năng duy nhất chi phối, tôi cho như thế là không hoàn hảo. Trong đời sống tinh thần của thi nhân phát sinh trong cơn khủng hoảng, nó lại suy luận về nghệ thuật, khám phá ra những qui luật tối tăm với mục đich là sản xuất và rút tỉa trong sự nghiên cứu một loạt những qui tắc mà mục đích là sản xuất thi pháp kì dịệu không lầm lẫn. Một phê bình gia có thể biến thành thi nhân, đó là một kì tích, và tại bản thân thi nhân không còn bao hàm tính phê bình là điều không thể có. Với thi nhân đó là điều chính xác tuyệt đối. nhưng với sự phê bình thì phải thận trọng, chúng ta sẽ xem lại sau này.

 

Cuối cùng nếu chính xác nghệ thuật là đức thiện của tri tính sáng tạo, hướng về sự phát sinh cái đẹp và chiếm đoạt, trong thế giới sáng tạo phương thức hoạt động áo bí của thiên nhiên để sản xuất tác phẩm của chính mình – một thứ sáng tạo mới mẻ - kết quả là nghệ thuật tự thân kế tục dùng phương thức lao động sáng tạo thần linh. Đúng như Dante đã nói rằng nghệ thuật con người của chúng ta giống như con của Thương Đế.

Nghệ thuật của các ngươi gần như là con cháu của Thượng Đế. !

 

Hết chương hai

(còn tiếp)

Khổng Ðức
Số lần đọc: 2234
Ngày đăng: 02.01.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Thái Vũ Và Tiểu Thuyết Lịch Sử. 1 - Đỗ Ngọc Thạch
Thái Vũ Và Tiểu Thuyết Lịch Sử. 2 - Đỗ Ngọc Thạch
Ngôn sứ- 1 - Kahlil Gibran
Ngôn sứ- 2 - Kahlil Gibran
Có Một Dòng Thơ Bị Lãng Quên - Trần Văn Nam
Tu Viện Đá Treo Meteóra - Hamvas Béla
Sự Thật Về Giải Thưởng Âm Nhạc Hoà Bình Thế Giới - Sâm Thương
Chekhov là một bậc thầy trong một thời đại không cần đến thiên tài - Hiếu Tân
Thơ Hai Bên Nói Về Cuộc Tranh Thủ Tây Nguyên - Trần Văn Nam
Mario Vargas Llosa. Diễn từ Nobel: Vinh danh việc đọc và văn chương - Phạm Nguyên Trường
Cùng một tác giả
Nhân đọc bài (tạp văn)
Bức thư rơi… (truyện ngắn)
Thi Tính Tự Do (tiểu luận)
Khí hạo nhiên (tiểu luận)
Thần tứ (tiểu luận)
Thế giới thơ… (tiểu luận)
Mỹ học tiếp thụ (nghệ thuật)
Con tim nhà thơ… (nghệ thuật)