Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
708
116.611.291
 
Nổi Chìm Sân Khấu 2010
Tuấn Giang

Kết thúc mười năm đầu thế kỷ, nhiều biến đổi văn hoá nghệ thuật, công chúng. Nạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thách thức con người nhịp sống xã hội công nghệ. Mở đầu kỷ nguyên đổi mới tư duy, nhân loại chuyển tư duy định hướng biệt lập sang phức hợp đa tầng. Nhiều quốc gia, dân tộc vươn tới nghệ thuật tiếng nói chung thời hậu văn tự bằng ngôn ngữ ký hiệu học thông tin đa chiều, bất định. Khuynh hướng mới phá vỡ mực thước nghệ thuật truyền thống, khủng hoảng công chúng mang dấu ấn suy thoái kinh tế cả hành tinh, những khoảng cách sáng tạo trí tuệ cảm xúc nghệ thuật. Năm 2010, đóng kín một thập kỷ sân khấu đầy biến động băng giá mùa đông, tưng bừng nắng hạ đầu xuân.

 

Năm 2010, cả nước tổ chức 7966 lễ hội: dân gian truyền thống, văn hoá du lịch, làng nghề, cách mạng, kỷ niệm các tỉnh, thành phố, thị xã… nhưng phía sau những con số ấy, khẳng định một năm hoạt động văn hoá nghệ thuật, sân khấu bội thu. Nhiều nhà hát, lịch diễn dầy đặc chương trình mới theo yêu cầu các địa phương, cấu trúc nội dung chủ đề từng show diễn. Nổi trên bề mặt một năm hoạt động sân khấu hot nhất, tổ chức hàng chục cuộc thi, hội diễn… biểu diễn sân khấu dưới nhiều hình thức đưa tác phẩm đến công chúng. Đặc biệt âm vang ngày giỗ tổ ngành sân khấu 15 tháng 8 vừa qua, thành ngày hội khắp các tỉnh thành cả nước, thắp lên ngọn lửa niềm tin bước sang thập kỷ mới.

 

Ngành sân khấu tổ chức Liên hoan các vở diễn lịch sử tháng 8 năm 2010, chào mừng đại lễ 1000 năm Thăng Long, tham diễn 14 vở các thể loại tuồng chèo cải lương, kịch nói, kịch dân ca. Nội dung ngợi ca các thế hệ anh hùng dân tộc trên đất Thăng Long – Hà Nội. Nhà hát tuồng Việt Nam vở Thanh gươm cô đô đốc, Nhà hát tuồng Đào Tấn vở Hồn Việt, Đoàn nghệ thuật tổng hợp Tiền Giang vở Cờ nghĩa Giồng Sơn , Đoàn Cải lương Đồng Nai vở Rời đô, Nhà hát Cải lương Việt Nam vở Trọn đời trung hiếu với Thăng Long… Cuộc Liên hoan làm sống dậy không khí sân khấu trong công chúng nội ngoại thành Hà Nội, nhiều góc phố bị tắc nghẽn do các đoàn cải lương Đồng Nai, Đồng Tháp… diễn đông người xem.

 

Tháng 9 năm 2010, Liên hoan sân khấu Hình tượng người chiến sĩ công an nhân dân. Nhiều vở diễn phong phú, đặc biệt có đoàn kịch hình ảnh của đạo diễn Lan Hương, vở Từ một ngã tư, tác giả Nguyễn An Ninh. Liên hoan hội tụ nhiều đoàn tham diễn trong Nam ngoài Bắc trên các hướng đề tài con người cuộc sống xã hội đương đại. Chỉ nghe tên đề tài vở diễn như Người thi hành án tử - Phạm Văn Quý, Đoàn Dân ca xứ Nghệ, Tiếng chuông chùa – Hữu Ước, Đoàn I Nhà hát Tuổi trẻ, Cơn lốc đời người – Vũ Xuân Cải, Đoàn Ca múa kịch Thái Bình, Quyết định sinh tử - Đoàn Kịch Công an, Tình quê – Trần Đình Ngôn… là thành công về nội dung những vở diễn mới. Ngành Công an đã làm nên một chiến tích, tổ chức nhiều vở diễn đem đến tình cảm yêu quý của công chúng và nhân dân với nguời chiến sĩ Công an. Nhưng về cảm nhận nghệ thuật trong liên hoan thì chưa biết, bởi “ chuyện ngoài sân cỏ” , hai luồng dư luận. Ban giám khảo tổng kết thành công, đây là những bản thành tích mọi người quá quen tai. Hội diễn, Liên hoan nào chẳng thành công rực rỡ, còn những cuộc trao đổi trong quán cafe nghe đồng nghiệp chê nhiều lắm, sau thêm bài báo cho rằng Liên hoan không thành công. Mấy ông Ban giám khảo  tự đứng ra bào chữa, tôi đọc chẳng thấy thuyết phục. Mong rằng nếu còn lần sau, Ban tổ chức, Hội Nghệ sĩ Sân khấu nên mời các nhà nghiên cứu đi xem để cùng “tham chiến”.

 

Tháng 9 vừa qua, ngành Múa rối tổ chức Liên hoan múa rối quốc tế, có 12 đoàn nước ngoài, 5 đoàn Việt Nam, tham diễn 25 tiết mục. Nước ngoài hầu hết các đoàn rối lớn truyền thống lâu năm khu vực Đông Nam Á tham dự. Nhà hát múa rối Cairo – Ai Cập, Nhà hát Train – Isren, Nhà hát Itim – Philipine, Đoàn rối Triềng Mai –Thái Lan… Trong nước hai nhà hát và ba đoàn tham dự. Kết thúc cuộc Liên hoan trao 4 giải vàng, 6 giải bạc cho các tiết nhiều sáng tạo nghệ thuật và nội dung đề tài. Việt Nam đoạt 2 vàng, Nhà hát Múa rối Thăng Long, Nhà hát Múa rối Việt Nam. Nhà hát Múa rối Thăng Long làm mới 10 trò rối nước nhận giải xứng đáng. Nhà hát Múa rối Việt Nam, dựng rối nước phỏng theo truyện Andersen Chú lính trì, Vịt con xấu xí, Nàng tiên cá, nhiều sáng tạo nghệ thuật hấp dẫn. Hai giải vàng trao tặng các tiết mục của đoàn Singarpore và Indonesia. Đây là cuộc Liên hoan thành công về phương pháp tổ chức mời đủ mặt các đoàn, nhà hát rối mạnh từ nhiều nước trong khu vực. Nội dung nghệ thuật phong phú, Ban giám khảo trao giải khá nghiêm với nhiều tiết mục lựa chọn số huân chương ít. Ngành xiếc tổ chức Gola xiếc toàn quốc, tập chung các đoàn xiếc Nhà nước nhưng còn thiếu nhóm xiếc tư nhân chưa đủ lực tham diễn. Ngành xiếc cần động viên các nhóm xiếc tư nhân tham diễn, đẩy mạnh xã hội hoá xiếc. Tháng 8 Liên hoan xiếc quốc tế, 8 đoàn nước ngoài, 6 đoàn trong nước. Các đoàn nước ngoài: Cộng hoà Liên bang Đức, tiết mục – Hình tượng, Nga – Dây da… Xiếc Việt, Liên đoàn xiếc Việt Nam: Đu siêu nhân, Thành phố Hồ Chí Minh: Sức mạnh đôi tay, Tung hứng mũ, Trường xiếc và tạp kỹ, Cầu bật…

 

Dư luận cho rằng: cuộc liên hoan này chưa thoả đáng, vì chưa mời nhiều đoàn xiếc lớn tham diễn . Tại cuộc hội thảo xiếc, nhận định chung xiếc Việt đang tụt hậu, cần nâng cao kỹ xảo xiếc. Một số chương trình xiếc năm 2010, có tiết mục nghiệp dư hoá xiếc. Tôi đã xem thấy các anh chị diễn thật tài hoa, cố gắng hết mình, nhưng hát và diễn trò không thể bằng ca sĩ, diễn viên kịch.

 

Năm 2010, sân khấu vô cùng sôi động, tổ chức nhiều hoạt động biểu diễn đốt nóng công chúng, đây là thành công đích thức không phải bệnh thành tích, nhưng còn phần chìm là hiện thực lo ngại cần khắc phục.

 

Sân khấu phía Bắc các đoàn, nhà hát, ít đơn vị có địa chỉ sáng đèn thường xuyên quen thuộc của công chúng. Hà Nội chỉ có Nhà hát Múa rối Thăng Long doanh thu 20 tỷ, năm 2010. Nhà hát Múa rối TW sáng đèn, Nhà hát Tuổi trẻ, Nhà hát Chèo Hà Nội, Nhà hát Cải lương Hà Nội. Còn nhiều nhà hát kịch, chèo, cải lương khác không thể, nhưng họ cứ vượt doanh thu bởi trên phương thức diễn hợp đồng cơ quan hàng năm.

 

Nhà hát Kịch Việt Nam là Nhà hát hoạt động mạng mẫu mực nhất, còn các đoàn, nhà hát cả nước chưa Marketing, lập trình mạng bỏ ngỏ. Nhà hát Kịch Việt Nam diễn 195 show năm 2010, những vở công chúng thích xem: Nhân danh công lý, 11 buổi/năm, Tội lỗi, 19 buổi/năm, Trên cả trời xanh 22 buổi/năm, Bà chúa tuyết 28 buổi/năm dành cho thiếu nhi. Nếu so với vở Miss Sài Gòn, ra đời năm 1998 công diễn 4264 show. Sau đó dựng, diễn lại trên 20 nước, doanh thu 1,5 tỷ USD, sân khấu ta còn xa quá. Sân khấu Miền Trung, các đoàn, nhà hát Tuồng Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Khánh Hoà, Bình Định ,chủ yếu diễn theo hợp đồng.

 

Sân khấu thành phố Hồ Chí Minh, có 4 nhóm tư nhân tại Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang, còn hàng chục nhóm khác: Sân khấu Phú Nhuận Vân Tuấn, Thế giới trẻ, Idecaf, Công ty Sân khấu nghệ thuật Hải Dương, Kịch Hoàng Thái Thanh… họ diễn những vở công chúng yêu thích. Những đoàn sân khấu cải lương, kịch thành phố diễn các loại nội dung:

-    Truyền thống cách mạng, lịch sử, kịch nước ngoài.

-    Tâm lý tình cảm xã hội.

-    Sân khấu hài.

 

Thị hiếu công chúng thành phố thích: hài kịch, tâm lý, tình cảm và một số vở kinh dị như Sát thủ hai mảnh, Người vợ ma…

 

Sân khấu đồng bằng Nam Bộ, các đoàn cải lương: Đồng Nai, Đồng Tháp, Tây Đô, Cao Văn Lầu, Hương Tràm… diễn doanh thu thấp, đang mất công chúng. Minh Mẫn Trưởng đoàn cải lương Đồng Tháp, thở dài than rằng: Cải lương bây giờ gay lắm anh ơi! Vé bán 10.000đ, doanh thu chỉ 4 – 5 triệu đồng show diễn. Tiền bồi dưỡng mỗi đêm vài chục ngàn, anh em vẫn đi diễn không bỏ nghề. Rạp hát Tây Đô - Cần Thơ sửa lại thành Nhà hát Cải lương Tây Đô, Đoàn cải lương quản lý năm 2009, nay chuyển sang Công ty Điện ảnh. Cải lương không trụ nổi ở thành phố các tỉnh đồng bằng Nam Bộ, công chúng suy giảm nghiêm trọng.

 

Phần nổi sân khấu cả nước hoạt động mạnh, nhiều show diễn doanh thu theo hợp đồng, là năm các ngành nghệ thuật biểu diễn bội thu. Phần chìm thực chất sân khấu mất công chúng, xã hội hoá chậm, gặp nhiều khó khăn vở diễn, nhà hát để diễn ở vùng nông thông, công chúng khắp nơi thưa vắng, không thể sáng đèn bán vé nhiều đêm tại rạp hát của các đoàn tỉnh và nhiều thành phố cả nước./.

 

12 – 2010

Tuấn Giang
Số lần đọc: 2513
Ngày đăng: 13.01.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Đặc Trưng Nghệ Thuật Múa - Tuấn Giang
Những Thuyết Nguồn Gốc Nghệ Thuật - Tuấn Giang
Bài Lorca: - Hoàng Hưng
Văn Chương Cần Trình Diễn Hay Trí Thức ? - Trần Vũ
Đổi Mới Nghệ Thuật Xiếc - Tuấn Giang
Xem tranh Lê Ký Thương - Khổng Ðức
Liên hoan trình diễn nghệ thuật Gillawarna, Sydney - Nguyễn Đức Hiệp
Về các phạm trù mỹ học và nền nghệ thuật mới . - Yến Nhi
Nghệ thuật ? để làm gì ? - Phan Huy Đường
Đôi điều về ca dao tình yêu - Vương Trung Hiếu
Cùng một tác giả
Đặc trưng xiếc (nghệ thuật)
Thực trạng xiếc. (đối thoại)
Tổng luận ca trù (nghệ thuật)
Hát Cung văn (văn hóa)