Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.333 tác phẩm
2.747 tác giả
691
115.982.686
 
Kỉ niệm một chuyến đi với Hà Ân
Nguyễn Hiếu

Trong nền văn học Việt nam, Hà Ân-Nhà văn xứng danh là cây đại thụ trong các nhà văn đương đại viết tiểu thuyết lịch sử. Nhắc đến ông là nhắc đến một người thanh lịch bởi ông sự xuất thân từ một gia đình Hà Nội gia giáo với nền giáo dục Pháp. Một người uyên bác, am hiểu lịch sử, thông hỉểu kinh dịch. Với bộ tiểu thuyết trường thiên “người Thăng Long “ông trở thành nhà chép sử tài ba bằng văn học về đời Trần một trong những giai đoạn oai hùng nhất của lịch sử chống ngoại xâm của nước ta. Một  biên tập viên xuất sắc đã có công phát hiện và nâng đỡ không ít các nhà văn trong giai đoạn chập chững vào nghề. Nhân con chim đầu đàn của tiểu thuyết lịch sử vừa ngừng tiếng hót chúng tôi đăng bài viết của nhà văn Nguyễn Hiếu – người vừa hoàn thành Tuyển tập tác phẩm của mình nhân đại lễ 1000 năm  một trong những nhà văn được Hà Ân phát hiện và giúp đỡ trong văn nghiệp.HNM

 

Vào những năm đầu thập kỉ 80 của thế kỉ 20 cùng với nghiệp làm báo tôi đã viết không ít các tác phẩm văn học đủ mọi thể loại. Bút kí ,truyện ngắn và thơ của tôi đã ít nhiều đựơc đăng tải trên báo nhưng việc đựơc in một cuốn sách thì thật nan giải đối với một gã viết văn vô danh trong cơ chế xuất bản xếp hàng, thang bậc các tên tuổi cực kì khó khăn. Khi nghe tôi tâm sự và đọc bản thảo của tôi thì nhà văn Tuấn Vinh cùng cơ quan, tác giả tập truyện ngắn “O giao liên Gio linh”, bảo “chú viết đựơc đấy chứ. Để anh giới thiệu với bạn anh, nhà văn Hà Ân- NXBHN – ông ấy có con mắt xanh và mát tay lắm “. Thoạt nghe đàn anh Tuấn Vinh nói, lại đã trải qua quá nhiều lời hứa của các Biên tập viên các NXB nên tôi không tin lắm. Nhưng khi tiếp nhận bản thảo của tôi, mới liếc qua một vài trang đầu vị biên tập lão thành đầy uy tín của NXB HN gật gật đầu bảo” hài hả. Của hiếm. Viết thế này thi in được. Bên Tác Phẩm mới vừa in tập hài ngoại, bên Hà Nội cho ra cái hài nội này xem sao”. Tập truyện ngắn hài hứơc “chuyện cái vòi nước” cũng là tác phẩm đầu tay của tôi sáu tháng sau tức là vào tháng 6 năm 1984 ra đời dưới sự chỉ đạo và hợp tác của các đại gia văn học nghệ thuật lừng lẫy. Nhà văn lão thành Hà Ân biên tập, hoạ sĩ lừng danh Bùi Xuân Phái vẽ bìa, nhà thơ giám đốc tác giả bài thơ để đời “núi đôi” Vũ Cao duyệt bản thảo. Bìa tác phẩm “chuyện cái vòi nước” được vẽ trên Pa nô dựng trứơc cửa nhà hát lớn quảng cáo cho hội nghị những người viết trẻ nhưng tác giả của nó lại không đựơc mời. Khi biết tin này Hà Ân với kiến thức am tường tướng số nói một câu tôi nhớ mãi ” không sao, cung của chú là nặng về ẩn mình. Nhưng chú có trường lực, tuy hơi muộn nhưng sẽ hé lộ”.

 

Sau khi tôi đoạt giải nhất trong cuộc thi tiểu thuyết về đề tài GTVT với cuốn “bụi đường “, kĩ sư Bùi Quang Tựu Cục trưởng Cục vận tải ô tô đã kí với NXBHN để in cuốn tiểu thuyết về vận tải quá cảnh sang Lào làm ấn phẩm chào mừng Cục vận tải ôtô tròn 40 tuổi vào năm 1990.( Rất tiếc. Tiểu thuyết “quá cảnh” vì phản ảnh thực tế quá khắc nghiệt nên không được in như dự định. Năm 1989 cố nhà thơ Bùi Việt Phong mang in tận NXB Tiền Giang. Tác giả chỉ biết tin sau khi nhà văn Phong Thu đi công tác Hải Phòng mua về một cuốn tặng lại. Nhưng tên tác giả trên bìa lại in chệch là Nguyễn Hiến). Tôi là tác giả và nhà văn Hà Ân là biên tập viên giám sát thúc đẩy tiến độ thực hiện. Vậy là suốt hai năm 85,86 tôi gần như gắn bó với mảnh đất Đông Hà và Đà nẵng để thâm nhập thực tế. Khi bản thảo đã hòm hòm thì anh em tôi đựơc Cục Vận tải ôtô mời sang Lào. Đó là một ngày cuối xuân năm 1986 . Máy bay cất cánh đựơc nửa giờ thì Hà Ân vỗ vào tay tôi kêu khẽ “anh đã tính rồi vậy mà vẫn mắc. Hôm nay đúng là cung tuần ngộ cổ không. Thật mà lại không thật “.”Sao thế anh ?””Quên hộ chiếu ở nhà rồi”. Thế là đến Hoà Khánh trụ sở của Công ty vận tải ôtô số 6 của giám đốc Anh hùng Cao Bá Tuyết anh em tôi đành chờ đúng một tuần để có đựơc tấm hộ chiếu của Hà Ân. Suốt trong thời gian đó anh em tôi ngày ngày dạo bộ từ CT đến quả đồi có dựng bức tường Phật khổng lồ. Nghe nhà văn đàn anh nổi tiếng tâm sự tôi mới nhận ra nhiều điều. Hà Ân hơn tôi đúng hai thập kỉ, thuộc dòng họ Hoàng danh tiếng ở làng Vẽ láng giềng làng Chèm của tôi. Ông từng ở trong trung đoàn Liên khu một của Hà Nội. Năm 1948 làm trưởng ty Hoa Kiều vụ ( một cơ quan hồi đó trực thuộc ngành Công an) ở Lào Cai. Ông tiết lộ rằng ông đã lấy hình dáng và tính tình con ngựa ô ông từng cưỡi ở Cốc lếu để tả con ngựa Hưng đạo vương Trần Quốc Tuấn cưỡi khi qua sông Bạc Đằng. Năm 1955 làm giáo viên văn hoá ở Trường quân y và hậu cần. Năm 1964 ông nghiên cứu ở Viện bảo tàng Quân đội sau đó về làm Biên tập NXBHN cho đến khi về hưu vào năm 1990. Tôi mới ngẫm chính vốn kiến thức của một sinh khoa sử Trường ĐHSP cùng những năm tháng trong công an, quân đội, nghiên cứu bảo tàng đã mang lại vốn phong phú cho những trang tiểu thuyết lịch sử cực kì linh hoạt và phóng khoáng của Hà Ân. Trò chuyện về nghề ông bảo “nhà văn viết tiểu thuyết lịch sử phải độc lập sáng tạo trên sự kiện lịch sử”. Khi đến đồn biên phòng cửa khẩu Lao Bảo. Thời những năm cuối thập kỉ 80 để chống buôn lậu nên việc kiểm tra người qua biên giới rất gắt gao. Xe nhất là xe tải chở thạch cao đều phải dỡ từng tảng để tìm hàng lậu mì chính, dép tông, quần bò, thuốc lá A Lào. Nhưng khi nghe tiếng Hà Ân thì đồn trưởng đồn biên phòng dạo đó là trung uý Doan phải ra tận xe nhất quyết mời đoàn vào “ăn bữa cơm thân mật với anh em biên phòng. Vì chúng em đọc Hà Ân từ lâu mà nay mới gặp mặt. Nhà văn không ăn bữa trưa nay thì chúng em không cho xuất ngoại đâu”. Đến Sê Pôn trong khi GĐ Cao Bá Tuyết cho xe quay đầu hướng về Việt nam “để đánh lạc hướng phỉ. Hôm kia một xe của công ty vừa bị phục kích “thì Hà Ân giảng giải “mặc    trông đìu hiu thế này nhưng thời Pháp thuộc Sê Pôn từng đựơc mệnh danh là Pa ri nhỏ (Petit Pari)”. Khi vào Sà Văn thủ phủ của tỉnh Saphanakhét ông lại giảng giải cho tôi rất nhiều về thị trấn kì diệu này. Hà Ân bảo tôi “đây là lần đầu anh đến đây, nhưng qua tài liệu thư tịch cổ anh rất hiểu thị trấn này. Bởi nó rất tiêu biểu cho đất nước Lào và cũng cực kì hấp dẫn đối với dân tiểu thuyết. Lan Khai và Thế Lữ lấy tư liệu ở đây không ít đâu “. Trong thời gian ở Sà Vằn Hà Ân luôn nhắc tôi cẩn trọng trong đi đứng và ăn uống vì tàn quân phỉ vẫn lẩn quất ở đây. Và ông dùng tiếng Pháp để trò chuyện với cánh trí thức Lào trong những buổi  tiếp đón của lãnh sự nước ta tại Sà Vằn.

 

Nhắc lại kỉ niệm về chuyến đi với Hà Ân nhận ra một thực tế buồn. Trái tim nhà văn viết tiểu thuyết lịch sử tài hoa, nhà văn hoá lớn của Hà Nội Hà Ân đã ngừng đập nhưng với hàng triệu độc giả và với riêng cá nhân tôi, ông mãi mãi tồn tại trong những trang viết mang khí phách, cốt cách Hà Thành, trong nhân cách của một trí thức, của một con người như bút danh ông đã đặt. Bằng tác phẩm và nhân cách của mình là“sự tri Ân, sự trả nghĩa đối với Nội mảnh đất quê hương dấu yêu của ông ,của chúng ta “./.

 

Quỳnh Mai những ngày cuối Canh Dần

( Bài đã đăng trên báo Hà Nội mói ngày thứ sáu 28/1/2011). Bản gửi từ tác giả.

 

Nguyễn Hiếu
Số lần đọc: 1528
Ngày đăng: 01.02.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Giữ đất - Huỳnh Kim
Tưởng Nhớ Anh Hoàng Ngọc Hiến - Lại Nguyên Ân
Hà Nội Ba Mươi Sáu Phố Phường - Ban Mai
Ai Về Quê Cũ Cho Tôi Nhắn - Mây Ngàn Phương
Di Sản Nỗi Buồn - Nguyễn Hàng Tình
Gặp Lại Sài Gòn - Thụy Vi
Ngày của Mẹ, Cám Ơn Con - Nguyễn Xuân Tường Vy
Riêng Với Cù Lao - Lê Trâm
Ngày Ấy Ở Krache - Trần Trung Sáng
Ngựa Hoang - Đồng Sa Băng