Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
343
116.591.026
 
Báo cáo nhanh: Bạo loạn Hoa Nhài ở Trung Quốc
Phạm Nguyên Trường

Jennifer Richmond (Stratfor, Mĩ, 28/02/2011) - Phạm Nguyên Trường dịch

 

Đợt hai của đợt biểu tình “Hoa Nhài” đã được tổ chức trên nhiều thành phố Trung Quốc trong ngày 27 tháng 2. Đợt hai diễn ra một tuần sau đợt một (20 tháng 2), sau khi một bức thư nổi tiếng được công bố trên trang Boxun.com kêu gọi người Trung Quốc mít tinh một cách hòa bình nhằm phản đối Đảng cộng sản Trung Quốc và ủng hộ cải cách chính trị. Sự kiện này diễn ra khi các cuộc cách mạng và phản đối đang làm rúng động Trung Đông, nhưng ở Trung Quốc phản ứng dây chuyền đã không xảy ra. Đồng thời, tâm trạng bất mãn đối với Đảng cộng sản Trung Quốc về những vấn đề như lạm phát cũng đang gia tăng. Đây có vẻ như là lúc người dân có thể cố gắng mở rộng không gian chính trị cho mình.

 

Phát triển kinh tế chính là nền tảng của tính chính danh của Đảng cộng sản Trung Quốc trong 30 năm qua. Phát triển kinh tế chứ không phải tư tưởng đã góp phần làm gia tăng quyền lực của Đảng. Nhưng khi tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm thì tiếng nói của những người bất mãn được nhiều người nghe thấy hơn. Những vụ phản đối đã xảy ra trên khắp Trung Quốc trong mấy năm vừa qua, nhưng phần lớn các vụ phản đối này đều là những vụ rời rạc và chỉ tập trung vào một vấn đề riêng biệt mà thôi. Giá trị quan trọng nhất của những cuộc biểu tình Hoa Nhài là họ đã có thể tổ chức trên nhiều tỉnh để đòi một vấn đề là cải cách chính trị. Nhà nước đã đáp lại những lời kêu gọi này bằng cách ngăn chặn mọi thông tin liên quan đến các cuộc biểu tình Hoa Nhài. Chính phủ còn đi xa đến mức chặn cả từ “Jon Huntsman,” tức là tên ông đại sứ Mĩ ở Trung Quốc, người ta đã nhìn thấy ông này trong cuộc biểu tình ở Bắc Kinh vào ngày 20 tháng 2. Công dân và các những người hoạt động tích cực đã bị bắt, các nhà báo thì bị đánh đập, chứng tỏ Đảng cộng sản lo lắng về những vụ biểu tình này.

 

Hiện tên tuổi những người tổ chức các cuộc biểu tình Hoa Nhài vẫn còn nằm trong vòng bí mật, nhưng người ta cho rằng đấy là những người bất đồng ở hải ngoại. Họ không sợ những vụ đàn áp và tiếp tục kêu gọi biểu tình phản đối vào các ngày chủ nhật. Ngoài ra, họ còn tìm được những biện pháp đầy sáng kiến và sáng tạo nhằm tránh được kiểm duyệt. Thí dụ như sau những cuộc biểu tình phản đối diễn ra vào ngày 20 tháng 2, họ đề nghị gọi cuộc phản đối thứ hai là “liang hui”, nghĩa là “hai cuộc họp”. Trên thực tế trong tuần này đúng là có hai cuộc họp: Hội nghị hiệp thương chính trị của nhân dân Trung Quốc và Quốc hội. Nếu kiểm duyệt từ “hai cuộc họp” thì chính phủ chẳng những kiểm duyệt những chuyện liên quan đến những vụ biểu tình Hoa Nhài mà còn kiểm duyệt cả hai cuộc họp quan trọng đó nữa. Điều đó dĩ nhiên là không lợi cho chính phủ trung ương rồi. Hơn nữa, vì hai cuộc họp đó diễn ra trong tuần này cho nên an ninh sẽ được tăng cường.

 

Do chính phủ càng ngày càng nhạy cảm hơn cho nên sự kiềm chế cũng ngày càng ít đi. Nhưng chúng tôi đã chứng kiến sự kiềm chế của chính phủ Trung Quốc trong ngày 27 tháng 2, họ đã cho đội quân quét rác xua đuổi đám đông chứ không dùng vũ lực. Và nói chung, cả Đảng cộng sản Trung Quốc lẫn các công dân trong nước đều muốn tránh cách mạng. Nhưng Trung Quốc sẽ còn phải tiếp tục đối mặt với các khó khăn kinh tế, Đảng cộng sản phải đối mặt với sự khủng hoảng tính chính danh đang ngày càng gia tăng. Nếu Đảng không thể giải quyết một cách đúng đắn các vấn đề kinh tế mà họ đang phải đối mặt thì họ sẽ làm cho một nhóm có tổ chức hơn và gắn bó hơn là các cuộc biều tình Hoa Nhài ngóc đầu dậy. Nhóm này có thể có khả năng tạo ra lực lượng đối lập, chống lại quyền lực của Đảng cộng sản Trung Quốc.

 

Đã đăng trên phamnguyentruong.blogspot.com

 

Ghi chú của người dịch: Độc giả có thể xem băng Video bài nói của Jennifer Richmond, có cảnh những cuộc biểu tình ở Trung Quốc, theo đường dẫn sau đây:

Nguồn: Dispatch: China's 'Jasmine' Rallies

Phạm Nguyên Trường
Số lần đọc: 1601
Ngày đăng: 03.03.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Bọn độc tài không bao giờ tự rút lui. - Phạm Nguyên Trường
Internet đi vào chúng ta như thế nào. - Hiếu Tân
Học Để Yêu Cách Mạng - Hiếu Tân
Trận đánh vì Al-Bayda: Cuộc chiến đấu vì Tự do chống lại Xe tăng, Lính đánh thuê và Bom. - Hiếu Tân
Bạo loạn ở Libya và nền kinh tế thế giới: có lí do để hoảng loạn hay không? - Phạm Nguyên Trường
Liệu Putin có lo ngại về việc ‘những kẻ thổi còi’ đang lớn mạnh lên ở nước Nga? - Hiếu Tân
Spiegel phỏng vấn nhà công nghệ tiên phong David Gelernter: tiếp theo và hết - Hiếu Tân
Những bài học từ Ai Cập - Phạm Nguyên Trường
Spiegel phỏng vấn nhà công nghệ tiên phong David Gelernter: Tình yêu ngoài tầm của Watson - Hiếu Tân
Chấm dứt sự bảo bọc Phương Tây cho những kẻ cai trị Nga. - Hiếu Tân
Cùng một tác giả
Một vụ ám sát hụt (truyện ngắn)
Thiên tài (truyện ngắn)
Người (truyện ngắn)
Chết treo (truyện ngắn)
Bắc Phi, tiếp sau là gì? (nhìn ra thế giới)
Vì sao Gaddafi phải ra đi? (nhìn ra thế giới)
Bàn về chủ quyền quốc gia (nhìn ra thế giới)
Tầng lớp trí thức là gì? (nhìn ra thế giới)
Giờ hoàng đạo của NATO (nhìn ra thế giới)
Mùa xuân Miến Điện (nhìn ra thế giới)