Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.374 tác phẩm
2.747 tác giả
544
116.486.369
 
Trao Đổi Lại Với Nhà Nghiên Cứu Nguyễn Cung Thông
Hà văn Thùy

Quanh Chuyện “Tản Mạn Về Từ Hán Việt”

 

Mấy năm nay, công trình “Nguồn gốc Việt Nam của 12 con giáp” của nhà nghiên cứu Nguyễn Cung Thông đã đi vào cuộc sống. Từ chỗ hầu như không thể bàn cãi về các con giáp là của văn hóa Trung Hoa, đến nay nhiều người tin rằng đó là của Việt. Ngay những học sinh phổ thông Trung Quốc sau khi ngỡ ngàng về thông tin này, cũng ghi nhận để rồi sẽ tìm hiểu thêm… Đó là điều đáng mừng. Nay trong bài viết mới Tản mạn về từ Hán Việt, tác giả cùng ông Trần Ngọc Giang bàn tiếp về từ Hán Việt, một vấn đề rất đáng quan tâm.

 

Tuy nhiên, tác giả Nguyễn Cung Thông còn những hạn chế làm ảnh hưởng tới kết quả nghiên cứu. Vì sự nghiệp văn hóa chung, tôi xin bàn với anh đôi điều.

                                                          

*

 

Trong bài “Nguồn gốc việt (nam) của tên 12 con giáp - mão/mẹo/mèo (4b)” (anviettoancau.net) tác giả viết:

“Tóm lại, ta có cơ sở đề nghị cấu trúc dạng cổ phục nguyên *tlam? hay *klam? đã nhập vào tiếng Hán cho ra dạng đảm . Trường hợp âm cổ phương Nam *tlam?/klam? (lòng, một lòng) trở thành đảm (can đảm, đảm lược ...) khi nhập vào tiếng Hán không phải là hiếm (HVT tô đậm), ta còn có những trường hợp như *krong (sông) khi nhập vào tiếng Hán trở thành *kong hay jiāng BK (giang HV),  ...v.v... Nhìn rộng ra hơn, tên 12 con giáp Tý, Sửu, Dần, Mão, Tuất, Hợi… khi nhập vào tiếng Hán đã mất đi phần nào ý nghĩa nguyên thuỷ của tên gọi các loài động vật rất gần gũi với nhà nông. Không những thế, chúng còn được tô son điểm phấn (Hán hoá) và rất khó nhận ra các liên hệ cụ thể nguyên thuỷ: chúng trở thành những khái niệm trừu tượng (được ‘nâng cấp’) trong bói toán và cách ghi ngày tháng (kết hợp với Thập Can); Đây cũng là một lợi thế của nhóm thống trị có chữ viết sẵn (chữ Hán) và khả năng tổ chức. Lợi thế của một hệ thống chữ viết có sẵn như chữ ô vuông (chữ Hán) có thể là chỉ thêm một dấu phẩy nhỏ mà nghĩa lại đổi hẳn đi (HVT tô đậm). Thí dụ như chữ quốc5 chẳng hạn, một dạng chữ quốc cổ đại viết bằng bộ vi hợp với chữ vương hàm ý lãnh thổ có giới hạn/biên giới và có vua đứng đầu, tuy nhiên khi thêm một dấu phẩy nhỏ vào bên phải chữ vương thì vương lại trở thành ngọc . Chữ quốc cổ đại    với chữ vương - phản ánh chế độ vua chúa phong kiến - nay đã thay bằng chữ quốc với chữ ngọc   hàm ý lãnh thổ (bộ vi) chứa những tài sản quý báu (như dân chúng, ngọc ngà châu báu/đất đai ...). Chữ quốc với chữ ngọc cũng là loại chữ giản thể rất thông dụng hiện nay. Hiện tượng 'thay đổi chữ viết' một cách thâm thuý6 trên có thể giải thích được chữ thố/thỏ đã dùng thay cho chữ miễn/*mãn/ vãn - âm *mãn đã từng có nghĩa là mèo trong tiếng Việt7. Sự lẫn lộn8 giữa mèo và thỏ còn thấy trong cách dùng dã miêu 野猫 để chỉ loài thỏ hoang (wild rabbit)9 và mèo hoang trong văn hoá TQ và đáng được đào sâu hơn.”

 

Còn trong bài Tản mạn về từ Hán Việt:

 

"Từ Hán Việt (HV) là kết quả rất tự nhiên sau bao nhiêu thế kỷ bị người Hán đô hộ cũng như sống bên cạnh nhau: đây là những từ gốc Hán thâm nhập vào và làm vốn từ Việt thêm phong phú.


Như vậy là, xuyên suốt quá trình khảo cứu của mình, tác giả dựa theo quan niệm tộc Hán có trước, chữ Hán có trước rồi thâm nhập vào ngôn ngữ Việt trong thời kỳ Bắc thuộc và quá trình chung sống bên nhau.

 

Quan niệm như vậy được đưa ra vào thập niên 20 thế kỷ trước bởi các học giả thời thực dân như E. Aymonier, L. Aurousseau, G. Coedès … Từ lý thuyết Đa trung tâm về nguồn gốc loài người cộng với sự hiểu biết chưa đầy đủ các phát hiện khảo cổ và nhân chủng học Á Đông, các học giả trên cho rằng, người Hán được hình thành từ chân dải Thiên Sơn rồi di cư theo hướng đông nam, mang văn minh xuống khai hóa các sắc dân Đông Nam Á. Riêng về ngôn ngữ, người Việt vay mượn tới 70% từ Hán ngữ.

 

Quan niệm như vậy trở thành chính thống, tồn tại trong thời gian dài và chi phối mọi hoạt động nghiên cứu văn hóa và ngôn ngữ Việt suốt thế kỷ XX cho tới cả hôm nay.

 

Trong cuốn Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt. (Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. H, 2000, trang 305–307), Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn viết: “Nếu gạt bỏ những trường hợp không đủ nhiều thì có thể nói rằng quy luật diễn biến từ hệ thống tứ thanh của tiếng Hán trung cổ đến hệ thống thanh điệu Hán-Việt như sau”… “Qua bảng tổng kết trên, điều đầu tiên mà chúng ta nhận thấy là hệ thống tứ thanh tiếng Hán đã nhân đôi số lượng, chuyển thành hệ thống tám thanh trong cách đọc Hán-Việt. Sự nhân đôi này là một sự nhân đôi căn cứ về mặt âm vực.” (Tài liệu do Đỗ Thành cung cấp)

 

Giáo sư Trần Quốc Vượng, một trong “tứ trụ” của giới Sử học Việt Nam cũng từng tuyên bố trên Đài phát thanh BBC Việt ngữ (phỏng vấn thực hiện năm 2003, được phát lại khi ông Vượng qua đời, năm 2007): “Tôi đã nói rồi, nói với ông Phạm Văn Đồng là, nước ta có một nghìn năm Bắc thuộc. Tính cách nào thì cũng một nghìn năm. Quan sang này, rồi lính tới này, kết quả là chúng ta bị Hán hóa đứt đuôi!” Và, trong phỏng vấn khác cũng của BBC, ông khẳng định: “Quan điểm của Việt Nam là ủng hộ thuyết Đa trung tâm!”

 

Mới đây nhất, trả lời Thời báo Kinh tế Sài Gòn ngày 2 tháng 3 năm 2011, thạc sĩ Hán Nôm Trần Trọng Dương cho biết:

“PV: Có người coi Hán Nôm là văn hóa Hán, là văn minh Trung Quốc, nếu vậy thì ngành học này có ý nghĩa gì với chúng ta hôm nay?

TTD: Quả là, chữ Hán là của người Hán, và thuộc về văn minh Trung Hoa thật. Nhưng, nó đã trở thành một công cụ ghi chép của toàn khu vực Á Đông.”

Trong tình hình chung của học thuật như vậy, quan điểm của anh Nguyễn Cung Thông cũng là dễ hiểu.

 

Rất mừng là, những tri thức như vậy đã bị thực tế khoa học vượt qua khi di truyền nhân học phát hiện ra cội nguồn châu Phi của loài người. Cũng nhờ đó ta biết rằng, khoảng 70000 năm trước, người tiền sử từ châu Phi theo ven biển Nam Á tới Việt Nam và khoảng 40000 năm trước, người Việt đi lên khai phá Trung Hoa để 4000 năm TCN, xây dựng trên địa bàn Đông Á nền văn minh nông nghiệp phát triển nhất thế giới. Tiến thêm một bước, ta được biết, người Hoa Hạ, nhóm hạt nhân của dân cư Trung Hoa ngày nay, chỉ ra đời khoảng 2600 năm TCN do sự lai giống giữa người Mông Cổ và người Việt, khi người Mông Cổ xâm lăng vùng hoàng thổ phía nam Hoàng Hà. Do nhân số ít và văn hóa kém phát triển, người Mông Cổ du mục và con cháu họ, học nghề nông cùng với tiếng nói và chữ viết cuả người Việt để xây dựng các vương triều Trung Hoa.

Từ đó phơi bày sự thật lịch sử là:

 “Tất cả văn hóa vật thể và phi vật thể trên đất Trung Hoa trước 2600 năm TCN là của người Việt. Bản thân văn hóa Trung Hoa cũng được xây dựng trên cơ sở con người cùng văn hóa Việt”

 

Dựa trên khám phá lịch sử này cùng những hóa thạch ngôn ngữ Việt trong cổ thư Trung Hoa, năm 2006 tôi công bố tiểu luận “Tiếng Việt, chủ thể tạo nên ngôn ngữ Hán.” Đề xuất động trời đó như sự thách thức các nhà ngữ học khoa bảng. Tiếc rằng cho tới nay chưa có tiếng đáp trả nào. Không phản bác được nhưng không khỏi có người mong rằng điều gàn dở nghịch nhĩ sẽ nhanh chóng rơi vào im lặng! Rất may là từ đầu năm 2010, xuất hiện loạt bài viết của nhà nghiên cứu Đỗ Thành: “Phát hiện lại Việt nhân ca”, “Phục nguyên Duy giáp lệnh của Việt vương Câu Tiễn”, “Chữ Nôm có trước”… Bằng vốn tri thức phong phú, sâu sắc, tác giả chứng minh rằng: hầu hết chữ cổ khắc trên xương thú và đồ đồng thời nhà Thương là chữ của người Việt. Tác giả cũng chứng minh không thể phản bác rằng, thứ ngôn ngữ dùng để viết kinh Thi, kinh Thư, Đạo đức kinh, Sở từ, Sử ký … là chữ Việt. Rất nhiều chữ trong các văn bản đó đến nay chưa được hiểu chính xác nhưng nếu được đọc và giảng giải bằng âm Việt, sẽ thông nghĩa. Từ thực tế này, tác giả cho rằng, cần phải làm một cuốn Bách Việt đại từ điển, phục nguyên tiếng Việt cổ rồi từ đó giảng giải lại những kinh sách hơn 2000 năm nay bị hiểu lầm. Hoàn toàn không ngỡ ngàng khi một lần nữa giới ngôn ngữ học khoa bảng lại làm ngơ với phát kiến như vậy!

 

Với thiên niên kỷ thứ III này, lịch sử đã sang trang mà thành tựu vĩ đại nhất là người Việt tìm lại được cội nguồn cùng văn hóa của mình. Với cơ sở vững chắc từ di truyền nhân học cùng những dữ liệu khảo cổ học, nhân chủng học, văn hóa học quá đầy đủ hiện có, những phát hiện kể trên là không thể đảo ngược!

Chính phát hiện trên giúp ta khả năng nhìn sâu sắc, thông tuệ vào mọi hiện tượng văn hóa không chỉ của Đông Á mà còn của cả nhân loại.

Trong khi theo phương pháp quy nạp, tác giả Nguyễn Cung Thông phải dùng quá nhiểu câu chữ để chứng minh (mà chưa thật thuyết phục) rằng 12 con giáp có nguồn gốc Việt Nam, thì ta có thể đi tới kết quả đó nhanh chóng hơn từ phương pháp diễn dịch nếu thấu suốt quan điểm lịch sử mới:

 

Truyền thuyết Trung Hoa nói rằng Phục Hy làm Dịch. Phục Hy sinh khoảng 3000 năm TCN, có nghĩa là Dịch được làm ra ít nhất nửa thiên niên kỷ trước khi người Hoa Hạ ra đời. Vì vậy, cố nhiên, người Hoa Hạ, ông tổ của người Trung Hoa, không thể là tác giả của Dịch.

 

Việt Dịch gồm Âm, Dương, Ngũ hành, Tứ tượng, Bát quái… cũng như Thiên can, Địa chi, trong đó có Mão được người Lạc Việt tại Việt Nam sáng tạo rồi đưa lên Trung Nguyên. Người Hoa Hạ đã học tri thức này cùng văn hóa của tổ tiên Viêm Việt. Nhưng khi xây dựng nền chính thống của các vương triều Trung Hoa, vì tính tự tôn và bá quyền, họ không chấp nhận con Mèo xa lạ với người phương Bắc nên đổi Mão () thành con Thỏ (). Thỏ trở thành con vật trong Địa chi của đa số dân sống trên địa bàn Trung Quốc. Tuy nhiên, sự học tập này vẫn để lại dấu vết: trong khi người Việt đơn giản nói Tý, Sửu, Dần, Mão… thì người Trung Hoa – để ghi chú chữ khó – buộc phải viết cặp đôi: Tý-Thử, Dần-Hổ, Sửu -Ngưu, Mão –Thố… Vào thời Chiến quốc, do đại loạn, nhiều nhóm dân cư từ Trung Quốc di tản sang các vùng đất láng giềng: Lào, Thái, Nhật, Triều Tiên… Những sắc dân này mang theo Địa chi với con Thỏ về địa bàn mới.  Chính những người Việt vùng Sơn Đông, thế kỷ IV TCN di cư vào Triều Tiên, Nhật Bản đã tạo nên lớp dân cư Nhật hiện đại, chủ nhân văn hóa Yayoi, với con Thỏ trong Địa chi. Với người Lào, Thái, con thỏ xa lạ và hoàn toàn không có vai trò gì trong đời sống, bỗng nhiên trở thành linh vật ngồi trong Địa chi thì… chỉ có vay mượn! Do chưa có tài liệu nghiên cứu sự hình thành dân cư Lào, Thái nhưng căn cứ vào việc gọi con Thỏ trong Địa chi, ta có thể đoán rằng người Thái, Lào cũng di cư từ Trung Quốc vào thời Chiến Quốc.

 

Trong khi đó, là người sáng tạo ra Thiên can, Địa chi và trụ vững trên lãnh thổ cố cựu của mình, người Việt duy trì con Mão. Hoàn toàn không phải là sự “phá cách” như ý kiến nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải nói trên Đài Truyền hình Trung ương dịp Tết Tân Mão.

 

Thật là tuyệt vời, nghiên cứu ngôn ngữ học công phu của tác giả Nguyễn Cung Thông đã chứng minh một cách ngoạn mục cho phương pháp luận quy nạp mang tính lý thuyết và cùng khẳng định: 12 con giáp có nguồn gốc từ văn hóa Việt!

 

Điều cần nói ở đây là, tuy xác tín rằng, 12 con giáp có gốc Việt nhưng do chưa nắm được quan niệm mới về cội nguồn và văn hóa Việt nên trong thao tác nghiên cứu, anh Nguyễn Cung Thông còn vướng mắc, do dự, vẫn nương theo quan niệm chữ Hán có trước. Điều này làm cho nghiên cứu của anh trở thành thiếu nhất quán.

 

Tác giả cũng lầm lẫn khi viết: “Nhìn rộng ra hơn, tên 12 con giáp Tý, Sửu, Dần, Mão, Tuất, Hợi… khi nhập vào tiếng Hán đã mất đi phần nào ý nghĩa nguyên thuỷ của tên gọi các loài động vật rất gần gũi với nhà nông. Không những thế, chúng còn được tô son điểm phấn (Hán hoá) và rất khó nhận ra các liên hệ cụ thể nguyên thuỷ: chúng trở thành những khái niệm trừu tượng (được ‘nâng cấp’) trong bói toán và cách ghi ngày tháng (kết hợp với Thập Can).”

 

Hoàn toàn không phải vậy! Thực tế là, người Việt rất có mục đích khi dùng danh xưng Tý cho chuột,  Sửu cho trâu… Bởi lẽ lúc này chúng không còn là con vật bình thường trong cuộc sống mà được cách điệu trở thành linh vật trong Dịch, trong tử vi, bói toán, tính ngày giờ. Không phải người Hoa đã (làm) mất đi phần nào ý nghĩa nguyên thuỷ của tên gọi các loài động vật rất gần gũi với nhà nông hay tô son điểm phấn, trừu tượng hóa các con vật quen thuộc!  Chính người Việt đã làm chuyện đó, còn người Hoa Hạ học theo!

 

Anh Nguyễn Cung Thông cùng ông Trần Ngọc Giang mở ra đề tài khảo cứu mới Tản mạn về từ Hán Việt. Nhưng ngay ở bài đầu đã bộc lộ những lệch lạc đáng tiếc.

 

Muốn nghiên cứu – dù rằng tản mạn – về từ Hán Việt, điều tiên quyết là phải biết từ Hán Việt là gì, được sinh ra trong hoàn cảnh nào và ai là chủ nhân của nó? Nếu không giải đáp thỏa đáng ba câu hỏi trên, mọi “nghiên cứu” về từ Hán Việt là không đủ cơ sở khoa học!

 

Lịch sử cho thấy, chủng Mông Cổ phương Bắc (North Mongoloid) cũng từ Việt Nam đi lên vùng tây bắc Trung Quốc. Trong điều kiện môi trường khắc nghiệt, họ phải trải thời gian dài sống bằng săn bắt-hái lượm. Chỉ khi thời Băng hà chấm dứt, khoảng 10.000 năm trước, họ mới chăn nuôi con cừu con dê đầu tiên, bắt đầu cuộc sống du mục. Do vậy, họ giỏi giang trong chiến trận nhưng văn hóa chưa phát triển. Tôi tin rằng, khi vào nam Hoàng Hà, họ chưa có chữ viết và số lượng từ vựng trong ngôn ngữ không nhiều. Vì vậy, cùng với học nghề nông, họ cũng học tiếng nói và chữ viết của người Việt. Đến thời Chu, tiếng Việt phương Nam được gọi là Nhã ngữ - ngôn ngữ đẹp, trang nhã. Tần Thủy hoàng thống nhất văn tự theo Nhã ngữ. Vì vậy, Nhã ngữ - ngôn ngữ tiêu biểu của tộc Việt- trở thành quốc ngữ Trung Hoa. Tuy nhiên, bên cạnh đó, các nhóm Việt vẫn giữ bản ngữ của mình. Từ thời Hán đến thời Đường, Nhã ngữ được sử dụng trên toàn Trung Quốc và những nước phụ thuộc.

 

Sau thời Đường, Việt Nam xây nền tự chủ, vẫn dùng Nhã ngữ, lúc này được gọi là chữ Hán. Trong khi đó, sau đời Đường, do Trung Quốc biến loạn, nhiều tộc du mục phương Bắc chiếm chính quyền nên cải biến cách đọc, dần dần thành cách đọc quan thoại – cách nói của chính quyền. Trong khi đó, tại Việt Nam, chữ vuông với cách đọc truyền thống vẫn được duy trì và gọi không chính xác là chữ Hán. Từ sau năm 1954, ở miền Bắc, có lẽ lý giải rằng, chữ vuông là chữ Hán nhưng cách đọc là của Việt nên gọi là từ Hán - Việt. Thiển nghĩ, cả cách đặt vấn đề cùng cách định danh như vậy chưa ổn!

 

Chính những phát hiện của nhà nghiên cứu Đỗ Thành giúp ta nhận thức ra rằng, cái gọi là từ Hán Việt chính là chữ của người Việt, được người Hoa Hạ dùng  làm quốc ngữ của các vương triều Trung Hoa. Trong khi trên địa bàn Trung Hoa, chữ vuông cải biến theo cách viết giản thể và cách đọc quan thoại thì tại Việt Nam, chữ vuông được bảo tồn cả về tự dạng cả về cách đọc.

Chính là từ cách đọc còn lưu giữ tại Việt Nam mà người Trung Hoa hôm nay  đang học lại cách đọc xưa của cha ông họ để thấy cái hay cái đẹp của âm điệu thơ Đường!

 

Thiết nghĩ, hôm nay, những nghiên cứu cập nhật về từ Hán Việt phải là nghiên cứu theo đường hướng đó. Mọi nghiên cứu dựa trên tiền đề tiếng Hán nhập vào ngôn ngữ Việt đã trở nên lỗi thời!

 

Trên mạng đôi khi tôi gặp những ý kiến đại loại thế này: “Thầy tôi là Trần Quốc Vượng đã dạy…”  Có một thực tế là, các vị như Trần Quốc Vượng, Nguyễn Tài Cẩn…  đã bỏ nhiều tâm lực cho khoa học. Nhưng, do giới hạn của tri thức thời đại, các vị đã theo một quan niệm sai là thuyết Đa nguồn gốc của loài người, vì vậy thật đáng tiếc là không khỏi có những ý tưởng của các vị bị sai theo. Tự nhiên, sai lầm của các vị được nhân bản trong lớp lớp học trò. Uy tín thầy càng to thì di hại càng lớn!./.

 

Tháng Ba Tân Mão

Hà văn Thùy
Số lần đọc: 2471
Ngày đăng: 21.03.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Các từ Hán-Nhật-Hán-Việt so với Hán-Nhật-Nhật-Việt (phần 1) - Nguyễn Cung Thông
Tản mạn về danh từ ‘cá sấu’: Vết tích phương Nam trong tiếng Hán (phần 1) - Nguyễn Cung Thông
Bụt hay Phật? (phần 2A) - Nguyễn Cung Thông
Bụt hay Phật? (phần 3) Tản mạn về vết tích ngôn ngữ phương Nam trong tiếng Hán - Nguyễn Cung Thông
Lương Châu Từ - Một Cách Nhìn Mới - Đăng Lan
Kẻ Tha Phương Và Tiếng Mẹ Đẻ - Đỗ thị Đông Xuân
Thơ Nguyễn Bắc Sơn: Sai Từ, Câu Thơ Khác Âm Điệu - Hồ Việt Khuê
Nguồn gốc chữ nôm - Đỗ Thành
Paulus Huỳnh Tịnh Của Biên Soạn Pho Ðại Nam Quốc Âm Tự Vị Ðầu Tiên c ủa Việt Nam (1) - Trần Văn Cảnh
Lang thang chữ nghĩa - Phan Huy Đường
Cùng một tác giả
Xứ ra ghe (truyện ngắn)
Nước Mắt Bỏng (truyện ngắn)