Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.333 tác phẩm
2.747 tác giả
735
115.983.133
 
Từ Hiểu biết thông thường đến Kiến thức khoa học xã hội
Lê Hải*

Alfred Schutz 1966, Lê Hải dịch[1]

 

 

Theo Alfred North Whitehead, khoa học[2] luôn có hai mục tiêu: Thứ nhất là sản xuất ra một lý thuyết phù hợp với thực nghiệm, và thứ hai là sự giải thích của các khái niệm sử dụng trong hiểu biết thông thường về tự nhiên, ít nhất là về mặt khái quát; giải thích này được thành lập bằng cách giữ lại các khái niệm đó trong lý thuyết khoa học của tư duy phù hợp. Vì lý do này khoa học vật lý (là khoa học duy nhất theo cách hiểu của Whitehead) đã chế tạo các thiết bị mà qua đó các vật thể mang tính tư duy (thought objects) trong nhận thức đời thường được thay thế bằng các vật thể mang tính tư duy của khoa học. Các vật thể này, như là phân tử, hạt nhân, và điện tử đều có cùng tính chất là khả năng thể hiện ý nghĩa trực tiếp trong nhận thức của ta và được ta biết đến chỉ nhờ một chuỗi các sự kiện mà chúng có tham gia. Nói một cách chắc chắn hơn là các sự kiện được thể hiện trong nhận thức của ta bằng các thể hiện ý nghĩa. Thông qua thiết bị này một cầu nối được tạo ra giữa sự mơ hồ dao động của ý nghĩa và sự định nghĩa chính xác của tư duy.

 

Mối quan tâm ở đây không phải là theo từng bước phương pháp thông minh mà Whitehead đã dùng như vừa tóm tắt để phân tích các tổ chức của tư duy, bắt đầu từ “giải phẫu học các tư tưởng khoa học” và kết thúc bằng các lý thuyết được toán hóa cho vật lý hiện đại và các nguyên tắc vận hành cho logic hình thức. Chúng ta quan tâm nhiều đến quan niệm cơ bản mà Whitehead cùng chia sẻ với các nhà tư tưởng lớn khác trong thời của chúng ta như William James, Dewey, Bergson và Husserl. Quan điểm này có thể trình bày một cách rất khái quát như sau:

 

Tất cả kiến thức của chúng ta về thế giới, theo hiểu biết thông thường cũng như theo kiến thức khoa học, đều là các kết cấu, ví dụ như là một tổ hợp các khái niệm trừu tượng, hệ thống phổ quát, hình thức hóa, tuyệt đối hoá phù hợp riêng với một mức độ tổ chức tư duy nhất định. Nói cụ thể hơn, không có gì gọi là thực tế, thuần chất và đơn giản. Tất cả dữ kiện đều từ một hệ thống dự kiện được chọn trong một bối cảnh phổ quát nhờ các hoạt động của trí não. Vì vậy tất cả đó đều là dữ kiện đã được diễn giải, là dữ kiện được xét tách rời khỏi môi trường bằng tư duy trừu tượng nhân tạo hoặc dữ kiện được xét trong một hoàn cảnh đặc biệt. Bất kể là trường hợp nào thì các dữ kiện đó đều hàm chứa giá trị diễn giải bên trong hoặc bên ngoài. Điều này không có nghĩa là chúng ta không thể nắm bắt thực tại thế giới trong cuộc sống hàng ngày hay trong khoa học. Điều đó chỉ có nghĩa là chúng ta chỉ nắm bắt một số góc cạnh mà thôi, chính xác là những gì chúng ta cần tới trong toan tính cuộc sống hàng ngày, hay từ góc nhìn của một qui trình với những nguyên tắc đã được công nhận trong tư duy được gọi là phương pháp khoa học.



[1] Trích dịch từ Alfred Schutz 1966, Common-sense and Scientific Interpretation, in Maurice Natanson (& Herman Leo van Breda) ed. 1990 Collected papers: The problem of social reality, Springer. Toàn bộ chú thích trong bản gốc - chủ yếu là dẫn nguồn sách - được lược bỏ. Người dịch thêm chú thích của bản thân và một số nội dung lấy từ một tác phẩm khác của Schutz là bài giảng vào năm 1940, được tạp chí Social Research vol 27 nr 2 in phần cuối vào năm 1960 (trang 203-221, in lại trong tập hai của bộ Collected papers: Studies in Social Theory, Auid Brodersen ed. [1964] 1976, Springer p.3-19)

[2] Đầu thế kỷ 20 các nhà lý thuyết trong các ngành khoa học xã hội và nhân văn bàn luận nhiều về việc ngành này có được coi là khoa học hay không, đặc biệt là sau công trình của Thomas Kuhn bàn về paradigm và một số lập luận bác bỏ hoàn toàn “tính khoa học” của ngành. Một trong số các giải pháp như Alfred Schutz thực hiện trong bài viết này là áp dụng các phương pháp nghiên cứu và tư duy khoa học của ngành được coi là khoa học nhất là vật lý hiện đại (ảnh hưởng toán học) vào xã hội học. Schutz (1940:3) tuyên bố “các ngành khoa học xã hội phải theo qui củ của các ngành khoa học tự nhiên và thu nhận các phương pháp của các ngành đó”, nhưng cũng không chấp nhận cách ứng dụng quá cực đoan của trường phái behaviorism. Vấn đề sâu xa hơn là sự phân chia giữa tính khách quan và chủ quan của thực tại, mà nhà nghiên cứu xã hội có thể quyết định không chạm đến phần chủ quan, mà chỉ thu nhận dữ liệu để xử lý ở khu vực khách quan ví dụ như lý thuyết kinh tế về đường cung cầu, xác định qui luật trên mối quan hệ khách quan giữa hai giá trị này mà không đi sâu vào nhu cầu chủ quan hay giá trị chủ quan. “Chúng ta hãy ghi nhận các dữ liệu của thế giới xã hội này trong khuôn khổ kinh nghiệm khoa học của chúng ta có thể thể hiện chúng trong các mô hình đáng tin cậy, hãy mô tả và phân tích các dữ liệu đó, hãy xếp nhóm chúng theo các hệ thống chặt chẽ rồi nghiên cứu qui luật trên hình dáng và phát triển mà chúng tạo ra, và chúng ta sẽ đạt đến một hệ thống cho khoa học xã hội, phát hiện các nguyên tắc cơ bản và qui luật giải tích của thế giới xã hội” (Schutz 1940:6).

Lê Hải*
Số lần đọc: 2131
Ngày đăng: 29.07.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Thơ Đường Luật Trong Dòng Chảy Của Thơ Việt Đương Đại - Bùi Công Thuấn
Người Lính Trong Truyện Trần Hoài Thư - Nguyễn Vy Khanh
Trung-Quốc Thế Kỷ 21 - Nguyễn Vy Khanh
Vốn xã hội, nguy cơ phá sản? - Nam Dao
Triết học cách mạng cho khoa học - Lê Hải*
Thơ Du Tử Lê - Nguyễn Vy Khanh
Thế-kỷ tiểu-thuyết 1 - Nguyễn Vy Khanh
Thế-kỷ tiểu-thuyết 2 - Nguyễn Vy Khanh
Các nhà văn nói về Môn Văn. - Yến Nhi
Triết học đại học - Lê Hải*
Cùng một tác giả
Quê Mẹ (truyện ngắn)
Hiện tượng học (tiểu luận)
Bàn về mỹ nghệ (nghệ thuật)
Việt Nam là gì? (nghệ thuật)