Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
732
116.602.177
 
Cha đẻ của hai hệ phái triết học ngược chiều nhau
Lê Hải*

Bryan Magee, Lê Hải dịch[1]

 

Ludwig Wittgenstein[2] sinh ở Viên năm 1889. Cha ông – mà sau này ông được thừa hưởng gia tài – là nhân vật giàu nhất trong ngành sắt thép ở Áo. Wittgenstein từ bé đã ham thích máy móc, và quá trình giáo dục nặng về toán học, vật lý và kỹ sư. Sau khi học ngành kỹ sư cơ khí ở Berlin ông sang Manchester học tiếp 3 năm trong ngành khí động học. Thời gian này ông bắt đầu bị hút vào câu hỏi cơ bản về môn toán học mà ông sử dụng. Cuốn sách của Bertrand Russell về [Các nguyên lý trong toán học] The Principles of Mathematics đã khiến ông bỏ ngành kỹ sư và đến Cambridge thụ giáo với chính Russell về triết học toán, và chẳng bao lâu sau thì đã nắm bắt hết tất cả những gì Russell có thể truyền thụ. Vậy là ông bắt đầu tư duy độc lập và xuất bản quyển sách đầu tiên [Luận Cương Triết-Logic] Tractatus Logico-Philosophicus vào năm 1921, thường được gọi tắt là Luận Cương hay Cương Lĩnh[3].

 

Khi đó Wittgenstein tin rằng mình đã giải quyết xong các vấn đề cơ bản trong triết học, cho nên rời bỏ triết học và quan tâm đến các vấn đề khác. Trong thời gian đó thì Tractatus gây ảnh hưởng sâu rộng, giúp phát triển thêm các vấn đề logic ở Cambridge, còn ở châu Âu lục địa thì trở thành tác phẩm được sùng bái nhất trong nhóm triết gia Logical Positivists hay còn được gọi là nhóm ở Viên – Vienna Circle. Nhưng bản thân Wittgenstein thì lại bắt đầu cảm thấy công trình này của mình sai cơ bản, cho nên cuối cùng lại quay trở lại triết học. Năm 1929 ông quay về Cambridge và giữ chức giáo sư triết học vào năm 1939. Trong giai đoạn thứ hai này ở Cambridge ông xây dựng một hệ tư tưởng hoàn toàn mới, khá khác biệt với công trình trước đây. Trong phần còn lại của cuộc đời ông, ảnh hưởng của tác phẩm này chỉ giới hạn trong mối quan hệ riêng, và chỉ một bài viết rất ngắn được xuất bản ngay sau khi ông qua đời vào năm 1951. Nhưng hai năm sau đó thì quyển sách [Các phương pháp nghiên cứu triết học] Philosophical Investigations được xuất bản vào năm 1953, và trở thành một trong số các tác phẩm triết học nhiều ảnh hưởng nhất ở các nước nói tiếng Anh kể từ sau Đệ nhị thế chiến.

 

Như vậy đây là trường hợp xuất chúng, một triết gia xuất sắc trong các giai đoạn khác nhau của cuộc đời đã tạo ra hai hệ thống triết học không tương thích, cả hai đều ảnh hưởng lên cả một thế hệ. Mặc dù không tương thích nhưng hai ngành triết này có một số vấn đề cơ bản giống nhau. Cả hai đều tập trung vào vai trò của ngôn ngữ trong tư duy của con người và trong cuộc sống của loài người, và đều cùng quan tâm hàng đầu đến việc định ranh giới giữa chuyện dùng ngôn ngữ có đúng chỗ hay không – hay như có người từng diễn đạt, là vẽ đường phân chia giữa đâu là nơi bắt đầu của có nghĩa và vô nghĩa. Với tôi, quyển đầu trong hai tác phẩm chính vừa kể của Wittgenstein là Tractatus vẫn tiếp tục là sách đáng đọc, nhưng phải công nhận là quyển sau, Philosophical Investigations là tác phẩm đã đưa ông lên tầm quốc tế như một nhân vật văn hóa trong giai đoạn kể từ sau ngày ông qua đời và hiện tiếp tục tích cực gây ảnh hưởng[4] lên nhiều ngành bên ngoài triết học.



[1] Từ trang 322-323 tập sách về các triết gia phương Tây xuất chúng của Bryan Magee [1987] 2000, The Great Philosophers – An Introduction to Western Philosophy, Oxford University Press. Các chương sách là những cuộc nói chuyện của tác giả với các triết gia và sử gia triết học hàng đầu, bắt đầu bằng một đoạn giới thiệu khái quát như trên đây. Các chú thích là của người dịch.

[2] Tiểu sử sự nghiệp và danh sách các tác phẩm cùng bài viết có liên quan được giới thiệu trên trang Wikipedia tiếng Việt ở địa chỉ http://vi.wikipedia.org/wiki/Ludwig_Wittgenstein. Cũng có một bài giới thiệu tương tự ở trang http://sachxua.net/forum/index.php?topic=5968.0;wap2

[3] Theo cách dịch của GS Nguyễn Quỳnh từ Đại học Towson, từng bảo vệ luận văn tiến sĩ về Wittgenstein và dịch tác phẩm này ra tiếng Việt một vài lần với nhiều bản diễn nghĩa khác nhau, phần mở đầu có thể đọc ở trang Tiền Vệ http://www.tienve.org/home/literature/viewLiterature.do?action=viewArtwork&artworkId=7574. GS Nguyễn Quỳnh cũng là tác giả của nhiều nghiên cứu về mỹ thuật, như giới thiệu trên trang nhà của ông ở địa chỉ http://dnn.epcc.edu/HomePage/tabid/11711/language/en-US/Default.aspx, là bằng TS thứ hai của ông, cùng với các bài viết tiếng Việt cũng có thể đọc trên trang Tiền Vệ http://www.tienve.org/home/authors/

viewAuthors.do;jsessionid=75854405936453F28C81874829DA2984?action=show&authorId=1060

[4] Theo đó, thế giới mà chúng ta “nhìn thấy” thực ra là do ngôn ngữ xác định ra, giống như là một cuộc cờ chữ (language games). Một chữ hay khái niệm chỉ có nghĩa khi đang được sử dụng trong một ngữ cảnh, cú pháp và tương tác, còn khi tách riêng ra ngoài thì trở nên mất ý nghĩa.

Lê Hải*
Số lần đọc: 2538
Ngày đăng: 05.09.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Cha đẻ của triết học hiện đại - Lê Hải*
Vài Chi Tiết Về Cuốn Connaissance Du Vietnam Của Hai Đồng Tác Giả Pierre Huard Và Maurice Durand Thuộc Trường Viễn Đông Bác Cổ - Vũ Anh Tuấn
Hồi Chuông Tắt Lửa Và Cái Nhìn Hiện Tượng Luận - Huỳnh Như Phương
Thời hoàng kim và Thời khải huyền - Hamvas Béla
Vài cảm nghĩ về thơ Thanh Tâm Tuyền - Thường Quán
Từ Hiểu biết thông thường đến Kiến thức khoa học xã hội - Lê Hải*
Thể loại văn-chương: các thể loại ngắn - Nguyễn Vy Khanh
Thơ Đường Luật Trong Dòng Chảy Của Thơ Việt Đương Đại - Bùi Công Thuấn
Người Lính Trong Truyện Trần Hoài Thư - Nguyễn Vy Khanh
Trung-Quốc Thế Kỷ 21 - Nguyễn Vy Khanh
Cùng một tác giả
Quê Mẹ (truyện ngắn)
Hiện tượng học (tiểu luận)
Bàn về mỹ nghệ (nghệ thuật)
Việt Nam là gì? (nghệ thuật)