Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.377 tác phẩm
2.747 tác giả
635
116.531.952
 
Một buổi diễn kịch đặc biệt
Khuyết danh

Chuyện kịch

Văn - một cậu học trò học giỏi, ngoan hiền - vì thân với một bạn gái được Kha - một học sinh cá biệt - “kết môđen” nên bị anh này gài bẫy. Thư - bạn gái Kha - được giao nhiệm vụ dụ dỗ Văn quan hệ nhằm làm xấu hình ảnh cậu. Văn vượt qua cạm bẫy này nhờ sự giáo dục nề nếp của gia đình nhưng luôn bị ám ảnh về tình dục…

17 tuổi Văn vẫn được ba mẹ chăm sóc, đối xử như một đứa trẻ con không biết gì. Đem thắc mắc hỏi ba, ba gạt ngang cấm đoán; hỏi mẹ, mẹ sợ hãi, la mắng và coi như… xong. Văn hỏi thầy giáo, thầy cho đó là chuyện xấu xa…

19 tuổi, ở lại lớp 2 năm, bố mẹ sống thiếu đạo đức - kiếm tiền bất chính và ly hôn; Kha bị coi như của nợ giữa 2 người. Hận đời, Kha có hẳn một hội ăn chơi rất sớm. Chứng kiến Văn thoát khỏi “bẫy” dụ quan hệ tình dục, Kha nhận ra từ chối hay sa vào cám dỗ chủ yếu do sức đề kháng của mỗi người. Kha bắt đầu thay đổi, lập ra một trang web kể chuyện đời mình làm gương cảnh báo, tư vấn cho bạn trẻ những vướng mắc tâm lý lứa tuổi để có hướng đi đúng, rất được giới trẻ hâm mộ…

Luôn bị ám ảnh ở tuổi đang phát triển mà lại không được ai giúp cởi “cái gút”, Văn bắt đầu có biểu hiện sai lệch. Tự ái vì bị Văn từ chối, Kha lại quan tâm Trân, Thư lôi kéo Văn đến hội ăn chơi. Chính Kha đã cứu được Văn khỏi sa ngã bằng cách bộc lộ sự thật đau đớn: đã nhiễm HIV… Cuối cùng Kha ra đi ở cái tuổi 19 của mình để lại nhiều thương tiếc!

Qua dàn dựng của Hồng Trang, câu chuyện được các sinh viênTrường CĐ SKĐA thể hiện rất lôi cuốn, đem lại nhiều nụ cười lẫn nước mắt cho khán giả. Cách gài kịch cũng không giáo điều khô khan, ý nghĩa giáo dục vẫn lồ lộ nhưng chuyện tự ái bồng bột, nông nổi thiếu suy nghĩ khi không được giúp đỡ, hướng dẫn đúng đắn dễ đưa tuổi trẻ vị thành niên đến sự sai lầm có thể cho hậu quả rất đắc là rất thật và gần gũi.

Chuyện đời

Khán giả rất trẻ của đêm diễn  đã bị câu chuyện cuốn hút thật sự. Một bạn tên Phú “phản đối” kết kịch quá bi thảm khi để cho Kha chết: “Phải có cách nào đó giúp các bạn trẻ chứ?! Chính tôi cũng là một người từng sa chân nên thấy buồn và rất cần sự giúp đỡ”. Ngay lập tức một bạn tên Quỳnh nêu “giải pháp”: “Để cho ba mẹ, thầy giáo nhìn nhận ra vấn đề và giúp đỡ đám trẻ”.

Dy Hương làm ở một tổ chức bảo vệ trẻ em lại đặt câu hỏi: “Đâu là trách nhiệm của ba mẹ Văn? Dẫu rất thương con, quan tâm con nhưng cách giáo dục sai lầm của họ có thể làm hại con…”. Hai diễn viên vào vai bố mẹ Văn đồng ý với suy nghĩ này.

Một bạn trẻ khác bức xúc: “Tại sao ba mẹ Kha lại xấu như thế, cha mẹ nào mà không thương con? Tại sao Kha không bày tỏ với cha mẹ mặc cảm, khao khát được yêu thương của mình…?”. Diễn viên vào vai Kha, cũng là đồng tác giả kịch bản, trả lời: “Rất tiếc cuộc đời lại có những hoàn cảnh như thế. Vì có hoàn cảnh như thế nên Kha dễ bị sa ngã hơn Văn luôn được quan tâm, giáo dục…”.

Thật bất ngờ, cả khán phòng lặng đi khi diễn viên đóng vai Thư chợt bày tỏ: “Tôi cũng gặp hoàn cảnh ba mẹ chia tay, từ nhỏ sống với bà. Tôi cũng chịu nhiều thiệt thòi và cảm thấy có khoảng cách với ba mẹ, có những chuyện chẳng thể nào tâm sự với họ được. Dù ít được ba mẹ đến thăm nhưng tôi hiểu ba mẹ thương tôi, người lớn đi đến quyết định như thế là có hoàn cảnh, lý do riêng, cũng rất khổ tâm nên tôi không trách, giữ quan hệ tốt với ba mẹ. Nhận thức đến đâu là tùy mỗi người, nhưng có nhận thức tốt, hiểu biết, bản lĩnh, tôi tin bạn trẻ sẽ không bị sa ngã dẫu gặp bất hạnh; ngược lại còn biết phấn đấu sống tốt hơn…”. Những tràng vỗ tay nồng nhiệt nhất dành cho “Thư” vang lên.

Lại một bất ngờ. Một bạn trẻ nhận xét: “Kết cục có hậu quá. Lẽ ra không phải là Kha, mà Văn là người mới bị nhiễm HIV kia vì sự ngơ ngáo của cậu…”. Tác giả và đạo diễn dàn hòa: “Đó cũng là một khả năng có thật, nhưng chúng tôi đã rất cân nhắc để chọn kết cuộc này để tốt nhất cho ý nghĩa giáo dục, thức tỉnh của kịch bản…”.

Những câu trao đổi cứ kéo dài ra và kết thúc bằng đề nghị của một học sinh: “Em và các bạn học sinh nói chung rất muốn xem vở kịch thú vị và gần gũi này. Các anh chị hãy diễn nhiều hơn ở các trường nhé!”.

HÒA BÌNH

Khuyết danh
Số lần đọc: 2586
Ngày đăng: 23.01.2005
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Sân khấu năm 2004: Bức tranh nhiều màu sắc - Khuyết danh
Những vấn đề đặt ra từ thực trạng sân khấu hôm nay - Khuyết danh
Kịch nói Việt Nam: ngoại sinh và nội sinh - Khuyết danh
Nghệ sĩ ưu tú Thành Lộc: Sân khấu kịch là "Lựa chọn cuối cùng của tôi" - Khuyết danh
Bất ngờ giữa dòng chảy sân khấu kịch - Khuyết danh
Nghệ sĩ Hồng Vân:"Tôi luôn đứng phía sau ủng hộ các diễn viên trẻ" - Khuyết danh
Cùng một tác giả
Khu di chỉ Óc Eo (khảo cổ)
CHỢ ÂM DƯƠNG - NƠI (dân tộc học)
Chợ Việt Nam (dân tộc học)
Bình thơ : (văn hóa)
Phù điêu (nghệ thuật)
Võ Việt Chung và (thời trang)
Tranh dân gian (hội họa)
Dân ca (dân ca)
Văn Thánh Miếu (lịch sử)
Lý Cái Mơn (ca cổ)
Tranh dân gian (hội họa)
Ngày bình yên (thời trang)
Bàn tay (điêu khắc)
Bên nhau (điêu khắc)
Chim lửa (điêu khắc)
Cô gái vuốt tóc (điêu khắc)
Mối quan hệ (điêu khắc)
Ngọc (điêu khắc)