Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.377 tác phẩm
2.747 tác giả
692
116.520.153
 
Tiếp Cận Tư Tưởng Việt Nam và Vấn Đề Triết Học 6
Nguyễn Đăng Trúc

Bên lề triết học

 

Trong khung chính thức của lịch sử chúng ta đang sống, tư tưởng và triết lý ở đâu?

 

Nó vẫn còn đó như một phụ tùng cho sinh hoạt xã hội và con người; có khi nó được tương nhượng cho tồn tại như một món đồ cổ, lưu lại một vết tích của một thời đã qua; có lúc thì được dùng để xông hương cho những thành quả chính trị, khoa học, hay biện minh cho những cuộc phiêu lưu hỗn loạn của Dionysos.

 

Và chính vì thế, G. Gusdorf đã thắc mắc xem có nên nuôi thêm cái miệng ăn "triết gia" nầy, một thứ sinh hoạt ăn bám, chỉ biết nói những điều vu vơ, tổng quát không ăn nhịp gì với cái thực của cuộc sống đong đưa một cách tự nhiên di nhiên giữa Apollon và Dionysos, giữa cái có và cái không tùy thuộc quyền sử dụng của bàn tay con người tân thời vào thời hậu kỹ nghệ nầy.

 

Nhưng bên cạnh bước đi chính thức của lịch sử, còn có những tiếng nói "bên lề", những "viên đá" mà thợ xây lịch sử nhân loại vất đi vì không đúng với mẫu mực và danh hiệu triết học chút nào: như điểm mâu thuẫn mong manh nơi những lời nói của Héraclite, lời tự thú thân phận ngu muội của Socrate, nỗi khắc khoải của con tim nơi Augustinô, cuộc sống "nghèo" của Phanxicô Assisi, cảm nghiệm nỗi sợ hãi trước bí mật của sự giằng co giữa kinh nghiệm tội lỗi và nỗi khao khát ơn cứu độ nơi Pascal...và trăm ngàn kinh nghiệm phong phú của bao thánh nhân...Họ đã được đánh giá là người bên lề trong lịch sử triết học, và sẽ còn mãi ở bên lề.

 

Bước đi của văn hóa Tây phương Hy-lạp hôm nay, được triển khai tận mức, đi đến sự phổ cập ra ngoài các vùng đất của Tây phương và đang hướng đến mức độ toàn cầu hóa. Nhưng gần ba ngàn năm lịch sử cũng không có gì bảo chứng rằng rồi ra bước đi đó sẽ không có những bước ngoặt trong tương lai. Và tính phổ cập của nền văn hóa nầy phải chăng chỉ là một giả thiết hết sức võ đoán của những cuộc phiêu lưu rất giới hạn của lịch sử nhân loại. Vì thế sự kiện triết học tự hủy chính mình vào một giai đoạn lịch sử gọi là thời tân kỳ lại là điều mà M. Heidegger gọi là điều đáng làm ta suy tư, khi suy tư được hiểu là cái gì gắn bó với thân phận con người, một thân phận khác hơn nội dung định nghĩa của truyền thống triết học.

 

- Điều thời đại nầy làm ta suy tư vì ước mơ được diễn tả qua các huyền thoại về sự hiểu biết, phân biệt tốt - xấu, ngày - đêm...và bản chất của chúng nơi Adam và Eve "hái trái cấm" hiểu biết, nơi Oedipe giải thích được các đối nghịch có - không của vũ trụ thiên nhiên..., nay không còn là huyền thoại, nhưng là thực tế của khoa học qua trung gian của một chuỗi cố gắng của suy tư triết học. Con người không còn ở trong cái "có", dù cái có đó là thiên nhiên đi nữa, nhưng toàn bộ cái "có" ở trong khả năng của lý trí con người. Hẳn nhiên còn nhiều phát kiến khoa học kỳ thú, nhưng chả có gì đáng làm ta ngạc nhiên (nihil mirari); vì mọi phát kiến gọi là mới mẻ, thì về mặt hữu thể học , nó đã nằm trong thời gian - không gian vô tận, một cái khung bao la nhưng đã có sẵn mô hình trong lý trí. Trước đây Pascal hãi hùng trước cái vô tận nhỏ và vô tận lớn mà con người bị chơi vơi ở giữa, nay con người là chủ của vô tận nầy rồi, qua chìa khóa của cảm thức tiên nghiệm nơi Kant. Và nếu cái "có" của Kant còn hạn hẹp quá trong vòng kiến thức khoa học và các cơ chế của ban ngày, của ước lệ xã hội, thì con người tân kỳ đã có giải pháp nơi quyền lực trên cái "không" căn đế làm cho "cái có" tưởng như thực tế thành ảo ảnh phù du. (1 x 0 = 0). Từ nay mọi sự là vô nghĩa, vì "nghĩa" vốn không có nền tảng nào tự thiết định mình, nên cũng chỉ là trò ảo ảnh của Maya. Con người ngày nay nói theo Nietzsche, khi lấy lại một câu của Héraclite, là một trẻ em chơi cờ. Thắng - bại, sống - chết đều là những hiện tượng của một cuộc sống hồn nhiên, theo nghĩa là không có nghĩa lý gì. Chỉ còn một cái nghĩa nếu có thể dùng chữ nầy đó là "chơi", chơi cho đến cùng.

 

 

Mọi cái đều được phép, vì tốt hay xấu đều có thể biện minh được. Nên làm được gì cứ làm, miễn là thể hiện được ý chí quyền lực của mình, hàm ngụ rằng ý chí quyền lực đó là một hiện tượng tự nhiên của cuộc sống.

 

- Tiền đề đặt ra cho triết học từ buổi khai nguyên có gì bất ổn khi kết quả do triết học đó khai triển ra nay lại chối từ chính bản chất của mình? Bất ổn nơi chính thời đại gặt hái hoa trái của triết học, thời đại tân kỳ chúng ta đang sống, là còn trời, còn đất, còn con người, nhưng suy tư không còn, mà chỉ là "hành động ta làm nên ta".

 

Triết học truyền thống tự mình không thể biện minh; và nói theo Heidegger là hết đất để xoay xở, ngoại trừ việc tự đào thải.

 

Triết học tự đào thải, nhưng con người vẫn còn và muốn suy tư.

 

Và đến đây, từ cái bên lề truyền thống chính thức của triết học, một câu chất vấn đặt ra cho triết học trong tương quan với suy tư gắn liền với thân phận con người, trước thời đại đang cống hiến cho ta suy nghĩ:

 

Triết học truyền thống đã thật sự đề cập đến vấn đề suy tư chưa? Hay ngay từ bước đầu, triết học đã hiểu lầm chữ suy tư, từ đó đã sử dụng lầm nội dung của nó?

 

Và từ tiền kiến của Parménide, như một cái vòng tròn không vượt qua nổi, làm khung cho truyền thống tư duy triết học, phải chăng là một bước sa sẩy đã hất ra bên lề những con người suy tư, không những người đã bị truyền thống triết học xếp ra bên lề rồi, nhưng ngay cả những suy tư bên lề của chính những con người được xếp vào danh sách triết gia?

 

Rốt ráo của vấn đề đặt ra từ bên lề của tư tưởng triết học truyền thống là: Hư vô chủ nghĩa, như một hiện tượng rốt ráo khai tử triết học vốn xây dựng trên kiến thức về hữu thể và lý trí, phải chăng đã hiện diện ngay từ buổi khai sinh ra nó?

 

Điều làm ta suy tư về thời đại chúng ta nay là suy tư về hư vô chủ nghĩa như một mâu thuẫn tận căn của triết học: tuyên dương một chủ nghĩa triết học để đào thải triết học.

 

Người đã dám đào tới tận căn của biên bờ triết học để thấy vận mệnh lịch sử phải bước đến giai đoạn thực hiện hư vô chủ nghĩa, đó là Nietzsche. Có một Nietzsche triết gia chuyển triết học (philosophia) được gọi là yêu sự khôn ngoan thành yêu vận mệnh không thể tránh né nầy (amor fati). Một triết gia nóng lòng muốn nhảy vọt qua bóng dọi trước mặt mình; nhưng ánh sáng và mảnh đất làm nền của nó cũng đã là đất - trời trong khuôn khổ quan niệm của triết học truyền thống, nên hư vô chủ nghĩa chỉ đủ sức nói ngược lại triết học truyền thống, như hai cặp song sinh cùng được bao phủ bởi một bào thai duy nhất. Nói ngược không phải là nói khác đi, nhưng là tương tranh giữa hai đối cực cùng một bản thể. Tuy vậy, đằng sau triết gia hư vô chủ nghĩa nầy, còn có một Nietzsche có những suy tư bất chừng nằm bên lề của truyền thống.

 

Và chính vì thế, trong cuốn "Sự hiểu biết vui tươi", câu nói triệt để hầu khóa sổ nền triết lý Hy-lạp - và thần học duy lý Kitô giáo: "Thượng đế đã chết" - lại có âm hưởng của câu thơ Kiều:

 

"Vui là vui gượng kẻo là! " [1]

 

Và Heidegger thì thắc mắc về câu nói đó như sau:

 

"Phải chăng một nhà tư tưởng ở đây thực sự có thể đã lên tiếng kêu cầu từ vực sâu..." (de profundis) [2].

 

Hai con người của Nietzsche đó, một con người triết gia đã được thời đại chúng ta biết đến để tán dương hay trách oán với tiền kiến là đôi bên đều ở trong vòng đất - trời của triết học truyền thống.

 

Nhưng với con người bên lề của Nietzsche, cũng như với cõi bên lề của con người còn lại trong thời đại tân kỳ chúng ta hôm nay, chúng ta thử đọc lại bản án " Thượng đế đã chết" của Nietzsche để đặt lại vấn đề thực tính của suy tư nơi thân phận con người:

 

"Về chân trời vô tận:- Chúng ta đã xa lìa đất, chúng ta đã bước lên thuyền! Chúng ta đã chặt hết cầu - hơn nữa, chúng ta đã vứt bỏ đất đằng sau lưng! Từ đây, hỡi chiếc thuyền mong manh, hãy coi chừng! Đại dương trải rộng ra hai bên người: hẳn nhiên không phải lúc nào đại đương cũng gầm nổi sóng và đôi khi nó êm ả như tơ lụa vàng óng ánh và như một giấc mơ của mọi sự tốt đẹp. Nhưng có những giờ xảy đến mà ngươi sẽ nhận ra rằng nó vô tận và không gì đáng sợ hơn vô tận. Ôi, hỡi con chim nhỏ bé, ngươi đã cảm thấy mình tự do nhưng nay sao ngươi lại đụng phải những thanh chấn ngang của một chiếc lồng như thế! Khốn cho ngươi, nếu nỗi nhớ nhà ập đến trong ngươi, tưởng như trước đây ở bên ấy có nhiều tự do hơn - Hỡi ôi, bây giờ thì đâu còn "đất" nữa! " [3].

 

Nguời mất trí:- Các ngươi đã không nghe nói đến con người mất trí ấy, con người đã từng thắp lên một lồng đèn giữa ban ngày, rồi chạy đến giữa phiên nhóm chợ và không ngớt la lên "Tôi tìm Thượng-đế!" - Và vì ở nơi ấy có nhiều người không tin vào Thượng-đế đang tập họp, nên ông ta gây nên một cảnh tượng để người ta đùa cợt; người thì nói: phải chăng người ta đã mất lạc ông? Người khác lại nói: phải chăng ông bị lạc như một đứa trẻ nhỏ? Hắn ta đã núp ở đâu vậy? Nó di cư đến hay sao? - Và như thế, mọi người cùng reo hò và cười lên một lượt. Người mất trí vội đi đến giữa họ và nhìn xuyên qua họ. Ông ta hét to lên: "Thượng-đế ở đâu? Tôi nói cho các ông nghe đây! Chúng ta đã giết Thượng-đế rồi - "Các ngươi và tôi nữa! Tất cả chúng ta đều là những kẻ sát thần! nhưng làm thế nào để chúng ta đã thực hiện được việc đó? Làm thế nào chúng ta đã có thể tát cạn biển cả? Ai đã cho chúng ta cái bọt biển để xoá hết sạch chân trời? Chúng ta đã làm gì để cắt lìa đất nầy khỏi mặt trời của nó? Nó sẽ quay về hướng nào đây? Vận hành của nó đưa chúng ta về đâu? Đi thật xa khỏi tất cả mọi mặt trời hay sao? Chúng ta không phải đã té nhào trong một bước ngã liên tục hay sao? Té ngửa, té nghiêng, té úp xuống, té mọi hướng hay sao? Còn có một cõi trên và một cõi dưới hay không? Chúng ta không lạc bước vào một cõi hư vô bất tận hay sao? Chúng ta không cảm thấy làn hơi của hư vô hay sao? Trời không trở lạnh hơn nữa sao? Đêm tối không tràn tới không ngừng và càng lúc càng đêm tối hơn nữa hay sao? Chúng ta không còn nghe gì cả từ tiếng động của những người đã từng chôn Thượng-đế sao? Chúng ta chưa từng cảm thấy gì cả từ xác chết của Thượng-đế đang rã thúi hay sao? - Thần thánh cũng rã thúi! Thượng-đế đã chết! Thượng-đế mãi chết! Và chính chúng ta đã giết Thượng đế! Làm sao chúng ta tự an ủi lấy mình, khi chúng ta là những tên đao phủ giết chết những đao phủ? Những gì thần thánh và uy dũng nhất mà bấy lâu nay thế giới đã có được, nay đã mất hết máu huyết của chúng rồi dưới những làn đao của chúng ta - Ai sẽ lau sạch máu ấy nơi tay chúng ta? Nước nào sẽ rửa sạch chúng ta? - Chúng ta sẽ phải bày ra những lễ nghi long trọng nào, những trò chơi thần thánh nào để xoá tội? Hành động cao cả đó quá lớn đối với chúng ta không? Chúng ta có cần phải tự mình trở nên thần thánh để tỏ ra xứng đáng với hành động đó không? Không bao giờ đã có được một hành động nào cao cả hơn - và nhờ chính vào hành động nầy bất cứ ai sinh ra sau chúng ta, sẽ thuộc về một lịch sử cao siêu hơn bất cứ những gì gọi là lịch sử từ xưa đến nay!"

Đến đây người mất trí nín lại và nhìn vào những người nghe ông nói: họ làm thinh và nhìn ông không hiểu. Cuối cùng ông ném chiếc đèn xuống đất; chiếc đèn vỡ tung và tắt. Ông lại nói tiếp: "Tôi đến sớm quá, giờ tôi chưa đến. Biến cố lạ lùng nầy còn đang dong duổi trên đường đi - nó chưa lọt được vào tai con người. Cần có thời của sấm sét , cần có thời của ánh sáng từ các tinh tú, cần có thời của các hành động; sau khi đã hoàn tất thì con người mới thấy được và nghe được. Hành động đó còn xa lạ đối với họ hơn cả những tinh tú xa nhất - Thế mà chính họ lại là những kẻ đã thực hiện hành động nầy!

 

Người ta còn kể rằng trong cùng ngày ấy người mất trí có thể đã vào nhiều thánh đường khác nhau và đã hát dòn dã xin cho Thượng đế được an nghỉ đời đời (Requiem oeternam Deo). Người ta có thể đã tống cổ ông ra ngoài và nhốt ông để hạch hỏi, ông ta đã lặp đi lặp lại: Những thánh đường nầy là cái gì, không phải là những mộ huyệt của Thượng đế sao...? " [4].

 

Người bên lề của Nietzsche là con người nhận thức hiện sinh như một nỗi nhớ nhà, nhớ vùng đất nguyên khởi, nhớ Nguồn của mình. Vùng đất mà con người giam hãm trong thời gian được ví ở đây là đại dương (đoạn 124 "Sự hiểu biết vui tươi") tưởng chừng như vứt bỏ sau lưng rồi, thì nay như chiếc bóng bám riết con người, nhất là khi lịch sử gặp buổi chông chao. Nhưng cái bóng hay vết tích nơi Đại-ký-ức, nỗi nhớ căn nguyên đó không còn là lãnh vực trong tầm tay con người nữa!

 

Trong cuốn "Ainsi parlait Zarathoustra", khai triển phần cuối của đoạn 125 cuốn "Hiểu biết vui tươi", siêu nhân, một sáng kiến của Nietzsche về một nhân loại mới, cũng đành phải tự thú:

 

"Bóng của tôi gọi tôi? Nhưng bất cần bóng của tôi... Nó cứ chạy theo tôi! Còn tôi - tôi cố chạy thoát nó.

 Zarathoustra tự nói với lòng mình như vậy và chạy tiếp. Thế mà bóng sau ông lại mãi đuổi theo ông...

Nhưng làm sao Zarathoustra lại phải sợ bóng mình? Mà dường như bóng đó còn có chân dài hơn cả bước chân của chính ông?" (Zarathoustra tự hỏi).

 

Và bóng đó chất vấn Zarathoustra:

 

"Phần tôi, tôi còn một mục đích nào không? Còn một bến bờ nào để tìm hướng về không?

Nơi cư ngụ thật của tôi ở đâu? Đó là điều tôi muốn hỏi và tôi tìm, và đó là điều tôi đã tìm mà không gặp đâu cả. Ôi, nơi nơi là vĩnh cửu, ôi, không đâu là vĩnh cửu, ôi vĩnh cửu...Hoài công sao!" [5].

 

Thời đại tân kỳ của chúng ta, thời đại đã không bạo gan đủ như Siêu nhân mà người phát ngôn là Zarathoustra của Nietzsche để nói:

 

"Tất cả thần thánh đã chết; nay chúng tôi muốn sống làm siêu nhân!" [6].

 

Nước quên Non, nhưng Non vẫn ngóng chờ Nước - Trong hiện sinh  của thời đại Tân kỳ nhắm mắt đi tới, thần thánh đã vắng bóng trong sinh hoạt và hứng khởi của con người. Tuy vậy cũng như Zarathoustra của Nietzsche còn có chiếc bóng bên lề đeo đẳng và còn chạy nhanh hơn cả những toan tính của một số khoa học gia, nhân danh tiến bộ và ước muốn vượt thắng giới hạn của cả tự nhiên để khởi cống biến chế và sản xuất những mẫu người ưu tú!

Con người tân kỳ rút ngắn thời gian, không gian qua hiểu biết và kỹ thuật khoa học, muốn vượt cả ràng buộc của thực tế bằng dược liệu kích thích và ma túy, bẻ gẫy, đạp bằng vật chất ngăn cản nhờ hình ảnh và trí tưởng tượng nghệ thuật..., nhưng không xoá nổi âm vang Đại-ký-ức như bóng chập chờn vướng mắc nơi tiếng nói từ bên trong mình:

 

"Chốn cư ngụ của tôi ở đâu?"

 

Như người mất trí của Nietzsche, họ đã hoàn thành mọi việc; thế mà khi nói "Thượng-đế đã chết", và xác thần thánh đang ung thối do chính bàn tay họ, bàn tay của mọi người, thì không ai trong những người mà Heidegger gọi là "bọn côn đồ" giữa chợ, hiểu cả [7].

 

Câu nói của Nietzsche "Thượng-đế đã chết" được đánh giá là tột đỉnh của chủ nghĩa hư vô, vì tiếp theo câu nói đó định mệnh của tư tưởng và hành động của con người nay không thể còn tiêu chuẩn nào để thiết định các giá trị đạo đức, cũng như thẩm định các phán đoán thuộc hữu thể học. Nhưng Nietzsche là kẻ bạo gan dám nói một điều mà đoàn lũ con người tân kỳ đang làm mà không dám nói. Như thế trong câu nói của Nietzsche hàm ngụ rằng những kẻ cho mình hữu thần, đang tôn vinh thượng đế của họ, phải chăng chỉ là những kẻ tôn thờ thần tượng, buộc Thượng đế phải đồng hóa với những ý tưởng vu vơ từ Parménide đến Kant nêu lên như những bức tượng vô hình do trí tưởng tượng của mình tạo ra? Và tại sao niềm tin tôn giáo chân thật lại lo ngại về câu nói của Nietzsche? Gióp đã không nói cùng một nội dung như Nietzsche hay sao?

 

Lịch sử chúng ta đang sống, "sa mạc đã tràn lan", một thời mà ngay cả tư duy triết học cũng đang tự đào thải, nay chỉ còn là làm khoa học, tác tạo các cuộc chơi! Bức tường Bá-linh sụp đổ, cuốn theo xác chết của giấc mộng suy tư cổ truyền gọi là ý thức hệ.

 

Người ta thực sự chứng kiến sự trống vắng của tư duy ở mọi cấp độ. Sẽ còn có cuộc phiêu lưu nào nữa không để thực hiện triệt để con người siêu nhân của Nietzsche? Đây đó đã phát xuất những triệu chứng: những giáo phái Satan, những trào lưu tân- phát-xít, những thách thức của khoa học - kỹ thuật tác tạo mẫu người ưu tú...

 

Nhưng thời đại đang cống hiến cho ta suy nghĩ, là thời đại chúng ta đang đi đến những bước đường cùng của một lối suy tư triết học, khi triết học tự đào thải mình để biến thành khoa học; và thắc mắc của chúng ta là thật sự triết học đó có thể đồng hóa với suy tư chân thật của bản tính con người không?

 

Chúng ta đang đặt vấn đề suy tư, hoảng sợ trước "sa mạc lớn dần"; nhưng sự sống và vùng đất cư ngụ của con người, hay nói theo ngôn ngữ Việt-Nam qua lối dùng chữ của Nguyễn-Du là "cõi người ta" có phải là "vùng đất" để từ đó ta suy tư, hay ta lại lấy một cái "có" trong tầm tay, đôi lúc không phải là cái "bản chất" của viên bi, hòn sỏi để suy tư?

 

Khởi từ bài thơ của Parménide được mệnh danh là bài thơ về "Hữu thể học", cái "có" gọi là "Hữu thể" như trái cây không biết từ thuở nào được trao gọn trong bàn tay con người, con người chỉ có hái và ăn thì thông thiên đạt địa. Con người gọi là người suy tư triết học nhất thiết xem đó như một sự cần thiết, tất yếu, hiển nhiên để có thể có chìa khóa mở cửa chân lý. Triết gia nói "có" một cách dễ dàng như rút một chiếc khăn tay mình sẵn có trong túi; người ta lật ngược lật xuôi chiếc khăn tay nầy để phân cấp từ cái "có" căn nguyên và chung cho mọi sự hữu: Cái "có" dành riêng cho thần thánh, cái có dành cho con người, cái "có" dành cho vũ trụ. Rồi suy dài suy ngắn xem cấp "có" nào trong muôn sự có đó là quan trọng và có tầm mức quyết định về sự phát sinh và sống còn của các cái có khác. Và cuộc phiêu lưu nầy phát sinh thời thần bản, thời vật bản, thời nhân bản, và có lẽ còn nhiều bản khác nữa.

 

 

Nietzsche, tiên đoán bước đi của lịch sử thời đại tân kỳ của chúng ta, đã bạo gan nói điều mà con người ngày nay đang làm mà không nói. Cái "có" được truyền thống tôn vinh gọi là Hữu thể tối cao, Hữu thể của các hữu thể mà triết học và thần học của Kitô giáo Tây phương hiểu là Thượng-đế, Hữu thể đó thực sự đã bị thái hóa hay gọi là đã chết rồi nơi Thế giới tân kỳ của chúng ta. Con người ngày nay nghĩ rằng phải vướng mắc hữu thể đó như lo âu chiếc bóng đuổi theo dòng trôi chảy của cuộc đời mình mà làm gì. Phải dứt khóat không những xoá bỏ ý tưởng về Thượng-đế,  như cái "" hữu lý và thiếu sự sống linh hoạt hữu hình với những giá trị từ đó phát sinh, để tạo một trụ điểm mới vượt lên trên tiêu chuẩn "" và "không". Một thời đại mới của "Siêu nhân" không những diệt Thượng-đế được xem là một hành vi cao cả, nhưng  còn diệt luôn "bóng" của Thượng-đế, nghĩa là phải vượt qua lối suy tư còn vướng mắc vào bất cứ một giá trị nào. Thời đó cũng gọi là thời lật nhào các giá trị. Và điều làm chúng ta thắc mắc chính cái tâm tư gọi là ý chí thống trị nầy tại sao còn bận tâm phải lật nhào một cái gì bất kỳ dù đó là các giá trị, vì không phải rằng tất cả đã là không hay sao? Thực ra thời đại chúng ta đang làm ta suy tư, vì chính điều gọi là suy tư triết học mà Nietzsche còn luẩn quẩn trong đó thực sự chưa phải là chân tính của suy tư. Vì cái "", cái "không" xuất hiện vào thủa bình minh của triết học cũng chỉ như một làn hơi từ một ánh sáng nào đó chiếu dọi vào để con người ngạc nhiên và khởi đầu cho suy tư. Nhưng tự thân ánh sáng ấy còn núp dưới chân trời chưa mọc lên. Nên con người triết học truyền thống đã nói về ánh sáng, Thượng đế, "" hay "Không" làm như mọi sự đã ở trong bàn tay con người rồi, kỳ thực việc làm của họ không khác nào câu nói của nhà thi sĩ: nhảy xuống nước mò trăng.

 

Và câu chuyện phục hồi suy tư, có phải bày thêm một trào lưu triết học mới tiếp nuối con đường suy tư triết học nầy không?

 

Một con người bên lề đã nhận định về nếp suy tư truyền thống triết học như sau:

 

"Dường như con người truyền thống đã hành động quá nhiều và suy tư quá ít qua bao thế kỷ"[8].

 

Và một nhà tư tưởng khác sau đó, đã suy tư bên lề lịch sử cũng phát biểu trong đường hướng nầy:

 

         "Làm gì?

  • Không có gì để làm cả! Không có gì để làm vì không có vấn đề thêm một cái làm khác vào vô số cái làm đã đày đọa chúng ta. Vân đề là "Chân tánh của mình" (être) [9].

 

Và "Chân tánh" của con người tìm đâu xa ngoài "cõi người ta", gần với con người như thế, nhưng đã qua bao thế kỷ của lịch sử nó cũng thật xa tầm tay con người. Vì phải chăng "cõi người ta" là của những "ai" với "ai", chứ không phải là thế giới từ "cái gì" bên cạnh những "cái gì" làm đối tượng căn nguyên cho thắc mắc của suy tư triết học.

 

Đã từ lâu, trang nào trong triết học truyền thống được xếp loại là ảnh hưởng Kitô giáo đã múc lấy hứng khởi từ "Thượng-đế làm người vì yêu thương" làm khởi điểm cho suy tư về  cõi người ta? Tại sao một sinh hoạt suy tư gọi là tối cao, tức là triết học, lại phải xây dựng trên một "cái có" vô hồn, nằm trong câu hỏi "cái gì"  hàm ngụ thuộc quyền sử dụng của lý trí con người hữu hạn? Hoặc giả nói như thánh Gioan

 

"Rồi mọi người ra đi, lên thuyền, nhưng đêm ấy họ không bắt được gì cả" [10].

 

 

Suy tư gắn liền với "cõi nguời ta" không phát xuất từ thắc mắc về "cái gì", cũng không chống lại khả năng con người về sự am tường hay không am tường một "cái gì", vì suy tư thực sự thuộc về một cõi khác, gọi là cõi của người ta là những "ai" với những tương quan, gọi là sự sống của chân tính con người, khác với tương quan giữa trí năng và các "cái gì" trước mắt.

 



[1]  NGUYỄN-Du, Truyện Kiều, câu 1247.

[2] M. Heidegger, Chemins qui ne mènent nulle part, trg. 322.

 

[3] Nietzsche, Le gai savoir, trad - Pierre Klossowski, ed Gallimand 1982, số 124.

 

[4]  Sđd., 125.

 

[5]  Nietzsche, Zarathoustra, Chương Bóng dọi (L'Ombre).

[6]  Sđd., cuốn 1, chương về đạo đức lang bạc.

 

[7] Xem HEIDEGGER, Chemins qui ne mènent nulle part, trg. 322 (Les vayous publics).

 

[8] M. Heidegger, Qu'appelle- t-on penser? trg. 23.

[9]  J. Brun, le Politique et le Mal radical - in Religion et Politique, Actes du Colloque à Rome 1978,  éd, Montaigne, Paris, 1978, P. 144.

 

[10] Ga  21, 3.

Bên lề triết học

 

Trong khung chính thức của lịch sử chúng ta đang sống, tư tưởng và triết lý ở đâu?

 

Nó vẫn còn đó như một phụ tùng cho sinh hoạt xã hội và con người; có khi nó được tương nhượng cho tồn tại như một món đồ cổ, lưu lại một vết tích của một thời đã qua; có lúc thì được dùng để xông hương cho những thành quả chính trị, khoa học, hay biện minh cho những cuộc phiêu lưu hỗn loạn của Dionysos.

 

Và chính vì thế, G. Gusdorf đã thắc mắc xem có nên nuôi thêm cái miệng ăn "triết gia" nầy, một thứ sinh hoạt ăn bám, chỉ biết nói những điều vu vơ, tổng quát không ăn nhịp gì với cái thực của cuộc sống đong đưa một cách tự nhiên di nhiên giữa Apollon và Dionysos, giữa cái có và cái không tùy thuộc quyền sử dụng của bàn tay con người tân thời vào thời hậu kỹ nghệ nầy.

 

Nhưng bên cạnh bước đi chính thức của lịch sử, còn có những tiếng nói "bên lề", những "viên đá" mà thợ xây lịch sử nhân loại vất đi vì không đúng với mẫu mực và danh hiệu triết học chút nào: như điểm mâu thuẫn mong manh nơi những lời nói của Héraclite, lời tự thú thân phận ngu muội của Socrate, nỗi khắc khoải của con tim nơi Augustinô, cuộc sống "nghèo" của Phanxicô Assisi, cảm nghiệm nỗi sợ hãi trước bí mật của sự giằng co giữa kinh nghiệm tội lỗi và nỗi khao khát ơn cứu độ nơi Pascal...và trăm ngàn kinh nghiệm phong phú của bao thánh nhân...Họ đã được đánh giá là người bên lề trong lịch sử triết học, và sẽ còn mãi ở bên lề.

 

Bước đi của văn hóa Tây phương Hy-lạp hôm nay, được triển khai tận mức, đi đến sự phổ cập ra ngoài các vùng đất của Tây phương và đang hướng đến mức độ toàn cầu hóa. Nhưng gần ba ngàn năm lịch sử cũng không có gì bảo chứng rằng rồi ra bước đi đó sẽ không có những bước ngoặt trong tương lai. Và tính phổ cập của nền văn hóa nầy phải chăng chỉ là một giả thiết hết sức võ đoán của những cuộc phiêu lưu rất giới hạn của lịch sử nhân loại. Vì thế sự kiện triết học tự hủy chính mình vào một giai đoạn lịch sử gọi là thời tân kỳ lại là điều mà M. Heidegger gọi là điều đáng làm ta suy tư, khi suy tư được hiểu là cái gì gắn bó với thân phận con người, một thân phận khác hơn nội dung định nghĩa của truyền thống triết học.

 

- Điều thời đại nầy làm ta suy tư vì ước mơ được diễn tả qua các huyền thoại về sự hiểu biết, phân biệt tốt - xấu, ngày - đêm...và bản chất của chúng nơi Adam và Eve "hái trái cấm" hiểu biết, nơi Oedipe giải thích được các đối nghịch có - không của vũ trụ thiên nhiên..., nay không còn là huyền thoại, nhưng là thực tế của khoa học qua trung gian của một chuỗi cố gắng của suy tư triết học. Con người không còn ở trong cái "có", dù cái có đó là thiên nhiên đi nữa, nhưng toàn bộ cái "có" ở trong khả năng của lý trí con người. Hẳn nhiên còn nhiều phát kiến khoa học kỳ thú, nhưng chả có gì đáng làm ta ngạc nhiên (nihil mirari); vì mọi phát kiến gọi là mới mẻ, thì về mặt hữu thể học , nó đã nằm trong thời gian - không gian vô tận, một cái khung bao la nhưng đã có sẵn mô hình trong lý trí. Trước đây Pascal hãi hùng trước cái vô tận nhỏ và vô tận lớn mà con người bị chơi vơi ở giữa, nay con người là chủ của vô tận nầy rồi, qua chìa khóa của cảm thức tiên nghiệm nơi Kant. Và nếu cái "có" của Kant còn hạn hẹp quá trong vòng kiến thức khoa học và các cơ chế của ban ngày, của ước lệ xã hội, thì con người tân kỳ đã có giải pháp nơi quyền lực trên cái "không" căn đế làm cho "cái có" tưởng như thực tế thành ảo ảnh phù du. (1 x 0 = 0). Từ nay mọi sự là vô nghĩa, vì "nghĩa" vốn không có nền tảng nào tự thiết định mình, nên cũng chỉ là trò ảo ảnh của Maya. Con người ngày nay nói theo Nietzsche, khi lấy lại một câu của Héraclite, là một trẻ em chơi cờ. Thắng - bại, sống - chết đều là những hiện tượng của một cuộc sống hồn nhiên, theo nghĩa là không có nghĩa lý gì. Chỉ còn một cái nghĩa nếu có thể dùng chữ nầy đó là "chơi", chơi cho đến cùng.

 

 

Mọi cái đều được phép, vì tốt hay xấu đều có thể biện minh được. Nên làm được gì cứ làm, miễn là thể hiện được ý chí quyền lực của mình, hàm ngụ rằng ý chí quyền lực đó là một hiện tượng tự nhiên của cuộc sống.

 

- Tiền đề đặt ra cho triết học từ buổi khai nguyên có gì bất ổn khi kết quả do triết học đó khai triển ra nay lại chối từ chính bản chất của mình? Bất ổn nơi chính thời đại gặt hái hoa trái của triết học, thời đại tân kỳ chúng ta đang sống, là còn trời, còn đất, còn con người, nhưng suy tư không còn, mà chỉ là "hành động ta làm nên ta".

 

Triết học truyền thống tự mình không thể biện minh; và nói theo Heidegger là hết đất để xoay xở, ngoại trừ việc tự đào thải.

 

Triết học tự đào thải, nhưng con người vẫn còn và muốn suy tư.

 

Và đến đây, từ cái bên lề truyền thống chính thức của triết học, một câu chất vấn đặt ra cho triết học trong tương quan với suy tư gắn liền với thân phận con người, trước thời đại đang cống hiến cho ta suy nghĩ:

 

Triết học truyền thống đã thật sự đề cập đến vấn đề suy tư chưa? Hay ngay từ bước đầu, triết học đã hiểu lầm chữ suy tư, từ đó đã sử dụng lầm nội dung của nó?

 

Và từ tiền kiến của Parménide, như một cái vòng tròn không vượt qua nổi, làm khung cho truyền thống tư duy triết học, phải chăng là một bước sa sẩy đã hất ra bên lề những con người suy tư, không những người đã bị truyền thống triết học xếp ra bên lề rồi, nhưng ngay cả những suy tư bên lề của chính những con người được xếp vào danh sách triết gia?

 

Rốt ráo của vấn đề đặt ra từ bên lề của tư tưởng triết học truyền thống là: Hư vô chủ nghĩa, như một hiện tượng rốt ráo khai tử triết học vốn xây dựng trên kiến thức về hữu thể và lý trí, phải chăng đã hiện diện ngay từ buổi khai sinh ra nó?

 

Điều làm ta suy tư về thời đại chúng ta nay là suy tư về hư vô chủ nghĩa như một mâu thuẫn tận căn của triết học: tuyên dương một chủ nghĩa triết học để đào thải triết học.

 

Người đã dám đào tới tận căn của biên bờ triết học để thấy vận mệnh lịch sử phải bước đến giai đoạn thực hiện hư vô chủ nghĩa, đó là Nietzsche. Có một Nietzsche triết gia chuyển triết học (philosophia) được gọi là yêu sự khôn ngoan thành yêu vận mệnh không thể tránh né nầy (amor fati). Một triết gia nóng lòng muốn nhảy vọt qua bóng dọi trước mặt mình; nhưng ánh sáng và mảnh đất làm nền của nó cũng đã là đất - trời trong khuôn khổ quan niệm của triết học truyền thống, nên hư vô chủ nghĩa chỉ đủ sức nói ngược lại triết học truyền thống, như hai cặp song sinh cùng được bao phủ bởi một bào thai duy nhất. Nói ngược không phải là nói khác đi, nhưng là tương tranh giữa hai đối cực cùng một bản thể. Tuy vậy, đằng sau triết gia hư vô chủ nghĩa nầy, còn có một Nietzsche có những suy tư bất chừng nằm bên lề của truyền thống.

 

Và chính vì thế, trong cuốn "Sự hiểu biết vui tươi", câu nói triệt để hầu khóa sổ nền triết lý Hy-lạp - và thần học duy lý Kitô giáo: "Thượng đế đã chết" - lại có âm hưởng của câu thơ Kiều:

 

"Vui là vui gượng kẻo là! " [1]

 

Và Heidegger thì thắc mắc về câu nói đó như sau:

 

"Phải chăng một nhà tư tưởng ở đây thực sự có thể đã lên tiếng kêu cầu từ vực sâu..." (de profundis) [2].

 

Hai con người của Nietzsche đó, một con người triết gia đã được thời đại chúng ta biết đến để tán dương hay trách oán với tiền kiến là đôi bên đều ở trong vòng đất - trời của triết học truyền thống.

 

Nhưng với con người bên lề của Nietzsche, cũng như với cõi bên lề của con người còn lại trong thời đại tân kỳ chúng ta hôm nay, chúng ta thử đọc lại bản án " Thượng đế đã chết" của Nietzsche để đặt lại vấn đề thực tính của suy tư nơi thân phận con người:

 

"Về chân trời vô tận:- Chúng ta đã xa lìa đất, chúng ta đã bước lên thuyền! Chúng ta đã chặt hết cầu - hơn nữa, chúng ta đã vứt bỏ đất đằng sau lưng! Từ đây, hỡi chiếc thuyền mong manh, hãy coi chừng! Đại dương trải rộng ra hai bên người: hẳn nhiên không phải lúc nào đại đương cũng gầm nổi sóng và đôi khi nó êm ả như tơ lụa vàng óng ánh và như một giấc mơ của mọi sự tốt đẹp. Nhưng có những giờ xảy đến mà ngươi sẽ nhận ra rằng nó vô tận và không gì đáng sợ hơn vô tận. Ôi, hỡi con chim nhỏ bé, ngươi đã cảm thấy mình tự do nhưng nay sao ngươi lại đụng phải những thanh chấn ngang của một chiếc lồng như thế! Khốn cho ngươi, nếu nỗi nhớ nhà ập đến trong ngươi, tưởng như trước đây ở bên ấy có nhiều tự do hơn - Hỡi ôi, bây giờ thì đâu còn "đất" nữa! " [3].

 

Nguời mất trí:- Các ngươi đã không nghe nói đến con người mất trí ấy, con người đã từng thắp lên một lồng đèn giữa ban ngày, rồi chạy đến giữa phiên nhóm chợ và không ngớt la lên "Tôi tìm Thượng-đế!" - Và vì ở nơi ấy có nhiều người không tin vào Thượng-đế đang tập họp, nên ông ta gây nên một cảnh tượng để người ta đùa cợt; người thì nói: phải chăng người ta đã mất lạc ông? Người khác lại nói: phải chăng ông bị lạc như một đứa trẻ nhỏ? Hắn ta đã núp ở đâu vậy? Nó di cư đến hay sao? - Và như thế, mọi người cùng reo hò và cười lên một lượt. Người mất trí vội đi đến giữa họ và nhìn xuyên qua họ. Ông ta hét to lên: "Thượng-đế ở đâu? Tôi nói cho các ông nghe đây! Chúng ta đã giết Thượng-đế rồi - "Các ngươi và tôi nữa! Tất cả chúng ta đều là những kẻ sát thần! nhưng làm thế nào để chúng ta đã thực hiện được việc đó? Làm thế nào chúng ta đã có thể tát cạn biển cả? Ai đã cho chúng ta cái bọt biển để xoá hết sạch chân trời? Chúng ta đã làm gì để cắt lìa đất nầy khỏi mặt trời của nó? Nó sẽ quay về hướng nào đây? Vận hành của nó đưa chúng ta về đâu? Đi thật xa khỏi tất cả mọi mặt trời hay sao? Chúng ta không phải đã té nhào trong một bước ngã liên tục hay sao? Té ngửa, té nghiêng, té úp xuống, té mọi hướng hay sao? Còn có một cõi trên và một cõi dưới hay không? Chúng ta không lạc bước vào một cõi hư vô bất tận hay sao? Chúng ta không cảm thấy làn hơi của hư vô hay sao? Trời không trở lạnh hơn nữa sao? Đêm tối không tràn tới không ngừng và càng lúc càng đêm tối hơn nữa hay sao? Chúng ta không còn nghe gì cả từ tiếng động của những người đã từng chôn Thượng-đế sao? Chúng ta chưa từng cảm thấy gì cả từ xác chết của Thượng-đế đang rã thúi hay sao? - Thần thánh cũng rã thúi! Thượng-đế đã chết! Thượng-đế mãi chết! Và chính chúng ta đã giết Thượng đế! Làm sao chúng ta tự an ủi lấy mình, khi chúng ta là những tên đao phủ giết chết những đao phủ? Những gì thần thánh và uy dũng nhất mà bấy lâu nay thế giới đã có được, nay đã mất hết máu huyết của chúng rồi dưới những làn đao của chúng ta - Ai sẽ lau sạch máu ấy nơi tay chúng ta? Nước nào sẽ rửa sạch chúng ta? - Chúng ta sẽ phải bày ra những lễ nghi long trọng nào, những trò chơi thần thánh nào để xoá tội? Hành động cao cả đó quá lớn đối với chúng ta không? Chúng ta có cần phải tự mình trở nên thần thánh để tỏ ra xứng đáng với hành động đó không? Không bao giờ đã có được một hành động nào cao cả hơn - và nhờ chính vào hành động nầy bất cứ ai sinh ra sau chúng ta, sẽ thuộc về một lịch sử cao siêu hơn bất cứ những gì gọi là lịch sử từ xưa đến nay!"

Đến đây người mất trí nín lại và nhìn vào những người nghe ông nói: họ làm thinh và nhìn ông không hiểu. Cuối cùng ông ném chiếc đèn xuống đất; chiếc đèn vỡ tung và tắt. Ông lại nói tiếp: "Tôi đến sớm quá, giờ tôi chưa đến. Biến cố lạ lùng nầy còn đang dong duổi trên đường đi - nó chưa lọt được vào tai con người. Cần có thời của sấm sét , cần có thời của ánh sáng từ các tinh tú, cần có thời của các hành động; sau khi đã hoàn tất thì con người mới thấy được và nghe được. Hành động đó còn xa lạ đối với họ hơn cả những tinh tú xa nhất - Thế mà chính họ lại là những kẻ đã thực hiện hành động nầy!

 

Người ta còn kể rằng trong cùng ngày ấy người mất trí có thể đã vào nhiều thánh đường khác nhau và đã hát dòn dã xin cho Thượng đế được an nghỉ đời đời (Requiem oeternam Deo). Người ta có thể đã tống cổ ông ra ngoài và nhốt ông để hạch hỏi, ông ta đã lặp đi lặp lại: Những thánh đường nầy là cái gì, không phải là những mộ huyệt của Thượng đế sao...? " [4].

 

Người bên lề của Nietzsche là con người nhận thức hiện sinh như một nỗi nhớ nhà, nhớ vùng đất nguyên khởi, nhớ Nguồn của mình. Vùng đất mà con người giam hãm trong thời gian được ví ở đây là đại dương (đoạn 124 "Sự hiểu biết vui tươi") tưởng chừng như vứt bỏ sau lưng rồi, thì nay như chiếc bóng bám riết con người, nhất là khi lịch sử gặp buổi chông chao. Nhưng cái bóng hay vết tích nơi Đại-ký-ức, nỗi nhớ căn nguyên đó không còn là lãnh vực trong tầm tay con người nữa!

 

Trong cuốn "Ainsi parlait Zarathoustra", khai triển phần cuối của đoạn 125 cuốn "Hiểu biết vui tươi", siêu nhân, một sáng kiến của Nietzsche về một nhân loại mới, cũng đành phải tự thú:

 

"Bóng của tôi gọi tôi? Nhưng bất cần bóng của tôi... Nó cứ chạy theo tôi! Còn tôi - tôi cố chạy thoát nó.

 Zarathoustra tự nói với lòng mình như vậy và chạy tiếp. Thế mà bóng sau ông lại mãi đuổi theo ông...

Nhưng làm sao Zarathoustra lại phải sợ bóng mình? Mà dường như bóng đó còn có chân dài hơn cả bước chân của chính ông?" (Zarathoustra tự hỏi).

 

Và bóng đó chất vấn Zarathoustra:

 

"Phần tôi, tôi còn một mục đích nào không? Còn một bến bờ nào để tìm hướng về không?

Nơi cư ngụ thật của tôi ở đâu? Đó là điều tôi muốn hỏi và tôi tìm, và đó là điều tôi đã tìm mà không gặp đâu cả. Ôi, nơi nơi là vĩnh cửu, ôi, không đâu là vĩnh cửu, ôi vĩnh cửu...Hoài công sao!" [5].

 

Thời đại tân kỳ của chúng ta, thời đại đã không bạo gan đủ như Siêu nhân mà người phát ngôn là Zarathoustra của Nietzsche để nói:

 

"Tất cả thần thánh đã chết; nay chúng tôi muốn sống làm siêu nhân!" [6].

 

Nước quên Non, nhưng Non vẫn ngóng chờ Nước - Trong hiện sinh  của thời đại Tân kỳ nhắm mắt đi tới, thần thánh đã vắng bóng trong sinh hoạt và hứng khởi của con người. Tuy vậy cũng như Zarathoustra của Nietzsche còn có chiếc bóng bên lề đeo đẳng và còn chạy nhanh hơn cả những toan tính của một số khoa học gia, nhân danh tiến bộ và ước muốn vượt thắng giới hạn của cả tự nhiên để khởi cống biến chế và sản xuất những mẫu người ưu tú!

Con người tân kỳ rút ngắn thời gian, không gian qua hiểu biết và kỹ thuật khoa học, muốn vượt cả ràng buộc của thực tế bằng dược liệu kích thích và ma túy, bẻ gẫy, đạp bằng vật chất ngăn cản nhờ hình ảnh và trí tưởng tượng nghệ thuật..., nhưng không xoá nổi âm vang Đại-ký-ức như bóng chập chờn vướng mắc nơi tiếng nói từ bên trong mình:

 

"Chốn cư ngụ của tôi ở đâu?"

 

Như người mất trí của Nietzsche, họ đã hoàn thành mọi việc; thế mà khi nói "Thượng-đế đã chết", và xác thần thánh đang ung thối do chính bàn tay họ, bàn tay của mọi người, thì không ai trong những người mà Heidegger gọi là "bọn côn đồ" giữa chợ, hiểu cả [7].

 

Câu nói của Nietzsche "Thượng-đế đã chết" được đánh giá là tột đỉnh của chủ nghĩa hư vô, vì tiếp theo câu nói đó định mệnh của tư tưởng và hành động của con người nay không thể còn tiêu chuẩn nào để thiết định các giá trị đạo đức, cũng như thẩm định các phán đoán thuộc hữu thể học. Nhưng Nietzsche là kẻ bạo gan dám nói một điều mà đoàn lũ con người tân kỳ đang làm mà không dám nói. Như thế trong câu nói của Nietzsche hàm ngụ rằng những kẻ cho mình hữu thần, đang tôn vinh thượng đế của họ, phải chăng chỉ là những kẻ tôn thờ thần tượng, buộc Thượng đế phải đồng hóa với những ý tưởng vu vơ từ Parménide đến Kant nêu lên như những bức tượng vô hình do trí tưởng tượng của mình tạo ra? Và tại sao niềm tin tôn giáo chân thật lại lo ngại về câu nói của Nietzsche? Gióp đã không nói cùng một nội dung như Nietzsche hay sao?

 

Lịch sử chúng ta đang sống, "sa mạc đã tràn lan", một thời mà ngay cả tư duy triết học cũng đang tự đào thải, nay chỉ còn là làm khoa học, tác tạo các cuộc chơi! Bức tường Bá-linh sụp đổ, cuốn theo xác chết của giấc mộng suy tư cổ truyền gọi là ý thức hệ.

 

Người ta thực sự chứng kiến sự trống vắng của tư duy ở mọi cấp độ. Sẽ còn có cuộc phiêu lưu nào nữa không để thực hiện triệt để con người siêu nhân của Nietzsche? Đây đó đã phát xuất những triệu chứng: những giáo phái Satan, những trào lưu tân- phát-xít, những thách thức của khoa học - kỹ thuật tác tạo mẫu người ưu tú...

 

Nhưng thời đại đang cống hiến cho ta suy nghĩ, là thời đại chúng ta đang đi đến những bước đường cùng của một lối suy tư triết học, khi triết học tự đào thải mình để biến thành khoa học; và thắc mắc của chúng ta là thật sự triết học đó có thể đồng hóa với suy tư chân thật của bản tính con người không?

 

Chúng ta đang đặt vấn đề suy tư, hoảng sợ trước "sa mạc lớn dần"; nhưng sự sống và vùng đất cư ngụ của con người, hay nói theo ngôn ngữ Việt-Nam qua lối dùng chữ của Nguyễn-Du là "cõi người ta" có phải là "vùng đất" để từ đó ta suy tư, hay ta lại lấy một cái "có" trong tầm tay, đôi lúc không phải là cái "bản chất" của viên bi, hòn sỏi để suy tư?

 

Khởi từ bài thơ của Parménide được mệnh danh là bài thơ về "Hữu thể học", cái "có" gọi là "Hữu thể" như trái cây không biết từ thuở nào được trao gọn trong bàn tay con người, con người chỉ có hái và ăn thì thông thiên đạt địa. Con người gọi là người suy tư triết học nhất thiết xem đó như một sự cần thiết, tất yếu, hiển nhiên để có thể có chìa khóa mở cửa chân lý. Triết gia nói "có" một cách dễ dàng như rút một chiếc khăn tay mình sẵn có trong túi; người ta lật ngược lật xuôi chiếc khăn tay nầy để phân cấp từ cái "có" căn nguyên và chung cho mọi sự hữu: Cái "có" dành riêng cho thần thánh, cái có dành cho con người, cái "có" dành cho vũ trụ. Rồi suy dài suy ngắn xem cấp "có" nào trong muôn sự có đó là quan trọng và có tầm mức quyết định về sự phát sinh và sống còn của các cái có khác. Và cuộc phiêu lưu nầy phát sinh thời thần bản, thời vật bản, thời nhân bản, và có lẽ còn nhiều bản khác nữa.

 

 

Nietzsche, tiên đoán bước đi của lịch sử thời đại tân kỳ của chúng ta, đã bạo gan nói điều mà con người ngày nay đang làm mà không nói. Cái "có" được truyền thống tôn vinh gọi là Hữu thể tối cao, Hữu thể của các hữu thể mà triết học và thần học của Kitô giáo Tây phương hiểu là Thượng-đế, Hữu thể đó thực sự đã bị thái hóa hay gọi là đã chết rồi nơi Thế giới tân kỳ của chúng ta. Con người ngày nay nghĩ rằng phải vướng mắc hữu thể đó như lo âu chiếc bóng đuổi theo dòng trôi chảy của cuộc đời mình mà làm gì. Phải dứt khóat không những xoá bỏ ý tưởng về Thượng-đế,  như cái "" hữu lý và thiếu sự sống linh hoạt hữu hình với những giá trị từ đó phát sinh, để tạo một trụ điểm mới vượt lên trên tiêu chuẩn "" và "không". Một thời đại mới của "Siêu nhân" không những diệt Thượng-đế được xem là một hành vi cao cả, nhưng  còn diệt luôn "bóng" của Thượng-đế, nghĩa là phải vượt qua lối suy tư còn vướng mắc vào bất cứ một giá trị nào. Thời đó cũng gọi là thời lật nhào các giá trị. Và điều làm chúng ta thắc mắc chính cái tâm tư gọi là ý chí thống trị nầy tại sao còn bận tâm phải lật nhào một cái gì bất kỳ dù đó là các giá trị, vì không phải rằng tất cả đã là không hay sao? Thực ra thời đại chúng ta đang làm ta suy tư, vì chính điều gọi là suy tư triết học mà Nietzsche còn luẩn quẩn trong đó thực sự chưa phải là chân tính của suy tư. Vì cái "", cái "không" xuất hiện vào thủa bình minh của triết học cũng chỉ như một làn hơi từ một ánh sáng nào đó chiếu dọi vào để con người ngạc nhiên và khởi đầu cho suy tư. Nhưng tự thân ánh sáng ấy còn núp dưới chân trời chưa mọc lên. Nên con người triết học truyền thống đã nói về ánh sáng, Thượng đế, "" hay "Không" làm như mọi sự đã ở trong bàn tay con người rồi, kỳ thực việc làm của họ không khác nào câu nói của nhà thi sĩ: nhảy xuống nước mò trăng.

 

Và câu chuyện phục hồi suy tư, có phải bày thêm một trào lưu triết học mới tiếp nuối con đường suy tư triết học nầy không?

 

Một con người bên lề đã nhận định về nếp suy tư truyền thống triết học như sau:

 

"Dường như con người truyền thống đã hành động quá nhiều và suy tư quá ít qua bao thế kỷ"[8].

 

Và một nhà tư tưởng khác sau đó, đã suy tư bên lề lịch sử cũng phát biểu trong đường hướng nầy:

 

         "Làm gì?

  • Không có gì để làm cả! Không có gì để làm vì không có vấn đề thêm một cái làm khác vào vô số cái làm đã đày đọa chúng ta. Vân đề là "Chân tánh của mình" (être) [9].

 

Và "Chân tánh" của con người tìm đâu xa ngoài "cõi người ta", gần với con người như thế, nhưng đã qua bao thế kỷ của lịch sử nó cũng thật xa tầm tay con người. Vì phải chăng "cõi người ta" là của những "ai" với "ai", chứ không phải là thế giới từ "cái gì" bên cạnh những "cái gì" làm đối tượng căn nguyên cho thắc mắc của suy tư triết học.

 

Đã từ lâu, trang nào trong triết học truyền thống được xếp loại là ảnh hưởng Kitô giáo đã múc lấy hứng khởi từ "Thượng-đế làm người vì yêu thương" làm khởi điểm cho suy tư về  cõi người ta? Tại sao một sinh hoạt suy tư gọi là tối cao, tức là triết học, lại phải xây dựng trên một "cái có" vô hồn, nằm trong câu hỏi "cái gì"  hàm ngụ thuộc quyền sử dụng của lý trí con người hữu hạn? Hoặc giả nói như thánh Gioan

 

"Rồi mọi người ra đi, lên thuyền, nhưng đêm ấy họ không bắt được gì cả" [10].

 

 

Suy tư gắn liền với "cõi nguời ta" không phát xuất từ thắc mắc về "cái gì", cũng không chống lại khả năng con người về sự am tường hay không am tường một "cái gì", vì suy tư thực sự thuộc về một cõi khác, gọi là cõi của người ta là những "ai" với những tương quan, gọi là sự sống của chân tính con người, khác với tương quan giữa trí năng và các "cái gì" trước mắt.

 



[1]  NGUYỄN-Du, Truyện Kiều, câu 1247.

[2] M. Heidegger, Chemins qui ne mènent nulle part, trg. 322.

 

[3] Nietzsche, Le gai savoir, trad - Pierre Klossowski, ed Gallimand 1982, số 124.

 

[4]  Sđd., 125.

 

[5]  Nietzsche, Zarathoustra, Chương Bóng dọi (L'Ombre).

[6]  Sđd., cuốn 1, chương về đạo đức lang bạc.

 

[7] Xem HEIDEGGER, Chemins qui ne mènent nulle part, trg. 322 (Les vayous publics).

 

[8] M. Heidegger, Qu'appelle- t-on penser? trg. 23.

[9]  J. Brun, le Politique et le Mal radical - in Religion et Politique, Actes du Colloque à Rome 1978,  éd, Montaigne, Paris, 1978, P. 144.

 

[10] Ga  21, 3.

 

 

Nguyễn Đăng Trúc
Số lần đọc: 1973
Ngày đăng: 01.12.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Tiếp Cận Tư Tưởng Việt Nam và Vấn Đề Triết Học 5 - Nguyễn Đăng Trúc
Tiếp Cận Tư Tưởng Việt Nam và Vấn Đề Triết Học 4 - Nguyễn Đăng Trúc
Tiếp Cận Tư Tưởng Việt Nam và Vấn Đề Triết Học 3 - Nguyễn Đăng Trúc
Suy-Tư Ba, Mấy Vấn-Đề Cơ-Bản. Chân-Lí Và Cái Có Thực - Nguyễn Quỳnh USA
Tiếp Cận Tư Tưởng Việt Nam và Vấn Đề Triết Học 2 - Nguyễn Đăng Trúc
Tiếp Cận Tư Tưởng Việt Nam và Vấn Đề Triết Học 1 - Nguyễn Đăng Trúc
Ludwig Wittgenstein, Cương-Lĩnh Luận-Lí Và Fê-Bình Triết-Học - Nguyễn Quỳnh USA
Đọc Và Fê-Bình Sein Und Zeit/ Nguồn-Sống Và Thời-Jan Của Heidegger 6 - Nguyễn Quỳnh USA
Mills và Tư duy xã hội học - Lê Hải*
Friedrich Niezsche: Lập-Ngôn Của Zarathustra - Nguyễn Quỳnh USA
Cùng một tác giả
Nhớ Nguồn 1 (tiểu luận)
Nhớ Nguồn 2 (tiểu luận)
Nhớ Nguồn 3 (tiểu luận)
Nhớ Nguồn 4 (tiểu luận)
Nhớ Nguồn 5 (tiểu luận)