Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
713
116.611.325
 
Trao đổi Lê Hải*------ Việt Nam là gì?
Lê Hải*

Giới thiệu: Đây là một loạt các cuộc phỏng vấn giới trí thức Việt Nam từ khắp nơi trên thế giới và trong nhiều lãnh vực khoa học khác nhau xoay quanh cùng một chủ đề có thể tóm gọn lại thành một câu hỏi mở: “Việt Nam là gì?” Người được phỏng vấn tự hiểu câu hỏi và trình bày câu trả lời theo hệ thống kiến thức hay trải nghiệm của mình. Người phỏng vấn đặt câu hỏi để làm rõ ý trong câu trả lời trước hoặc nhằm sắp đặt quan điểm đó trong hệ thống kiến thức và trải nghiệm chung. Khách mời kỳ này là GS Nguyễn Quỳnh[1] từ Hoa Kỳ. Là triết gia với luận văn tiến sĩ về Wittgenstein, ông còn đi sâu vào mỹ học không chỉ với thêm một luận văn tiến sĩ về lịch sử mỹ thuật mà bản thân cũng là họa sĩ[2]. Người thực hiện loạt phỏng vấn này là Lê Hải[3], đang làm nghiên cứu sinh bậc tiến sĩ khoa học tại khoa Triết và Xã hội học thuộc Viện hàn lâm khoa học Ba Lan, sau khi đã hoàn tất luận văn tiến sĩ về “Quá trình hình thành của bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam trong thập niên 2000s”.

 

NGUYỄN QUỲNH:

 

Câu hỏi VIỆTNAM LÀ JÌ là một câu hỏi nằm trong Siêu-hình Học và liên-quan đến vấn-đề bản-chất (Ontology), vì nó rất mông-lung. Người Việt không thể trả lời câu hỏi VIỆTNAM LÀ JÌ bằng cách chỉ nhìn vào lịch-sử (chronology), fong-tục, chính-trị, xã-hội và tiếng nói.

 

The question WHAT IS VIỆTNAM concerns both the metaphysical and ontological one, which remains unclear and not being known. One cannot respond to such a question simply by relying on history, custom, language, and socio-political foundations.

 

Câu hỏi VIỆTNAM LÀ JÌ chính là câu hỏi NGƯỜI VIỆTNAM LÀ JÌ. Đây chính là câu hỏi về Dasein, tức là zân-Việtnam-đang-có-mặt-ở-đây. Qua người-Việtnam-đang-có-mặt-ở-đây (Dasein) chúng ta mới hi-vọng có câu trả-lời cho câu-hỏi VIỆTNAM LÀ JÌ.

 

The question WHAT IS VIETNAM is in fact about WHAT IS VIETNAMESE PEOPLE. It is, therefore, precisely Dasein or the existentiality of here and now of the Viêtnamese people. Only through such a throughout study of Desein would one hope to find the answer to this most challenging question.

 

LẾ HẢI:

 

Như vậy là một câu hỏi tưởng chừng rất đơn giản hóa ra lại không đơn giản như anh vừa trả lời. Trước hết muốn trả lời câu hỏi đó cần phải biết khái niệm Dasein nổi tiếng của triết gia người Đức trong thế kỷ 20 là Martin Heidegger[4] (1889-1976), mà anh đã dịch sang tiếng Việt là “zân-Việtnam-đang-có-mặt-ở-đây”. Và trước khi muốn hiểu khái niệm đó thì phải hiểu cách dùng tiếng Việt của anh với cách phiên âm rất đặc biệt, và cả cách gạch nối các chữ trong một câu văn[5]. Ngoài ra cũng thấy anh đã phải dùng thêm một số thuật ngữ tiếng Anh (như chronology và ontology) để bổ túc hoặc điều chỉnh các khái niệm tiếng Việt (tương ứng là lịch-sử và bản-chất), thậm chí bổ sung thêm bằng cả tiên đề tiếng Anh. Như vậy phải chăng tiếng Việt như hiện nay không đủ để trả lời những câu hỏi có vẻ như là cơ bản nhất trong khu vực xã hội và nhân văn? như Ludwig Wittgenstein[6] (1889-1951) từng phát hiện về giới hạn của ngôn ngữ?

 

 

Nguyễn Quỳnh: Chân dung tự họa, tháng V.2011, màu nước Drybrush trên giấy Arches 30’’x23’’. (Tranh hoàn tất trước khi tác-jả thuyết-trình tại hai Đại-hội Quốc-tế về Triết-học và Xã-hội Học tại Moscow State University, Nga và Berlin-Brandenburg Academy of Social Sciences and Humanities, Đức. Độc-jả có thề lên Tiền-vệ để đọc hai bài thuyết-trình trên. Trong tranh tác-jả trình bày cảnh cao-nguyên hoang-zã Tây-Nam Hoa-kì. Fía trên bên trái là Tu-viện St. Jerôme Belém (1502-1571) ở Lisbon, Portugal trong mưa. Hồi còn bé tác-jả xin đi tu nhưng không được chấp-nhận. Trong mấy chai rượu có chai Vodka. Tác-jả sẵn sàng xuất-trình jấy tờ hợp-lệ trong tay: Thông-hành Hoa-kì và Jấy-Mời của Sở Zi-trú Nga. Tranh tự-họa này có tính đùa cợt về đời tư của tác-jả.)

 

NGUYỄN QUỲNH: 

 

Đó là những gợi í của Lê Hải, nên chúng ta fải bàn thật kĩ từng tiết-mục một. Trước hết, xin được ra ngoài đề một tí, vì có điểm liên-quan chặt chẽ với đề-tài VIỆTNAM LÀ JÌ. Điểm đó là:

 

Trước thảo-luận hôm nay, tôi đang khai-triển một chuyên-luận gọi là Anatomy Sketch of the End of a Human Race: An Introduction. Zù bài này đưa ra một mô-hình khái quát (universal) cho những xã-hội mạnh cũng như iếu, chủ-đề của bài viết ján-tiếp, nhưng rất chi-tiết, nhắm vào Việtnam, ở thời-điểm chúng ta đang có mặt, và đang zõi theo từng biến-chuyển. Xin thông-báo trước và xin tạm ngừng ở đây. Bây jờ chúng ta trở lại những điều Lê Hải nêu ở trên.

 

1. Dasein: Như trên, Dasein là Cái hay con-người-đang-có-mặt-ở-kia-và-trong-lúc-này. Nó không fải là í-niệm trừu-tượng, như khi chúng ta nói: zân-tộc Việtnam, rồi bỏ lửng vì ngĩ rằng nói thế là đủ hoặc là hiểu nhau rồi. Trong Sein und Zeit, Heidegger đặt ra câu hỏi về Sein (Nguồn-sống/Bản-thể) trước rồi mới tới sein (hữu-thể/fù-sinh), rồi tới Seindes (cai ở kia) và cuối cùng là Dasein, tức cái-jì-đang-có-mặt-ở-kia-ngay-lúc-này. Tiếp tới, Heidegger bàn đến Tính-sử (Historicity). Historicity là bộ-môn chuyên ngiên-cứu về những uẩn-khúc (behavior) gây ra sự-kiện lịch-sử. Còn lịch-sử (History) là sự gi-chép sự-kiện lịch-sử (Chronology), ví-zụ Trận Đống-đa, 1789 …Vua Quang-trung đại-fá quân Thanh.

 

2. Tính-sử (Historicity) khiến chúng ta tìm hiểu thật sâu xa vào suy-tư của vua Quang-trung, xã-hội, chính-trị, và cả kinh-tế có liên-quan với nhau trong hậu bán thế-kỉ 18 ở Việtnam. Cuốn La-sơn Fu-tử Nguyễn Thiếp của Hoàng Xuân-hãn cho chúng ta thấy khá nhiều tính-sử, mặc-zù chưa đầy đủ, vì ở xứ ta chuyện ngiên-cứu – ngay cả lúc này – còn trong thời-jan khai fá. Nếu cứ theo tính-sử (Historicity), thì để biết VIÊTNAM LÀ JÌ trước hết, người Việt fải đặt ra một số câu hỏi về vài vấn-đề chọn lọc có jới-hạn trong thời-đại đế-chế chưa rõ ràng (Pre- Dynastic Era), như sau:

 

a) Lạc-Long Quân, Âu-cơ, Động-đình Hồ

b) Âu-Lạc

c) Hai Bà Trưng

d) Bà Triệu,

e) Lí Bôn

f) Bố-Cái Đại-vương

g) Zạ-Trạch Vương

h) Zương Ziên-ngệ

 

Người Việt hãy chỉ tay vào từng tiết-mục trên và đặt ra vô-vàn câu-hỏi, ví-zụ: CÁI JÌ ĐÂY? Kế đến là những câu hỏi khác như: ĐÂY LÀ SỬ hay đây là TRUYỀN-THUYẾT?, và í-ngĩa của mỗi tiết-mục ấy. Chúng ta nên nhớ, trong thế-jan của con người, và ngay cả vũ-trụ - ngoài Toán-học ra – không có cái jì gọi là đúng như Đinh-Đóng-Cột (Exact Science). Exact Sience là niềm-tin (belief) của Analytic Philosophy (có người zịch là Triết-học Thực-chứng), nhưng tư-tưởng này đã qúa độ rồi vì chính niềm-tin vào thực-chứng đã trở thành một thứ huyền-bí (mystification) về chứng-cớ (fact), mà cái gọi là bản-chât của chứng-cớ (factivity) rất đáng ngờ.

 

Lê Hải có thể hỏi “Thế Âu-Lạc là ji?” Từ thủa nào đâu có câu trả lời về “Âu-Lạc” thỏa mãn chúng ta đâu! Trả lời theo fương-fáp sử hay theo truyền-thuyết? Cả hai thứ ấy ziễn ra được mấy trang? Có lẽ chỉ nêu lên rồi chấm hết! Thế nhưng, chúng ta lại hỏi chúng ta: “Từ đâu và ở thời-điểm nào đã fát-xuât ra hai chữ “Âu-Lạc”? Chúng ta hãy tưởng-tượng có một jống người tên Việt (một trong Bách Việt),“thất- thểu đi-hoang”, nhưng mỗi lần ai hỏi đến cỗi-nguồn đều trả lời “Âu-Lạc”. Trên thực-tế, những người Việt đó không bao jời suy-tư và tự hỏi: “Âu-Lạc” là jì? “Nếu hai chữ đó không gắn bó với nguồn-sống của họ, tại sao mỗi lần được hỏi – theo cái gọi là sách-sử - họ lại trả lời “Âu-lạc” i như là “Âu-Lạc” nằm trong sách-sử. Thế thì, chúng ta có thể ngi rằng, ở khoảng thời-jan nào đó trước Bắc-thuộc, hai chữ “Âu-Lạc” được nói ra, từ miệng nhiều người Việt, để chỉ cho một thực-thể jì đó, chưa bao jờ được viết xuống, vì ở thời kì “pre-literate period” hay chưa có chữ viết. Thực-thể ấy có thể là một thôn-xóm, một cộng-đồng, hay một lối sống còn (hoạt-động cùng nhau), rồi có lúc ho cùng nói lên hai tiếng “Âu-Lạc”.

 

Một thực-thể chưa bao jờ được viết xuống trong thời điểm rất xa-xôi, nhưng không ai bảo ai, vẫn nhớ và vẫn nói, không chút hồ-ngi thì qủa đó là một hiện-tượng lạ-lùng. Chắc-chắn thực-thề ấy fải tiềm-tàng trong hai thể: trí-tuệ và tình-cảm, i như một mạch-sống chảy âm-thầm, từ thế-hệ này sang thế-hệ khác. Như vậy, bỏ đi những đòi hỏi theo minh-chứng trong í-ngĩa của tính-sử, cũng như của truyền-thuyết, hai chữ “Âu-Lạc” chính là nguồn-sống thâm-trầm của người Việt – fát ra bắng tiếng nói rất tự-nhiên (a priori).

 

Biết bao lẽ sống trên đời được con người cảm-nhận rất tự-nhiên (a priori) zù cho chúng chưa fải là kiến-thức vững-vàng. Bởi vậy, theo Kant, kinh-ngiệm tự-nhiên (a priori) tuy chỉ là hiện-tượng, nhưng không thể thờ ơ, vì hiện-tượng ấy là một ám-ảnh. Hiện-tượng được con người bất chợt nhận ra sẽ trở thành lẽ sống ấy rồi trở nên quan trọng khi con-người nhất trí đặt ra câu hỏi về chúng. Zo đó, khi người Việt đặt ra câu hỏi về “Âu-Lạc” không fải người Việt bỏ đi hay loại nó đi (Destruktion) những ấn-tượng không rõ-ràng về “Âu-Lạc”. Ngược lại, người Việt hi-vọng tìm ra í-ngĩa của “Âu-lạc” theo fương-fáp “hermeneutics” (zấn-thân tìm hiểu vấn-đề, đến với vấn-đề, xét já-trị vấn-đế, tra-cứu vấn-đề, và jải-thích tường-tận vấn-đề). Đặt câu-hỏi về “Âu-Lạc” là cố gắng làm cho chân-tướng của “Âu-Lạc” hiện ra. Như vậy, câu-hỏi về “Âu-Lạc” là câu-hỏi có tính siêu-hình, vì chúng ta chưa biết cỗi-nguồn của “Âu-Lạc”. Theo Heidegger, một câu-hỏi siêu-hình cho thấy chất-tính siêu-hình có ngay trong con người đặt ra cău-hỏi.

 

Người Việt ngĩ jì khi người Tầu ở Fúc-kiến, Quảng-đông đã xác-nhận với người Việt thế này: “Từ Động-đình Hồ, fía nam sông Zương-tử trở xuống vốn là đất cũ của Việtnam.” Thế thì thời-jan trước đó – có thể cả ngìn năm – cái jì đã xảy ra ờ vùng đó (không-jan) và ở thời-điểm nào (thời-jan) í-niệm hay zữ-kiện có thực về “Âu-Lạc” ra đời, trước khi có sự bành-trướng về fương nam của Hán-tộc? Đề-ngị với Lê Hải chúng ta tạm ngừng câu hỏi về “Âu-Lạc” ở đây, và tiến tới thời có sử - Đông-Chu Liệt-Quốc, với hai câu hỏi cho người Việt cùng nhau suy-ngĩ, rồi sẽ bàn đến lúc khác. Hai câu hỏi ấy như sau:

 

1. Người Việt ngĩ jì về Tây-Thi?

2. Người Việt ngĩ jì về Nam Việt Vương Câu-Tiễn?

 

 

Nguyễn Quỳnh: Tây-Thi, tháng X.2011, màu nước Drybrush trên giấy Fabriano, 10’’x5’’. (Đây là một trong vài fác-họa cho hai đề-tài chính trong tương lai, đó là: Người Cung-nữ trong Cung-oán Ngâm-khúc và Tây-Thi. Fía sau Tây-Thi là kiểu mẫu khung cửa trong kiến-trúc Việtnam. Tây-Thi mặc iếm, ngang bụng thắt khăn xanh có gắn khuy-đồng lớn đời nhà Chu, khoảng 400 trước Công-nguyên. Ngụ í rằng với khuy-đồng này nước Việt của Câu-tiễn là bá-chủ thời Đông-Chu Liệt-Quốc, và cũng là công lớn của Tây-Thi. Xin đón đọc bản-zịch sang Đức-ngữ Das Klagelied der Odaliske (Cung-Oán Ngâm-khúc) của GS Tiến-sĩ Hubert Hohl, 1967, sẽ đăng trên VănChươngViệt.org.)

 

LÊ HẢI:

 

Đúng là một loạt các chữ được đặt trong ngoặc kép mà độc giả cần phải chiêm nghiệm, đặt câu hỏi để dùng thông diễn học[7] mà trả lời. Và không chỉ cần biết triết học phương Tây, sử Việt, mà còn cả lịch sử Trung Hoa nữa. Và nói đến Nam Việt Vương Câu Tiễn thì phải nhắc đến vùng Lưỡng Quảng trên đất Trung Quốc, nơi có hai chiếc trống đồng được khắc tượng cao to đồ sộ trước khuôn viên bảo tàng, và nhắc đến cả Bách Việt, một thời từng là nguyên do được cho là đã khiến nhà Thanh không chấp nhận cái tên Nam Việt của vua Gia Long, bắt phải đổi thành Việt Nam, để rồi bị lãng quên 100 năm cho đến một ngày tái xuất khi được Nguyễn Thái Học hô lên trước khi bị tử hình, và trở thành cái tên[8] của nước Việt Nam ngày hôm nay từ một buổi lễ rất có thể là để chào mừng chiến thắng của quân đồng minh, tiếp nhận chữ ký đầu hàng của đế quốc Nhật trên chiến hạm của tướng MacAthur vào ngày 2 tháng Chín năm 1945. Còn một chữ khác không thấy anh nhắc đến trong những cái "tên" của anh chàng "Việt" vốn dĩ là "Âu Lạc" đi lang thang về phía "Nam", và mỗi khi khai một tờ đơn lại điền vào mục dân tộc là "Kinh". Vậy thì Kinh nằm ở đâu trong thời Đông Chu Liệt Quốc mà anh đang nhắc tới? 

 

NGUYỄN QUỲNH:

 

Trước khi bàn đến hai câu-hỏi về Tây-Thi và Nam Việt-vương Câu-Tiễn, chúng ta thử lạm-bàn về chữ “Kinh” mà Lê Hải vừa đưa ra. Tuy chưa có một chứng-liệu liên-tục và chi-tiết về “Kinh”, trong không-jan và thời-jan, nhưng chúng ta nên hỏi từ đâu có chuyện một người Âu-Lạc tự nhận mình gốc-gác ở một xứ tên là “Kinh”. 

 

Nếu bảo rằng đây chỉ là sự-tích truyền-khẩu zân-jan, chúng ta cũng fải đặt vấn-đề “Kinh” là tên của một xứ, một đại-tộc, hay là tên của một í-niệm tượng-trưng (iconography). Nếu là í-niệm thì “Kinh” tượng-trưng cho một cái jì? Có fải là một tộc hay một đại-tộc? Tên họ của một người có luôn luôn fải mang í-ngĩa nào đó hay không? Chúng ta thử tự hỏi: Fạm ngĩa là jì? Trần ngĩa là jì? Lê ngĩa là jì? và Nguyễn ngĩa là ji? vân vân và vân vân. Như vậy sự có mặt của một người và người đó đã cho biết tên-họ, ví-zụ “Kinh”, đã khiến cho cái tên đó trở thành đời-sống gắn-liền với người đó. Tóm lại, “Kinh” có ngĩa là “đời-sống” hay “nguồn-sống”.

 

Ngay như nếu người Âu-Lạc kia có ja-fả, người ấy vẫn chưa chắc đã có đủ tài-liệu hay zữ-kiện về gốc-gác của “Kinh”, chốn-xưa của mình, sau cả ngàn năm lưu-lạc. Nhưng điều khiến chúng ta bận-tâm là làm sao “Kinh” lại ở trong đầu người đó? Cái jì đã ở trong đầu, xuyên-qua thời-jan, và không chịu bị lãng quên, cái đó là một thứ chứng-liệu – không jống như một vật tầm-thường, như jấy khai-sinh, bởi “chứng-liệu” này là một tư-tưởng. Tư-tưởng ấy bước đi với người đó và hiển-nhiên trở thành nguồn-sống của người đó. Nếu chúng ta biết rõ vị-trí của “Kinh” trong không-jan và thời-jan tất-định thì câu-chuyện về nguồn-gốc không còn là câu-chuyện của tư-tưởng nữa.

 

Huyền-thoại (mythology) bắt đầu là một tư-tưởng có tính quyết-định, zũng-mãnh và sâu-sắc trong zân-jan của một zân-tộc. Tư-tưởng trong huyền-thoại là biểu-trưng logos hiện rõ nhân-sinh quaní-thức hệ. Xin đọc OedipusIliad của Homer, khoảng 700 B.C. hoặc MahabarataUpanishads của Ấn-độ cũng trong khoảng thời-jan đó. Như vậy, huyền-thoại không fải là sử. Nó xưa hơn và cao hơn sử. Huyền-thoại chính là một cách bàn về tư-tưởng (xin đọc Bhavagavad Gìtà/Chí-Tôn Ca, bản Việt-ngữ của Nguyển Quỳnh đăng trên Văn-chương Viêt). Sử là fương-fáp gi lại những jì gọi là hậu-qủa zo tư-tưởng sinh-ra. Viết sử chỉ có thề xảy ra sau khi chữ-ngĩa đã thành-hình. Trước khi có chữ-viết nhóm người nào cũng fải zùng tiếng nói. Tuy nhiên, zù cho tiếng nói trưng ra sự linh-động của nguồn-sống đôi khi rắc rối bởi tính-người (behavior). Zo tính-người, nên NẾU có trường-hợp người A bảo: “Ông nge lầm rồi! Tôi không nói thế!” Nhưng khi zữ-kiện được gi xuống bằng văn-tự, thì người Việt thường nói: “Bút sa, gà chết!”

 

Tư-tưởng trong Chí-Tôn Ca (Bhagavad Gìtà) có cả ngàn năm lưu-truyền trong zân-jan rồi mới được viết ra. Tư-tưởng trong câu-chuyện một người Âu-Lạc có gốc ở “Kinh” là một điểm độc đáo, có thể gây ra nhiều chất-liệu cho tư-tưởng. Rất tiếc câu-chuyện này không được khai-triển và được viết ra để thực-sự trở thành tư-tưởng.

 

Sau khi một í-ngĩ đã nói lên (speech), í-ngĩ đó được gi xuống thành văn-tư (words) thì câu nói chính là một vận-hành của tư-zuy. Nó được nắn nót, xếp-đặt để trở thành một bản-văn. Hình-thái cao nhất của bản bản-văn chuyên-chở tư-tưởng là Thi-ca.

 

Tiếc rằng câu chuyên một người Âu-Lạc gốc “Kinh”, mà Lê Hải nhắc đến, đã không ziễn ra như trên. Một trong những lí-zo thiếu-sót đó fải là chữ-viết.  

 

Thế còn cái tên Kinh-zương Vương thì sao?  Ba chữ này tưởng là jản-zị, nhưng rắc rối vô-cùng. Kinh-zương Vương có ngĩa là Vua Kinh-zương. Khi viết theo lối Tầu chữ “Vương” được đặt sau tên người. Khi viết hay nói đúng theo lối người Việt, chúng ta để zanh-tước hay zanh-vị của người trước tên người, ví-zu- Vua Quang-Trung, Vua Lê-Lợi … Người Việt không viết hay nói theo kiểu Tầu: Quang-Trung VuaLê-Lợi Vua. Vậy thì Kinh-dương rất có thề là tên một nước hay một đại-tộc có một vị vua cai trị. Về sau, khi Âu-Lạc bị Bắc thuộc, người Việt ziễn-tả và viết theo Tầu, zo đó “Vua King-zương” đã trở thành “Kinh-zương Vương”.

 

Chúng ta jả-thiết rằng thay vì nói “Tôi quê ở Kinh-zương”, người ấy nói tắt là “Tôi quê ở Kinh”. Nếu đúng như thế, tuy chưa xác-định được vị-trí của “Kinh” ở chốn nào thuộc fía nam sông Zương-tử, chúng ta tin rằng: cái tên miền gọi là “Kinh” và “Kinh-dương Vương” rất có thể liên-hệ với nhau, vì cả hai đều từ “Âu-Lạc” bước ra. Sau mô-hình huyển-thọai fải là mô-hình văn-hóa, xã-hội và lịch-sử.

 

Từ chuyện một ngưởi quê-quán ở Kinh đền chuyện Tây-thi và Việt-vương Câu-tiễn đúng là một chặng đường “sống còn” có í-thức hệ rõ ràng. Chỉ có một điều người Việt thường thắc mắc: Có tiếng nói đấy, nhưng chữ-viết ra sao?

 

Tôi xin fép được zùng suy-ngĩ rất chủ-quan để tưởng-tượng ra những jì có thể có mà thôi. Không hiểu vì sao, ngay từ khi mới bẩy hay tám tuổi lúc nge ngưởi lớn, chứ không fải nge các thầy ở trường, nói về Tây-thi và Nam Việt-vương Câu-tiễn – zù chỉ vài zòng, tôi có cảm-tình ngay, và zĩ-nhiên, rất ngây thơ tin rằng tôi có liên quan trong sử và văn-hóa với hai nhân-vật kể trên. Chúng ta nên nhớ niềm tin nào cũng có tính cực-đoan tới độ mù quáng (fanatic). Không những tôi tin và hãnh-ziện rằng Tây-thi là gái nước Việt rất đẹp mà còn không “tầm-thường” như Đát-kỉ, Điêu-thuyền, và Zương Qúi-fi. Người Tầu hãnh-ziện về “Tứ-đại Jai-nhân” nhưng chỉ văn-ngệ hóa để ca tụng và làm sống lại ba nhân-vật: Đát-kỉ, Điêu-thuyền và Zương Qúi-fi.

 

Tôi tạm gọi sự-kiện không văn-ngệ hóa Tây-thi trong zân-jan là “kì-thị jai-nhân” đối với Tây-thi. Nhưng sự kì-thị này đã làm tôi hài lòng. Tôi nêu lên ba jả-zụ (hai chữ “jả-zụ” ở đây không có ngĩa là “ví-zu” mà có ngĩa “cho là”. Chúng là assumption, như khi người Anh/Mĩ nói: “I assume that…” Như vậy “jả-zụ/assumption” không fải là “jả-thiết/hypothesis” vì jả-thiết fải zựa vào zữ-kiện, chắc-chắn hay hời-hợt. Sau đây là ba jả-zụ:

 

1. Tầu kính-trọng Tây-thi cho nên không đưa Tây-thi vào tuồng-tích (sân-khấu) và tiểu-thuyết.

2. Tây-thi là gái Việt chứ không fải gái Tầu.

3. Thành công của Tây-thi và Câu-tiễn không fải là thành công của Tầu.

 

Tôi ngĩ may ra chỉ có assumptions 2 và 3 là có hi-vọng đứng vững.

 

Vì ám-ảnh “Tây-Thi”, tôi đã viết hai vở kịch cùng mang tên TÂY-THI. Vở thứ nhất đăng trên tập-san VIỆTNAM: THE PHENOMENOLOGY OF EXISTENCE, Vol. 1 and 2,  2002-03 khi tôi còn zạy tại Towson University, MD. Kịch-bản này viết bằng Anh-ngữ. Vở thứ hai chỉ có ba trang Việt-ngữ, đăng trên Tiền-vệ khoảng bốn hay năm năm trước[9]. Trong vở này có mấy câu như sau:

 

Câu-tiễn: Trước đây ở đất Việt, người ta hát:

Lên tới bến kinh-thành an-ngỉ,

Jeo cơ-cầu hùng-vĩ ngày xanh.

 

Sau khi ziệt Ngô, gồm thâu ba nước,2 ở đất Việt, người ta hát:

Tây-thi đã lên đài an-ngỉ,

Cô-tô thành hùng-vĩ trời xanh.

 

Sau đó, trước khi chia tay, Câu-tiễn nhắn với sứ-jả của vua Hùng:

Một mai chim Việt lìa đàn,

Nếu còn ngu-zại thôi đành fận con!

 

Tầu không văn-ngệ hóa Tây-thi rất có thể vì hai lí-zo ngịch nhau: hoặc là chuyện Tây-thi không đáng kể, hoặc là qúa zữ zội, và lại không Tầu. Chúng ta nên nhớ khi người Tầu để Tây-thi vào trong Tứ-đại Jai-nhân, họ không có í coi thường Tây-thi. Như vậy đây hẳn là vấn-đề của í-thức hệ. Í-thức hệ Tầu và Í-thức hệ Việt. Luận như thế vẫn chưa ổn, bời vì Í-thức hệ Tầu rất rõ rệt trong vấn đề Tây-thi, nhưng Í-thức hệ Việt về Tây-thi không có, chứ đừng nói là không rõ. Người Việtnam không coi Tây-thi là gái nước Việt. Năm 2004 và 2005 khi thuyết-trình về thẩm-mĩ tại Đại-học Hànội, tôi nhắc tới Tây-thi, nhưng không có một í-kiến nào từ cử-tọa, hầu hết là jáo-sư.

 

Trong mắt của người Tầu thì Nam Việt-vương Câu-tiễn là Việt. Nhưng trong mắt của người Việt thì Câu-tiễn là thứ Việt jì đó, trong Bách-Việt, chứ không zính záng jì tới Việtnam. Khi người Việt ngĩ như thế tức là người Việt coi Động-đình Hồ và toàn cõi fía nam sông Zương-tử không fải là Việt xưa. Thế là người Việt không những xóa bỏ Tây-thi, Câu-tiễn mà còn xóa bỏ cả Âu-lạc cũng như xóa bỏ cả Lạc-long Quân và Âu-cơ. Nếu đúng thế, thì người Việt chỉ “ngĩ” chứ không có tư-tưởng. Là người ai cũng ngĩ – nhưng sau khi ngĩ, fải biết tổng-hợp để có tư-tưởng. Tức là fải biết ngiền-ngẫm một vấn-đề thật sâu sắc và biến nó thành bản-ngã (identity) của mình.

 

Người Zo-thái mất nước nên fải lang-thang, ăn nhờ ở đậu. Nhưng khác với zân Gypsy, người Zo-thái có tư-tưởng. Họ có cả một hệ-thống ngụy-tạo ra nhiều điều làm như thể rất thiêng-liêng, kì thực toàn là chuyện bịa đặt, đến độ Triết-ja Lévinas – chính gốc Zo-thái - fải lên tiếng “Moses là tên bóc lột Thượng-đế jữa ban ngày.” Thế nhưng zù là bịa-đặt, khi một í trở thành tư-tưởng, thì hậu qủa của í đó có thể rất “kinh-hoàng”. Những chuyện Tầu trưng ra có cường độ “fét lác” rất cao, nhưng í-chỉ của “fét lác” ấy có đường-hướng rõ ràng trói buộc người Tầu lại với nhau, và làm người Việt, tuy ở xa nhưng “mê tít thò lò”. Ngay cả vua Tự-đức cũng có nhận xét không chỉ hàm-hồ nhưng còn rất nô-lệ khi ông bàn về chiến-thắng của vua Quang-trung : “Vì vua Càn-long không biết zùng người!”

 

Có nhiều cách ngiên-cứu nguồn-gốc một zân-tộc; nhân-chủng, ngôn-ngữ, văn-hóa, lịch-sử và khảo-cổ. Chúng ta có thể bất ngờ tìm ra những móc nối quan-trọng qua những bộ môn ấy. Tuy nhiên, tư-tưởng luôn luôn có tính quyết-định đến sự tiến-bộ và sức-mạnh fi thường của một zân-tộc. Hảy tưởng tượng có hai người A và B. Trong khi A có tài chỉ vào sự-vật rồi gọi tên. B không có tài ấy, nhưng B biết cách gi tên sự-vật mà A nói ra, rồi zựa vào tự-zạng đề để biến-chế ra những định-ngĩa khác nhau trong ngôn-ngữ. Một hôm A quên hay không rõ những jì A đã nói, B trưng ra bằng văn-tự để júp A nhớ lại. Thế là A thán-fục B và nhờ B zạy A về ngôn-ngữ, zạy luôn cả những jì A đã fát-hiện nhưng vì thiếu óc trừu-tượng và sáng-tạo nên đã quên.

 

Thực sự, người Việt ở mỗi jai-đọan lịch-sử cần fải xác-định lại vị trí và bản-ngã (identity) của mình. Ví-zụ thời hai bà Trưng, Bố-Cái Đại-vương, Ngô Quyền, Đinh, Tiền Lê, Lí, Trần, hậu Lê vân vân. Xác-định lại já-trị hay nhất của mình là mở cấu-trúc tốt ra để rõ mình hiểu biết tới mục nào và còn cần fải bồi bổ ra sao. Đây chính là Hiện-tượng Luận của Husserl trong luận-cương Fê-bình Suy-tư của Descartes (Cartesianische Meditationen, bản Việt-ngữ của Nguyễn Quỳnh, Quantic Universe, USA, 2007. Xin đón đọc bản mới trên VCV, Sàigòn, 2011).

 

Nếu không biết đặt lại já-trị ở mỗi thời-kì như thế, mà chỉ “theo voi ăn bã mía” thì tương-lai mù mịt lắm, như chuyện hai người A và B ở ví-zụ trên.

 

Trong vở-kịch ba trang Tây-thi, sau khi không còn hi-vọng có liên-minh Việt với Việt, tức vua Hùng và Câu-tiễn. Nam Việt-vương Câu-tiễn đã buồn rầu nói:

 

Một mai chim Việt lìa đàn,

Nếu còn ngu-zại thôi đành fận con.

 

LẾ HẢI:

 

Như vậy Tây Thi là hoa hậu đầu tiên của Việt Nam ta. Vài ngàn năm sau vào thời hiện đại thuộc Pháp, vào năm 1933 Việt Nam lại tiếp tục có một cô hoa hậu tên là Hà Thị Tẻo[10], người Mường. Với các nhà khoa học thì Việt/Kinh và Mường là một nhóm. Tiếng Việt với tiếng Mường cũng gần giống nhau. Ban tiếng Việt đài VOA trong giai đoạn 1965-1969 từng có một học giả người Mường nổi tiếng là Hoàng Văn Chí. Một số nghiên cứu về ngôn ngữ học[11] đưa ra thuyết tiến hóa theo hệ thống ngôn ngữ Rục -> Arèm -> Mường -> Kinh, cho rằng Mường là thứ tiếng ngừng phát triển vào khoảng thế kỷ thứ 11, còn Kinh có thể là sự pha trộn của tiếng Việt sơ khai với những sắc dân Trung Hoa sống ở đồng bằng sông Hồng. Hôm nay có việc phải đọc vài quyển sách tiếng Việt ở thư viện thành phố Birmingham lớn thứ nhì nước Anh, tôi thấy có quyển sách về Gia Định tam gia nhắc đến 3 học giả hàng đầu ở miền nam thời Nguyễn Ánh lên ngôi ở Huế, mà nổi bật nhất là Trịnh Hoài Đức. Cả ba đều là gốc Minh Hương và cả ba đều từng đi sứ ít nhứt một lần ở Trung Quốc. Như vậy về mặt nhân học thì có thể cùng tồn tại giả thiết cho rằng gốc Việt không phải là từ xa xưa, mà chỉ được gắn kết vào ký ức bản địa vào thế kỷ 11-13, khi nhà Lê từ Tây Đô Thanh Hóa kéo ra (như nhận định của học giả Whitmore[12]) Đông Kinh (Tonkin, Thăng Long, Hà Nội) và hòa trộn dần với người Trung Quốc di cư, hay một lần nữa vào thế kỷ 19 với các nhóm văn hóa Hán đổ bộ vào Việt Nam sau thất bại của phong trào Phản Thanh Phục Minh. Hoặc thậm chí ngay trong những thập niên cuối của thế kỷ 20 với phim bộ Hồng Kông và Đài Loan được thuyết minh bằng một thứ ngôn ngữ và chất giọng rất đặc biệt của những người Việt gốc Hoa. Bản thân tôi  bây giờ xem phim Hàn quốc nếu thuyết minh bằng tiếng Việt thuần không thấy thích bằng các bản được lồng thuyết minh ở California với chất giọng đặc biệt mà cô MC Nguyễn Cao Kỳ Duyên từng thể hiện trên chương trình Thúy Nga Paris. Nhưng bất kể là ở chiều nào thì đều có điểm chung là sự giao thoa rất đậm giữa văn hóa bản địa ở Việt Nam và văn hóa Trung Hoa. Điều đó có lẽ cũng dễ hiểu vì Trung Hoa vốn là một tâm điểm. Nhưng còn tâm điểm thứ hai là Ấn Độ thì sao? Việt Nam từng được người Pháp gọi là Indochina, tức là một nửa trong đó là Ấn Độ. Có cần phải biết lịch sử và triết học Ấn Độ để hiểu Việt Nam không?

 

NGUYỄN QUỲNH:

 

Xét cho cùng, những chuyện như Tây-thi, Câu-tiễn, và nhiều tư-liệu trong ngôn-ngữ, lịch-sử và khảo-cổ cho là có liên-quan tới Việtnam hay rất Việtnam, vẫn không đủ sức thuyết-fục đối với một zân-tộc bị Tầu cai-trị cả ngàn năm. Nói thẳng là người Việt nói chung vẫn còn bị nô-lệ Tầu từ “xương-tủy”. Zấu ấn nô-lệ ấy rất nặng trong thời hiện-tại, không chỉ đối với người Việt trong nước mà ngay cả ở rất nhiều người Việt trong cộng-đồng hải-ngoại.

 

Như thế, câu chuyện “VIỆTNAM LÀ JÌ?” hay “NGƯỜI VIỆT LÀ JÌ?” nếu cứ truy-tầm theo văn-hóa và lịch-sử, e rằng sẽ đi vào bế-tắc, bời vì người Việt tuy có tư-tưởng nhưng thiếu nỗ-lực xây-zựng và khai-thác một truyền-thống về tư-tưởng. Thiếu-thốn tư-tưởng trở thành thiếu-thốn về bản-sắc của con người zù có tự-zo và độc-lập nhưng lại xây nhà trong áng mây mù.

 

Nếu vậy, nguời Việt ngày nay cần fải làm jì để có bản-sắc? Bản-sắc hay identity bao gồm rất nhiều lối sống hiểu theo ngĩa chữ “entities”, hay những cơ-cấu sống-động và có thực của hoạt-động trong văn-hóa và xã-hội, ở những trình-độ từ thấp lên cao. Để cho những entities này mạnh và cụ-thể là công-việc của mọi người Việt í thức rằng, người Việt không có bản-sắc hay đã đánh mất bản-sắc. Nếu như thế, ngay lúc này người Việt cần tái-tạo lại hay xây-zựng bản-sắc. Việc làm quan-trọng như thế fải có đường-hướng và mục-đích rõ-rệt. Có khi fãi là “Quốc-sách”.

 

Một việc làm như thế fải luôn-luôn ở jai-đọan fát-triển liên-tục (process), và fải có cơ-cấu mà trong ngành chính-trị học gọi là “constitution”. Người Việt fải chấm zứt “ngĩ theo Tầu”, bằng cách đặt ra câu hỏi như: “Tầu đang học của ai?” Nếu suy-ngĩ kiều Tầu vững-mạnh thì tại sao trong lịch-sử Tầu đã mất nước vài lần, và còn bị “đói khát nhục-nhằn”. Câu hỏi tiếp sẽ là: “Nếu thế tại sao người Việt lại còn học những thứ Tầu đã rữa-nát cả ngàn năm?” Rõ ràng Tầu đang học từ Tây. Tầu chấn-hưng Khổng-học cốt để “trị zân” chứ đâu fải “thương zân”. Như vậy là ngịch-với Đạo-đức Học để zuy-trì quyền-lợi cho một nhóm. Tại sao người Việt không học thẳng từ người thầy của Tầu, mà lại cứ cắp sách đến nhà Tầu. Thảo nào một tướng Tầu, theo tài liệu của nhà-văn Đỗ Qúi Tòan, đã bảo cụ Fan Bội-châu là “Người Việt thích làm nô-lê!” Đôi khi người zân chê-trách tập-đoàn lãnh-đạo vì những sai lầm và iều-kém của họ. Nhưng có lẽ người zân quên rằng, tập-đoàn ấy là “con đẻ của zân-tộc”. Thế-thì mọi vấn-đề từ zân mà ra!

 

Năm 2005, khi tới thuyết-trình tại Viện Văn-hóa ở Hànội, tôi đã có một đề-ngị là nên mang tượng Khổng-tử vào Viện Bảo-tàng, đề người Việt nhớ tới một vết hằn nô-lệ, và vì thế ngày nay người Việt fải khác đi. Zo cơ zuyên rất may của lịch-sử, tiếng Việt ngày nay gi theo mẫu-tự Latin. Chúng ta không thể xóa bỏ những thứ trong lịch-sử đã thành một fần xương-tủy của chúng ta, nhưng ngày nay chúng ta không nên NÓI theo Tầu nữa, bởi trong cách nói và viết, ngĩa chữ Tầu vắng mặt trong tiếng nói và chữ viết của chúng ta. Có lợi jì đâu! Tiếng Việt của tôi rất sơ-sài nhưng rất rõ ràng, ngay trong những đề-tài chuyên-môn. Thế thì, không theo TẦU MỚI tôi đâu có chết!

 

LÊ HẢI:

 

Như anh vừa đề nghị một lối thoát cho bản sắc Việt Nam, vậy thì hiện thời anh có nhìn thấy lối thoát nào là khả quan hay không? Triết học Wittgenstein có soi sáng được gì cho chuyện tìm kiếm một hệ thống minh triết Việt, hay các tư tưởng về mỹ học (aesthetics) có giúp phát lộ ra một cái đẹp nào đó thật là đậm đà chất Việt hay không?

 

NGUYỄN QUỲNH:

 

Wittgenstein và vấn-đề câu-hỏi VIỆTNAM LÀ JÌ? Nếu Lê Hải không nêu lên vấn-đề này thì tôi iên-lặng, vì tôi chỉ muốn jữ nó cho tôi. Nhưng đã hỏi xin được trả lời.

 

Vào khoảng 1971, khi đọc Tractatus Logico-Philosophicus của Wittgenstein tôi thẫn thờ và quyết định làm lại cuộc đời. Wittgenstein làm tôi nhớ đến một câu rất hay của Nguyễn Bá-học mà tôi đọc được khi còn ở tiểu-học, như sau: “Biết một việc, lo cho chắc một việc. Nói một câu cho đúng một câu. Số fận nước nhà ở trong tay các anh đấy!”

 

Trong Tractatus, Wittgenstein đã nói như sau:

6.421:   Đạo-đức không thể nói nên lời.

            Đạo-đức vượt lên trên tất cả

(Đạo-đức và Thẩm-mĩ là một và như nhau.)

 

Cả hai nhận xét của Nguyễn Bá-hoc và Wittgenstein có thể xem là fương-châm luyện về bản-sắc của cá-nhân, nếu mỗi cá-nhân làm đúng và suy-ngĩ đúng. Từ mỗi cá-nhân “đúng” chúng ta có một “cộng-đồng đúng”. Cũng xin được nói rõ. Bản-sắc (identity) không fải là cái jì cố-định. Bản-sắc fải uyển-chuyển để hấp-thụ cái hay và tránh cái zở. Ví-zụ, “ngiêm-ngị” qúa cũng không được, và “tự-zo” qúa cũng không tốt.

 

Mặc-zù trong iếu-tính, lẽ PHẢI-TRÁI có trong Đạo-đức, nhưng luận về lẽ PHẢI-TRÁI ra thành những khuôn-mẫu thưởng-fạt thì Đạo-đức sẽ trở thành Luân-lí, và đi xa hơn, sẽ trở thành Luật-fáp. Ngẫm về hành-động theo Đạo-đức thì người A có thề mang mọi lí-lẽ ra để chứng minh và thuyết-fục được là hành-động của người A “hoàn-toàn” vô-tội. Nhưng trong thâm-tâm người A biềt không có cái “hoàn-toàn” ấy. Trong iên-lặng lương-tâm của người A lên tiếng rất rõ ràng. Đó là tiếng nói của Đạo-đức. Cho nên, Wittgenstein rầt đúng khi ông nói: “Đạo-đức vượt lên trên tất cả.”

 

Vậy thì, iếu-tính của Đạo-đức có đẹp không? Như trên, Đạo-đức là một cái jì TRONG SUỐT, ví như một viên-ngọc đẹp, hay hơn nữa chính là cái ĐẸP của ÁNH-SÁNG. Nhìn vào TRONG SUỐT hay nhập vào ÁNH-SÁNG mãi mãi là khát vọng của hiền-nhân. Hai chữ “hiền-nhân” ở đây không theo í ngĩa cựu-truyền, mà là người TỐT và có BẢN-SẮC, và là người luôn luôn nhìn về cái đẹp và ánh-sáng, zù trong bất cứ hoàn-cảnh nào.

 

Chúng ta cần thấy rõ chữ Thẩm-mĩ trong ít nhất hai ngĩa khác nhau, để tránh ngộ-nhận. Thẩm-mĩ là một bộ môn trong Triết-học, nhằm tìm-hiểu những í-niệm khác nhau về cái đẹp. Như vậy, xin chớ ngĩ rằng Triết-ja là người đưa đường chỉ lối cho chúng ta hiểu cái-đẹp là jì. Thẩm-mĩ là kinh-ngiệm về hiện-tượng đẹp của mỗi người và của mỗi zân-tộc. Wittgenstein có lí khi ông nói: người ngoài xã-hội Fi-châu đứng trước những hình-ảnh zo người Fi-châu tác-tạo ra, và bảo rằng chúng “đẹp”. Trên thực-tế chỉ có người Fi-châu mới thực-sự cảm-nhận được cái “đẹp” uyên-áo của chúng mà thôi.

 

Trong ngệ-thuật mới, kể từ 1955, theo Jasper Johns, một họa-sĩ Hoa-kì của trường-fái Pop-Art, thì Cái-đẹp và Ngệ-thuật đôi khi không đứng chung với nhau. Johns nói: “Làm Ngệ-thuật không có ngĩa là làm Đẹp”. Nói khác đi, Thẩm-mĩ là một hiện-tượng rất đa-ziện. Nếu một họa-sĩ nói: “Tác-fẩm này của tôi rất đẹp!” thì có khán-jả sẽ iên-lặng tự hỏi là: “Đẹp ở chỗ nào?” Trực nhận ra cái đẹp và những kinh-ngiệm về thẩm-mĩ của một người không bao jờ xảy ra cùng một lúc. Suy-ngẫm ấy chỉ có trong iên-lặng cần thời-jan để chúng ta hồi-tưởng và so sánh.

 

Theo Wittgenstein, sáng-tạo là một chuyện khó vô-cùng. Bình-thường chúng ta thấy cái jì hay, như một bút-fáp ngệ-thuật, chúng ta chỉnh-trang lại theo í của chúng ta cho khác lạ mà thôi. Như vậy, người Việt nên suy ngẫm nhận-định sau đây của Mark Getlein, tác-jả cuốn Living With Art, mà tôi là một trong số học-jả júp Getlein đọc tác-fẩm này trước khi xuất-bản: “Over the course of the same centuries. Western ideas about art were taken up and adapted by many cultures around the worlds.” (p. 524) / “Qua nhiều thế-kỉ, í-niệm ngệ-thuật ở Tây-fương đã được nhiều nền văn-hóa bên ngoài để í và fỏng-theo.” Là một người sống và học  ở New York City 15 năm, và còn đang zạy ở Đại Hoa-kì được 30 năm, tôi có thể kết-luận thế này: “Chúng ta vui vì những làn jó mới đến tự fương-xa. Nhưng để nhận những làn jó ấy, chúng ta fải biết cỗi-nguồn và hiện-tượng – chính-trị, văn-hóa, và xã-hội – của những làn jó ấy. Chúng ta không thể đánh mất tự-zo sáng-tạo của chúng ta bằng cách ôm những làn jó ấy. Chùng ta nên chiêm ngiệm những làn jó ấy rồi nhảy qua chúng về một chân trời mới, zù rất mơ-hồ, khó khăn, và nguy-hiểm.” Đó là bản-sắc (identity) của con người sáng-tạo.

 



[1] Độc giả quan tâm có thể tìm đọc các bài viết về triết học của GS Nguyễn Quỳnh trên trang mạng VănChươngViệt.org với mục lục ở địa chỉ http://vanchuongviet.org/index.php?comp=tacgia&action=detail&id=2469 hoặc tác phẩm Tractatus Logico-Philosophicus của Ludwig Wittgenstein do ông dịch trên trang TiềnVệ.org với mục lục ở địa chỉ http://www.tienve.org/home/authors/viewAuthors.do?action=show&authorId=1277

[2] Một số tranh của ông có thể xem trên mạng ở TiềnVệ.org như bài giới thiệu một tác phẩm kéo dài 30 năm http://www.tienve.org/home/visualarts/viewVisualArts.do;jsessionid=E2C80C6338149133225845E2B25FE123?action=viewArtwork&artworkId=10283. Có thể coi thủ pháp của họa sĩ Nguyễn Quỳnh là trường phái vẽ tranh để chiêm nghiệm cuộc sống và triết học.

[3] Độc giả quan tâm thêm có thể tìm đọc các bài viết của anh ở VănChươngViệt.org với mục lục tại địa chỉ http://vanchuongviet.org/index.php?comp=tacgia&action=detail&id=2025

[4] Độc giả có thể truy cập vào các trang mạng như Wikipedia tiếng Việt để biết thêm về tiểu sử và công trình của ông http://vi.wikipedia.org/wiki/Martin_Heidegger

[5] Cách viết tiếng Việt đặc biệt này được GS Nguyễn Quỳnh dùng từ nhiều năm qua, như các bài trên trang Tiền Vệ http://www.tienve.org/home/authors/viewAuthors.do?action=show&authorId=1060

[6] Độc giả có thể truy cập vào các trang mạng như Wikipedia tiếng Việt để biết thêm về tiểu sử và công trình của ông http://vi.wikipedia.org/wiki/Ludwig_Wittgenstein

[7] Thông diễn học là cách diễn dịch của GS Trần Văn Đoàn về hermeneutics, có thể đọc trên mạng qua các địa chỉ như là tủ sách Dũng Lạc http://www.dunglac.org/index.php?m=module2&v=detailarticle&id=90&ia=2480, tài liệu của khoa Văn Hóa học ĐH KHXH&NV, ĐHQG tp.HCM http://www.vanhoahoc.edu.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=193&Itemid=103

[8] Học giả Christopher Goscha từng phân tích câu chuyện này trong một bài nghiên cứu lịch sử viết năm 1995, cũng như nhắc đến trong nhiều bài viết khác và sách. Độc giả có thể đọc bản tiếng Anh trên mạng tại địa chỉ http://www.er.uqam.ca/nobel/r26645/documents/articles/VNICComplete.pdf

[9] Độc giả quan tâm có thể đọc toàn bộ kịch bản tại địa chỉ http://www.tienve.org/home/stage/viewStage.do?action=viewArtwork&artworkId=7317

[10] Xem thêm như trong bài viết báo An Ninh Thế Giới http://antg.cand.com.vn/vi-vn/phongsu/2009/4/69136.cand

Lê Hải*
Số lần đọc: 2511
Ngày đăng: 25.01.2012
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Bàn về mỹ nghệ - Lê Hải*
Bàn về thứ hạng trong nghệ thuật - Lê Hải*
Đặc trưng xiếc - Tuấn Giang
Nghệ Thuật Múa Trên Đà Hội Nhập - Tuấn Giang
Sân khấu âm nhạc Việt Nam có gì lạ? - Bùi Đức Hào
Nổi Chìm Sân Khấu 2010 - Tuấn Giang
Đặc Trưng Nghệ Thuật Múa - Tuấn Giang
Những Thuyết Nguồn Gốc Nghệ Thuật - Tuấn Giang
Bài Lorca: - Hoàng Hưng
Văn Chương Cần Trình Diễn Hay Trí Thức ? - Trần Vũ
Cùng một tác giả
Quê Mẹ (truyện ngắn)
Hiện tượng học (tiểu luận)
Bàn về mỹ nghệ (nghệ thuật)
Việt Nam là gì? (nghệ thuật)