Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.374 tác phẩm
2.747 tác giả
607
116.480.882
 
Bà nội tôi
Lâm Bích Thủy

Nhân ngày sinh của nhà thơ Yến Lan.

 

Bà nội tôi mất khi cha tôi còn nhỏ xíu; nhưng bà luôn hiện hữu trong cuộc sống của gia đình, Theo lời kể của cha,

 

Bà nội không những đẹp người mà đẹp cả nết. Phụ nữ trong huyện ít ai bì kịp. Bà có tài, có đức, thông minh, mà hiền lành, tốt bụng nên bà con xóm giềng thương lắm. Nói nôm na theo kiểu hiện đại – bà hội đủ phẩm chất đẹp của người phụ nữ thời Phong Kiến “ngôn, dung, công, hạnh”. Ba tôi rất tự hào về mẹ mình:

 

Mẹ tôi

 

Thuở ông ngoại bút nghiêng lận đận

Câu đối trướng đã chán nghề gieo vận

Sinh ra mẹ tôi xinh gái nhất làng

Không hát xướng, chống chèo, chỉ ham may vá

Bạn chài lưới thường vào đổi cá

Trả công khâu từ chiếc yếm, cái màn

Hăm mấy tuổi đầu, mẹ mới sang ngang

Trên đôi mắt vừa gạt khô ngấn lệ..

 

Mẹ cậu Lang rất khéo tay, bà mở hiệu may tại nhà, ở phía bên kia sông Côn. Bà may bằng tay vì không đủ tiền mua chiếc máy Singer giá 120đ Đông Dương; trong khi hàng tháng, nhà chỉ dám tiêu pha từ 5- 10 xu.

 

Bà may khéo, đường kim mũi chỉ đều như hạt gạo, thẳng như may máy. Tài thêu, rua của bà cũng không chê vào đâu được: chim, cò, rồng rắn qua tay bà, chúng như động đậy. Vì thế, trong huyện, có tới ba cửa hiệu, nhưng phần lớn, nhà giàu, quan lại hầu hết đến nhà bà may, vá.  Nhờ vậy, khi bà còn sống, có nghề này mà cuộc sống của gia đình cậu Lang rất ổn định.

 

Tiếng lành đồn xa. Lần nọ, quan huyện cho vời bà vào dinh. Chân bà vừa chạm bậc thềm cửa chính; quan đã hỏi khi bà đang nghiêng mình lễ phép chào: “Nghe nói bà may khéo, bà may cho ta bộ lễ phục”. Dừng giây lát, quan tiếp: “Người ta thường đồn rằng làm nghề nào ăn nghề đó, có đúng vậy không bà? Nếu đúng, ta thách bà lấy được của ta, dù chỉ một rẻo nhỏ cũng sẽ được trả công hậu và còn được thưởng cho thúng gạo; nếu không, coi như bà may không công cho ta đấy!”. Mẹ cậu Lang lễ phép cúi đầu đồng ý  (lúc này mẹ cậu còn rất trẻi).

 

Để dễ bề kiểm soát, quan buộc bà vào may tại dinh quan; chiều tối mới được về. Và để chắc ăn, trước khi ra cửa, gia nhân khám người bà không sót chỗ nào, rồi cho người kèm ra tận cổng. Sau đó, vào nhà, tiếp tục kiểm tra cẩn thận lại từng viên gạch, xó xỉnh, không để sót một rẻo vải thừa. Cứ như vậy, sau vài ngày may, thêu, mẹ cậu Lang trình quan bộ lễ phục.

 

Cầm mảnh vải xem, quan gật gật cái đầu vẻ hài lòng. Ngài tủm tỉm, khen:

- Chà, chà! quả lời đồn không sai; bà khéo tay thật. Đường kim, mũi chỉ khá tinh xảo. Có hai màu vàng đậm, nhạt mà ta nhận ra các con vật trên áo như đang cục cựa!...”.Thấy quan khen mà không đã động đến tiền công; bà hiểu là ngài thực hiện lời hứa, bởi mình chưa chứng minh được “Làm nghề nào ăn nghề đó”. Bà lẳng lặng tay không ra về, trước sự đắc ý của nhà quan!

 

Thế rồi, hai hôm sau, gia nhân nhà quan tới mắng vốn

- Bà may lễ phục kiểu gì vậy, mới xỏ tay vào chỉ đã tuột. Bà vào khâu lại để quan kịp đi lễ, quan giận lắm đó

 

Vậy là trúng kế mẹ cậu Lang rồi! Không phải bà may dối mà đó là kế sách để bà vào nhà quan lần nữa. Lần này, nhà quan không bận tâm về vải thừa. Nhà quan cho rằng: “chỉ có việc may lại chỗ tuột chỉ có gì mà lo”  Song, chính lúc này là cơ hội để mẹ cậu Lang lấy vải vải thừa để chúng minh. Mảnh vải bà lấy được to bằng cả lưng áo. Bà lận vào trong. Bà may khéo đến độ không ai phát hiện ra. Bà tin rằng dù muốn hay không buộc nhà quan phải gọi bà vào lần nữa. Sau đó, bà cẩn thận may lại áo cho quan rồi tươi tỉnh ra về …

 

Ngay chiều hôm ấy, bà đem mảnh vải trình quan để lấy tiền công và gạo thưởng. Cầm mảnh vải khá to trên tay, quan trố mắt kinh ngạc, đầy vẻ thán phục, ngài hỏi bà cách lấy. Mẹ cậu Lang thật thà tường thuật lại hết. Nghe xong, quan không giận mà khen sự nhanh trí, giảo hoạt của bà và nói “Bà xứng đáng được hưởng những gì ta đã hứa”. rồi gọi người nhà mang tiền công và thưởng cho bà thúng gạo đầy. Ngài không quên liếc nhìn lại bà, tủm tỉm cười: “làm nghề nào ăn nghề đó quả không sai,

 

Khi mẹ cậu Lang mất, bà được an táng tại Gò Nổ, cách đường xe lửa 500m (nay gần Đài phát sóng An Nhơn). Thầy địa lý có nói “Sau này, gia đình ông phát về văn chương, ở con trai thứ.” Có lẽ thầy địa lý đúng! Em trai thứ - Lâm Huy Nhuận, đã học và kiếm cơm bằng cây bút và giấy mực với chức danh nhà báo, nhà thơ, và phóng viên của Đài Tiếng Nói VN.

Bà tôi mất lúc ba chưa đầy 6 tuổi (dương). Hình dáng bà mờ mờ, lúc ẩn lúc hiện trong tâm trí, nhưng được ông khắc họa rất nét bằng ký ức của người cha

 

Tưởng tượng không ra hình dáng mẹ

Đêm dài con thức vẽ chân dung

Thôi đành mượn nét xưa cha kể

Trên mỗi kim còng một sống lưng

Dáng mẹ

 

Lâm Bích Thủy
Số lần đọc: 1853
Ngày đăng: 08.03.2012
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Bềnh Bồng Trên Bè “Nhà Hàng” Đực Nhỏ - Phạm Nga
Kỷ niệm đầu tiên và lưu niệm cuối cùng với dịch giả Chu Trung Can - Đặng Thân
Sài Gòn-Những Ngày Không Thứ - Hà Thủy
Di Sản Văn Hóa “Sống” Cùng Thành Phố - Nguyễn Thị Hậu
Con Kiến Bò Trong Tai - Lê Văn Thiện
Nỗi Đau Lớn Nhất Trong Đời Tôi - Tôn Nữ Hỷ Khương
Lên ngọn suối gặp "Vùng rừng nóng bỏng". - Nguyễn Anh Tuấn
Đêm Nằm Nghe Pê-Đê Hát - Phạm Nga
Giải mã chân dung - Xuân Sách
Một Lần Lên Bà Nà - Chế Diễm Trâm
Cùng một tác giả
Tình lên ngơ ngác (truyện ngắn)
Chàng Ngốc (truyện ngắn)
Thư cảm ơn (sự kiện)