Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.318 tác phẩm
2.746 tác giả
511
115.869.585
 
Công trình nghiên cứu âm nhạc : Đặc điểm dân ca Mông Tày Nùng Thái -1
Tuấn Giang

 

Mục lục

 

Dẫn luận                                                                       Trang 1

Chương I: Khái niệm phong cách                                   Trang 2

Chương II: Không gian xã hội các dân tộc                      Trang 9

Chương III: Sự ra đời dân ca các dân tộc                       Trang 24

Chương IV: Hệ thống làn điệu dân ca các dân tộc          Trang 48

Chương V: Quy luật phát triển giai điệu…                       Trang 75

Chương VI: Quan hệ lời và dân ca                                 Trang 107

Chương VII: Cấu trúc giai điệu các loại dân ca                Trang 119

Chương VIII: Nhận diện hình tượng…                             Trang 164

Chương IX: Đặc điểm dân ca các dân tộc                      Trang 179

Kết luận                                                                        Trang 195

 

Hà Nội 8 -7-2011.

 

 

Công trình nghiên cứu dân ca các dân tộc không thể bao quát hết 54 dân tộc Việt, bước đầu mới khảo sát một số dân ca dân tộc Mông –Tầy –  Nùng - Thái, là nhóm dân tộc miền núi phía Bắc. Những hình thức , thể loại dân ca các dân tộc này nhiều năm qua khá nổi bật trong đời sống xã hội đương đại. Vì thế, công trình nghiên cứu phong cách, đặc điểm giai điêu âm nhạc, bản chất xã hội lời ca và âm nhạc nhằm khẳng định vị trí quan trọng dân ca các dân tộc. Qua sự nhận diện cấu trúc âm nhạc, lời ca, phong cách, đặc điểm các loại thể hệ hình dân ca  nhằm bảo tồn, phát triển dân ca các dân tộc trước cuộc sống mới. Công trình phân tích, chứng minh nhiều tư liệu phong phú dân ca các dân tộc,giúp công chúng , các nhà nghiên cứu tham khảo, tạo điều kiện nghiên cứu sâu các mối quan hệ với bản sắc dân ca. Những đóng góp mới của công trình:

 

-    Phân loại các thể dân ca.

-    Cấu trúc thang âm giai điệu hệ hình dân ca.

-    Nhận diện phong cách, đặc điểm dân ca từng dân tộc.

 

Bằng những lý giải, chứng minh khoa học, công trình khẳng định giá trị dân ca các dân tộc nhằm bảo tồn, phát triển dân ca các dân tộc trước cuộc sống mới, thiết thực hưởng ứng  yêu cầu khẩn thiết của Uỷ ban Văn hoá Giáo dục Unesco. Gìn giữ dân ca vốn cổ văn hoá các dân tộc, góp phần lưu giữ giá trị tinh thần của đồng bào, xây dựng tâm hồn con người cuộc sống mới ở cac vùng dân tộc trên mọi miền tổ quốc.

 

 

CHƯƠNG I

 

KHÁI NIỆM PHONG CÁCH DÂN CA CÁC DÂN TỘC.

 

Phạm vi giới hạn nghiên cứu đặc điểm dân ca một số dân tộc miền núi phía Bắc, không thể tính chung các dân tộc miền núi rất phong phú trên ba miền đất nước chưa nghiên cứu được. Ngay dân ca các dân tộc nhiều bài nổi tiếng trong công chúng, không thể đi sâu từ một đến hàng chục dân tộc. Đề tài nghiên cứu giới hạn ở bốn dân tộc, dựa vào nhiều bài hát, tìm đặc điểm âm nhạc, cấu trúc thang âm, hình thành âm điệu phong cách đặc trưng dân ca từng dân tộc.

 

Âm nhạc dân ca các dân tộc ít người miền núi phía Bắc, công chúng biết đến từ Cách mạng tháng tám.Từ căn cứ kháng chiến miền núi, nhiều nhạc sĩ ăn ở cùng đồng bào dân tộc thấu hiểu, yêu quý vốn âm nhạc đặc biệt độc đáo đã khai thác đưa vào tác phẩm mới, hoặc phổ cập những bài dân ca. Dân ca các dân tộc miền núi phía Bắc, khai thác phổ biến đầu tiên giới thiệu các bài dân ca Thái, Mông, sau hoà bình trở thành một hình thức sinh hoạt văn hoá cộng đồng. Bài Xoè hoa, dân ca Thái, giai đoạn kháng chiến thành hình thức múa sinh hoạt dân công, bộ đội gặp nhau vui liên hoan cùng đồng bào dân tộc. Sau hoà bình hai bài dân ca Thái: Xoè hoa, Ngày mùa, đi vào vũ hội đời sống tuổi trẻ miền Bắc.Nhiều sĩ quân, lính pháp ở lại nước ta biết múa hát. Những đêm lửa trại thanh niên hát múa Xoè hoa, Ngày mùa, nhiều nơi đặt lời theo sở thích đêm hội.Có lẽ nhạc chế ra đời từ đây? ngày ấy, có hai ba bài dân ca Thái nổi tiếng cùng một số bài hát Trung Quốc, Liên Xô, phổ biến trong công chúng như bài Dân Liên Xô, Kết đoàn. Dân ca Thái có một bài nổi tiếng chưa sưu tầm được chỉ còn láng máng mấy lời: hoà bình về ta rồi, hoà bình cùng vui chơi. Sau ba năm những bài hát này lắng dần, xuất hiện dân ca Mông, qua sáng tác của Lê Lan, Trần Chương, Nguyễn Văn Thương. Những bài dân ca Mông phổ biến nhiều người yêu thích: Nhớ em yêu, lời ca: ớ chiều làn sương xuống nằm ngang đèo, Dù đi khắp núi cùng trời, trời chỉ có sao sớm, sao chiều. Sau này, Nguyễn Văn Thương khai thác biến hoá vào bài hát trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ. Dân ca Thái, Mông là hai loại xuất hiện sau hoà bình từ dân ca nguyên bản đến những sáng tác mới dựa trên giai điệu dân ca. Vào năm 1962, công chúng biết đến bài Mưa rơi, dân ca Xá.Ngày ấy gọi là dân ca Thái, phối bè hoà quyện, tiếp theo là những bài dân ca Tày, Nùng, phổ biến đến công chúng. Lần lượt dân ca Thái, Mông, Tày – Nùng phổ cập trong công chúng phía Bắc bằng những bài dân ca nguyên bản, dân ca đặt lời mới, những sáng tác của nhạc sĩ dựa trên chất liệu dân ca như Trước ngày hồi bắn – Trịnh Quý, Lê Hằng và Quốc Hương hát, Con trâu sắt – Trần Chương, Chị mai xuống chợ – Lê Lan.

 

Âm nhạc dân ca các dân tộc miền núi phổ biến trong đời sống văn hoá tinh thần nhân dân Miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trở thành tài sản chung không của riêng dân tộc nào. Tiếp đến các dăn tộc; Tày-Nùng, Sán Chỉ, Lô lô, Nhắng… Âm nhạc các dân tộc ít người, sống dậy hoà đồng cùng 54 dân tộc anh em trong tiếng hát đại gia đình Việt Nam xây dựng cuộc sống mới.

 

Do hoàn cảnh xuất xứ những hình thức phổ biến dân ca các dân tộc miền núi phía Bắc phong phú, đặc sắc, mỗi ngày phát hiện nhiều bài dân ca hay nhập vào vốn âm nhạc cổ Việt Nam nhiều người yêu thích. Mỗi hình thức dân ca một cấu trúc âm nhạc mang đặc điểm phong cách riêng, ngày nay cần nhận diện nét đặc sắc âm nhạc dân ca các dân tộc. Hình thức nhận diện dễ cảm nhận qua giai điệu âm nhạc, thường gọi là đặc điểm âm nhạc, phong cách âm nhạc. Những thuật ngữ quá quen thuộc dễ hiểu nhưng hết sức trừu tượng, mọi người sử dụng theo thói quen ngôn ngữ, đi sâu từng thuật ngữ không đơn giản. Thuật ngữ “đặc điểm” âm nhạc cần định nghĩa tìm bản chất đối tượng. Đặc điểm là những nét nhạc tập chung âm sắc riêng biệt, tạo thành bản sắc ngôn ngữ dân tộc một vùng miền. Đặc điểm dân ca Thái, Mông, Tày, Nùng, Dao, Xá, Cống Khao… là những nét giai điệu âm nhạc chỉ dân tộc ấy mới có. Đặc điểm chỉ những nét nhạc đặc trưng nhất trong một giai điệu âm nhạc là nốt nhạc chính, cấu thành giâi điệu bài bản dân ca. Đặc điểm một khái niệm chỉ những nét riêng biệt của một hiện tuợng sự vật, giúp mọi người nhận diện các hiện tượng, tự nhiên, xã hội. Đặc điểm là thuật ngữ chỉ rõ bản chất, phong cách  sự vật, hiện tượng, phân biệt nó với các hiện tượng, sự vật khác. Đặc điểm ấy tạo thành phong cách ngôn ngữ, hình thức cấu trúc diễn đạt để lại ấn tượng biểu cảm mang đặc điểm nội dung hình thức. Đặc điểm có cái chung, đặc điểm riêng, phân loại đặc điểm, đặc điểm cấu trúc, đặc điểm ngôn ngữ…

 

Đặc điểm âm nhạc, những nét nhạc tạo dựng phong cách từng loại dân ca các dân tộc. Phong cách,  thuật ngữ phổ biến với nhiều cách hiểu khác nhau, một thuật ngữ phong phú tiếp cận đa chiều về dân ca các dân tộc ít người.

 

1. Phong cách học, khái niệm phong cách.

 

Phong cách học (stylistique), khoa học nghiên cứu những đặc điểm nội dung hình thức một hiện tượng, sự vật tạo thành hệ thống những cái riêng biệt gọi là phong cách. Phong cách nghệ thuật, nghiên cứu cấu trúc, đặc điểm ngôn ngữ, nội dung diễn tả tạo ra hệ thống hình tượng nghệ thuật, phong cách nghệ thuật. Phong cách nghệ thuật, khái niệm rộng chỉ chung từng hình thức nghệ thuật âm nhạc, văn hoá, nhảy múa. Mỗi hình thức nghệ thuật tạo dựng một phong cách riêng, cần phần biệt tổng quát khái niệm phong cách từng hình thức nghệ thuật.

 

Khái niệm phong cách (style), thuật ngữ phong cách nhiều cách hiểu khác nhau, có hàng trăm nhà nghiên cứu nước ngoài chuyên tâm nghiên cứu các loại phong cách học qua nhiều thế kỷ từ Phaton năm(428 – 384 ) trước công nguyên đến các thế kỷ sau như BuyHoa, Bally, Sritrer, Việt Nam có Trọng Lạc, Thái Hòa, Đình Tú... Những nhà nghiên cứu phong cách học, phân chia các thể loại phong cách: miêu tả, cấu trúc, tâm lý, ngôn ngữ, nghệ thuật, lối sống. Khái niệm phong cách mở rộng đến nhiều đối tượng, đời sống xã hội và các mặt hoạt động của con người. Phong cách âm nhạc dân ca các dân tộc thuộc phạm vi cách diễn đạt, biểu cảm riêng từng hình thức thể loại âm nhạc. Vì thế cần phân loại phong cách những hình thức dân ca các dân tộc, phong cách chung, phong cách riêng, phong cách thể loại. Nếu phân tích hết các loại phong âm nhạc chưa thể giải quyết trong một công trình, chỉ xin chứng minh đặc điểm phong cách dân ca từng dân tộc: Mông – Tày – Nùng – Thái. Tìm những nét diễn tả đặc trưng nhất trong cấu trúc thang âm, điệu thức dân ca các dân tộc để nhận diện bản sắc âm nhạc.

 

Âm nhạc các dân tộc mang đặc điểm phong cách riêng qua cấu trúc từng bài hát, mỗi bài một thể loại, hình thức diễn đạt biểu cảm. Mỗi dân tộc ,một hệ thống dân ca mang phong cách chung và riêng từng thể loại, xin bàn tới phong cách chung diện mạo âm nhạc từng tộc người.

 

2. Phân loại phong cách.

 

Phong cách dân ca các dân tộc,đặc điểm bao quát chung 53 dân tộc ít người, là một phong cách âm nhạc dân tộc ít người mang đặc điểm khác biệt với âm nhạc người Việt (người Kinh). Dựa vào nội dung nghiên cứu, phân loại phong cách:

 

-    Phong cách chung: thang âm điệu thức các dân tộc Mông Tày – Nùng – Thái.

-    Phong cách riêng: dân ca từng tộc người.

-    Phong cách dân ca, từng thể loại, mỗi dân tộc.

 

Ngoài ba cách phân chia, nhận diện phong cách dân ca các dân tộc, còn nhiều phương thức tiếp cận khác nghiên cứu phân loại phong cách. Do hạn chế thời gian, điều kiện nghiên cứu, phần phân tích đi sâu giới hạn ba loại phong cách dân ca các dân tộc miền núi phía Bắc còn sơ lược.

 

3. Nguồn gốc xuất xứ phong cách dân ca các dân tộc.

 

Phong cách dân ca các dân tộc, hình thành trên sự phát triển những hình thức sinh hoạt âm nhạc từng dân tộc, từ một đến nhiều thể loại. Mỗi thể loại tập hợp những tinh hoa âm nhạc biểu cảm riêng, phản ánh hiện thực cuộc sống. Theo lịch sử xuất hiện các dân tộc miền núi phía Bắc, họ là những tộc người từ Trung Quốc di cư sang nước ta vào những năm đầu thế kỷ thứ I, trước hoặc sau công nguyên. Dân tộc Mông – Tày – Nùng – Thái từ Trung Quốc vào nước ta đến nay còn nhiều bài dân ca mang âm điệu dân ca các tộc người Trung Quốc. Người Thái múa sinh hoạt, Mông hát giao duyên, Tày Nùng Mộc thầu hý, còn nhiều bài dân ca mới nhập vào nước ta.

 

Tuy vậy, những tộc người di cư đến miền đất Đại Việt, qua nhiều thế kỷ đa số những bài dân ca các dân tộc do quá trình lao động hình thành phong cách âm nhạc mới. Những bài dân ca ấy, ra đời từ thực tế đời sống xã hội, cuộc sống tự nhiên, ngôn ngữ vùng miền hình thành lối sống dần thoát khỏi tập tục cũ. Ngày nay, một số phong tục dân tộc mang gốc tích Trung Quốc đã trở thành phong tục cổ, chỉ những người già, nghệ nhân còn lưu giữ lại một số bài dân ca Mông, Dao, Thái cổ có dấu tích xưa. Những bài dân ca phổ biến hiện nay là sáng tác mới của đồng bào mang bản sắc, phong cách dân ca các dân tộc thiểu số Việt Nam. Qua đó, phong cách xuất hiện từ những điều kiện mới:

 

-    Điều kiện tự nhiên xã hội.

-    Lối sống phong tục mới.

-    Ngôn ngữ vùng miền.

 

Nguồn gốc phong cách dân ca các dân tộc, ra đời sớm vào những năm cuối thế kỷ thứ II sau công nguyên, là quá trình lao động biến đổi xã hội, tạo dựng hình thức âm nhạc dân ca trên mọi miền đất mới. Vốn âm nhạc đồng bào mang theo từ bên kia biên giới vào nước ta, dần nẩy sinh nguồn âm nhạc mới hình thành phong cách dân ca từng dân tộc. Sự phát triển âm nhạc dân ca các dân tộc miền núi phía Bắc, có thể liên hệ so sáng qua dân ca Nam Bộ. Theo tư liệu sử học vào thế kỷ thứ 7* khoảng 1607, những người dân Bắc Việt đầu tiên đi thuyền vượt biển vào Gia Định, Đồng Nai, sinh sống đến năm 1623 quan hệ Đại Việt xuống Chân Lạp mở rộng đông người xứ Bắc đến khai hoang vùng Nam Bộ. Vào năm 1698, Nguyễn Phúc Tân di cư người Hoa xuống Mỹ Tho lập thêm phủ huyện Phước Long, Long An. Vào thế kỷ XVIII, cư dân tương đối ổn định ra đời nhiều hình thức dân ca Nam Bộ nổi lên các ban nhóm đàn ca tài tử mang dấu ấn dân ca Bắc Bộ, ca Huế. Sau nhiều thế kỷ, hình thành phong cách dân ca Nam Bộ chính thống. Sự ảnh hưởng ,lưu giữ dân ca Bắc, ca Huế trở thành nguồn cội cổ xưa, phong cách dân ca Nam Bộ mang đặc trưng cấu trúc thang âm, điệu thức riêng, không giống âm nhạc Bắc Bộ, ca Huế. Dù những người dân Nam Bộ đa phần gốc Bắc, nhưng dân ca Nam Bộ là một đặc điểm riêng nổi bật của người Việt phương Nam, mang theo những nét sinh hoạt văn hoá, phong tục xã hội mới. Thực tiễn dân ca Nam Bộ giống như quá trình phát triển phong cách dân ca các dân tộc miền núi phía Bắc, sống cộng cư trên mảnh đất mới, ra đời những hình thức dân ca riêng. dân tộc miền núi phía Bắc, ra đời sau quá trình hình thành xã hội, lối sống cộng cư trên miền đất mới.

 

Phong cách dân ca các dân tộc ,ra đời từ phong tục ,lối sống xã hội,tín ngưỡng,tôn giáo... Mỗi dân tộc, một phong cách ca hát, gần với phong tục,tập quán lối sống. Mỗi thể loại dân ca mang phong cách riêng. Âm nhạc dân ca các dân tộc Mông – Tày – Nùng – Thái mang đặc điểm phong cách:tâm lý bản ngữ dân tộc, bản địa, hoà đồng trên rải đất Việt Nam đa sắc tộc.

 

4. Nhận diện phong cách dân ca các dân tộc.

 

Nhận diện phong cách dân ca các dân tộc ,là phương pháp luận phân biệt diện mạo các hình thức thể loại dân ca, dựa vào đặc điểm cấu trúc, nội dung biểu cảm âm nhạc. Phương thức nhận diện phong cách dưới nhiều hình thức so sánh, trải nghiệm sống cảm xúc trực quan, mỗi người tìm hướng nhận diện đặc trưng, đặc điểm dân ca các dân tộc theo cảm xúc chủ quan. Là những hình thức cảm nhận khác nhau giữa nhà nghiên cứu và công chúng yêu dân ca.

 

Phong cách âm nhạc các dân tộc biểu hiện quá trình phát triển giai điệu âm nhạc, diễn tả nội dung hình thành cấu trúc thang âm điệu thức từng bài dân ca. Nhiều bài dân ca thể hiện nội dung phong phú đời sống con người, biểu cảm trước tự nhiên xã hội. Dân ca các dân tộc thể hiện sâu sắc nhận thức văn hoá tinh thần con người trong hoạt động sáng tạo cuộc sống, mỗi dân tộc một biểu hiện chung và nét riêng đặc sắc. Nội dung con người xã hội, qua dân ca là đặc điểm chung của 54 dân tộc Việt mang những nét giống nhau. Đặc điểm chung ấy mang bản chất con người xã hội trong dân ca. Dân ca các dân tộc từ lúc hình thành con người đến quá trình sống, mỗi giai đoạn một hình thức dân ca biểu đạt ý niệm. Những ý niệm tinh thần con người tạo thành hình thức biểu cảm phong cách, đặc điểm riêng. Vì thế nhận diện phong cách dân ca các dân tộc dựa trên giai điệu những hình thức dân ca. Mỗi bài dân ca trong từng thể loại phong cách, hình thành phong cách thể loại, phong cách dân ca một dân tộc. Phương thức nhận diện phong cách dân ca:

 

-    Nhận diện phong cách từng bài dân ca.

-    Phong cách thể loại dân ca.

-    Phong cách dân ca từng tộc người.

 

Đó là phương thức nhận diện phong cách chung mang tính đại quát, phong cách riêng từng bài đến các thể loại dân ca. Từ nhận diện phong cách dân ca biểu cảm nội dung, phản ánh qua giai điệu âm nhạc mang hình thức cấu trúc thang âm điệu thức dân ca. Phương thức nhận diện bằng hai hình thức: cảm xúc tai nghe đem lại cảm giác nhận diện những đặc điểm riêng mỗi bài, thể loại dân ca. Phương thức nhận diện phân tích ,so sánh trên bản phổ những bản nhạc “chết”, khô cứng theo cấu trúc thang âm giai điệu. Phương thức này như nhà nghiên cứu khoa học, sắp đặt các nhân tố hoá học để phân loại chính xác sự tĩnh lặng không giao động trong đời sống sinh học. Mỗi phương thức, một phong cách nhận diện, phong cách âm nhạc mang lại mẫu số chung: đặc điểm riêng các bài và thể loại dân ca. Phương thức một, cảm giác từ tai nghe và trái tim âm nhạc mang lại ấn tượng cái hay, cái đặc sắc mỗi bài dân ca, mọi người có thể nhận rõ nhưng có vẻ trừu tượng thiếu cụ thể. Phương thức nhận diện thứ hai, thuộc các nhà nghiên cứu, trình bày cụ thể cấu trúc thang âm điệu thức giai điệu từng bản nhạc, so sánh sự giống nhau, khác nhau từng nhân tố ngôn ngữ âm thanh âm nhạc, tìm phong cách riêng. Những hình thức nhận diện phong cách khác nhau, tìm ra ý tưởng chung cảm nhận vẻ đẹp dân ca các dân tộc.

 

Nhận diện phong cách dân ca các dân tộc một quá trình cảm nhận âm nhạc, là công chúng nghe nhạc, người nghiên cứu âm nhạc, dù nhận diện theo phương thức nào không thoát khỏi cái tai cảm nhận xúc cảm ngôn ngữ giai điệu mỗi bài dân ca. Phương thức nhận diện thứ nhất, thuộc về số đông công chúng yêu nhạc, mọi người cảm nhận giống nhau sự say mê nghe những bài hát hay. Phương thức thứ hai, thuộc phạm trù thưởng thức nghiên cứu âm nhạc, nhận diện phong cách dân ca các dân tộc tìm ra nguyên lý sáng tác, cấu trúc âm nhạc, góp phần bảo tồn, phát triển dân ca các dân tộc trên cả nước. Bảo tồn dân ca, bảo tồn truyền thống văn hóa, âm nhạc dân tộc. Ngày nay, nhiều phương pháp nhận diện nguồn gốc, xuất xứ dân ca các dân tộc để sáng mãi niềm tin truyền thống ,dân tộc ,bản địa.

 



* Theo Việt nam sử lược – Trần Trọng Kim quyển 1

* Theo Các triều đại Việt Nam – Quỳnh cư - Đức Hựng

* Các dân tộc Việt Nam – NXBVHDT

 

Tuấn Giang
Số lần đọc: 4858
Ngày đăng: 07.07.2012
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Quan Hệ Nhạc Và Lời Dân Ca - Tuấn Giang
Quy Luật Phát Triển Giai Điệu Loại Thể Dân Ca Các Dân Tộc. 1 - Tuấn Giang
Quy Luật Phát Triển Giai Điệu Loại Thể Dân Ca Các Dân Tộc. 2 - Tuấn Giang
Âm hưởng dân ca - Nguyễn Đức Hiệp
Những khúc dân ca đậm nét Tây Ninh - Nguyễn Đức Thiện
Nghệ nhân TRẦN KÍCH khổ luyện và tài hoa - Võ Quê
Ca Huế trên đất Mỹ - những kỷ niệm - Võ Quê
Quan họ Bác Ninh đi về đâu thời hội nhập quốc tế ! - Nguyễn Văn Hoa
Dân ca của DÂN TỘC THÁI ở HOÀ BÌNH - Nguyễn Thị Thu Hiền
Hát lý và những điệu lý dễ thương của Nam bộ - Nguyễn Hữu Hiệp
Cùng một tác giả
Đặc trưng xiếc (nghệ thuật)
Thực trạng xiếc. (đối thoại)
Tổng luận ca trù (nghệ thuật)
Hát Cung văn (văn hóa)