Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.312 tác phẩm
2.745 tác giả
407
115.864.373
 
Thực trạng xiếc.
Tuấn Giang

 

Tiết mục Đoàn Xiếc TPHCM.

 

Từ năm 2000 đến 2005, các loại hình nghệ thuật bão hoà công chúng, sân khấu ca nhạc sụt giảm catse đến bất ngờ, các hạng sao đi diễn xuống Nhà văn hoá quận, huyện. Sân khấu đang chuyển đổi tìm hình thức thể hiện mới, nhiều tác phẩm kịch, tuồng, chèo, cải lương mang yếu tố hậu hiện đại. Sân khấu kịch nói, múa rối có vở hậu hiện đại thành công: Huyền thoại cuộc sống, Căn bệnh bí hiểm, Hồn quê, Tiếng vọng hành tinh...tìm kiếm công chúng và hội nhập. Xiếc những năm đầu thế kỷ đến 2003 còn thất thu, nhiều đêm nghỉ diễn. Năm 2005 bừng lên sức sống mới, sáng đèn bán vé diễn nhiều show, khởi sắc, lạc quan.

 

Nguyên nhân xiếc khởi sắc do đổi mới mọi hoạt động quảng bá, tiếp thị... Xiếc đổi mới nghệ thuật các nhóm tiết mục kỹ xảo, hình thức sân khấu, phục trang diễn viên, đạo cụ... tạo hình thức, nội dung nghệ thuật mới. Nhìn bảng danh mục chương trình các đoàn xiếc cả nước, nhiều tiết mục mới, xiếc kết hợp các loại hình nghệ thuật, nhiều tiết mục tạo không khí trẻ, nhịp điệu thời đại. Nhóm tiết mục xiếc hình tượng, hầu hết các đoàn diễn nhiều loại tiết mục xiếc tổng hợp:

 

1. Xiếc – nhảy múa – thể thao.

2. Xiếc - hoạt cảnh.

3. Xiếc - cốt truyện kịch.

 

Đây là ba loại tiết mục xiếc từ Liên đoàn Xiếc, đến các đoàn xiếc cả nước đua nhau dàn dựng xiếc tổng hợp. Đoàn Xiếc Thành phố Hồ Chí Minh, dựng nhiều tiết mục hoạt cảnh xiếc, Liên đoàn Xiếc Việt Nam, dựng  tiết mục, vở – cốt truyện kịch dài, nhiều diễn viên trình diễn. Xu hướng mới không áp đặt chủ quan người sáng tạo tiết mục xiếc, nội dung xuất phát từ tâm lý công chúng, mục đích doanh thu. Những tiết mục xiếc - hoạt cảnh , xiếc –vở cốt truyện... chỉ ăn khách trong nước, diễn ra nước ngoài những tiết mục xiếc kỹ xảo, hoạt cảnh xiếc hậu hiện đại. Nhiều đoàn xiếc trong nước đã đáp ứng công chúng bằng nhóm  tiết mục xiếc tình tiết, hoạt cảnh, cốt truyện... đậm đặc bản sắc dân tộc, vùng miền. Thực tiễn đặt ra nếu quá đi sâu nhóm tiết mục xiếc tổng hợp sẽ hạ thấp kỹ xảo xiếc, cả nền nghệ thuật xiếc. Nghệ thuật xiếc cần vươn tới hai tiêu chí xiếc hiện đại: Ngôn ngữ kỹ xảo xiếc chuẩn hóa quốc tế, đặc trưng bản sắc văn hoá dân tộc xiếc Việt.

 

Thực trạng xiếc hiện nay, nhìn số lượng buổi diễn, doanh số thu, các nhóm tiết mục hết sức lạc quan, nhưng có một nghịch lý khi phỏng vấn nhiều đối tượng công chúng: những sinh viên các trường, nhiều ngành khác nhau, số người thích xiếc chỉ 15 - 20 người trên 100 người. Hỏi những người lớn tuổi: nông dân, công nhân ngoại thành đa phần không quan tâm, lý do mải lao động, không có tiền đi xem... Số công chức lớn tuổi từ 30 đến 50 tuổi ở các cơ quan công sở, người thích 100 người chỉ có 10 – 15 người quan tâm xiếc. Đa phần công chúng không đến rạp, ngại ra đường, tâm lý chung thích ca nhạc, điện ảnh... Riêng các cháu tiểu học thích xiếc tới gần 100%. Còn các cháu mẫu giáo lớn, tiểu học, học sinh cấp II, không thích cũng bị lùa đi xem theo hợp đồng Nhà trường ký với các đoàn xiếc. Xiếc điễn về nông thôn, thành phố, các tỉnh ngoài Hà Nội, Thành phố HCM, các đô thị lớn, người xem xiếc đông vào dịp đầu xuân, lễ hội, cuối năm sau gặt hái, cấy cày, thanh niên, thiếu niên thích đi xem, xem gì cũng được cho đỡ buồn. Đó là công chúng không nhỏ, giúp các đoàn đạt vượt doanh thu. Nhìn thành tích buổi diễn, số doanh thu, xiếc gặp thời cơ công chúng cả nước không lo ngại, nhưng thực trạng lại khác.

 

Thực trạng xiếc, chương trình tiết mục kỹ xảo chưa cao, ít tiết mục xuất sắc, gây căng thẳng, hồi hộp kỹ xảo phi thường. Nghệ thuật xiếc chưa hấp dẫn khán giả  từ phục trang, trang trí sân khấu, kỹ xảo xiếc. Tại những Liên hoan xiếc quốc tế , nhiều đoàn xiếc nước ngoài tham diễn, mỗi buổi chỉ có 300, 600 người xem, điều đó nói rằng cả xiếc ngoại, xiếc Việt chưa  cuốn hút công chúng. Xem xiếc Việt thua xiếc Trung Quốc, thua nhiều đoàn xiếc nước ngoài về tạo hình tiết mục, kỹ xảo, trò diễn trong bốn nhóm tiết mục: Xiếc hình tượng- Xiếc ảo thuật- Xiếc hài- Xiếc động vật. Xem xiếc Việt, các tiết mục dàn trải, thiếu cao trào đột biến, gay cấn, kỹ xảo siêu phàm. Tiết mục chưa tạo hình tượng, âm nhạc, ánh sáng, phục trang sân khấu đẹp, còn  tiết mục yếu lên sân khấu gây phản cảm kỹ thuật diễn: động tác kỹ xảo chưa chắc, không thực hiện san tô nhiều vòng, nhào lộn trên không rơi xuống loạng choạng... đứng không vững, đi xe đạp bị rơi, bị ngã, động tác lên ngựa đôi chỗ chưa chính xác... Kỹ thuật cơ bản chưa vững, nhiều động tác kỹ xảo chưa cao…số đông công chúng chưa thích xiếc Việt. Thực trạng xiếc hiện nay, dựng tiết mục hoạt cảnh, tình tiết tràn lan chạy theo công chúng, điều này vì doanh thu, nhưng các đoàn cần đầu tư kỹ xảo xiếc chuẩn hóa quốc tế. Chương trình đặc sắc để công chúng không bị phản cảm, xem diễn viên còn mắc lỗi cơ bản kỹ xảo xiếc. Tiết mục nào không đạt, không đưa ra công chúng, giống như hàng kém chất lượng, quá đát không tiêu thụ ngoài thị trường. Ngành xiếc có tiết mục Liên hoan xiếc Quốc tế mới đây, diễn viên thực hiện còn loạng choạng, động tác mắc lỗi phải thực hiện lại. Những tiết mục ấy, phải loại khỏi cuộc chơi. Xiếc còn yếu cả bốn nhóm tiết mục, nguyên nhân có nhiều chắc các nhà quản lý đã biết, hướng khắc phục thì chưa! Mọi đoàn, nhà quản lý, chỉ đạo... chưa bàn đến, còn “lạc quan tin tưởng”, không tìm lại hướng phát triển xiếc sẽ tụt hậu. Cái giá phải trả, dựng nhiều tiết mục diễm doanh thu cao, thành tích đầy mình nhưng thực chất con người và kỹ thuật xiếc báo động, đang tụt hậu  nhiều mặt.

 

Xiếc cần chuyên nghiệp hoá, chuyên nghiệp hoá hoạt động tổ chức quản lý, đào tạo, dàn dựng, đạo diễn chương trình, tiết mục, doanh thu công nghệ cao. Xiếc đang cần:

 

Con người – diễn viên ngôi sao, siêu sao.

Tiết mục kỹ xảo quốc tế.

Đội ngũ đạo diễn, tác giả đào tạo chính quy.

Đổi mới sân khấu, nghệ thuật xiếc.

 

Con người diễn viên ngôi sao trên các nhóm tiết mục: Xiếc hình tượng, Xiếc ảo thuật, Xiếc hài, Xiếc động vật. Hiện nay, ngành xiếc có mấy ngôi sao ở mỗi nhóm tiết mục, có mấy diễn viên siêu sao công chúng nồng nhiệt đón nhận, hào hứng đến xem? Tìm một ngôi sao đã khó, công chúng mong muốn mỗi đoàn, mỗi nhóm phải  nhiều ngôi sao để ngành xiếc thực sự hấp dẫn mọi đối tượng khan giả. Có người cho rằng: sân khấu thời nay không cần lệ thuộc vào ngôi sao, nhiều sao sẽ làm nghệ thuật nghiệp dư hoá. Nghe có lý, nhưng nghệ thuật muôn đời cứ thế! Xiếc cần  thế hệ diễn viên trẻ, đổi mới xiếc bằng những tiết mục xiếc kỹ xảo quốc tế, diễn viên ngôi sao- siêu sao. Không diễn viên ngôi sao, không thoả mãn công chúng. Các đoàn dựng nhiều tiết mục cốt truyện, tình tiết dàn trải, lấy hình thức xoá nhoà kỹ xảo, một hướng khắc phục hạn chế kỹ xảo. Đây chỉ là giải pháp tình thế. Muốn có con người tài năng phải đào tạo từ bé, một Trường Cao đẳng xiếc chưa đủ, phải đại học xiếc, thêm những lớp tu nghiệp xiếc nước ngoài… Ai quan tâm? Hội xiếc, ngành xiếc, mỗi đoàn tự chăm lo, đội ngũ đạo diễn, tác giả, diễn viên phải đào tạo ở nước ngoài, hy vọng xuất hiện tác phẩm đổi mới nghệ thuật . Tiếp xúc với nhiều diễn viên cũ đào tạo ở Nga, họ tỏ ra là người diễn viên toàn diện, có trình độ văn hoá, nghiệp vụ cao. Nhiều diễn viên hiện nay chỉ biểu diễn, kiến thức văn hoá xã hội hạn chế. Một diễn viên tài năng không thể thiếu văn hoá tri thức tổng hợp, đó là sự chăm lo đào tạo người nghệ sỹ: Văn hóa tri thức. Riêng tác giả sáng tác những tiết mục xiếc có phần khác biệt với các chuyên ngành khác, tác giả xiếc trên thế giới, ở nước ta, họ xuất thân là diễn viên. Ngành xiếc có khá nhiều tác giả, mỗi đoàn từ hai đến bốn, năm, bảy tác giả. Trường xiếc gần như mỗi thày, một tác giả... Tác giả nhiều, nhưng tác giả tay nghệ cao ít, ngành xiếc phải thực sự quan tâm đầu tư thích đáng. Hội xiếc, Liên đoàn Xiếc, cần đầu tư đặt hàng tiết mục xiếc để tác giả chuyên tâm sáng tác cho ngành xiếc nhiều tiết mục kỹ xảo cao. Xiếc cần con người trẻ, tác giả đạo diễn chuyên nghiệp, đổi mới nghệ thuật xiếc.

 

Đổi mới sân khấu xiếc thật khó, xiếc thế giới chưa từ bỏ sân khấu tròn cổ điển, nhưng họ đã đổi mới. Nghệ thuật luôn sáng tạo không cùng, mọi mực thước chỉ nhất thời. Sân khấu xiếc Việt cần đổi mới. Sân khấu xiếc đổi mới dưới nhiều hình thức mỹ cảm nghệ thuật. Sân khấu xiếc cần đầu tư trang thiết bị hiện đại, trang trí sân khấu mang bản sắc văn hoá Việt. Đoàn Xiếc Thành phố Hồ Chí Minh, diễn tiết mục: Cậu bé rừng xanh, đổi mới trang trí, nghệ thuật diễn, dù sa đà nhiều tình tiết ngoại cảnh nhưng sáng tạo thành công, hấp dẫn công chúng. Cậu bé rừng xanh diễn trên sân khấu tròn, thiết kế mỹ thuật tả thực, tượng trưng những khối tròn biến hiện dưới ánh sáng light diễn tả như thực. Cậu bé xuất hiện giữa cánh rừng hoang dã, bên bầy voi, khỉ, ngựa, những người rừng đu dây bay lượn, tái hiện theo truyện của Rydyard Kipling, tiên nữ múa lung linh sắc mầu hoang sơ, huyền ảo đẹp như màn sương trăng. Mỗi đoàn chưa có điều kiện trang bị hiện đại, mỗi tiết mục xiếc cần sáng tạo làm mới sân khấu, nghệ thuật xiếc là một trong những điều kiện đổi mới xiếc Việt. Những sáng tạo, đổi mới nghệ thuật xiếc mười năm đầu thế kỷ, đang lấy lại công chúng, có khả năng tồn tại bằng doanh thu. Nhiều đoàn, nhóm xiếc đang vươn lên dựng xiếc hậu hiện đại: Làng tôi( Nhóm xiếc LĐXVN), Cậu  bé rừng xanh…Tình tiết, kỹ xảo, chiếm lĩnh công chúng. Xiếc cần đổi mới hòa nhập nghệ thuật thế kỷ, xã hội hóa tồn tại bằng công chúng tự nguyện, sáng đèn hằng đêm tại địa chỉ quen thuộc./.

                  

Hà Nội: 7-2012.

 

Tuấn Giang
Số lần đọc: 2748
Ngày đăng: 01.08.2012
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Dịch và phản dịch, dịch vì mắc dịch - Nam Dao
Đạo Phật Ở Nước Nga - Huỳnh Văn Úc
Về Khẩu Hiệu “Tiên Học Lễ Hậu Học Văn” - Lại Nguyên Ân
ĐÔI DÒNG NHỜ CẢI CHÍNH CHO BÀI “NHỮNG CHI TIẾT MỚI VỀ VĂN HỌC QUA PHỎNG VẤN…” - Trần Văn Nam
Kính gửi: Anh Lại Nguyên Ân - Đỗ Thế Cường
Mối tình đầu của Chế Lan Viên - Khổng Ðức
Xin Hãy Kiểm Tra Lại Các Nguồn Tư Liệu - Lại Nguyên Ân
Dạy con khôn đặng chúng còn dắt ta đi? - Lê Hải*
Bình Luận Đề Thi Đại Học Môn Văn Năm 2012 - Phạm Ngọc Hiền
Thực trạng xã hội hóa sân khấu - Tuấn Giang
Cùng một tác giả
Đặc trưng xiếc (nghệ thuật)
Thực trạng xiếc. (đối thoại)
Tổng luận ca trù (nghệ thuật)
Hát Cung văn (văn hóa)