Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.333 tác phẩm
2.747 tác giả
683
115.982.500
 
Con rắn chết trên miền hoang lương
Vũ Ngọc Anh

 

 

Phim Samsara  được thực hiện năm 2001 bởi tài tử - đạo diễn tài năng Ấn Độ Pan Nalin. Bộ phim là sản phẩm hợp tác giữa bốn nền điện ảnh lớn là Ấn Độ, Pháp, Ý và Đức trong đó chủ chốt là điện ảnh Ấn Độ. Tác phẩm này đoạt được rất nhiều giải thưởng trong các Liên hoan phim Quốc tế, như giải phim hay nhất trong LHP Quốc tế Melbourne 2002, Giải của Ban tuyển lựa chính thức tại các LHP Quốc tế Sudance 2002, LHP Quốc tế Toronto 2001 và nhiều giải thưởng quốc tế quan trọng khác.

Truyện phim kể về hành trình tu hành – hoàn tục – tu hành rồi lại hoàn tục của một nhà sư trẻ tên là Tashi (tài tử Shawn Ku đóng).

 

Anh gặp và yêu Pema – cô thôn nữ đầy sức sống tuổi trẻ từ ánh mắt đầu tiên. Anh khát khao cô và dần trở thành một người đàn ông không thể thiếu trong cuộc đời của Pema. Họ nên vợ nên chồng. Rồi thời gian thấm thoắt qua đi, niềm vui gia đình càng được nhân lên khi hai người có con chung với nhau. Chính lúc gia đình họ đang êm đềm nhất, Tashi đã lại muốn nhấc chân lên rời bỏ vợ con để trở về chốn núi non gõ mõ, tụng kinh, niệm Phật dưới chân Đức Phật

 

. Giữa con đường tu hành bỏ dở và trước trách nhiệm gia đình đã làm sư thầy trẻ phải dằn vặt trong lòng để lựa chọn con đường mà mình cho là đúng nhất.

 

Anh không dài dòng kể lể để giải thích cho sự lựa chọn của mình. Tashi chỉ nói với sư phụ của anh rằng, thái tử Tất Đạt Đa trước khi trở thành Đức Phật thì Ngài cũng từng sống cuộc đời trần tục tới năm 29 tuổi.

 

Tashi bước đi và để rơi chiếc áo thầy tu xuống đất. Điều đó chứng tỏ Tashi còn vô vàn bộn bề phân vân(theo) Lê Trương Công (TGĐA Online) Điểm phim.

 

 

 

http://xemphim.qhvn.org/phimcacloai.html

Hoàn cảnh của sư thầy Tashi không là hình chiếu của thầy Thích Nguyên Tánh nhưng hình như cũng có những điểm gì hao hao giống: - cũng tu rồi hoàn tục rồi nhấc chân lên đường rứt áo ra đi để vợ con lại như lần cuối cùng Pema chặn chồng giữa đường khi anh đã cạo trọc đầu lên núi. Cô kể cho anh nghe chuyện tình của Đức Phật tổ Siddhartha. Siddhartha đã rời bỏ vợ mình là Yashodhara và con trai Rahul lúc nửa đêm đi tìm sự khai sáng để trở thành Phật tổ. Nhưng liệu có ai nghĩ cho Yashodhara đã sống cuộc đời u uất, đau ốm vì nhớ thương chồng. Sự khai sáng của đức ông chồng đã mang lại gì ngoài nỗi bất hạnh cho bà và con trai. Lúc này đây Pema cũng bị đặt vào tình thế ấy. Nếu Tashi bỏ gia đình tiếp tục con đường chính quả thì anh sẽ để lại cho vợ con anh một nỗi đau dai dẳng khó lòng lấp nổi.” (Lê Trương Công)

 

Và Pema nói lời cuối: “Nếu tâm trí anh hướng về Phật pháp cũng mãnh liệt như tình yêu và sự đam mê anh đã cho em thấy, thì anh đã trở thành một Đức Phật ở trong lòng rất nhiều người trong cuộc đời trần tục này”. (Lê Trương Công)

 

 Hình như đó là thông điệp mà Đạo diễn Pan Nalin muốn nhắn gửi qua cuộc tình bi đát này.

Và thấy Thích Nguyên Tánh Phạm Công Thiện cũng bao nỗi bộn bề như lời kể của nhà văn Đặng Tiến, người bạn thân: “Dường như thời đó, anh sống nhờ vào giúp đỡ của nhà văn Henry Miller gửi từ California.


Sau đó cưới vợ, sang Đức, rồi trở lại Paris. Thỉnh thoảng anh đến tìm tôi, chiều thứ hai sau giờ tôi dạy học để cùng đi uống bia tại công trường Contrescarpes, khu Censier, nhìn những con chim đến đậu trên giây thép hay những cành trụi lá. Có hôm anh hỏi xin tôi bao thuốc lá. Tôi bảo « vậy tao mua cho mày cả tút » (cartouche). Thiện trả lời « vậy mày đưa tiền ấy cho tao mua sữa cho con ». Thời điểm này anh vợ con nheo nhóc, không giới hạn sinh đẻ vì theo… quy luật thiên nhiên.».

 

Rồi cũng từ đó, chuyện vợ và con của Phạm Công Thiện, bạn hữu, môn sinh, người yêu mến… không còn ai nói đến nữa…đã đi vào quên lãng. Một ẩn số khó hiểu !

 

Và chính cái “khó hiểu” mới làm cho Phạm Công Thiện “thành công” như những châm ngôn của anh:

-        “Cái gì làm tôi không hiểu nổi, cái ấy làm tôi say sưa yêu dấu.”

-        “Tôi yêu những gì khó khăn, những gì khô khan, những gì rắc rối. Tôi yêu đọc những quyển sách khó hiểu và nặng nề.”

Nhưng sự thành công của anh lại không gì khó hiểu. Vì người ta không hiểu Phạm Công Thiện nói gì nên Phạm Công Thiện thành công !

Hồi nhỏ Phạm Công Thiện say mê Andersen và khoái trá với câu chuyện “Ông Hoàng mặc quần áo tồng ngồng” nên với cái trí khôn thiên phú, PCT vận dụng nó như một thứ nghệ thuật sống.

 

Ngày xửa…ngày xưa, có một vị hoàng đế ham quần áo mới đến nổi không màng đến việc triều chính…bỏ luôn cả cung tần mỹ nữ, không thiết đến việc săn bắn…ăn chơi, mà chỉ hoang phí công khố vào việc may mặc đồ mới. Suốt ngày, Ngài chỉ có mỗi việc là thay quần áo! Trong triều ít khi nghe ai nói đến “Hoàng đế lâm triều”, mà chỉ nghe “Hoàng đế đang bận mặc quần áo”.

 

Nắm được tâm lý thích đồ mới…của lạ ấy…một ngày kia có một bọn vô lại đến kinh thành khoe khoang rằng chúng là thợ dệt tài ba; dệt những thứ vải phi thường không thể tưởng tượng nổi, loại vải cực kỳ nhiệm mầu…ai không làm tròn bổn phận hay ngu độn thì thứ vải ấy sẽ trở nên vô hình với họ, chỉ có người đạo cao đức cả và đầu óc thông thái mới nhìn thấy quần áo may bằng thứ vải vô song ấy thôi.

 

Lời rêu rao ấy lọt tai hoàng đế…và Ngài nghĩ bụng: “Long bào của ta sẽ may bằng thứ vải siêu tuyệt ấy để ta phân biệt người tốt, kẻ xấu trong các quan lại và biết được ai thông minh và ai vô minh”. Thế là Ngài cho vời bọn điếm miệng đểu cáng ấy vào cung để dệt ngay cho Ngài thứ vải diệu kỳ ấy.

 

Bọn giảo quyệt được cung cấp đầy đủ khung cửi và vàng bạc cùng tơ sợi mịn nhất mà chúng yêu cầu. Lũ gian ngồi trước khung cửi rổng tuyếch bằng những động tác thoăn thoắt như đang dệt thật suốt ngày lẫn đêm một cách cưc lực.

 

Nóng lòng muốn biết thứ vải thần kỳ ấy được dệt tới đâu, Ngài định đích thân tới xem nhưng nghĩ lại lời khẳng định của bọn xảo ngôn ấy rằng kẻ ngu đần và người không tròn bổn phận sẽ chẳng thấy gì nên Ngài ngần ngại. Ngài bèn sai quan lão thừa tướng đến thị sát trước rồi tâu lại cho Ngài.

 

Quan lão ta vừa đến thì bọn đểu giả ấy hỏi Ngài thấy vải thế nào…hoa văn và sắc màu có đẹp không? Quan lão giương to đôi mắt trợn trừng nhìn…nhưng có chi mà nhìn! Ông ta lầm rầm trong bụng: “Lạy trời phù hộ cho ta! Ta chẳng nhìn thấy gì cả. Ta trở nên ngu muội rồi chăng, hay ta không làm tròn bổn phận ư? Nguy quá !”. Nhưng ông không dám thú nhận là mình chẳng thấy gì. Há miệng mắc quay, cho nên ông cũng ậm ừ khen: “Tuyệt! Tuyệt đẹp! Thật là phi thường! Ta vừa ý lắm…chắc là hoàng đế cũng hài lòng.” Và ông trở về trình lại với hoàng đế như thế.

 

Vài hôm sau hoàng đế lại cử thêm một vị quan tài giỏi đầu triều đến để xem vải được tiến hành tới đâu rồi và hối thúc bọn lưu manh ấy hoàn tất cho sớm để kịp lễ hội rước thần sắp tới. Ông này cũng chẳng hơn gì ông trước, bị bọn đại bợm tấn công bằng những câu hỏi tới tấp để xin lời phát biểu ý kiến…và cũng chỉ thấy cái khung cửi trống không…cũng tự vấn về bổn phận của mình không tròn chăng hay ngu dốt chăng. Ông cũng đâu có dại gì thổ lộ ra điều đó…ông cũng khen đáo, khen để…và cũng về tâu với hoàng đế là thứ vải thần kỳ ấy đẹp vô song…không thể tưởng tượng được.

Và sau cùng thì bộ đồ cũng đã hoàn tất ngay ngày lễ hội.

 

Và hôm đó hoàng đế đến mặc đi trẩy hội. Ngài làm ra vẻ hài lòng ngắm nhìn chiếc khung cửi, không dám thú nhận là chẳng nhìn thấy gì mà bụng rối bời: “Hừ! quái thật! Ta chẳng thấy gì cả! Ta mà ngu độn thế ư? Gây thật! Hay ta không phải là vị hoàng đế anh minh? Thế này thì không còn gì nhục nhã cho bằng.” Chẳng đặng đừng, Ngài cũng phải hùa theo mọi người: “Tuyệt hảo! Tuyệt hảo!”

 

Hoàng đế được bọn bán trời không chứng, bán rừng không khế đó vừa nâng chiếc áo tưởng tượng vừa thuyết minh miệng thoăn thoắt, vừa tay loăn xoăn mặc mặc…vuốt vuốt tà áo vô hình…”Đây là quần ạ. Đây là áo bào ạ. Đây là áo choàng ạ…” làm như thể đang choàng…sửa lại áo quần cho hoàng đế. Chúng còn nói thêm: “Quấn áo này nhẹ như mạng nhện, mặc vào tưởng như không có gì trên mình; và đấy cũng là một trong nhiều đặc tính siêu tuyệt của loại vải này.”

 

“Đúng đấy! Thứ vải siêu hình này đẹp vô song không thể tưởng tượng nổi, thưa hoàng thượng.” Bọn nịnh thần không nhìn thấy gì cũng phụ họa liều. Và bọn biển lận gian manh ấy được hoàng đế ân thưởng bội tinh “Thợ dệt của nhà vua” cùng vàng bạc tốt nhất.

 

Rồi hoàng đế đi dự hội dưới chiếc lọng tán rộng…mặc vênh váo hảnh diện trước đám dân chúng đang chiêm ngắm Ngài với bộ quần áo mới vô song ấy.

 

Đám dân chúng ấy củng thốt lên lời ca tụng: Trời bộ đồ tuyệt mỹ! Cái đuôi áo đẹp làm sao! Hoàng đế ăn mặc đẹp quá chừng…không thể tưởng tượng nỗi! Chẳng ai dám thú nhận là mình không trông thấy gì cả; vì chẳng ai muốn mang tiếng thiếu đạo đức và ngu độn. Mọi người đều tung hô.

Bổng một đứa bé trong đám đông thốt lên; “ Kìa, hoàng đế ở truồng!”

Rồi người nọ nhìn người kia: “Có thằng bé bảo hoàng đế ở truồng kìa!”

Câu nói chuyền miệng nhau…lan rộng…cuối cùng toàn thể dân chúng đều kêu lên: “Hoàng đế ở truồng thật!”… “Làm gì có quần áo!”.

 

Những lời ấy lọt tai hoàng đế…chính Ngài cũng thấy dân chúng nói đúng…Ngài ngượng chin người, nhưng rồi tự nhủ: “Thôi đành phải làm ra vẻ không biết gì cho đến phút cuối cùng.”

Thế là hoàng đế vẫn tiếp tục ngững cao đầu trông rất oai vệ và bọn quần thần vẫn tiếp tục nâng cao cái đuôi áo tưởng tượng…

[Rút gọn truyện “Bộ quần áo mới của hoàng đế” của ANDERSEN]

=========

“ Chúng ta đã thấy những cái điên khùng không thể tưởng tượng nổi. Nhật báo Anh đã đăng tin một nhà chơi dương cầm vô danh quảng cáo rầm rộ rằng sẽ có một buổi hòa tấu nhạc yên lặng. Đúng ngày đó, phòng chật ních thính giả. Bậc diệu thủ im lặng ngồi trước mặt đàn, làm bộ chơi đàn, nhưng dây đàn đã gỡ hết cho nên cần đàn không gây một âm thanh nào cả. Thính giả liếc trộm các người ngồi bên xem có nên phản kháng không. Nhưng các ông ngồi bên cứ thản nhiên, cử tọa đều kiên nhẫn, ngồi yên. Sau hai giờ yên lặng, buổi tấu nhạc chấm dứt. Nhạc sĩ đứng dậy chào thính giả. Cử tọa nồng nhiệt vỗ tay khen. Hôm sau, trên vô tuyến truyền hình, nhạc sĩ im lặng đó kể lại câu chuyện và kết: “Tôi muốn biết xem cái ngu xuẩn của con người tới mức nào; nó thật vô biên.

 

“Tôi thì tôi không nói; “cái ngu xuẩn” mà nói “cái nhu nhược” của con người. Những thính giả đó biết rằng họ không nghe thấy gì cả, nhưng họ sợ rằng nếu phản kháng thì không hợp thời. Jean Cocteau bảo: “Công chúng đã từng bị đập quá đến nổi họ tự tát vào má mình chứ không vỗ tay để khen”.

Cái thói làm ra vẻ tán thưởng mà sự thật chẳng thích mà cũng chẳng hiểu gì cả; cái thói đó gọi là thói “ đua đòi chuộng mốt

 

Nhiệm vụ của các bạn không phải là trừ sạch cái thói đó cho thời đại của bạn (vì vô phương trừ được), mà là ngăn bớt những tai hại của nó lại, và chống lại nó”

[ANDRÉ MAUROIS  “Thư Ngỏ Tuổi Đôi Mươi” – Bản dịch của Nguyễn Hiến Lê – tr.41-42 -]

A.Maurois gọi cái thói đó là “đua đòi chuộng mốt” cũng hay, nhưng theo ý tôi đó là “a dua” thì đúng hơn !

 

Và lại thêm một trò chơi “giả mạo tri thức” nữa trong thời hiện đại của chúng ta gọi làPhi vụ Sokal là một trò chơi khăm của Alan Sokal (một nhà vật lý học) nhằm vào bài viết về nghiên cứu văn hóa hậu hiện đại có tên Social Text, do Đại học Duke xuất bản. Năm 1996, ông đệ trình một bài viết vô nghĩa được ngụy trang bởi các từ ngữ khó hiểu, nhằm xem liệu thế giới báo chí có “xuất bản một bài viết vô nghĩa được thêm mắm thêm muối nếu như (a) nghe nó có vẻ mùi mẫn, thú vị và (b) nếu nó làm thỏa mãn những định kiến về hệ tư tưởng của chủ bút.”

 

Bài viết “Vượt qua các ranh giới: Tiến tới khoa học chú giải dạng biến đổi của sức hấp dẫn lượng tử”, đã được in trên tờ Science Wars năm đó. Ngay ngày xuất bản, Sokal thông báo trong một bài viết khác, bài luận trên chỉ là một trò chơi khăm. Ông nói Social Text là "sự cóp nhặt những lời giả dối cánh tả, những bài viết tham khảo xu nịnh, những câu trích dẫn phô trương và những điều vô lý rõ ràng”. 

 

Những cuộc tranh luận, đặc biệt về vấn đề đạo đức hàn lâm, nóng bỏng đã nổ ra ngay sau đó.

http://www.khoahoc.com.vn/cau-chuyen/19880_10-vu-lua-dao-khoa-hoc-hang-dau.aspx

Bạn hữu, môn sinh, người say mê, kẻ quan tâm đến triết gia Phạm Công Thiện sau cùng cũng chỉ phát biểu “không hiểu”. Chưa ai tóm tắt cái triết học của Phạm Công Thiện trong một từ hay một cụm từ hoặc một câu hay một khái lược nữa trang, một trang hay vài trang giấy.

 

Người bạn thân đã từng sống và chia xẻ với Phạm Công Thiện cả thời kỳ ở Dalat và Paris, nhà văn Đặng Tiến, kết luận về PCT: ”trước những tác phẩm dồi dào, người đọc khó nói đến một « sự nghiệp » Phạm Công Thiện hay một Phạm Công Thiện « triết gia » vì tư tưởng không thành hệ thống.

( http://www.diendan.org/nhung-con-nguoi/pham-cong-thien/ )

 

Tuy nhiên, cái mà làm nên “hiện tượng PCT” là những “Tuyên Bố”…những “Khẳng Định”…những “ĐaoTo”…những “Búa Lớn” đánh vào cái thùng rỗng làm mất hồn khiếp vía các em nhỏ thường sợ ma mà hay thích nghe chuyện quỷ…mới trở thành “triết gia” !

 (http://www.phoquang.org/modules.php?name=News&op=viewst&sid=2424)

 

     Phạm Công Thiện chửi đổng tất cả…không trừ một ai:  phủ nhận tất cả các triết gia: “Ngay đến Heraclite, Parmenide và Empédocle, bây giờ tao còn xem thường, tao coi ba tên ấy như là ba tên thủ phạm của nền văn minh hiện đại, chưa nói đến Socrate, đó là một tên ngu dại nhất mà ta đã gặp trong đời sống tâm linh của ta”. Ông coi những nghệ sĩ như Goethe Dante như những thằng hề ngu xuẩn. Ông muốn mửa màu đen trên những người làm văn nghệ ở Paris. Còn về J.P. Sartre và S. de Beauvoir, “nếu họ muốn xin gặp tao, tao sẽ không cho gặp mà còn chửi vào mặt họ”... Về Thiền tông “Tao đã gửi Thiền tông vào một phong bì tối khẩn đề địa chỉ của bất cứ ngôi chùa nào trên thế giới.” Về dạy học, ” thời gian tao học ở Hoa kỳ, tao đã bỏ học vì tao thấy những trường Đại học mà tao học như Yale, Columbia chỉ toàn là những nơi sản xuất những thằng ngu xuẩn, ngay đến giáo sư của tao chỉ là những thằng ngu xuẩn nhất đời, tao có thể dạy họ hơn là họ dạy tao... Bây giờ nếu có Phật Thích Ca hay Chúa Giê su hiện ra đứng giảng trước mặt tao, tao cũng không nghe theo nữa. Tao chỉ dạy tao. Tao là học trò của tao và chỉ có tao làm thầy cho tao. Tao không muốn làm thầy ai hết và cũng không để ai làm thầy tao.” Còn các Văn Sĩ ở Sài Gòn, đọc các bài thơ của các anh, tôi thấy ngay sự nghèo nàn của tâm hồn anh, sự quờ quạng lúng túng, sự lặp đi lặp lại vô ý thức hay có ý thức: trí thức “mười lăm xu”, ái quốc nhân đạo “ba mươi lăm xu”, triết lý tôn giáo “bốn mươi lăm xu”

 

…mà không một trích dẫn, không một dẫn chứng, không một chứng minh, không một luận cứ…làm người đọc không biết họ ăn nói ra làm sao mà bị PCT rủa sả như vậy !

 

“ Tôi vô cùng chấn động khi đọc tác phẩm Hố Thẳm Tư Tưởng (hình như xuất bản năm 1966) của Phạm Công Thiện, trong đó tác giả mạt sát giáo sư triết học Nguyễn Văn Trung không tiếc lời và phê phán luận án tiến sĩ của vị giáo sư này một cách hết sức gay gắt, tàn nhẫn, có thể gom lại trong hai mệnh đề chính: “Hoàn toàn dốt nát về tư tưởng triết học phương Tây” và “hoàn toàn dốt nát về tư tưởng Phật giáo”. Dĩ nhiên những nhận xét này của họ Phạm giờ đây đọc lại tôi cũng chỉ thấy toàn là những khẳng định suông, chẳng có chứng minh gì cụ thể là giáo sư Nguyễn Văn Trung “dốt” ở những điểm nào.”

Khái niệm triết học tại Sài Gòn trước 1975

 

Dương Ngọc Dũng


Đường vào Triết học - NXB Tổng hợp TP HCM

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vũ Ngọc Anh
Số lần đọc: 3088
Ngày đăng: 09.03.2013
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Cần Sự Phối Hợp Trong Đọc Truyện Và Đọc Bút Ký Văn Học(Bài viết nhân đọc ba bút ký của nhà văn Phạm Xuân Đài) - Trần Văn Nam
Thương hiệu Việt và giá trị văn hóa - Nguyễn Thị Hậu
Một vài suy nghĩ về đạo đức trong bối cảnh văn hóa ngày nay - Nguyễn Đăng Trúc
Nhà văn Phan An: Lá cải là thuộc tính của báo chí Việt Nam? - Lý Đợi
Tiếp Giáo Sư Nguyễn Mạnh Hùng, đại học George Mason, Virginia, tại Đà Nẵng, - Nguyễn Quang Chơn
Văn là chữ người viết mãi mà thành - Đỗ Quyên
Nói Hay Không Nói? - Thụy Vi
Trách nhiệm trước cái ác - Lê Hải*
Mạc Ngôn là ẩn ngữ: Nobel Văn chương 2012 - Trần Kiêm Ðoàn
Nobel văn chương 2012, một giải thưởng nhiều tranh cãi - Nguyễn Hưng Quốc
Cùng một tác giả
Đặng Phùng Quân (truyện ngắn)
Cánh hoa vô ưu (tạp văn)
Đánh giặc (đối thoại)
Ta đi tìm Mình (tạp văn)
Thư mở...cho mầy (đối thoại)
Trái Cấm (tiểu luận)
“ Ừ ” (đối thoại)
Ngôn Pháp (nghệ thuật)
TomTom (tạp văn)
Chạy Mất Dép (tạp văn)
Thú tủi nhục (tạp văn)
Hóa văn (tạp văn)
Trái Cấm (tạp văn)
Vô ngôn sư (tiểu luận)
VÀNG và LỬA (tiểu luận)
Chuyện con tim (truyện ngắn)