Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.333 tác phẩm
2.747 tác giả
653
115.993.759
 
Khi một nhà thơ xem tranh
Quỳnh Thi

  

Trong mục Đối Thoại trên tạp chí  văn học nghệ thuật mạng Tiền vệ . Họa sĩ Trịnh Cung viết có vẻ hằn học và thóa mạ tôi trong một bài feeback ngắn có tựa đề là “ KHI MÔT NHÀ THƠ XEM TRANH “ về nhận xét của tôi trên Tạp chí văn học nghệ thuật internet Da màu.Khi tôi có vài nhận xét về bức tranh “Ngựa và thiếu nữ tinh sương” (NVTNTS) của họa sĩ Đinh Cường như sau:

“ Họa sĩ Đinh Cườnglà một họa sĩ có nhiều tranh đẹp, song. Bức tranh “Ngựa và thiếu nữ” của Đinh Cường nhiều người xem có nhận xét rất “phản cảm”.

Tranh khỏa thân thường là gợi cảm. Nhưng phải tự nhiên để phô bày cái đẹp. Tôi chưa thấy người đẹp ở truồng nguyên vẹn nào , cởi truồng phi ngựa như vậy, vì lông ngựa cọ vào ngứa lắm.”

Thường thì những phản hồi cho một bài viết hay ý kiến do tác giả bị phê bình khen hay chê, thì do chính họ trả lời trực tiếp, giống như người viết feeback này , trả lời ông Trịnh Cung. Đằng này lại do một người khác (Trịnh Cung) là bạn cùng trong giới hội họa lên tiếng, nhưng lời lẽ tỏ ra trịch thượng mạt xát, lên giọng dậy dỗ người khác như: ” Bằng nhận xét của mình, nhà thơ Quỳnh Thi đã bộc lộ không chỉ sự yếu kém trong trình độ “đọc tranh” của mình , mà còn cho thấy sự yếu kém về văn hóa phê bình nghệ thuật khi dựa lưng hiện thực chủ nghĩa để nhìn nhận đầy thô tục về hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm. . .”

Cũng cần phải nói cho rõ. Trên tạp chí mạng Da màu có mục Bình luận, nhưng thực ra đó chỉ là mục phản hồi ý kiến của người đọc của tờ tạp chí, thường là những ý kiến , khen hay chê , ngắn gọn về một bài viết, tranh vẽ, truyện ngắn hay thơ.

Ý kiến trên của tôi, chỉ là một ý kiến nhận định phản hồi ngắn của một người xem bức tranh. Chứ đây không phải là một bài phê bình Tác phẩm nghệ thuật như họa sĩ Trinh Cung nói. Rất sai . Ông mạt sát tôi: “Sự yếu kém về  “đọc tranh”, và yếu kém về văn hóa phê bình nghệ thuật khi dựa lưng hiện thực chủ nghĩa để nhìn nhận đầy thô tục về hình tượng nghệ thuật  trong tác phẩm . . .”

Xin hỏi ông Trịnh Cung “ Yếu kém về “đọc tranh” của tôi là ở chỗ nào? Chữ “đọc tranh” ông nhấn mạnh ở đây có hàm ý là một người không biết xem hay ngắm tranh, chăng?

“ Rồi lại yếu kém về văn hóa phê bình nghệ thuật khi dựa lưng hiện thực chủ nghĩa để nhìn nhận đầy thô tục về hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm. . .”

Cũng lại xin hỏi ông . Bức tranh “ Ngựa và thiếu nữ tinh sương” là tranh trừu tượng hay tranh hiện thực? Mà ông lại bảo tôi, dựa lưng hiện thực để nhìn nhận đầy thô tục . . .Ý của ông nói là tranh trừu tượng hay sao? Và tôi nhận định thô tục ở điểm nào?

Xem tranh trước hết là xem hình thể bức tranh, xem tác giả vẽ cái gì? Ý nghĩa ra sao? Rồi sau đó mới xem màu sắc , bố cục.v.v. . . “

Bức tranh “NVTNTS” của Đinh cường là một bức tranh hiện thực rõ ràng, không cần phải vắt trí suy nghĩ xem ông vẽ cái gì, như khi ta xem một bức tranh trừutượng khó hiểu. Không những riêng tôi có ý kiến, mà có ý kiến khác trên Da màu của ông Thường Mộng: “ Mùng 2 Tết xem bức tranh Ngựa, rất “ngựa”. . .

Khi vào trang website Damau , mới nhìn vào bức tranh, thoáng một vài phút suy nghĩ, tôi tự hỏi “ Tại sao Đinh Cường lại vẽ ngựa và thiếu nữ như thế, thiếu gì cách vẽ ngựa  và phụ nữ, để tránh việc người xem tranh hiểu lầm? Vì Trong dân gianta hay nghe những cuộc chửi lộn giữa phụ nữ với nhau: “ Đồ đĩ ngựa”. Xem bức tranh nói trên của Đinh Cường, tôi liên tưởng ngay đến câu chửi rủa này, nên có phản ứng muốn viết ít dòng feeback về bức tranh , thế thôi. Nhưng phải viết sao đây cho có “ văn hóa” tránh tiếng tục tữu không hay. Bèn phải dùng lời thanh thoát ẩn dụ.

Xem một bức tranh hay tác phẩm văn chương đã  phổ biến rộng rãi trước công chúng, người thưởng ngoạn có quyền phê phán,khen hay chê một tác phẩm . Tác giả phải chấp nhận, vì đó là dư luận của người đọc , người xem. Miễn là ý kiến nhận xét phải trung thực khi phê phán hay hay dở, nghĩa là phải có dẫn chứng để bảo lưu ý kiến phê bình của mình. Còn chuyện đúng sai theo suy luận và trình  độ của mỗi người ,  vả lại người nhận xét phê bình thường hay chủ quan  . Nếu tác giả thấy ý nghĩa tác phẩm của mình bị hiểu sai, thì cũng có quyền đính chính hay biện hộ theo ý kiến của mình trước dư luận.

Một tác phẩm nghệ thuật , là hội họa , điêu khắc hay âm nhạc . Tự nó đã cất lên tiếng nói, hay tiếng thét, tiếng kêu. Không cần dẫn giải bằng văn tự người ta mới hiểu. Song cách hiểu của mỗi người khác nhau, không vì thế mà ông Trịnh Cung lấy cớ thóa mạ một cách láo xược người khác, theo kiểu kết bè kết phái. Tác phẩm lại không phải của mình. Mà là của “ bạn” mình!

Xin trích một đoạn nữa. Trịnh Cung viết :  ”. . . Và hình như còn một thứ quyền tối thượng hơn nữa, đó là quyền của một cá nhân tự cân nhắc các ý kiến trước khi công bố nó để tránh phải nhận lãnh những hậu quả tai hại mà nó mang lại . . . và Để tránh cái nhìn chủ quan , thiển cận sẽ làm tổn thương không chỉ các tác giả của những tác phẩm ấy, mà người đánh giá còn bị chính sự phê phán vội vã xốc nổi của mình quay lại làm tổn thương mình. . .”

 Ông họa sĩ viết rất đúng , nên tôi nhắc lại một chuyện cũ đã qua về ông, và người bạn thân thiết của ông là TCS để ông nhớ lại việc mình vu khống bạn mình trong thời chiến tranh Quốc cộng .

Trước đây nhiều năm tôi còn nhớ, khi nhạc sĩ Trịnh Công Sơn ( TCS) mới qua đời. Vì muốn mọi người biết  ta đây là bạn thân của một nhạc sĩ lớn. Vì quan điểm chánh trị quốc cộng sao đó, Họa sĩ Trịnh Cung viết sai, nói xấu về TCS . Khiến dư luận lúc đó coi ông là tên phản bạn. Có người sống ở Việt Nam đã mua tranh của ông , quá tức giận, giật tấm tranh treo trên tường xuống và xé nát bức tranh vì khinh bỉ “một tên phản bạn”. Sau đó Trịnh Cung trả lời như thế nào tôi không rõ , vì dư luận và ông họa sĩ Cung sống ở Việt Nam . Theo sự kể lại , những bạn hữu của nhạc sĩ TCS rất phẫn nộ và đã đoạn giao với Trịnh Cung .

Vết nhơ này khó mà biến mất theo thời gian , vì những bài báo liên quan đến người nhạc sĩ tài hoa còn sờ sờ ra đó.

Nhẽ ra tôi không nên viết những gì không liên quan đến bức tranh NVTNTS nhưng vì  những gì ông viết trước đây mà ông không nhớ lại , nên tôi nhắc cho ông nhớ vì ông đã viết những lời chí lý mà quên mình đã viết sai sự thật và vu khống cho người nhạc sĩ tài hoa đã chết lại là bạn thân thiết của mình, Hỡi ơi!

Ông hỏi lại người bạn thân “ trước đây” của ông là Đinh Cường xem có đúng không, nếu quên Đinh Cường sẽ bổ xung thêm ông Trịnh Cung ạ.

Cuối cùng ông lại vu khống tôi “ Vậy mà một nhà thơ như Quỳnh Thi lại không nhìn ra vẻ thanh khiết của linh hồn bức tranh lại dùng phương pháp liên tưởng hiện thực chủ nghĩa để đưa cái đẹp của bức tranh đi về hướng trần tục thô bỉ . Nếu coi đây là lời bông đùa không đúng chỗ này đã xúc phạm đến tác giả và nhiều người yêu nghệ thuật nghiêm túc khác trên trang bàn về nghệ thuật nghiêm túc và chuyên nghiệp như Da Mầu.”

Ông họa sĩ Trịnh Cung cũng có vẽ tranh trừu tượng và làm thơ, vậy ông có hiểu những ý tưởng ẩn dụ của tôi khi tôi viết ít dòng ý kiến không. Mà lại vu cáo tôi khi viết những lời mạt sát trên?

Bức tranh hiện thực rất “ ngựa” của Đinh Cường, còn sờ sờ trong bài viết của ông Trịnh Cung . Tôi nghĩ quí vị độc giả là người am tường , nên tôi không cần viết gì thêm nữa./

                                                                                                                                            

           (  03 – 02 – 2014 )

 

 

 

Quỳnh Thi
Số lần đọc: 1896
Ngày đăng: 06.02.2014
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
“Đêm đêm Hàn Thực, ngày ngày Nguyên Tiêu.” - Lai quang nam
Cảm thức Tha-Ngã Luận [Kì 1] - Phạm Tấn Xuân Cao
Có đường đi lên - Nguyễn Hồng Nhung
Trốn chạy và thoát ly - Phạm Tấn Xuân Cao
Cô Đơn của những ai dám chấp nhận nó - Phạm Tấn Xuân Cao
Tôn giáo, Nghệ thuật, Triết học và Khoa học - Cư sĩ Minh Đạt
Thơ Phùng Cung và những ám ảnh Văn Hóa Việt - Trần Hoài Anh
Thẩm định về giá trị Triết Học và tư duy của Triết Gia - Võ Công Liêm
Triết học Xã hội , Chính trị và Tôn giáo - Võ Công Liêm
Việt Ngữ Tương Giao Văn Học Và Triết Học Viết Từ Năm 1950 Của G.S. Trần Đức Thảo - Trần Văn Nam