Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.313 tác phẩm
2.745 tác giả
492
115.866.418
 
Bức tranh sắc màu múa rối Việt Nam
Tuấn Giang

 

   

 

 

            Múa rối, là nghệ thuật trò diễn thông qua ngôn ngữ hành động con rối, phản ánh những nét sinh hoạt người nông dân với cây lúa nước, bên mái đình làng quê. Múa rối có đặc điểm chung như âm nhạc, xiếc, múa... mang tính dân tộc và quốc tế. Múa rối phát triển phong phú nhiều thể loại: Rối nước, rối dây, rối que, rối tay, rối bóng, rối người, rối khăn, rối mặt nạ, rối lốt, rối sân khấu đen...Quy tụ lại, múa rối trình diễn dưới hai hình thức không gian sân khấu. Loại lấy mặt nước ao, hồ, làm sân khấu, là múa rối nước. Loại trình diễn không gian trên cạn, gọi là múa rối  cạn.

 (Tiết mục: Đoàn Nghệ thuật Múa rối Hải phòng-Theo Google).

Theo truyền thuyết, huyền thoại, múa rối xuất hiện vào năm 255 trước công nguyên, khi An Dương Vương xây thành Cổ Loa. Truyền thuyết này, muốn nói múa rối là nghệ thuật dân gian cổ xưa. Còn theo văn bia ghi tạc, múa rối ra đời vào năm 1121, diễn các trò rối nước, rối cạn, con rối cử động như người thật, đây là bằng chứng xác thực, khẳng định múa rối xuất hiện mang tính vui chơi, giải trí dưới các triều đại phong kiến Việt Nam vững mạnh. Tiền thân múa rối xuất hiện từ tín ngưỡng dân gian mang biểu tượng tâm linh, múa hiến tế thần linh, trừ tà ma...Ngày nay, còn thấy tục thiêng ở đồng bào Tây nguyên, nghi lễ các dân tộc miền núi phía Bắc và người dân Việt. Múa rối nước gắn với tục thờ cúng làng xã. Múa rối cạn xuất hiện hầu hết ở các dân tộc thiểu số, con rối là vật hiển linh trừ tà ma, đồng bào thường treo trước nhà, hoặc bên mộ người mới chết, trong lễ hội...Các dân tộc miền núi phía Bắc Tày, Nùng, Thái, Dao...thường diễn các trò rối cạn từ Trung Quốc di cư sang nước ta vào thế kỷ thứ III, sau công nguyên. Đồng bào dân tộc phương Nam, Miền Trung, người Chăm có rối tay, rối bóng, nguồn gốc Ấn độ giáo, hay diễn các tích thần thoại Ấn Độ. Các dân tộc Tây Nguyên, Khmer Nam Bộ, diễn nhiều trò: Rối dây, rối que, rối bóng... mang dấu tích văn hóa vùng Đông Nam Á.

 

Qua khảo sát thực tiễn bức tranh sắc màu múa rối Việt Nam xưa rất phong phú, nay đã mai một, nhiều nơi không còn trình diễn trò múa rối nước, rối cạn ở làng quê và các tỉnh có đồng bào dân tộc. Múa rối nước, nhiều thập kỷ qua, bao người dân Việt quên lãng một tài sản vô giá, nghệ thuật đỉnh cao ngôn ngữ văn hóa Việt. Nhiều phường rối nước ở các tỉnh: Hà Nội, Hà Tây (cũ), Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định, Thái Bình, Ninh bình...không tồn tại, hoặc sống thoi thóp. Chỉ sau ngày đất nước đổi mới, từ năm 1992, Nhà hát múa rối Trung Ương, Nhà hát Múa rối Thăng Long, phục hổi rối nước tạo cơ hội phát triển múa rối trên cả nước. Những năm đầu phục hồi múa rối nước, Nhà hát Múa rối Thăng Long còn diễn ngày một show, mỗi tuần ba buổi phục vụ khán giả trong nước. Vào năm 1993, Nhà hát nhanh chóng chiếm lĩnh số đông khán giả nước ngoài, ngày diễn ba show suốt tuần. Từ năm 1994, ngày ba, bốn, sáu show diễn suốt tuần. Doanh thu từ 300 triệu đồng/năm, tăng lên 5-6 tỷ đồng, tiến tới 10, 16, 30, 37 tỷ đồng, mỗi năm. Năm 2013, doanh thu đạt trên 37 tỷ đồng (con số  do Nha hát cung cấp). Mới đây, Nhà hát nhận một trong ba kỷ lục châu Á, là đơn vị có tần suất dịch vụ giải trí cao nhất, diễn 365 ngày suốt năm không ngày nghỉ. Nhà hát Múa rối Việt Nam, sang những năm đầu thế kỷ XXI, diễn suốt năm, doanh thu cao. Đoàn Nghệ thuật Múa rối Hải Phòng dựng nhiều tiết mục, vở mới đậm mầu văn hóa nông thôn Việt. Vở Giai điệu quê hương, do NSUT Nguyễn thế Dũng dàn dựng. Vở diễn lấy con rối biểu hiện nội dung, kịch bản không lời thoại, mỗi trò rối tái hiện lại một mảng màu quê hương Việt Nam ấn tượng, sâu sắc, hấp dẫn công chúng. Sự vững mạnh nghệ thuật xã hội hóa các đoàn, nhà hát múa rối tác động nhiều phường múa rối dân gian: Bảo Hà, Đào Xá, Đào Thục, Hồng Phong, Ninh Giang, Thanh Hải, Thanh Hà, Tế Tiêu, Phủ Lỗ...bước ra xã hội hóa.

 

                        (Tiết mục: Múa rối nước-phường rối Hải Dương-ảnh Báo mới).

             Những năm đầu thế kỷ mới, múa rối nước một số nơi chưa thể đứng vững bằng doanh thu, mấy năm gần đây phát triển mạnh.Vào đầu năm 2014, múa rối nước đang sáng bừng trên bức tranh sắc màu múa rối Việt Nam. Múa rối nước phát triển mạnh tại các tỉnh phía Nam, 14 tỉnh thành có các câu lạc bộ múa rối. Theo thông lệ, cứ 2 năm tổ chức Liên hoan Múa rối một lần từ Bình Thuận đến An Giang, Cà Mau...Mỗi năm, một tỉnh đăng cai. Thành phố Hồ Chí Mịnh hoạt động nghệ thuật sôi động nhất cả nước, quy tụ một trung tâm múa rối nước, múa rối cạn phương Nam. Thành phố có 6 điểm diễn múa rối: Đoàn Nghệ thuật Múa rối thành phố HCM, thường diễn tại số 2 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đoàn Múa rối Rồng vàng, số 55b Nguyễn Thị Minh Khai, Công ty TNHH MTV, Trung tâm Múa rối Baby, Thảo Điền vilage, sân khấu Phù Đổng. Dẫn đầu là Đoàn Nghệ thuật Múa rối thành phố Hồ chí Minh, khởi diễn từ thứ ba đến chủ nhật, mỗi ngày diễn từ ba đến sáu show, giá vé từ 65.000đ đến 160.000đ/một người. Đoàn luôn quay vòng trên 30 chương trình, vở rối. Nhiều tiết mục múa rối truyền thống, dựng mới hấp dẫn như Tình mẹ, Một ngày ven đô, Thánh Gióng...Múa rối nước sáng rực sắc màu hòa vào bức tranh nghệ thuật  thành phố Hồ Chí Minh, sôi động, phản ánh đa dạng thị trường giải trí, các chương trình sân khấu chuyên nghiệp cao. Mỗi đoàn múa rối không đầu tư chiều sâu chất lượng, giá trị nghệ thuật hấp dẫn, khán giả sẽ ngồi nhà xem các kênh thông tin, giải trí khác. Thị trường giải trí thời nay rộng mở, nhưng khán giả rất chọn lọc không dễ với cách dàn dựng tiết mục thiếu chất lượng nghệ thuật đỉnh cao. Qua các chương trình múa rối nước, múa rối cạn biểu diễn tại thành phố cùng  chương trình ca nhạc, tạp kỹ, nổi bật nhiều tiết mục đậm hồn quê hương, văn hóa Việt. Những tụ điểm sân khấu thường diễn: Múa rối nước, hát chèo, ca trù, chầu văn, Mười hai Giá đồng, Ca nhạc cung đình Huế...Tại thành phố HCM, múa rối nước phát triền mạnh, tác động đến nhiều tỉnh thành phương Nam, múa rối cạn đang khởi sắc. Phương Nam có khoảng 20 đoàn múa rối tư nhân, tồn tại bằng doanh thu.Tuy vậy, sân khấu múa rối còn những khoảng tối trong bức tranh sắc màu múa rối thành phố và các tỉnh trên cả nước.

 

            Trở lại múa rối vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, cái nôi múa rối cả nước, hôm nay đang khởi sắc nhưng chưa nhiều, chưa sôi động. Hành trình múa rối xứ Bắc le lói, thoi thóp, lóe sáng vào năm 1980. Tiết mục múa rối đầu tiên do Đoàn Múa rối Hà Nội biểu diễn tại Hà Lan“Lân tranh cầu”, rồi đến Vacsava...Năm 1984, Nhà hát Múa rối TW biểu diễn tại Pháp, múa rối phát hiện hướng tiếp cận công chúng bằng phục hồi các tiết mục múa rối nước, nghệ nhân dân gian. Hôm nay, phát triển mạnh múa rối nước, múa rối cạn còn là cái bóng ăn theo, nhiều vở diễn chưa thể kinh doanh tồn tại. Thực trạng múa rối nước, múa rối cạn, tuy khởi sắc, thậm trí là sáng chói rực rỡ, kinh doanh cao, tồn tại vững mạnh trên cả nước, nhưng chưa chinh phục người xem trong nước. Đây là mục tiêu hội thảo mong muốn mỗi đoàn, nhà hát không ngừng nâng cao chất lượng nghệ thuật từng tiết mục, vở diễn vì khán giả trong nước. Mỗi trò rối, vở diễn cần làm mới nội dung nghệ thuật bằng phương thức đổi mới nội dung phản ánh, đổi mới sân khấu. Đổi mới nghệ thuật múa rối, thực tế các đạo diễn đã làm ngay khi dựng lại các tiết mục múa rối nước dân gian ở bước cải biên nâng cao, công chúng hào hứng đón nhận, là những tiết mục hấp dẫn mới lạ, nhưng chúng ta không thể ăn theo vốn cổ mãi. Ngày nay, phải tạo dựng nghệ thuật múa rối con người xã hội khoa học công nghệ, bởi mỗi thời đại sản sinh ra một thế hệ công chúng và nghệ thuật thời đại mới. Nhà hát múa rối Việt Nam, Nhà hát Múa rối Thăng Long, Đoàn Nghệ thuật Múa rối thành phố HCM, Đoàn Nghệ thuật Múa rối Hải Phòng, Đoàn Nghệ thuật Múa rối Đăk Lăk, từng công diễn nhiều tiết mục múa rối nước, múa rối cạn thành công, khán giả mong nhớ. Nhà hát Múa rối Việt Nam vở: Hồn quê, Nhịp điệu quê hương- đạo diễn NSUT Vương Duy Biên, Alađanh và cây đèn thần- NSUT Nguyễn Tiến Dũng...Nhà hát Múa rối Thăng Long, vở rối cạn: Thánh Gióng. Đoàn Nghệ thuật Múa rối Hải Phòng, vở Ký ức giai điệu quê hương- Vương Duy Biên, Giai điệu quê hương- Nguyễn Tiến Dũng...Đoàn Nghệ thuật Múa rối thành phố HCM vở: Tình mẹ, Một ngày ven đô, Thánh Gióng... Hầu như các tiết mục múa rối nước, múa rối cạn mang một nét chung phác họa hình ảnh quê hương xưa cũ, còn ít vở hướng tới sự đổi mới làng quê Việt Nam hôm nay. Nhóm tiết mục này, nhằm vào công chúng người nước ngoài, nặng về doanh thu, coi nhẹ khán giả trong nước. Điểm lại bức tranh sắc màu nghệ thuật múa rối Việt Nam hôm nay, đang bừng sáng rực rỡ, là niềm tự hào của những người làm nghề từ phường hội, đến các đoàn, nhà hát. Dù bức tranh sắc màu múa rối Việt Nam đang khởi sắc, nhưng còn những khoảng tối, chưa chiếm lĩnh số đông công chúng Việt. Múa rối nước, múa rối cạn hiện nay, muốn có công chúng trong nước, giải pháp khả thi:

            Sáng tác, dàn dựng nhiều tiết mục bằng những trò diễn, vở rối

            phản ánh hiện thực nhịp sống con người thời đại mới.

Đầu tư tổng hợp trang trí sân khấu, âm thanh, ánh sáng, tạo hình con rối, kỹ thuật điểu khiển, người diễn viên đa tài.

Thường xuyên nâng cao chất lượng nghệ thuật các tiết mục, vở rối

mang nội dung hiện thực, hiện đại, kỳ ngộ, mới lạ.

Một số tác giả, đạo diễn nên tiếp tục phát triển múa rối hậu hiện đại, đáp ứng công chúng trong nước và quốc tế, khi họ đang khao khát mong chờ. Phát triển những tiết mục múa rối hậu hiện đại như Hồn quê, Ký ức giai điệu quê hương, Nhịp điệu quê hương, Gian điệu quê hương...là trả lại trò múa rối dân gian, nhưng các tác giả đã làm mới bằng ngôn ngữ nghệ thuật tư duy đa tầng, tổng hợp mà những thế kỷ trước không thể biết đến. Đây là múa rối của lớp công chúng xã hội thông tin, khoa học công nghệ. Các tác giả, đạo diễn đã tạo dựng những tác phẩm múa rối của nghệ thuật thế kỷ XXI. Nghệ thuật múa rối đang phát triển mạnh trong bức tranh sắc màu múa rối Việt Nam, nhưng còn nhiều khó khăn thách thức đang đón đợi phía trước. Nhiều phường múa rối nước, rối cạn đang khởi sắc, song không ít nơi gặp khó khăn phát triển tồn tại, con rối cũ nát chưa có nguyên liệu thay thế. Thiếu lớp người kế nghiệp, học tập truyền nghề, những bí truyền từ nghệ nhân múa rối dân gian, kỹ thuật tạo hình con rối...đang bị quên lãng. Sân khấu múa rối cần khai thác hai thế mạnh: Múa rối nước, rối cạn. Phục dựng rối nước, phát triển cân bằng múa rối nước, múa rối cạn, đáp ứng công chúng, kinh doanh tồn tại. Mỗi đoàn, nhà hát, phường múa rối, là một doanh nghiệp kinh doanh nghệ thuật “xuất nhập khẩu” sản phẩm văn hóa, đạt chuẩn hóa các tiết mục vở diễn dân tộc, bản địa, văn hóa Việt và quốc tế.     

                   

(Tiết mục: Đoàn nghệ thuật Múa rối Thành Phố HCM-Theo Google).

                                   

 

        Hà Nội 8-2-2014.

Tuấn Giang
Số lần đọc: 5681
Ngày đăng: 07.02.2014
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Đêm thu ở Hòn Bà - Phan Chính
Tế thu lễ hội - Phan Chính
Nên hiểu gật đầu và gật gù trong hai câu ca dao - Trần Đình Khiêm
Tính cách La Gi - Phan Chính
Tự Trào Phú - Kha Tiệm Ly
Người tìm nguồn tên 12 con giáp - Nguyễn Cung Thông
Con Rồng Trong Ca Dao Dân Gian - Trần Minh Thương
Tết Bò ,Tết Giếng - Trương Quang Cảm
Rồng Việt - Nguyễn Man Nhiên
Chuyện Rồng năm Nhâm Thìn - Đặng Tiến
Cùng một tác giả
Đặc trưng xiếc (nghệ thuật)
Thực trạng xiếc. (đối thoại)
Tổng luận ca trù (nghệ thuật)
Hát Cung văn (văn hóa)