Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.377 tác phẩm
2.747 tác giả
575
116.535.566
 
Cảm thức Tha-Ngã Luận [KÌ 3]
Phạm Tấn Xuân Cao

 

 

 

CHƯƠNG I

BẢN THỂ THỰC TẠI ĐA KHÔNG GIAN

 

 

2.QUY HỢP CẢM THỨC KHẢ KIẾN ĐỊNH HÌNH THỰC TẠI  ĐA KHÔNG GIAN.

 

Diễn tiến tâm hệ bên trong chủ thể đề hướng về cơ cấu tổ chức cố định nên tương tranh với bản thân miên tục. Trong tâm hệ, mọi sự đều là tương quan của những không trương. Không trương nào cũng là đối tượng mang diễn tiến bên trong chủ thể. Với sự đề hướng từ diễn tiến tâm hệ bên trong chủ thể, chính muốn nói với chúng ta rằng, sự linh hoạt luôn diễn ra trong mức độ biểu hiện của những hoạt động mỗi định phần có trong cảm thức, vì cảm thức đóng vai trò mấu chốt và căn bản của tâm hệ. Và chính diễn trình đó, đã đề hướng về tổ chức, một tổ chức đặc biệt, không gì đặc biệt hơn tổ chức này, mà, sự quy định mang tiếp chuẩn của nó hướng về cơ cấu đầy huyền nhiệm - cơ cấu cố định tương tranh với bản thân miên tục. Cơ cấu cố định này, tương tranh với không gian cổ điển của vũ trụ cổ điển. Chính vì tương tranh ấy, mà bắt buộc phải có sự xuất hiện của một dự phần bổ sung cho công cuộc tương tranh đó. Công cuộc tương tranh này, mang những lộ trình được quy giản vào trong tính tồn hợp của không gian cổ điển ở vũ trụ cổ điển. Tương tranh với bản thân miên tục, với miên tục, ở đây, không phải là miên tục của thời trường mà là miên tục của thực tại. Thực tại đó, chính bằng (sơ khởi như thế) không gian cổ điển của vũ trụ cổ điển. Diễn tiến trong tâm hệ sẽ đề xuất bên trong chủ thể hướng định nên tổ chức đó, đồng nghĩa với việc tự khẳng định vai trò của vai trò cảm thức đến tính hướng định cơ cấu tương tranh với bản thân miên tục. Muốn chỉ rõ hay định hình thực tại này là đa không gian, thì phải, trước hết, không gì hơn chính là làm rõ cơ cấu tương tranh đó, cho nó được rõ ràng, ít nhất, trong một chừng mực/mức độ nào nó không còn tồn tại một điều gì bị coi như chưa được thông suốt. Cơ cấu cố định tương tranh với bản thân miên tục chính là nhắm đến khả năng tham vấn về sự hoài nghi với không gian cổ điển của vũ trụ cổ điển. Cơ cấu đó, vạch nên một quỹ đạo mà giới hạn của nó phổ biến ở những biên vùng khó có sự nắm bắt, nếu tính đến một cách minh bạch, là chặt chẽ. Cơ cấu tương tranh với bản thân miên tục là điều kiện tất yếu để dẫn nhập vào tính chất mang định vị của không gian, được tính đến, với nghĩa không gian, như nó là không gian tồn tại bên cạnh những gì được cho là không gian. Đa không gian được quy hợp chính từ cơ sở của cơ cấu tương tranh với bản thân miên tục.

Đi từ ý lực truy phục  nên sự kiện đa không gian, chính bằng những hằng hữu tiếp biến bên trong cảm thức, sẽ làm thành một cấp độ minh định hóa cho công cuộc bảo toàn sự ấn kí của ảnh tượng, tạo thành ý chí ngoại biên, hoạch định nên tính ngẫu phát một cách thật sự rốt ráo. Sự kiện đa không gian được hình thành nên, bởi cảm thức, mà, nói cho chính xác, là bằng những hằng hữu tiếp biến bên trong cảm thức. Với sự kiện đó, được định hình thịnh hành như điều gì được xem là tồn hữu, thì chí ít, nó cũng tồn hữu/hiện hoạt trong cái coi như đó là ý lực. Ý lực truy phục nên sự kiện đa không gian là nói đến khả năng hình thành nên một bức tranh đa không gian được quy chiếu. Và chính tiến trình truy phục nên sự kiện đa không gian, chính bằng những hằng hữu tiếp biến bên trong cảm thức, mà tự nó, làm thành một cấp độ minh định hoá, cho công cuộc bảo toàn sự ấn định của ảnh tượng tạo thành ý chí ngoại biên. Đi từ ý lực đến ý chí ngoại biên đem lại trong cấp độ minh định hoá đối với cuộc bảo toàn sự ấn định ảnh tượng, tiến trình mà ở đó, ta thấy rõ những khả quyết về hiệu lực truyền hưởng của cảm thức, đối với những gì được cho là tiền minh sáng quyết trên bầu trời chứa đựng những lằn ranh. Giới hạn, có được cho là hay quy chiếu đến bất kể một điều gì mang tính phóng ngoại hoạch định nên ngẫu phát, mà ngẫu phát đó, tồn tại một cách thật sự rốt ráo. Cái rốt ráo ấy, ở đây, cho phép chúng ta hiểu rõ hơn, một cách sâu sắc sự phân định chủ thể tương ứng với mỗi không gian là khả nhiên, nên bên trong bất kì một cứ lí nào vương vịn vào chính nó. Ý lực truy phục hay bất kể một điều gì cũng đều mang đến cứu cánh chỉ về đối tượng là cảm thức. Đặc biệt nhấn mạnh, ở đây, chính là những hằng hữu tiếp biến bên trong cảm thức. Điều gì đó, được cho là (nó) có bởi bất kể điều gì chỉ dẫn, đối với tự bản thân nó có điều khả tất hữu cho những gì nó có và sự có đó, luôn được có một cách đặc trưng và luôn đúng. Bất kể một điều gì đó, cũng được nói là không thể không có từ chính điều được phán định là có hay sự có đó, có thể nói là không thể bị phủ định, dù bất cứ một sự phanh phui nào để diễn tả về nó – tức sự có đó, đều chứa đựng tính hoài nghi tràn lan sự có đó luôn khi nào cũng chính bằng với lược đồ đa không gian của thực tại tự tồn này.

Lược đồ mang những kích động tiết điệu cho họa đồ đa không gian, chỉ có thể xuất phát từ tính phù ứng của cảm thức thiết tạo nên mà thôi. Cũng như diễn tiến của triền miên ở thời trường, luôn được đặt định bởi không trương sơ nhiên, trong chính bản thân cảm thức của bản thể  - hữu thể. Nói thế, nhằm để chỉ ra cứu cánh về thực tại đa không gian, không gì khác, chính điều đó là điều cần phải được chứng minh ở đây. Hoạ đồ đa không gian chính là viễn cảnh cần nhấn mạnh rằng, đa không gian chính chất cho thực tại này. Lược đồ mang những kích động tiết điệu cho hoạ đồ đa không gian, đa không gian mang viễn cảnh, mà viễn cảnh đó, có sự kích động tiết điệu tính kích động tiết điệu, như thế chỉ có thể xuất phát từ tính phù ứng của cảm thức thiết tạo nên mà thôi. Tính phù ứng của cảm thức hỗ trợ đắc lực cho công cuộc thẩm định nên sự kích động  tiết điệu hoạ đồ đa không gian. Tính phù ứng của cảm thức thiết tạo nên lược đồ mang những kích động tiết điệu là ý chỉ cho mức tương trợ của cảm thức được thuần thục hoá. Và rằng, diễn tiến ở thời trường luôn đặc trưng bởi không trương sơ nhiên (là đặc trưng) mà ở đó, là nguyên uỷ. Nguyên uỷ ấy, tồn hữu trong chính bản thân cảm thức; trong cảm thức, đặc trưng nguyên uỷ xuất phát từ trực tính bản thể - hữu thể, nghĩa là có sự vay mượn ở thực tại. Nguyên uỷ đó, mang cung cách sơ nhiên như chính nó muốn tự nó khẳng định về định tính bản thân hữu thể. Hữu thể phát xuất và làm nên một tường minh thông diễn cho hoạ đồ đa không gian, mà định tính, được nhắc đến, ở đây, mang sự chỉ dẫn không hề thua kém đối với bất kì một điều gì được cho là đem đến thoát li trong nguyên uỷ thuần thành, sở đắc nên nguyên uỷ chính bằng với tính phù ứng của cảm thức hướng định đến cung cách sơ nhiên cho bản thân thực tại. Bất kể một điều gì cũng có thể là sâu mọt, nếu không tính riêng cuộc đổ bộ của một trường hợp đặc thù nào, thì cũng có thể nói, như là, chính nguyên uỷ đó, luôn xuất phát từ tính phù ứng của cảm thức. Tiết điệu hoạ đồ đa không gian mở ra với chiều kích mang viễn tượng của tất cả điều gì được khơi gợi là thẳm sâu và miên trùng. Kể cả sự gia tăng không ngừng cho một định tố phóng xuất đối với chính bản thân mỗi không gian.

Gia tăng ấy, mang những gia bội hóa của không gian đều được coi là những tiến trình thôi thúc sự tựu thành cho tâm hệ toàn ảnh. Gia bội của không gian nghĩa là sự nhân đôi gấp bội lần cho việc khải lộ không gian. Gia bội hoá không gian là ý muốn khẳng định sự có đó của rất nhiều không gian, mà trong một khả năng nào đó, có thể là vô cùng không gian. Gia bội, bất kì một sự gia bội nào, cũng đều là những tiến trình thôi thúc cho sự tựu thành tâm hệ toàn ảnh. Tâm hệ toàn ảnh là tâm hệ được đặt dưới sự cường sát của sức mạnh cảm thức hướng định một cách mạnh mẽ nhất. Tâm hệ toàn ảnh là sự cố kết, mà đối với một bất khả quy nào cũng đều bị cho là ngoại đạo. Sự tựu thành tâm hệ toàn ảnh viện dẫn rằng, một sung túc viên mãn sẽ được giành cho tâm hệ dưới cuộc hướng dẫn của cảm thức. Thông suốt cảm thức đặt để vào tâm hệ với mong muốn định liệu cho mọi tái hợp có quy chiếu đồng bộ một cách khả quy. Bất kể một sự gia bội nào cũng đồng nghĩa với việc phân định sự khả quyết đó thành những biên vùng không có sự dính dáng tái tổ hợp ngược lại. Dù gì đi nữa thì bất kể khi nào tâm hệ toàn ảnh nhập cuộc với mong muốn chiếm hữu, kể cả bất kì một biên độ thực tế nào quy cho nó là không khả hữu, thì sự dù gì luôn đồng nghĩa với tiến trình thôi thúc chính tâm hệ toàn ảnh. Không gian được giả cấu trong tiến trình thôi thúc đó, nên gia bội hoá nào của không gian cũng đều là tiến trình thôi thúc một sự tư suy chính đáng và khả giải, chứ không thể không là gì khác đi. Một điều gì tư suy, được nghĩ đến như khả giải, thì dù là khả hữu cũng sẽ luôn có lợi cho tiến trình thôi thúc. Tiến trình thôi thúc là khả giải/khả hữu cho sự khả hữu/khả giải đối với tâm hệ toàn ảnh trong quy chuẩn gia bội hoá bất kì một không gian nào. Sự tựu thành như việc mà khi chúng ta nghĩ đến điều gì đó được viên mãn, sự tích luỹ luôn đến được với một độ chín muồi. Vì tựu thành, cho nên, điều kiện chỉ cốt đến việc bảo lưu mọi sự phục táng đối với gia bội hoá một không gian bất kì. Khi gia bội hoá được thôi thúc tái lập đi, tức là thực hiện như một tiến trình đồng chuẩn, thì gia bội hoá cũng đồng nghĩa với những gì là hằng hữu của không gian.

Biểu lộ tính hằng hữu của đa không gian là bước phát xuất phóng trợ cho cảm thức hồn nhiên. Cảm thức hồn nhiên là cảm thức được hiển trình như cảm thức nguyên thủy, cảm thức tự nó có để hiện hoạt cho chính nó. Tính hằng hữu của không gian là hưởng cảnh mà cảm thức hướng đến, chí ít, cũng đủ để tìm về điều gì đó nguyên thủy. Không một đòi hỏi gì đâu xa mà ta lại xem nó là không có nguồn gốc, đem gán sự thẩm tra là quy tắc cho mọi diễn giải, nhằm làm cho nó được sáng tỏ. Khi bất cứ cái gì được thẩm tra, để được hiểu như những gì sẽ sáng tỏ thì mỗi điều kiện nào cho quy tắc thẩm tra, cũng mang tính đồng bộ cho mọi công cuộc biến chuyển, đối với bất kì một điều gì có thể nhiều hơn thế. Và dù rằng, nếu có bất kì điều gì đó cho mọi công cuộc biến chuyển thì biểu lộ tính hằng hữu của đa không gian cũng đều tương trợ cho chính công cuộc ấy, không xê lệch ra khỏi mọi biểu hiện từ tính đối tượng tương thích. Bằng việc biểu lộ hằng hữu tính đa không gian thì phóng trợ phát xuất, dĩ tất, sẽ là khả nhiễm cho một cảm thức hồn nhiên mang tính nguyên thủy tự tồn. Bước phát xuất phóng trợ đó, đề hướng, và ta cũng có thể gọi là định hướng lại/về cho một khả tất tính đối với đa không gian mang biểu lộ tính hằng hữu. Bất kì điều gì là minh bạch thì cũng khả hữu cho một sự minh bạch (tối thiểu ra) có khoảng trống. Quy hợp nên hệ hình đa không gian không thể nói rằng, vì nói như thế là không đúng đắn, đến việc đệ trình ra một nguyên tắc của cái nhìn đa nguyên về phía thế giới. Mà quy hợp nên hệ hình đa không gian chính là hủy thiêng cho bất kì một thuần túy nào đó là diễn giải mang tính quy tắc. Quy hợp hệ hình đa không gian, vì thế, là điều cần thiết cho mục đích chung cuộc đối với sự chống đối/chỉ trích về bất kì một sự thể tuyệt đối, được mọi cứ lí vin vào đó tạo nên những hệ hình. Hay hành động ấy, ngang bằng với sự giải thể tất cả những điều gì đó là chung cuộc cho mọi diễn giải có cơ sở để diễn giải, và điều đó, cũng không loại trừ cho việc hòai nghi về hệ hình đa không gian từ đó tạo nên một cơ sở, cho những diễn giải khác là điều kiện hoài nghi cần thiết. Bởi sự hoài nghi đó, mang mục đích đúng đắn với tinh thần khởi lập lại một nền tảng diễn giải chứa đựng những cơ sở hệ hình luôn luôn được biểu sinh đóng vai trò làm nền móng.

Để làm rõ hơn điều ấy, chúng ta sẽ lấy trong biểu hiện đáng để xem xét nhất. Hoài niệm là sự kiện mang bản chất (của hành động) bắt giữ và xác lập nên vô số tiếp diễn không gian đang vây quanh thế tính cảm thức nơi chủ thể. Tưởng nhớ về quá khứ như định liệu cho khả năng tồn vong của hoài niệm được sáng rõ. Hoài niệm mang những tâm tưởng dự phóng về phía quá khứ. Quy hồi quá khứ như một tiến trình được thực hiện/đóng vai trò của hoài niệm xác lập nên. Hoài niệm quy về với phân vùng của những gì đã qua, mà nay đã không còn, ngay khi chúng ta đọc đến đây, thì tất cả những gì được viết ra trước đó đã trở thành quá khứ. Cho dù liên tưởng được tái tạo trong đầu óc của chúng ta thì cũng không có cứ lí nào phủ định được điều đó, vì chúng ta đã mất đi một lượng thời gian cho việc đọc những dòng chữ này. Trở lại, hòai niệm là sự kiện, nói rằng, sự kiện đó mang bản chất hành động bắt giữ và tái lập nên vô số không gian đang tiếp diễn vây quanh thế tính cảm thức nơi chủ thể, được hiểu như sự bắt giữ và xác lập ấy là hoàn toàn khả nhiên. Ở đây, thêm một lần nữa cảm thức đóng vai trò làm tiềm tố cho mọi biểu hiện liên quan đến sự kiện đa không gian. Hoài niệm trở về và trở về - trong nhiều cách trở về (trong nhiều cách trở về) - với quá khứ. Hoài niệm thật sự không khi nào không tất định trong một cố định đối với việc xác lập nên lộ trình hồi chung về những gì đã qua. Cách tái thiết không gian mà nay đã không còn nằm trong vố số những xác suất khả năng xảy ra đối với sự xác lập và bắt giữ của hoài niệm. Hoài niệm định hình trong một giả cấu, mà ở đó, bất kì một giả cấu nào cũng có thể được hình dung ra, nhưng việc hình dung đó, chúng ta, ít nhất rằng, và đừng nên lầm tưởng, và cho đó, là tưởng tượng. Hoài niệm, như đã nói, chứa đựng hướng trình hồi quy về quá khứ, nó nghĩ về trong một giả cấu chứ không phải đặt trong một hư cấu. Giả cấu nghĩa là đã có điều gì đó tương ứng với nó là thật, nhưng điều đó đã qua, nên quy hồi về đó, được thực tế trong một giả cấu là hoàn toàn lặp lại để phân biệt hoài niệm với tưởng tượng là giống nhau. Từ một độ lùi để phân biệt hoài niệm với tưởng tượng là không giống nhau. Và cũng từ một độ lùi vào dĩ vãng chúng ta có một cơ sở cho hệ hình đa không gian, thì phóng vọt vào tương lai bằng ước vọng hiển nhiên, cũng sẽ là một túc lí hữu ích đối với chính hệ hình đa không gian ấy.

Ước vọng mang tính tức thời khai triển nên bên trong bản thân không gian cổ điển những sự thụ nạp phi luận lí. Ước vọng là triển thời về một phân vùng bên trong bản thân không gian cổ điển những chiều kích của rất nhiều biên vùng không gian khác nhau. Bên trong bản thân không gian cổ điển, để hiểu chúng bằng ước vọng/thông qua ước vọng chính là nhắm đến một tức thời khai triển về hệ hình đa không gian. Do đó, diễn giải có thể đúng/sáng tỏ/hợp lí ở không gian này lại hoàn toàn không đúng/không sáng tỏ/không hợp lí đối với những không gian khác. Cho nên, ước vọng là tức thời khai triển nên một sự thụ nạp phi luận lí là như vậy.

Ước vọng là viễn trình vào tương lai mang tất cả dự phóng về những điều gì đó có thể  có cho chủ thể. Ước vọng như hướng định vào bộn bề của thực tế, mà biên vùng nào cũng có một sự tự trị hẳn hoi, để rồi dành cho ước vọng, chỉ còn quyền là tự lựa chọn, ước vọng khoan khóai khi giải quyết được điều gì đó sẽ là mang/bao chứa hệ quả mà nó có thể ẵm trọn cho mình. Ước vọng trước hết/đầu tiên, mang khuynh hướng cho những ảnh tượng bất kì nào trong bất kì cách hiểu về sự bất kì có thể xảy ra. Ước vọng chỉ đuối sức trong những khai triển cố gắng hướng đến điều gì đó được coi là mang tính chủ động tất định. Bất kể một phân lập mang tính giới hạn nào, cũng đều căn cứ vào ước vọng để nhắm về phía tương lai, nếu như giới hạn đó nằm về phía tương lai.

Ước vọng là tất cả điều gì có thể xảy ra về phía không gian cổ điển, trong tương lai cũng như đặt vào đó một dấu giá trị tuyệt đối, cho ước vọng để tự nó trở thành hoài niệm khi mang giá trị đối xứng. Ước vọng bằng với hoài niệm là hai khả hữu túc lí cho hệ hình đa không gian, được sáng tỏ một cách có cơ sở hơn. Tất cả đều nằm trong tính lựa chọn của chủ thể, như cách mà, tôi có quyền đứng ngắm thế giới ở vị trí nào mà tôi có thể tự chọn cho tôi. Quy hợp đa không gian luôn cần đến một cơ sở túc lí, và ước vọng – hoài niệm là bộ đôi túc lí hoàn toàn hợp lí. Nhằm vào việc khả nhiễm cho toàn thể thực tại mang hệ hình đa không gian, để tư suy trở nên có ý nghĩa hơn trong từng dòng suy tư của mỗi một con người.

Để rồi khi uốn nắn dòng suy tư, cảm thức len lỏi trong suốt quá trình vận hành lý tính sẽ không bao giờ thật sự mang tính không hợp lí, bởi bản thể thực tại là liên tải của những không gian chồng chéo vào nhau. Và ngay chính cả bản thể thực tại cũng chồng chéo vào quá trình vận hành lý tính đó, như là điều gì hiển nhiên. Cảm thức len lỏi trong suốt quá trình vận hành lý tính, vì cảm thức bị điều phối bởi tâm hệ, cho nên cảm thức được thôi thúc mạnh mẽ bởi những gì mang nền tảng của cảm tính, nhưng sự len lỏi của nó luôn được diễn ra trong quá trình vận hành lý tính. Và sự len lỏi được nói đến đó, được phán rằng, nó không thật sự không mang tính hợp lí. Chồng chéo không gian được hiểu rằng, khả năng xuất phát từ trên một toàn ảnh mà mọi phân vùng đều có sự tương tác với nhau. Tương tác chứ không phải tương quan. Tương tác, cho nên mọi sự định liệu để cho rằng, cảm thức trên phân vùng của lý tính cũng được xem là hoàn toàn hợp lí. Bởi, nếu không hợp lí thì hệ hình đa không gian được nói đến sẽ không khả quy.

Tính tồn hữu đó, của cảm thức, được gia công mạnh mẽ, chưa bao giờ thật sự ngưng nghỉ cho mọi tính toán, dự liệu đến sự bổ sung đối với những gì mang  tiếng là hư danh. Tôi có thể không là gì đi nữa nhưng nói không tôi, cũng đều là gì đó, không thể không coi là không là gì đi nữa. Cho nên, nói như khi mà cảm thức len lỏi, để trình xuất cho bản thể thực tại một quy hợp đa không gian thì cũng không vì thế, mà nói rằng, nó không thể không được đảm bảo.

Bản thể thực tại là liên tải của những không gian chồng chéo vào nhau, một lần nữa, chứng lý/bổ túc cho hệ hình đa không gian được vững chắc với cái nhìn khả nhiên.

Không một dối lừa nào được nói ra từ kẻ nói dối, mà lời nói dối đó, lại không mang một điều gì coi như phát xuất ra một mặc cảm có tội, thì lời nói của kẻ nói dối, dĩ nhiên là không đáng tin, nhưng chính vì thế mà những gì liên quan đều được để mắt cho cái nhìn thiếu thiện cảm, là thật sự không đúng đắn. Một khi sự để mắt đó, được đặt vào trường hợp của chồng chéo như trên, thì quy xét bởi nghĩa lí nào, cũng đều là một quy chiếu có thẩm định chung cuộc, chung cuộc là điều đáng để nói, mang tính bắt buộc, bắt buộc một cách chặt chẽ đối với từng tác động.

Tác động chung của những miền không gian khi chúng ta thực hiện hành động quét ảnh tượng hiện xung qua vùng không gian chính quy ở vũ trụ cổ điển, thì chính hành động đó, tương đương với hành động trừu xuất ra khỏi hợp cảnh đương diễn ở vũ trụ cổ điển này, ngay đây, mà trên một góc độ nào đó suy xét về các đương lượng khả dĩ của những chiều không gian, mở ra, như là một tác động của những hành động trí năng tác động vào bên trong bản chất của vũ trụ cổ điển này, để vạch ra một cách triệt để nhất những phần không gian mà chúng ta muốn nói đến. Ảnh tượng hiện xung là ảnh tượng được ấn kí tường minh vào thời trường, với sự ưu trương quá vãng và không trương cảm thức đến độ thuần thục nhất cho mọi quy biến. Quét ảnh tượng hiện xung là thực hiện sự phân lập nên khả năng ấn kí được linh hoạt hơn trong từng biểu hiện, thật sự rõ ràng, ở cảm thức. Hành động đó, được thực hiện thông qua sự quét trên không gian chính quy vũ trụ cổ điển – vũ trụ thường hữu này. Thì chính hành động đó, tương đương với hành động trừu xuất khỏi hợp cảnh đương diễn ở vũ trụ cổ điển này. Nghĩa là, sự trang bị cho những đối ngẫu, phục táng trong hành động quét, chính những ảnh tượng hiện xung, sẽ mang tính điều phối đến với các chiều không gian, được mở ra, tương đương với tác động trí năng của chủ thể tác động vào bên trong bản chất của vũ trụ cổ điển này. Những miền không gian, được nói đến, mang sự trang bị là khả quy, thì chính hành động trí năng sẽ khả giải cho sự chính quy được/muốn nói đến là khả quy một cách rành mạch và sáng sủa. Hợp cảnh đương diễn ở vũ trụ cổ điển này, là trừu xuất của những bờ thửa không gian có thể được nhắc đến trong khi hành động trí năng hướng định trên lộ trình tư suy của chủ thể. Trừu xuất ra khỏi hợp cảnh đương diễn ở vũ trụ cổ điển, chính là sự tái lập cho những phân bổ ngoạn mục vào các không gian được điều động một cách giản quy nhất. Được điều động đó, thì chính hành động trừu xuất sẽ luôn đứng vững, nên một khi định cảnh chi phối toàn bộ phân vùng của những gì nói đến/cho về một không gian bất kì nào. Trừu xuất ra khỏi vùng không gian chính quy vũ trụ cổ điển, không gì khác, hẳn nhiên, là hành động, một hành động mang tính tác động, đến/về, sự có mặt của những biến cố sự kiện.

Đối với dự phần của cảm thức trong tính ngoại biên ý hướng tính về thời trường, thì mọi biến cố sự kiện diễn ra đằng sau nó, đồng nghĩa với việc bảo đảm rằng tự trong bản thân mỗi biến cố sự kiện đó in sâu một lằn ranh giới hạn cảm thức nơi chủ thể. Nghĩa là, mỗi biến cố sự kiện được diễn ra trong tính ngoại biên ý hướng tính về thời trường, sẽ đồng nghĩa với chính khả năng của cảm thức hạn định trên chủ thể. Dự phần của cảm thức trong tính ngoại biên ý hướng tính về thời trường, chính là quy giản cho một sự chờ đợi từ chính bản thân cảm thức, mang đến những tác động hồi quy ngoại biên ý hướng tính về thời trường. Tính ngoại biên ý hướng tính, nhằm vào sự chỉ định cho một khả tức thời, về mỗi biến cố sự kiện, được diễn ra bởi/trong nó. Đi từ một sự kiện/biến cố đơn giản, ta cũng có thể thẩm tra về ngoại biên ý hướng tính có liên quan đến phía thời trường, là như thế nào. Bất kể một hạn định nào của cảm thức trong chủ thể cũng bảo tồn những dự phần, (của cảm thức), trong tính ngoại biên về ý hướng tính đến thời trường.

Mọi biến cố sự kiện diễn ra đằng sau nó – chỉ ngoại biên ý hướng tính, và chỉ có ở ngoại biên, mới không tính đến những tác động gì khác, được nhắc đến hay nhiều nhất, có thể, là lấp đầy đi, tính biểu hiện của sự thẩm định vững chắc cho ý hướng tính về thời trường, phân lập nên những nguyên tắc mang tính chú giải, cho biên độ hạn định cảm thức nơi chủ thể. Chủ thể hiện hoạt với sự tự trị, nhưng một khi, tính đến sự tồn tại của mỗi biến cố sự kiện, diễn ra đằng sau ngoại biên ý hướng tính về thời trường, thì sự tự trị đó là đồng nguyên, trên một tổ hợp chung quy. Cứ lí nào về mọi diễn giải, cũng đều xâu chuỗi nên bên trong tính ngoại biên ý hướng tính đó. Không một chút gì diễn ra đằng sau mỗi biến cố sự kiện, mà lại không tính đến sự vây hãm của những nguyên chủng thứ tính gieo rắc nào đó, cho khải thị có thêm nhiều màu sắc đặc thù. Chính vì thế, cho nên, ảnh tượng khó có thể được quy hồi vì chính tác động của mỗi biến cố sự kiện, hay ít ra, là cảm thức có được tiềm tố quy hợp khả nhiên, định hình một cách nhìn về chủ thể được thông suốt.

Định hình đó, thực sự rõ ràng khi và chỉ khi nó được nhìn nhận là thông qua ảnh tượng triền miên, không khi nào được quy hồi một cách khả giải cho dàn nạp công phu nhất. Với sự điều động cho công cuộc hướng đến mức độ kiện toàn, bởi sự chi phối được tạo ra từ chính bản thân cảm thức, mà chính bằng với những hành động tương tự, ta có thể mang sự minh định quy chiếu thực hữu đó làm nên cuộc biến chuyển một cách đầy đủ nhất, với mức độ không khi nào là tối thiểu cho sự lo lắng của chủ thể, trước mức ứng biến khơi động nên những tha thể tự tạo thành hành động quảng diễn trước vô số mối lo toan, xuất phát từ chính bản thân chủ thể. Mà có và chỉ có cảm thức mới lại là luôn luôn có được định lực hằng hữu tiền minh làm nên cuộc biến chuyển vĩ đại cho công cuộc tiến đến cái khả nhiên của thực tại tự tồn này.

Thực tại đó, chính là thực tại đa không gian qua cái nhìn của chủ thể về những khả năng tồn tại của những chủ thể khác nó. Tương ứng khi cái nhìn đến thực tại mà mỗi chủ thể nhìn về chính những thực tại bao chứa đó, định hình nên một thực tại đa không gian. Thực tại đa không gian là thực tại của vô cùng những chủ thể, (những chủ thể khả năng). Chính vì thế, mà sự minh định quy chiếu thực hữu đó làm nên một cuộc biến chuyển vĩ đại. Khi, nó – chủ thể không thể không lo nghĩ tới sự tồn vong của mình. Chỉ có quy hợp cảm thức mới định hình nên một thực tại đa không gian khả kiến. Quy hợp cảm thức điều động cho công cuộc hướng đến một mức độ kiện toàn. Cái khả nhiên của thực tại tự tồn này là khả nhiên cho một thực tại, và rằng, thực tại đó, chính không là gì khác, thực tại đa không gian. Thực tại đa không gian là khả nhiên nên một cuộc biến chuyển vĩ đại, một cuộc biến chuyển của những phân trùng quảng diễn trước vô số tính đặc thù do khả năng cộng hưởng chính nó mang lại. Thực tại, mà khi nghĩ về nó qua chủ thể để biết đến những khả năng của chính chủ thể, là sẽ đề hướng về một thực tại đa không gian. Định hình thực tại đa không gian là minh chứng cho bản thể thực tại tự tồn, không gì khác hơn, là thực tại đa không gian. Tính chất của nó sẽ hướng đến nhiều sự phân lãnh của một “thực tại đa tầng” (les réalités multiples)[*], hay ít nhất ra, nó cũng như là một tự tồn của những “mê cung trùng mộng” (le labyrinthe des rêves superposés)[*].



* Xem Remo Bodei, Triết học thế kỉ XX, Phan Quang Định biên dịch, NXB Thời Đại, 2011, trang 206.

 

Phạm Tấn Xuân Cao
Số lần đọc: 1734
Ngày đăng: 17.02.2014
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Tình yêu trước hết là một tình bạn hòa hợp - Nguyễn Hồng Nhung
Cảm thức Tha-Ngã Luận [KÌ 2] - Phạm Tấn Xuân Cao
Từ Tâm lý học đến Siêu hình học - Võ Công Liêm
Bốn chiều kích thần bí - Nguyễn Hồng Nhung
Khi một nhà thơ xem tranh - Quỳnh Thi
“Đêm đêm Hàn Thực, ngày ngày Nguyên Tiêu.” - Lai quang nam
Cảm thức Tha-Ngã Luận [Kì 1] - Phạm Tấn Xuân Cao
Có đường đi lên - Nguyễn Hồng Nhung
Trốn chạy và thoát ly - Phạm Tấn Xuân Cao
Cô Đơn của những ai dám chấp nhận nó - Phạm Tấn Xuân Cao