Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.318 tác phẩm
2.746 tác giả
461
115.868.161
 
Bài 2/ Thêm Sáu Hình Bìa Bản Nhạc Của Họa Sĩ Duy Liêm
Trần Văn Nam

 (Bổ Túc Bài “Một Thời Kỷ Niêm Ấn Loát Phẩm Thơ-Họa-Nhạc” Của Trần Văn Nam, đăng trên “vanchuongviet.org” ngày 26/03/2013)

 

Ý tưởng chính trong bản nhạc này: Khi một người đẹp xúc động lúc nghe nhạc réo rắt và lời đẹp từ một người trình diễn, thì tình cảm ấy dành cho người tấu khúc hay dành cho cây đàn. Ta nhớ một trường hợp trong lịch sử âm nhạc: nhạc sĩ Schubert sáng tác một bản nhạc để tỏ tình với người đẹp và nhờ một ca sĩ hát lên cho nàng nghe. Kết quả đau lòng vì người đẹp “phải lòng” ca sĩ hơn là lời và nhạc thắm thiết của người sáng tác.

Giòng An-Giang là nhánh Hậu Giang của sông Cửu Long từ biên giới Kampuchia chảy vào Việt Nam, qua các thành phố và thị trấn ta vẫn thường nghe như Châu Đốc, Thất Sơn, Long Xuyên,Thốt Nốt, Ô Môn, Cần Thơ, Cái Răng, Trà Ôn, Cù Lao Mây, Cầu Quan (Đại Ngãi), Cù Lao Dung… Bản nhạc với điệu luân-vũ nhịp nhàng, vui tươi, thể hiện tấm lòng hiền hòa sông nước của dòng trường giang nuôi sống bao nhiêu triệu người dân.

Bản nhạc “Em Tôi” rất phổ biến từ giữa thập niên 1950. Nhạc sĩ Lê Trạch Lựu du-học Pháp-quốc, sáng tác tại Paris và gửi về quê nhà lúc mới chia cắt đất nước vào năm 1954. Trong bản nhạc chứa đựng những lời thật tình tứ, thích hợp với tuổi trẻ mười tám đôi mươi: “Bao giờ tôi về gần em, cùng đếm này trăng này sao, chia nhé em”. Có một bài báo ghi khác lời đôi chỗ trong câu ấy: “Bao giờ tôi về gần em, cùng đến này trăng này sao kia nhé em”.

Nhớ khoảng giữa thập niên 1950, nhạc sĩ Văn Phụng thuộc đội quân-nhạc (lúc bấy giờ còn gọi là Quân Đội Quốc Gia, chưa có tên Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa) di-cư vào Nam, và thường trình diễn trước công chúng vào buổi chiều trên bờ biển Nha Trang. “Ô Mê Ly” là một bản nhạc vui tươi. Sau này, ông sáng tác được nhiều bản tình ca bất hủ như : Tiếng Dương Cầm, Bức Họa Đồng Quê, Suối Tóc, Tôi Đi Giữa Hoàng Hôn, Sóng Vàng Trên Biển Nha Trang (Bản này nghe hay, nhưng ít được phổ biến).

Không  sành lắm về âm nhạc, nên nghe bản tân-nhạc  điệu Rumba này ta liền cảm thức có âm hưởng  vọng- cổ và mường tượng mưa từ rừng U Minh, không phải mưa từ Cao Nguyên hay mưa ở Việt Bắc. Có phải do nhạc, hay do ta liên-tưởng đến giọng hát của cố danh ca cải-lương Thanh Nga nổi tiếng với bài hát này? Những bản nhạc hay khác của nhạc sĩ Huỳnh Anh như: Hoa Trắng Thôi Cài Trên Áo Tím (phổ thơ Kiên Giang); Lạnh Trọn Đêm Mưa; Biết Nói Gì Đây…

Nhạc sĩ Phạm Duy nổi tiếng với nhiều bản tình-ca và quê-hương-ca, nhưng hùng-ca cũng không hiếm trong sự nghiệp sáng tác âm nhạc của ông. Những bản hùng-ca và sử-ca của ông như  Xuất Quân, Việt Nam Việt Nam, Tiếng Hát Sông Lô,  Đường Ra Biên Ải… Họa phẩm của họa-sĩ  Duy Liêm thường lai vãng với những cây cành trụi lá, đôi khi vòm cây được cắt ngắn gọn nhưng không có vẻ thê thảm. Đặc biệt nét chữ rất tân kỳ.

 

 

City of Walnut, California, tháng 2 năm 2015

 

Trần Văn Nam
Số lần đọc: 3872
Ngày đăng: 21.02.2015
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Bài 1/ Kỷ Niệm Thơ: Gặp Lại Vài Bài Thơ Cắt Báo Từ Thời 1950 - Trần Văn Nam
Nhàn đàm với nghệ thuật - Nguyễn Huy Lộc
Trích dẫn văn của Kafka trong bản dịch "Lâu đài" (Thử Nêu Ra Chi Tiết Kỹ Thuật Viết Phức Tạp Qua Thứ Tự Các Chương Đoạn Của Tác Phẩm) - Trần Văn Nam
Gặp tác giả "Em ơi! Hà Nội Phố" ở quê nhà - Trần Trung Sáng
Tử vi Ai Cập - Nguyễn Hồng Nhung
Phép thuật của màu sắc - Nguyễn Hồng Nhung
Bản cầu hồn cho Điện Biên Phủ - Nguyễn Anh Tuấn
Những bí ẩn của bản thể - Võ Công Liêm
Nỗi cô đơn của châu Mỹ La Tinh - Bùi Hoằng Vị
Nỗi buồn của bà Chúa hoa rừng - Nguyễn Anh Tuấn
Cùng một tác giả
Bạt (điểm sách)