Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.318 tác phẩm
2.746 tác giả
516
115.869.667
 
Giải pháp ngăn chặn nguồn Thông tin ca nhạc ngoài vùng kiểm soát.
Tuấn Giang

                                 

 

Sự phát triển ca nhạc tự do ngoài luồng, những ca sỹ, nhạc sỹ tự sáng tác, xuất bản Album post lên các trang mạng xã hội, sản xuất đĩa CD - VCD truyền tay tặng cá nhân gây bão trong giới trẻ. Những trào lưu ca nhạc tự sáng tác, biểu diễn: Nhạc chế, nhạc đám cưới, hát rong, biểu diễn ngoài sân bãi, bầu show, lễ hội, hội làng, tồng kết Công ty, Nhà máy, Trường học…Sự phát triển ca nhạc những năm đầu thế kỷ phong phú trên mọi mặt biểu hiện, nhạc chuyên nghiệp, không chuyên.

 

      Sau đổi mới mở cửa phát triển nhiều hình thức ca nhạc tiếp cận công chúng, mặt khác họ tự tạo đời sống âm nhạc riêng. Sự phát triển Internet  trên toàn cầu mang đến những sàn diễn âm nhạc riêng giới trẻ diễn ra ngoài vòng kiểm soát, bùng phát những hiện tượng âm nhạc bất ngờ ca sỹ Lệ Rơi, Bà Tưng Sex trong các quán bar, trên Yutube, hát nhạc chế tù nhân…Muôn màu các hình thức hoạt động ca nhạc giới trẻ, nhiều bài nổi bật mang tính vui chơi giải trí, cả những tác phẩm bi quan đổ vỡ sầu thảm… Đặc điểm tình hình phát triển ca nhạc những năm đầu thể kỷ XI phức tạp đa chiều:                

   Dòng ca nhạc chính thống Nhà nước phát hành.

   Dòng ca nhạc tự do sáng tác biểu diễn ngoài luồng.

   Hàng trăm trào lưu ca nhạc nước ngoài tràn ngập đủ loại.

 

      Dòng ca nhạc chính thống do Nhà nước phổ cập trên các phương tiện truyền thông, ngoài sân bãi doanh thu, các bầu show, lễ hội… Những hình thức trình diễn này đã qua kiểm soát nghiêm khắc. Tuy vậy, ngay trên các sàn diễn truyền hình không ít ca sỹ sai phạm phục trang bị phạt tiền, hoặc cấm diễn, cá biệt diễn bài hát không có trong menu.  Thực trạng này, phản ánh sự nổi loạn giới trẻ muốn thóat khỏi khuôn mẫu, không tôn trọng những quy ước thẩm mỹ nghệ thuật. Theo họ hình như là những ràng buộc khuôn sáo, không phù hợp giới trẻ. Giải pháp nào dung hòa giữa những sáng tạo nghệ thuật không bến bờ người biểu diễn với những quy chuẩn mỹ học, văn hóa nghệ thuật dân tộc? Lịch sử nghệ thuật nhân loại từng diễn ra những cuộc tranh luận nảy lửa giữa các nhà mỹ học với người sáng tạo nghệ thuật, căng thẳng quyết liệt đến mức tẩy chay loại trừ nhau, cuối cùng những nhân tố mới luôn thắng thế buộc phái bảo thủ phải chấp nhận. Sự phá cách lớp nghệ sỹ trẻ chỉ là lặp lại những bước lịch sử đã qua, sớm muộn họ sẽ thắng! Đây chỉ nói những sáng tạo nhệ thuật chân chính giới trẻ, thực tiễn phát triển ca nhạc nhẹ nước ta những năm 80-90 thế kỷ XX, nhiều nhạc sỹ đến Viện Nghiên cứu Âm nhạc trao đổi tọa đàm, họ đỏ mặt tía tai, căm giận bức xúc la lên: Phải cấm! Thứ rác thải âm nhạc thực dân mới. Nếu để nó ( Ca nhạc nhẹ) tràn vào giới trẻ sẽ mất nước… Đây những nhạc sỹ tỏ ra là người luôn bảo vệ nền ca nhạc dân tộc, cuối cùng bằng nhiều cách dòng ca nhạc trẻ đã thắng! Ngày nay, dù còn không ít người tẩy chay cho rằng: Các trào lưu nhạc trẻ là thứ âm nhạc nhố nhăng, lai căng, không chấp nhận…Quả thật! Dòng ca nhạc trẻ còn điều này, tiếng nọ, nhưng nó là niềm vui sức sống giới trẻ. Các nhà quản lý văn hóa nghệ thuật không thể ngăn cấm, lại không thể buông trôi, họ cần những giải pháp phát triển nền âm nhạc Việt Nam thời đại mới.

 

      Giải pháp ấy! Hãy học theo đạo lý truyền thống dân tộc từ ca dao, dân ca xưa, không ngăn cấm  mà nêu gương sáng và phê phán những  trào lưu lối sống ca nhạc phản văn hóa, vi phạm thuần phong mỹ tục dân tộc. Cả hai điều này thực tiễn chưa làm được, chưa nghệ sỹ nào khởi xướng một trào lưu ca nhạc, lối sống văn hóa mới gây bão giới trẻ khiến họ tình nguyện hưởng ứng. Thực tiễn những lộn xộn ca nhạc hiện nay, cần giải pháp đồng bộ, gải pháp ấy:

            Quy chuẩn cụ thể luật hoạt động nghệ thuật bằng hình phạt người tổ chức, người thể hiện không thể, không dám vượt qua.

             Đẩy mạnh phê bình hướng dẫn thẩm mỹ kịp thời các trào lưu lối sống, ca nhạc, nhảy múa, sân khấu...thành áp lực dư luận xã hội, điều ấy như  một thiết chế nếp sống đạo đức người làm nghề văn hóa nghệ thuật.

            Nêu gương giới trẻ đến những hình thức vui chơi, ca nhạc thẩm mỹ

mới đáp ứng nguyện vọng tâm ước từng lứa tuổi. Cả xã hội chung tay hướng họ tránh xa các dòng ca nhạc phản thẩm mỹ, hủy hoại tâm hồn tuổi trẻ.

              Nguyên nhân gây ra các vụ hoạt động nghệ thuật nhiều vi phậm lỗi lầm trong biểu diễn, sáng tác hiện nay, sự hoạt động các hội nghề nghiệp chưa mạnh, chưa phối hợp thống nhất tập chung giải quyết dứt điểm một mục tiêu điểm nóng, từ đó chấn chỉnh đến các mặt khác. Mỗi hội thường lo công việc sự vụ hành chính, đón đầu tổ chức các hoạt động phong trào mang tính chính trị trước mắt, thiếu thực tiễn phát triển nghệ thuật chiến lược lâu dài. Ba bộ phận quan trọng quản lý nghệ thuật biểu diễn hiện nay: Cục Nghệ thuật Biểu diễn, Nhà Văn hóa, các hội chuyên ngành chưa phối hợp đồng bộ thực hiện chấn chỉnh các hình thức biểu diễn, sáng tác chuẩn mực mỹ học nghệ thuật. Các hội chuyên ngành, cơ quan quản lý văn hóa nghệ thuật mạnh ai tự lo việc riêng, chưa tạo sức mạnh tổng hợp ngăn chặn các hành vị sai phạm người thực hiện tác phẩm nghệ thuật trước công chúng trên sân khấu, trên các trang mạng xã hội, hát đám cưới, hát rong đường phố. Phần lớn các hội chuyên ngành gần như “đã chết”, không gặp mặt sinh hoạt cộng đồng trao đổi chuyên môn tạo dư luận xã hội lên án các hiện tượng sai phạm, hoặc ngợi ca những tác phẩm tích cực mang tính tỏa sáng vào giới trẻ. Nếu các hội tổ chức sinh hoạt lý luận, chuyên môn sáng tác đều sẽ góp thêm tiếng nói hoạt động nghệ thuật tiến bộ. Nếu các cơ quan báo, truyền thông, nhà quản lý, các hội chuyên nghành chung một tiếng nói xây dựng nền âm nhạc, nghệ thuật mới sẽ mang lại hiệu quả, khắc phục những sai phạm thẩm mỹ nghệ thuật tràn lan trên các sàn diễn thực,  ảo hiện nay.

 

            Nguyên nhân sau cùng công tác lý luận không được coi trọng, đầu tiên ngay tại các hội chuyên ngành. Một số hội không đầu tư  lý luận, hoặc nhiều hội đầu tư kinh phí quá thấp so với những sáng tác tác phẩm. Nhà nước nói quan tâm nhưng phân bổ kinh phí chưa đúng chỗ, thiếu kiểm soát thực tiễn nguồn vốn, chưa động viên hiệu quả những người nghiên cứu lý luận, phê bình. Mặt khác trách nhiệm những người viết lý luận có phần tiêu cực cả nể, sợ dư luận, cá biệt bị phong bì che mắt. Thực tiễn những người viết phê bình nếu phê phán mạnh một hiện tượng nào đó, nhẹ bị tẩy chay, thậm chí đe dọa đánh dằn mặt, chính tác giả bị một ca sỹ hẹn tối gặp nhằm đánh trả đòn. Là người lính tôi chấp nhận… đây một lý do không ít người nghiên cứu, phê bình chọn phương án im lặng, không dũng cảm như những nhà báo chống tiêu cực viết sự thật các vụ án. Đây là những khó khăn thách thức, cần quản lý cụ thể phân bổ nguồn vốn đầu tư lý luận, thể chế hóa phương thức quản lý văn hóa nghệ thuật, hướng tới một ứng xử văn hóa văn minh, an toàn xã hội. Chừng nào người nghiên cứu, phê bình bị coi nhẹ, chưa phải tiếng nói trọng tài nghệ thuật, chừng ấy đời sống nghệ thuật chưa hết yếu kém! Tại các nước phát triển như Mỹ, các band nhạc, ca sỹ dù nổi tiếng đến đâu chưa được các nhà lý luận công nhận, công chúng chưa đón nhận không thể doanh thu cao. Hàng trăm ca sỹ như Madonna, Lauryn Hil, Jennifer Lopez…cả chục band nhạc như ABAB, BonyM, Moderm Talking, AQua…phải qua các nhà lý luận, khán gỉa Mỹ công nhận, họ mới lọt vào bảng xếp hạng Billboard. Từ đây mới doanh thu cao trở thành những ca sỹ, band nhạc văn hóa nghệ thuật nhân loại. Các nhà lý luận nước ta còn nhiều yếu kém không theo kịp các trào lưu ca nhạc, thường nhà báo lên tiếng phê bình âm nhạc, nghệ thuật, sân khấu, điện ảnh…thiếu tiếng nói chuyên môn, nên lý luận chưa bao giờ là trọng tài nghệ thuật đích thực.

 

            Hiện nay đang phát tán nhiều dòng ca nhạc tự do ngoài luồng, các trào lưu ca nhạc nhiều lộn xộn thiếu chuẩn thường gây bão giới trẻ. Sàn diễn ca nhạc trên mạng, một số sân khấu, quán bar, tụ điểm ca nhạc… nếu nói nhố nhăng quả không oan, nhưng lại không thiếu những chương trình kiểu mẫu đáng xem. Đây là nơi đa kênh, tùy mỗi người lựa chọn. Những kênh trên mạng kiểm duyệt qua loa, hoặc không kiểm soát. Đây là nơi giới trẻ lăng xê tự do các sở thích cá nhân, tạo sự ra đời các Album không quy chế. Nhưng phải nói ngay, dù sao thì trách nhiệm chính trị, trách nhiệm bản thân mỗi người post lên các Album cá nhân có thể quá khích nhưng chưa đến mức táng tận lương tâm. Những tự tung tự tác này mới gây bão năm 2013, xuất hiện hai hiện tượng: Ca sỹ Lệ rơi, sao Bà Tưng… Ngòai ra phải kể đến mặt tích cực các trang mạng xã hội, góp phần làm phong phú tiếng nói tâm tư giới trẻ, họ bày tỏ nguyên vọng, cá tính, sở thích…xuất hiện nhiều Album sân khấu, ca nhạc hay mang tính tích cực xây dựng con người nhịp sống mới. Một số album như Ông xã em Numberone - Sáng tác Bằng Phi, biểu diễn Nguyễn Đôn cùng hai nữ diễn viên-trên You tube. Đây một Album hát diễn xuất nói về tình yêu hạnh phúc vợ chồng, vui nhộn. Lời ca:

            Ông xã em Number one

            Ông xã em luôn chung tình chẳng cần ai

            Ngày mai đời có đổi thay

            Lời anh hứa chẳng phôi phai…(Theo Youtube ).

      Youtube một sàn diễn bình đẳng, các hạng sao cả những người ngớ ngẩn cứ úp lên như hiện tượng ca sỹ Lệ Rơi. Bỗng dưng gây bão thành người nổi tiếng, một show 50 triệu đồng, Lệ Rơi đi xe Lexus, là thần tượng ra thăm biển đảo…Sau bị “ném đá”, coi là “thảm họa âm nhạc”. Thực chất ca sỹ Lệ Rơi nói sai chính tả chưa phân biệt “lổi” L-N, hát phô thường cover lại những bài hát nổi tiếng từ âm điệu dân ca sang pop rock, popbalall…

      Hiện tượng ca sỹ Lệ Rơi giống như từng xuất hiện tại Mỹ, họ là những người thường do Internet phát tán bỗng dưng thành người nổi tiếng. Sweet Brown chỉ một câu nói mang ngữ điệu hài hước: Làm gì có thời gian mà cứu hỏa! Câu nói của Sweet Brown nổi tiếng vào năm 2011, sau trả lời cuộc phỏng vấn vụ cháy ở một khu dân cư. Từ đây, họ chèn vào các Video ca nhạc mang câu nói độc đáo của Sweet Brown không ai có thể thay thế. Sau đó, bất ngờ thành nghệ sỹ đóng phim nổi tiếng, đổi đời sang đẳng cấp khác. Hay trường hợp hình ảnh Hayr, Charlie, hai câu bé úp lên mạng, bỗng thu nhập 500.000 US, hóa người nổi tiếng… Ca sỹ Lệ Rơi không ngoại lệ sự ngộ nhận của một nhóm người không nhỏ, giới trẻ biến cái thật thành ảo trong thể giới mạng. Vào cuối năm 2013, Lệ Rơi đã bị quên lãng, dã từ “thần tượng”.

 

      Hiện tượng Bà Tưng nổi đình đám, không phải vô tình. Bà Tương có giọng hát chuẩn, nổi tiếng suốt năm 2012-2013, nếu không diễn sex sẽ không bị Bộ Văn hóa cấm diễn vào cuối năm 2013. Bà Tưng khởi xướng trào lưu thả rông vóng I, có người nói giới trẻ phải cảm ơn bà? Nay Bà Tưng còn nhiều người săn đuổi chưa quên, thỉnh thoảng tái diễn lại gây bão doanh thu giới trẻ. Năm 2015 không quảng cáo hớ hênh, Bà Tưng sẽ diễn tại Hà Nội, vụ cấm diễn này làm đổ vỡ doanh thu sàn nhảy, bầu show bạn trẻ thất vọng.

 

      Những trào lưu ca nhạc ngoài luồng trên mạng, hoặc tự xuất bản thơ văn đường phố, ca nhạc đường phố, nhạc chế…đang thành trào lưu từ Hà Nội đến các thành phố khắp cả nước. Tự in thơ  photo đóng quyển tặng nhau, có nơi gọi thành thương hiệu: “Nhà xuất bản Giấy vụn”, phát tán nhóm thơ Mở miệng…Nhà xuất bản này được một tổ chức tại Úc trao giải thưởng, tặng nhà xuất bản tư nhân có thành tích xuất bản nhiều tác phẩm.

      Dòng ca nhạc dân gian đương đại ngoài đường phố, trên mạng, một thể sáng tác giai điệu âm hưởng dân ca, một dòng dân ca đặt lời mới, hoặc sáng tác âm nhạc đại chúng  như dạng bài hát: Ông xã em number one, nhạc chế, nhạc cover những bài nổi tiếng đặt lời mới. Nội dung những bài hát này nhiều màu sắc: Ngợi ca, phê phán, châm biếm, trữ tình ngâm ngợi tâm trạng…nhạc sáng tác trong tù bài Người tù-Lê Thanh trình bày:

      Dù cho anh có là tên tội phạm cũng là chồng em

      Dù cho anh là tên quậy phá hay tên giật đồ

      Số phận đã an bài xin em hiểu cho….

      Hát đám cưới, các loại cover,  nhạc chế, sáng tác, nhạc đường phố, hát rong…Người hát rong, nhiều giai tầng xẩm hiện đại. Xẩm dân gian xưa, không có người mắt sáng, hầu hết mù mắt, mù chữ. Những người mắt sáng, là vợ hoặc con phụ giúp đưa đường, gõ sênh phách, hát theo phù họa cho dày giọng. Xẩm hiện đại đa phần mắt sáng, có trình độ văn hóa học cao. Họ hát như tinh thần phục vụ, mua vui không xin tiền.  Gặp những năm kinh tế còn khá, mỗi ngày đi hát kiếm vài ba triệu. Nay làm ăn thua lỗ, khó khăn, xẩm hiện đại chia theo lãnh địa, nhóm hội đi hát từng phân khu do “Đại ca” kiểm soát nộp thuế “Giá trị gia tăng”. Cùng là nghề hát! Hát cung văn, Hầu bóng, Hầu đồng, năm 2013-2014, một show hát: *500 triệu đồng, ông xơi tất! Một số qua mai mối chi thêm không đáng kể, có thầy Cung văn cúng 02 ngày một tỷ đồng. Nhiều Cung văn sáng tác, trình diễn Tám giá đồng hay. Mỗi bản nhạc như một đóng góp văn hóa nghệ thuật thời đại mới, xây dựng bảo lưu vốn văn nghệ dân gian đương đại*(Theo phụ đồng nói lại).

 

            Tình hình ca nhạc những năm đầu thế kỷ XXI, phát triển tích cực phản ánh nhân cách, tâm trạng con người thời đại. Qua những đĩa nhạc phát tán trên các trang mạng biểu hiện trình độ số đông lớp trẻ văn hóa thẩm mỹ nghệ thuật cao, không ít chương trình nghệ thuật mang tính chuyên nghiệp. Bên cạnh nhiều chương trình ca nhạc đại chúng, hàng loạt các loại Album ca nhạc chuyên nghiệp ca sỹ trong nước, nước ngoài đáp ứng công chúng. Mạng! Văn hóa mạng mang lại mọi mặt sắc màu cuộc sống: Tích cực tiến bộ cao cả nhân văn, trí tuệ nhân loại gần như thay vào thư viện, phòng đọc sách. Nhưng mạng lại quá nhiều những trào lưu ca nhạc tiêu cực, phản động đồi trụy tràn ngập. Vào mạng cần giải pháp lựa chọn mang lại văn hóa nghệ thuật âm nhạc, xây dựng tinh thần cộng đồng vì cuộc sống mới.Vì một tương lai ca nhạc, con người toàn cầu hóa.    

                                                                              

      Hà Nội 3-2015.                                         

Tuấn Giang
Số lần đọc: 2645
Ngày đăng: 10.03.2015
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Trào lưu nhạc sến. - Tuấn Giang
Phát triển ngôn ngữ tiếng Việt qua góc nhìn âm nhạc. - Tuấn Giang
Chương trình ca nhạc Giai điệu tự hào nên bỏ… - Tuấn Giang
Con là dòng sông xanh tắm mát bãi bờ - Nguyễn Anh Tuấn
Tại sao người ta còn mãi nghe Họ hát ? - Ấu Lăng
Đồng vọng Bolero - Nguyễn Hùng
Phạm Duy như tôi biết - Phạm Ngọc Hiền
Khi anh trở thành “kẻ chợ”* - Mây Ngàn Phương
Nhạc Sĩ Phạm Duy Qua Đời - Trần Vấn Lệ
Từ Công Phụng trở lại - Huỳnh Như Phương
Cùng một tác giả
Đặc trưng xiếc (nghệ thuật)
Thực trạng xiếc. (đối thoại)
Tổng luận ca trù (nghệ thuật)
Hát Cung văn (văn hóa)