Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.318 tác phẩm
2.746 tác giả
445
115.871.687
 
Mô hình Phát triển làng nghề rối nước dân gian thời hậu hiện đại
Tuấn Giang

                        

              

 

Múa rối nước Bắc Bộ, một đặc phẩm văn hóa nghệ thuật dân gian phản ánh những nét sinh hoạt người nông dân làng quê đồng bằng sông Hồng. Rối nước dân gian cổ độc đáo bởi là nghệ thuật các hình nộm trình diễn trên mặt nước, mỗi quân rối một nhân vật sân khấu sống thực kể lại những nét sinh hoạt người nông dân đại diện văn hóa nông nghiệp Việt Nam còn sót lại qua bao thăng trầm lịch sử.

Thủy đình phường rối Đào Thục-làm mới đúng quy cách. Từ quỹ Ford.

 

Nét văn hóa nghệ thuật ấy, không tồn tại ở các loại hình sân khấu, ca hát, nhảy múa dân gian…chỉ còn trên sàn diễn rối nước. Những nét độc đáo văn hóa rối nước biểu hiện các mặt khác lạ:

Trình diễn trên mặt nước ao làng trong môi trường thiên nhiên, con người hòa nhập cộng đồng.

Những nhân vật rối mang hình ảnh ngộ nghĩnh, ấn tượng tự nhiên.

Sự kết hợp điêu luyện hành động quân rối lời thoại trò diễn với âm nhạc dân gian chèo.

            Cùng là nghệ thuật rối, chỉ rối nước mới hấp dẫn khách nước ngoài, vì sao? Bởi sự khác lạ! Rối cạn thế giới có, họ phát triển mạnh từ tạo hình quân rối ấn tượng độc đáo đến kỹ thuật trình diễn cao… nhưng không hấp dẫn bởi rối nước kỳ ngộ sống động. Nét kỳ ngộ ấy do tạo hình con rối chân  thực, chất phác, hồn nhiên dân dã. Nghệ thuật diễn luôn tạo tình huống bất ngờ kỳ lạ:

                        Bất ngờ cấu trúc trò diễn tạo không khí rộn rã.

                        Con rối kỳ lạ phun lửa, phun nước, giao đấu quyết liệt.

Sàn diễn mặt nước hòa nhập môi trường văn hóa làng quê Việt Nam.

            Ba nhân tố trên, mang đến nghệ thuật rối nước luôn hấp dẫn công chúng không bao giờ nhàm chán. Một số điều tra xã hội học tháng 3 năm 2015, tại các phường rối Đồng Ngư, Đào Thục, khách du lịch nước ngoài trả lời các câu hỏi khá thống nhất: Rối nước mang đến sự mới lạ hấp dẫn, xem lại không thấy cũ. Rối nước còn nhiều nét văn hóa làng quê Việt Nam.

Đây bí quyết thành công rối nước hấp dẫn du khách nước ngoài, dù người xem nhiều lần các trò: Đánh cá, Múa rồng, Chọi trâu, Chú Tễu…mỗi lần xem lại phát hiện ra điều hay mới lạ. Cấu trúc trò diễn rối nước luôn tạo không khí rộn ràng, sự bất ngờ dấu sau lớp diễn như bất ngờ phun lửa, tự nhiên phun nước, úp mãi chẳng thấy cá, bất ngờ mang cá trên tay…Dù xem đi, xem lại cứ hấp dẫn. Tính kịch trong mỗi trò rối đẩy lên cao trào luôn tạo yếu tố bất ngờ, người xem hồi hộp thỏa mãn phần kết trò. Sàn diễn sân khấu trên mặt nước một nhân tố kỳ lạ, bất ngờ mà các loại hình nghệ thuật, sân khấu khác không thể  biểu cảm như nghệ thuật diễn quân rối. Điều nhiều du khách thấy hấp dẫn, làm sao quân rối lại đứng trên mặt nước để hát diễn kể chuyện như người diễn viên, bí quyết nào? Đây là cái chưa nhìn thấy trên các sàn diễn nghệ thuật, những bí quyết tạo hình quân rối, kỹ thuật điều khiển các động tác cử động như người…mang đến những bất ngờ kỳ lạ. Tuy vậy, rối nước còn nhiều điều chưa thể tự mãn với hiện tại, ngoài kinh nghiệm nghệ nhân, kỹ thuật điều khiển quân rối biểu diễn chưa đáp ứng thực tiễn mong muốn người xem. Du khách thấy cái tài, cái lạ quân rối đứng trên mặt nước do phần định vị chân đế, còn phần nổi làm từ các chất gỗ nhẹ: Gỗ sung, gỗ mít, gỗ duối, gỗ thòng mực, vàng tâm, mỡ, vông, chất dẻo. Bí quyết này góp thêm sự kỳ lạ, cùng bộ máy điều khiển làm nên kỳ tích trò diễn rối nước. Rối nước nhiều thứ kỳ ngộ hấp dẫn, còn bí quyết cuối cùng du khách nước ngoài ham mê khám phá vì  xem rối nước thấy làng quê Việt. Nghệ thuật rối nước từ thủa hoang sơ, sinh ra từ làng đã hòa nhập thiên nhiên môi trường xã hội. Ngày nay là một kỳ thú, không gì thỏa mãn con người bằng ngồi xem ở ao làng với khung cảnh thiên nhiên xanh mát. Đây là thẩm mỹ nghệ thuật hậu hiện đại, mọi hình thức trình diễn bứt ra khỏi nhà hộp, ánh đèn sân khấu, chỉ còn con người với tự nhiên. Đây là ý tưởng nghệ thuật thời hậu văn tự, khoa học công nghệ đẩy các nghệ sỹ sáng tạo cùng môi trường thiên nhiên hoang dã. Những nghệ sỹ xiếc thăng bằng trên dây đã đi qua các ngọn núi dài 200-400m, múa trên không, dưới nước, hòa nhạc đường phố, diễn kịch đường phố… Nghệ thuật hậu hiện đại đang tiến lại gần cuộc sống tự nhiên, với những sáng tạo kỹ thuật vượt xa mọi thời đại. Người xem thoải mái hòa mình vào thiên nhiên, mới hay rối nước lại đáp ứng những thèm muốn khát khao con người kỷ nguyên khoa học công nghệ. Nhà hát Múa rối Việt Nam sau chuyến lưu diễn tại Pháp mang về nhiều bài báo nói lên cảm xúc công chúng Paris lần đầu xem  rối nước, họ nói gì? Cảm nghĩ chung vô cùng vui sướng, một khán giả mô tả: Tôi nhìn thấy người nông dân đồng bằng Bắc Bộ được sống lại những nét sinh hoạt làng xã, không có đèn điện, không nhà kính trọc trời. Tôi không ngồi trong sân khấu nhà hộp mà xem diễn như ở làng quê Việt Nam… Đây những khác lạ rối nước mang đến công chúng Pháp. Nhiều khách du lịch muốn khám phá Việt Nam, xem múa rối như một minh họa trải nghiệm con người, một nét văn hóa làng quê canh tác cày cấy lúa nước vùng đồng bằng sông Hồng. Rối nước còn hấp dẫn du khách nước ngoài bởi tính gắn kết thiên nhiên con người dân dã thoải mái xem quân rối diễn trò nông vụ, kể chuyện đậm nét sinh hoạt nông dân làng quê. Rối nước mang đến không khí hội làng, không gian nghệ thuật thanh bình đôn hậu như người nông dân các làng quê xứ Bắc.

Các phường rối làng quê đồng bằng Bắc Bộ vô cùng hấp dẫn, cuốn hút du khách thập phương mang đến một tương lai phát triển nghệ thuật rối nước rạng ngời phía trước, nhưng rối nước đang đứng trước nguy cơ thất truyền toàn bộ môn nghệ thuật dân gian đặc sắc này. Du khách quá quen những trò diễn rối nước ở đâu cũng Múa rồng, Câu ếch, Bắt cá…không thấy trò mới. Thực chất trò mới không ít nhưng chưa mang lại hiệu quả người xem, các phường đành quay về “lối cũ”. Rối nước còn hấp dẫn du khách vì lượng khán giả này luôn thay đổi, nếu họ xem hai ba mươi lượt trong tháng, hay một năm ở Việt Nam chắc sẽ ít quan tâm đến môn nghệ thuật này. Đây là một nguyên nhân rối nước đang tụt hậu cứ trò cũ diễn mãi, chẳng cần thay đổi nâng cao vì người xem luôn mới. Sự lưu diễn khách du lịch quen thuộc, làm người diễn viên thiếu chủ động sáng tạo bởi diễn lúc nào cũng thấy vỗ tay khen ngợi. Một số nhà nghiên cứu cho là rối nước dân tộc đang bị thương mại hóa, các trò rối dần đánh mất bản sắc nghệ thuật dân gian. Rối nước đang đứng trước những cảnh báo:

                        Thất truyền mai một tụt hậu.

Không người nối nghiệp.

Phát triển mạnh khắp Bắc-Trung - đến cực Nam Tổ quốc, một ngày sẽ đổ vỡ. Đây là quy luật phát triển.

Tính thất truyền bởi cổ nhân các phường rối mang lời thề độc “ chết một đời cha, ba đời con”, nếu ai truyền nghề ra ngoài. Vì thế, mỗi phường một phong cách tạo hình quân rối, chế tác bộ máy, trò diễn rối nước riêng. Lời thề này làm thất truyền những tinh hoa rối nước nghệ nhân, nhưng giữ lại những nét văn hóa rối nước mỗi làng nghề xứ Bắc. Nay các trò diễn gần na ná giống nhau tạo hình quân rối, vì cách học nghề “ăn xổi ở thì”. Nhiều bí quyết tinh xảo của nghệ nhân: Phương cách tạo hình quân rối, kỹ năng chế tác bộ máy điều khiển, nghệ thuật ca diễn, nói lời thoại trò sao cho chân thực cùng nhân vật rối mang hơi thở nhịp sống dân gian. Trò diễn rối nước đang mất đi vẻ đẹp dân dã, chỉ còn lời thoại kịch nói cứng cụt, ít cảm hóa gắn kết cùng trò rối dân gian. Rối nước ở trạng thái như quan họ: Du khách xem “Quan họ ao chuôm” thích hơn quan họ liền anh, liền chị hát thạo nghề. Nhiều du khách tìm đến xem làng nghề phường rối nước, ở đây họ thấy bản thể làng quê để nghiên cứu thưởng ngoạn nghệ thuật dân gian. Rối nước đang tụt hậu bởi các phường không biết làm gì để bảo tồn vốn nghệ thuật cổ, lớp trẻ không theo nghề diễn nặng nhọc, ca nhạc lại “âm lịch” không nói được nhịp sống tâm tư tuổi trẻ. Các phường rối làng quê thiếu người kế tiếp, lớp nghệ nhân yêu nghiệp tổ đang mất đi gần hết không truyền nghề cho ai, ai học? Khó khăn lúng túng còn nhiều, không ít phường chưa tìm hướng phục hổi rối nước tồn tại bền vững.

 Đây một thực tiễn những khó khăn, thách thức các phường rối nước làng quê đồng bằng Bắc Bộ, gần như chưa lời giải đáp nhằm bảo tồn, phát triển rối nước. Như một nghịch lý, rối nước phát triển mạnh, nhiều phường rối thời phong kiến đã chết nay sống dậy lạc quan tươi trẻ hòa đồng nhịp sống con người thời khoa học công nghệ thông tin. Theo khảo sát điền tra mới nhất của tác giả vào đầu tháng 4 năm 2015, dưới thời phong kiến có 28 phương rối nước ở nhiều làng quê Bắc bộ, năm 2014 là 14 phường, năm 2015 đã phục dậy 17 phường rối nước, con số này tăng hơn năm 2014 là 03 phường. Tổng số cả nước có 06 nhà hát múa rối nước: Nhà hát Múa rối TW, Nhà hát Múa rối nước Thăng Long, Nhà hát Múa rối Nụ cười hoa Thành phố HCM (Tư nhân), Nhà hát Múa rối nước Cố đô Huế (Tư nhân), Nhà hát Múa rối nước Nha Trang ( Tư nhân),  Nhà hát Múa rối nước Rồng vàng Thành phố HCM (Tư nhân). Các đoàn múa rối nước: Đoàn Muá rối nước Hải Phòng, Đoàn Nghệ thuật Múa rối TPHCM, Đoàn Múa rối nước đảo Phú Quốc.

 

Các phường rối nước Bắc Bộ đang phục hồi cùng phong trào lễ hội tâm linh, đây điểm tựa rối nước phát triển nhưng sau mùa lễ hội làm gì để tồn tại? Đa số phường rối sống lay lắt trông chờ nguồn bao cấp kinh phí địa phương và Nhà nước. Trước đây, nhờ quỹ Ford  tài trợ một số nơi xây nhà thủy đình “mọc thêm râu”, khác nhà thủy đình rối nước cổ. Một số phường nhờ quỹ Ford đào tạo 12-20 diễn viên kế nghiệp, nay nhiều nguồn tài trợ suy cạn hết mong chờ.

 

Xin đưa ra mô hình các phường rối làng nghề tự đứng dậy bằng chính mình không đợi ai hết, vì chúng ta đang sống trong giai đoạn đất nước đổi mới từ nền kinh tế hàng hóa, ở đâu có cung sẽ cầu không tự trượt tiêu. Với 17 làng nghề rối nước đủ bảo tồn, phát triển những tinh hoa nghệ thuật dân tộc rối nước Việt Nam, chưa tính đến nhà hát, các đoàn rối chuyên nghiệp. Ngay những nhà hát đoàn rối này, nên thoát khỏi gánh nặng bao cấp Nhà nước, tự thu chi tồn tại bền vững, bằng không sẽ xóa tên thương hiệu để rơi vào quên lãng-xin đừng ăn bám Nhà nước. Dù Nhà nước còn bao cấp nghệ thuật rối nước, xin hãy nhìn gương Giám đốc Nhà hát Múa rối Rồng vàng, một mình anh đầu tư hai nhà hát diễn rối nước, nghệ thuật dân tộc, đang đầu tư thêm Dự án Rối nước xuống thành phố Cần Thơ kinh doanh du lịch nghệ thuật. Quá xuất sắc về bảo tồn phát triển nghệ thuật dân tộc, thời kinh tế hàng hóa đầy khó khăn thách thức. Qua nghiên cứu tổng hợp các làng nghề rối nước, đến đoàn, nhà hát múa rối, xin đưa ra mô hình phát triển rối nước hiện nay:

            Liên kết rối nước với du lịch.

            Marketing, quảng cáo tiếp thị trong nước và trên toàn cầu.

Mở Website, facebook, phát tờ rơi theo các lữ hành du lịch, luôn xuất hiện trò diễn, hình ảnh mới trên các phương tiện truyền thông.

Tổ chức hệ thống dịch vụ: Ăn nghỉ, vui chơi, du lịch khép kín.

Đây là mô hình không mới, nhiều đoàn rối đã làm chưa thành công bởi cách tiếp cận thông tin thiếu bài bản, chưa kiên trì thường xuyên bám đuổi người xem, tổ chức dịch vụ không đâỳ đủ như mô hình đưa ra. Các phường rối muốn tồn tại phải giải bài toán khó: Kinh doanh cần trường vốn! Tiếp theo tôn trọng người xem: Một người đến phải diễn như đầy ắp khán giả. Sau là quảng bá, tiếp thị sản phẩm sâu rộng đến mọi thành phần khán giả. Kinh nghiệm từ nhà hát Múa rối Rồng vàng, đặt marketing lên hàng đầu, luôn giới thiệu các chương trình diễn mới, thay đổi nội dung, hình ảnh quảng bá sản phẩm, nghe là muốn đến xem. Theo Huỳnh Anh Tuấn, làm nghệ thuật phải hiểu du khách, vì thế anh lại mở thêm rối nước cùng nghệ thuật dân tộc xuống thành phố Cần Thơ doanh thu biểu diễn, góp phần giới thiệu nghệ thuật dân gian Việt phong phú đa sắc màu văn hóa .

 

Mô hình trên, tác giả rút ra bài học hiện thực từ Phường Rối Đào Thục, các nhà hát, đoàn rối phương Nam thành công, chắc thắng. Phường rối Đào Thục-Phủ Lỗ-Đông Anh Hà Nội, bằng kinh nghiệm thực tiễn quảng bá tiếp thị rối nước trên Web( WWW.roinuocdaothuc.com, tài khoản facebook, nếu ai mở ra sẽ bị họ nhảy vào quảng cáo sinh động hấp dẫn. Hiện nay, Phường Rối Đào Thục trung bình một tháng diễn 20 show, mỗi xuất diễn viên thu nhập 300.000đ - đủ sống tại quê nhà chưa? Phường rối Đồng ngư Bắc Ninh do anh Lai phụ trách tự đầu tư sàn diễn, con rối, doanh thu tồn tại, đâu chỉ mấy phường rối  tự doanh thu đứng trên thị trường. Nhiều phường, các đoàn rối, nhà hát rối nước phương Nam tự cá nhân đầu tư mạo hiểm kinh doanh tồn tại. Các làng nghề rối nước! Hãy bước ra thị trường để sống.

 Xóa bỏ tư tưởng bao cấp trông đợi người khác, các đoàn, nhà hát, phường rối làng nghề tự bước ra thị trường cạnh tranh tồn tại. Đây mô hình bảo tồn, phát triển làng nghề các phường rối nước tồn tại bền vững bằng nội lực chính mình.          

 

          -Hà Nội 15-4-2015.

Tuấn Giang
Số lần đọc: 3280
Ngày đăng: 10.05.2015
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Đặc điểm ca nhạc rối nước. - Tuấn Giang
Múa rối nước nhiều tiết mục múa - Tuấn Giang
Bức tranh sắc màu múa rối Việt Nam (bản Tiếng Anh) - Tuấn Giang
Bức tranh sắc màu múa rối Việt Nam - Tuấn Giang
Đêm thu ở Hòn Bà - Phan Chính
Tế thu lễ hội - Phan Chính
Nên hiểu gật đầu và gật gù trong hai câu ca dao - Trần Đình Khiêm
Tính cách La Gi - Phan Chính
Tự Trào Phú - Kha Tiệm Ly
Người tìm nguồn tên 12 con giáp - Nguyễn Cung Thông
Cùng một tác giả
Đặc trưng xiếc (nghệ thuật)
Thực trạng xiếc. (đối thoại)
Tổng luận ca trù (nghệ thuật)
Hát Cung văn (văn hóa)