Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
762
116.616.052
 
Hào nhoáng Trịnh Công Sơn
Hà Phan

     

   

A thousand years of Chinese reign

A hundred years of French Domain

Twenty years fighty brothers each day

A mother ‘s fate left for her child

A mother’s fate, a land defiled

 

(Một phần trong ca khúc Gia Tài Của Mẹ

được dịch sang tiếng Anh bởi Richard Fuller)

 

 

 Sau năm 1975 nhạc Phạm Duy bị cấm hát ở Việt Nam. Cứ tưởng Trịnh Công Sơn ở lại và là người “có công với cách mang” thì nhạc của ông được phổ biến nhưng sự thực hoàn toàn ngược lại. Những Diễm Xưa, Nắng Thủy Tinh, Hạ Trắng, Tình Nhớ, Dấu Chân Địa Đàng …. đã bị xếp vào loại “nhạc Vàng” và không được phép phổ biến. Còn ca khúc Da Vàng một thời được gọi là nhạc phản chiến với tiếng kêu khóc:


”hàng vạn tấn bom trút xuống đầu làng

Hàng vạn tấn bom trút xuống ruộng đồng

Cửa nhà Việt Nam cháy đỏ máu xương “

 

Thì số phận ra sao?

 

Sự thực Ca khúc Da Vàng của Trịnh Công Sơn đã  từng được sử dụng như tiếng kêu thét dưới bom đạn Mỹ của người dân miền Nam trong cuộc đua giành sự ủng hộ của thế giới. Sau  1975  Ca khúc Da Vàng của Trịnh Công Sơn không còn được trọng dụng. Lúc này cái chết của hàng triệu thanh niên trong “hai mươi năm nội chiến từng ngày “ theo Trịnh Công Sơn là hậu quả của cuộc tương tàn đã bị cố ý chôn vào quên lãng.

 

Trong khi trước 1975 người dân miền Nam tự do hát

 

“xác người nằm trôi sông,

Phơi trên trên ruộng đồng …”

Hay

 

“chiều đi trên đồi hoang hát trên những xác người

Tôi đã thấy, tôi đã thấy

Bên khu vườn, một người mẹ ôm xác đứa con”

 

Rồi

 

“Tôi đã thấy, tôi đã thấy

Người cha già ôm con lạnh giá…”

 

Thì những điều TCS “thấy” đó sau 1975  bị  sợ nhắc tới.

 

Bài hát Ngủ Đi Con lay động hàng triệu trái tim người Nhật  nói lên nỗi đau cùng cực của hàng triệu bà mẹ  mất con vì chiến tranh  lại không được chính thức phổ biến ở nước Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa. 

 

Sự kiện bài hát “Ngủ Đi Con” được đĩa vàng ở Nhật năm 1972 (bán được 2 triệu đĩa) đáng lẽ phải được nhắc tới như một vinh dự của nền âm nhạc Việt Nam nhưng mọi thứ liên quan về Trịnh Công Sơn vẫn là điều cấm kỵ.

 

Sau khi qua đời, bỗng nhiên Trịnh Công Sơn lại được thổi phồng, được ái mộ một cách ầm ĩ. Hàng trăm bài báo, hàng chục quyển sách ra đời kể lại tiểu sử Trịnh Công Sơn.

 

Theo tôi Trịnh Công Sơn chỉ là một  nhạc sĩ  phản chiến  .

 

Rồi từ đó, nhạc của ông được hát trong phòng trà, trong các sự kiện, trong các show ca nhạc như dòng nhạc thời thượng nhất. Thậm chí bài “Mỗi Ngày Tôi Chọn Một Niềm Vui” được chọn làm nhạc quảng cáo cho một doanh nghiệp và biến thành tiếng ca hạnh phúc của một người sống dưới chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa trong khi ông làm bài hát này  để tự an ủi mình trong thời gian bị bắt đi lao động ở Huế.

 

Trịnh Công Sơn trở thành nhạc sĩ viết tình ca hay nhất. Đó là những gì người dân trong nước được quyền biết về Trịnh Công Sơn.

 

Tôi cho rằng một lần nữa Trịnh Công Sơn bị lợi dụng để chứng minh rằng không khí âm nhạc của Việt Nam rất tự do, rất đổi mới.

 

Trong khi đó nếu ai thực sự có lòng với TCS sẽ thấy rằng ông đã bị chà đạp vì tiếng khóc con đau đớn của những bà mẹ Da Vàng của ông đã bị bịt miệng.

Trong bài báo “ Tây hát trong đêm nhạc giỗ Trịnh Công Sơn” đăng trên Yahoovanhoaviet có nhắc đến sự kiện có ba người nước ngoài yêu thích nhạc Trịnh Công Sơn và hát rất hay dòng nhạc này. Đó là Richard Fuller (người Mỹ) Kyo York (người Mỹ) và Lee kirby (người Anh). Khi ca sĩ Ánh Tuyết đưa Kyo York và Lee Kirby ra Hà Nội trình diễn ca khúc TCS nhân lần giỗ thứ 11 tác giả bài viết hỏi Ánh Tuyết:

“Vì sao chị không đem Richard Fuller ra Hà Nội trong dịp này?

 

Ca sĩ Ánh Tuyết trả lời “ Tại ca khúc Da Vàng mình chưa xin phép được mà ông ấy thì nhuần nhuyễn về mảng đó”

 

Nếu vậy thì những đêm nhạc lộng lẫy kỷ niệm ngày mất của ông có ý nghĩa gì? Con đường mang tên Trịnh Công Sơn và nhà lưu niệm của ông sắp được xây ở Huế phải chăng là trò mỉa mai, giả dối.

 

 

 


  

Hà Phan
Số lần đọc: 2378
Ngày đăng: 02.07.2015
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Tản mạn về một người bạn - Trần Dzạ Lữ
Xin góp đôi lời - Vĩnh Thông
Tròn trăng tháng tư - Phan Trang Hy
Mỗi ngày mừng tuổi mẹ - Tâm Thường Định
Trong nỗi âu lo - Phạm Thanh Chương
Từ nay khép lại - Phạm Thanh Chương
Hồi quang từ một “ Bến Xuân” - Nguyễn Nhã Tiên
Dáng xưa tôi tìm - Phan Trang Hy
Cây Sài Gòn - Nguyễn Đức Tùng
Tình và Thơ Xuân Năm Mùi - Nguyễn Nguyên Phượng
Cùng một tác giả