Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.377 tác phẩm
2.747 tác giả
680
116.544.791
 
Cháu đích tôn.
Lê Phú Khải

Cái chết bí ẩn của Lão Phan làm xôn xao dư luận cộng đồng người Việt ở thành phố Phăng  nước Đức. Người ta kể lại rằng, một đôi vợ chồng, vợ Đức chồng Việt và một thằng con lai chừng 8, 9 tuổi, được anh chồng công kênh hẳn lên vai để đón ông nội nó từ quê Việt sang thăm tại sân bay thành phố. Khi cánh cổng nhà ga sân bay vừa mở, hành khách túa ra ngoài vớỉ hành lý đầy mình thì thằng bé lai Việt Đức chưa phát hiện ra ông nội nó… Nhưng kìa ... bố nó đã nhìn thấy người thân, rồi cả mẹ nó cũng đã nhìn thấy bố chồng ... Ông ta mặc ba-đờ-xuy, quấn khăn phu la nhưng để đầu trần nên rất dễ nhận ra một khuôn mặt Á giữa đám đông dân Âu ... Hai bên đã nhìn thấy nhau, họ giơ tay ra hiệu, nhưng vì giữa đám đông nên họ không thể chạy tới ôm chầm lấy nhau. Anh chồng nói to bằng tiếng Đức cho thằng con và chỉ tay về phía ông nội nói ...

Hai mươi thước ... mười lăm thước ... rồi mười thước ... rồi gần hơn... Chỉ đợi có thế thằng cháu đích tôn trên vai bố đã dướn hẳn người lên lấy hai tay làm loa và hét to  một câu  bằng tiếng Việt để chào mừng ông nội nó. Bỗng ông nội nó trợn mắt ... rồi từ từ đổ gục xuống. máu từ mồm và hai lỗ tai ứa ra… Cả sân bay náo loạn, Xe cấp cứu được gọi đến. Người ta bàn tán xôn xao. Hay là bọn khủng bố có vũ khí mới ? Thôi thì đủ thứ mọi lời đồn đại…

 

Ông nội nó đã tắt thở trước khi được nhân viên nhà ga sân bay đưa đến bệnh viện. Các bác sỹ đều bó tay, lắc đầu ... và không tìm ra nguyên nhân đột tử !

 

Người mẹ không hiểu con mình đã hét lên câu gì mà ông nội nó lại chết ngất ngay sau đó! Với tính thẳng thắn của người Đức, cô đã hỏi thẳng chồng mình. … Nhưng anh chồng chỉ ôm đầu nấc lên mà không chịu nói ! Duy chỉ có một người, đó là Hân, bạn thân của Hùng - tên anh chồng - tuyên bố biết rõ vì sao ông già  lại chết bất đắc kỳ tử ngay tại sân bay ...

 

Tôi quyết định  đi tìm Hân. Hồi còn cắp sách tới trường ở Hà Nội, tôi, Hân và Hùng học chung một lớp ở cấp 3. Thi tốt nghiệp phổ thông xong Hân đỗ vào đại học, theo học nghành Hóa.Tôi vì  thành phần xâú nên thi đại học 2 lần không đậu, nên đi thanh niên xung phong. Hùng thuộc diện “ con ông cháu cha” nên đậu vào Trường Đại Học Y Khoa, một mơ ước của thanh niên Hà Nội bấy giờ. Lúc đó có câu ca “ Nhất y nhì dược tạm được bách khoa, chuột chạy cùng rào mới vào sư phạm”Nhưng vốn là học sinh kém từ hồi còn học phổ thông nên Hùng không theo được ngành y học rất vất vả và kéo dài đến 7 năm. Hùng phá ngang, nhờ gia đình xin cho một chân ở đoàn kịch nói Trung ương. Suốt 7 – 8 năm Hùng chỉ đóng được những vai phụ nhưng không được ra hồn, rồi nhờ thế lực gia đình nên lại được đi học đạo diễn ở Liên Xô. Khi Liên Xô tan

Hùng chạy qua Đức và vớ ngay được một cô gái Đức quá lứa nhỡ thì làm cán bộ công đoàn ở  một nhà máy gỗ từ thời còn Cộng Hòa Dân chủ Đức, sau khi bức tượng Bá Linh sụp đổ, cô này vẫn làm nhân viên ở nhà máy đó và kết hôn với Hùng. Vốn xuất thân là cán bộ công đòan nhà máy, ''biết ăn biết nói '' nên cô vợ Đức này đã xin cho anh chồng ''đầu đen '' của mình làm phụ việc ở phân xưởng cưa của nhà máy.

 

Quả đất tròn ... Ba chúng tôi gặp lại nhau tại một quán rượu ở Phăng sau hơn 10 năm chia tay từ hồi học phổ thông và lúc đó chúng tôi đều là dân nhập cư của nước Đức đã thống nhất .Tôi và Hân đều qua xứ sở này bằng con đường xuất khẩu lao động. Hân thạo tiếng Đức nên anh đã đem cả vợ con qua ở Phăng và ở cùng một chung cư với gia đình Hùng tại ngoại ô thành phố vì thế họ thân thiết với nhau. Còn tôi thì lái xe tải cho một công ty tư nhân ở ngay trung tâm thành phố nhung quanh năm suốt tháng chở hàng đi khắp nước Đức ... nên ít khi có dịp gặp bạn ...

 

Chỉ sau nữa giờ lái xe tôi đã có mặt tại nhà Hân. Ở xứ người, nếu thạo tiếng thì đời sống  khá. Ngoài việc ở nhà máy, Hân còn làm thêm công việc như soạn thảo văn bản, hợp đồng, nhận đi phiên dịch tiếng Đức cho cộng đồng Việt kiều ở Phăng ... nên anh nhận được một khoản tiền hàng tháng xấp xỉ lương lĩnh ở nhà máy. Bạn bè lâu ngày mới gặp nhau, Hân kéo tôi đi ăn tại một nhà hàng sang trọng gần đó. Khi được vài tuần rượu, Hân nói :  Chỉ nhìn thấy ông là tôi đã biết ông đến vì chuyện gì rồi ... Chuyện cái chết bất đắc kỳ tử của bố Hùng tại sân bay nói ra nó đau  lòng cho cộng đồng người Việt ở đây lắm ,. Tôi ngắt lời Hân : - Đau mấy thì ai không biết chứ ba đứa ta phải biết ... Cạn hết 1 ly rượu mạnh nữa, Hân bắt đầu kể : - Ông còn lạ gì tính thằng Hùng, hễ hết giờ lao động là nó đi đá banh….Có bao giờ nó dạy vợ, dạy con nó một câu tiếng Việt nào đâu ?! Chỉ khi nào thằng con lai của nó quậy phá quá, nó mới nổi cáu và , chửi to một câu tiếng Việt : Đ...mẹ mày ! chửi nhiều lần nên thằng bé học nằm lòng câụ tịếng Việt đó. Có lần thấy tôi ló mặt, biết là người đồng hương cội nguồn với cha nó, nên nó đem câu tiếng Việt duy nhất ấy để chàọ đón tôi ! Cũng được chào đón như tôi, nhưng ông nội nó đã quá “xúc động”mà từ giã cõi đời khi được thằng cháu đích tôn  chào đón  bằng một câu hướng về cội

nguồn như thế ! Nghĩ ngợi giây lát rồi Hân kết luận : không chết mới là lạ!!!

 

Lê Phú Khải
Số lần đọc: 3201
Ngày đăng: 31.05.2005
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Trực giác - Trần Kim Trắc
ngoại, toàn và niệm - Mường Mán
Linh vật - Phạm Lưu Vũ
Kỷ niệm thơ - Trọng Huân
Lỗi em - Trọng Huân
Ly - Nguyễn Thị Thu Hiền
Valentine - Lê Ái Siêm
Chuyện của chị - Lá Me
Biển ngọt - Huỳnh Tài
Thương quá rau răm - Nguyễn Ngọc Tư