Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.318 tác phẩm
2.746 tác giả
480
115.868.826
 
Duy cảm khái niệm ( Sensual Concepts)
Tuấn Giang

    

 

 

 

Khái niệm (Concepts) là quá trình tư duy mỗi người, một phương thức cảm nhận đầu tiên từ trực quan đến cảm giác, hình thành biểu tượng cấu trúc khái niệm. Sự phản ánh tổng hợp những hiện tượng sự vật mà mỗi người cảm nhận tri giác qua tiếp xúc với đặc điểm một hiện tượng, sự vật còn lại ấn tượng không phai mờ, đó là biểu tượng. Từ biểu tượng ra đời các cấu trúc khái niệm, là phương pháp nhận thức tư duy con người về một hiện tượng, sự vật.

Cấu trúc khái niệm chia thành nhiều loại: Khái niệm đơn, khái niệm kép, khái niệm tổng hợp, khái niệm chung, khái niệm chân thật, khái niệm giả dối. Nghiên cứu nghệ thuật, âm nhạc, sân khấu thường biểu hiện hai nội dung khái niệm chân thật, khái niệm giả dối. Khái niệm chân thật hay chân thực thường thấy trong những tác phẩm phản ánh hiện thực đời sống con người xã hội, nói lên tâm trạng chân thật các mẫu nhân vật sân khấu. Cấu trúc tác phẩm sân khấu thời hiện đại, duy lý bất biến:

Cốt truyện logic liền mạch, siêu văn chương.

Nội dung diễn ra theo trình tự thời gian.

Tôn trọng sự thật lịch sử, hay hiện thực đời sống.

Mâu thuẫn xung đột qua các sự kiện.

Kịch bản phải xây dựng hình tượng nghệ thuật, cá tính, hình tượng nhân vât.

Khái niệm giả dối thường gặp những kịch bản sân khấu giả tưởng, những câu chuyện truyền thuyết, huyền thoại ma quỷ, thần tiên thời hậu hiện đại. Sân khấu kịch không phản ánh hiện thực, giả tưởng cuộc sống bởi con người không thể nhận thức nổi tự nhiên: Vừa nắng bỗng sóng thần bão lũ…Họ bi quan, lo sợ, cô đơn, hoài nghi trước những biến đổi đời sống xã hội. Kịch hậu hiện đại:

Cốt truyện không liền mạch, phi văn chương.

Không trật tự thời gian, bóp méo sự thật, hư cấu giả tưởng...

Xây dựng nhân vật qua những biến cố hoàn cảnh, biểu hiện khát vọng.

Mâu thuẫn xung đột phá vỡ trật tự cũ, hướng tới những va chạm đã qua.

Sân khấu ta đang từng bước biến đổi nghệ thuật biên kịch nhằm mục đích đổi mới sân khấu, giống sân khấu Mỹ những năm 60 thế kỷ XX. Các nhà cách tân sân khấu Mỹ: Kostelanet, Josepstein, Robertursol, Warencascy… đòi phải “đổi mới hay là chết”! (Innovate or die) Nhờ đó, họ đã thành công kịch Hình thể, sân khấu BroadWy, kịch Giả tưởng, kịch Đồng hiện, kịch Tiểu thuyết... Sân khấu ta quá cũ, khi nhìn sang sự phát triển nền âm nhạc mới hiện nay. Giới ca nhạc trẻ: Ca sỹ, nhạc sỹ, Ban giám khảo, đạo diễn… các chương trình ca nhạc thuộc thế hệ trẻ. Trước đổi mới, họ bị “chết đuối” trong những trào lưu âm nhạc Mỹ hóa toàn cầu, từ đó đứng lên lập lại trật tự thị trường sân khấu ca nhạc. Những ca sỹ: Mỹ Tâm, Hồ Quỳnh Hương, Thu Minh là siêu sao đoạt nhiều giải thưởng cao tại các châu lục và quốc tế. Khi nói nhìn sang không so sánh, nếu so sánh phải đồng dạng: Âm nhạc so sánh với âm nhạc, sân khấu với sân khấu. Phép so sánh ấy là chân lý, không bao giờ bị khập khiễng! Thật sai lầm, nếu một nhà nghiên cứu khoa học bỏ qua phép: Nghiên cứu so sánh! Không so sánh! Làm sao trao giải Hoa hậu trước hàng trăm, hàng chục cô gái sinh đẹp? Không so sánh ! Biết trao giải Sao mai ca sỹ nào? Trước hàng trăm người hát hay, diễn gỏi!Thực tiễn không so sánh! Dựa vào đâu nói sân khấu hiện nay cần đổi mới để tự chủ tài chính? doanh thu tồn tại. Vì sao sân khấu chưa đổi mới?

Ôi thế hệ trẻ! Tác giả, Ban giám khảo sân khấu, các nhà lý luận hiện nay toàn những ông  bà: Hai năm mươi, làm sao thay đổi nền sân khấu khi những thuyết lý kinh viện không thoát khỏi đổi mới tư duy.

 May sao ông Chủ tịch Hội NSSK VN đã có Dự án: Sân khấu thử nghiệm. Đây một khái niệm khoa học, nhưng lần đầu tiên tiếp xúc cùng các nhà biên kịch thấy nhiều bỡ ngỡ các khái niêm: Sân khấu thử nghiệm, thể nghiêm, thực nghiệm. Mỗi khái niệm phán ánh cảm nhận duy thức điều gì? Tương đồng, khác biệt.

Khái niệm Sân khấu thử nghiệm (Stage Trial) Nhà nước phê duyệt thông qua Dự án là cụm từ khoa học chân xác, theo từ điển Tiếng Việt-NXB Đà Nẵng-Trung tâm từ điển học- năm 2005, trang 971 viết: “ Làm thử coi như một thí nghiệm (experimen) để xem kết quả ra sao”. “Trồng thử giống cây mới. Qua thử nghiệm mà chứng minh.”Dựa vào nội dung khái niệm  “Làm thử”, tác giả, đạo diễn có quyền sáng tạo các hình thức sân khấu: Kịch Hình thể, kịch Giả tưởng, kịch Phi lý, kịch Đồng hiện, kịch Broadwy, kịch Hiện thực tâm lý, kịch Hiện thực xã hội, kịch Ma quỷ, kịch Những góc khuất xã hội …Qua thử nghiệm, rút bài học kinh nghiệm có thể xây dựng nhiều mô hình phát triển các loại kịch chủng phản ánh đúng tâm lý đối tượng khán giả giai đoạn hiện nay mang bản sắc văn hóa dân tộc, con người xã hội thời toàn cầu hóa.

 

Còn khái niệm: Thể nghiệm (experience}. Lại theo sách đã dẫn trang 933, viết: “ Qua kinh nghiệm, qua thực tiễn mà xét thấy điều gì đó là đúng hay không đúng”. “Sự thể nghiệm của bản thân. “Một đường lối đã được thể nghiệm là đúng”.  “Cần thể nghiệm thêm một thời gian mới có thể kết luận”. Theo đó: Sân khấu thể nghiệm (Erprimental), dàn dựng theo một lý thuyết định hướng trước, qua thể nghiệm chứng minh lý thuyết ví dụ về thực trạng sân khấu vắng người xem, kết luận là đúng sự thật. Dựa vào nội dung ý nghĩa khái niệm Thể nghiệm. Hội chỉ được quyền chi kinh phí cho những kịch bản thể nghiệm từ dòng sân khấu cũ hiện nay để nghiên cứu một hiện thượng biên kịch, một hiện tượng khán giả vì sao họ ít đi xem để chứng minh kết luận một nhận định nào đó là đúng sự thật từng trải nghiệm thực tiễn. Nếu làm thể nghiệm thì nền sân khấu hiện nay đến bao giờ đổi mới, bao giờ đáp ứng người xem? Còn chứng minh một kết luận sân khấu vắng khán giả…thật vô bổ. Phần này ai thích nghiên cứu tự bỏ tiền túi ra mà khám phá, Hội quan tâm nhất làm thử nghiệm mong đổi mới nền sân khấu hoặc tìm ra điều gì hấp dẫn người xem hiện nay nhằm xã hội hóa các đoàn, nhà hát tồn tại bền vững trong cơ cấu nền kinh tế hàng hóa. Chủ trương này của lãnh đạo Hội sân khấu mở ra cơ hội đổi mới nền sân khấu già nua cũ kỹ hiện nay.

 

Nếu làm sân khấu thực nghiệm (Exprement), Từ điển Tiếng Việt trang 974 viết: “Tạo ra những biến đổi nào đó ở sự vật để quan sát nhằm nghiên cứu những hiện tượng, kiểm tra một ý kiến hoặc gợi ra những ý kiến mới”. “phương pháp thực nghiệm  quan sát, phân loại, xác minh giả thuyết”. “Hóa học là một khoa học thực nghiệm”… Vừa phải trích dẫn sách một thói quen nghiên cứu giáo điều, xưa cũ sáo mòn, sách đến nay nhiều khái niệm không còn phù hợp. Ví dụ có người hay nhắc câu “Mọi lý thuyết chỉ là màu xám…” Câu nói này đến nay không phù hợp nữa, nhân loại đã phát minh ra lý thuyết ứng dụng thực hành-Là lý thuyết mang lại lợi ích thiết thực vì con người. Thời khoa học công nghệ thực hành không có lý thuyết soi đường, là thực hành mù quáng. Nên lý thuyết thời nay luôn cùng cây đời foreve xanh tươi. Nhưng những khái niệm trong sách Từ điển Tiếng Việt : Thử nghiệm (Experiment), thí nghiệm (Expement), thể nghiệm (Experience), thực nghiệm(Experiment), đến nay còn nguyên giá trị khoa học lý thuyết soi đường cho thực tiễn. Làm thử nghiệm hướng đến nền sân khấu vì công chúng, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc&thời đại. Sân khấu hiện nay chưa đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đổi mới cơ cấu nền kinh tế thời hội nhập tòan cầu, chưa tạo ra nền sân khấu thị trường. Dù sân khấu phương Nam đang được công chúng hưởng ứng, nhưng chưa thành động lực đổi mới toàn bộ nền sân khấu cả nước theo hướng nghệ thuật thị trường, dân tộc&thời đại. Các nhà hát kịch tại Hà Nội: Nhà hát kịch Hà Nội diễn suốt tuần tại rạp Công nhân: Một show lúc 20h. Nhà hát Kịch Việt Nam, một tháng diễn 14-20 show ( nguồn ghi theo lịch diễn Nhà hát), đây là khởi sắc so với mấy năm trước, nhưng bằng ấy là chưa đủ tồn tại bền vững nếu cắt bỏ bao cấp.

Các nhà hát, đoàn kịch muốn xã hội hóa tồn tại bền vững phải tạo ra nền nghệ thuật thi trường sôi động, doanh thu tồn tại bằng các hình thức sân khấu đổi mới. Hy vọng Dự án Sân khấu Thử nghiệm sẽ tạo thêm động lực thúc đẩy sân khấu phát triển, vì công chúng mang lại bản sắc văn hóa thẩm mỹ nghệ thuật sân khấu Việt nam thể kỷ XXI, thời toàn cầu hóa.

 

Hà Nội 8-2015.
           

 

Tuấn Giang
Số lần đọc: 2176
Ngày đăng: 24.08.2015
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Bài 2/ Thêm Sáu Hình Bìa Bản Nhạc Của Họa Sĩ Duy Liêm - Trần Văn Nam
Bài 1/ Kỷ Niệm Thơ: Gặp Lại Vài Bài Thơ Cắt Báo Từ Thời 1950 - Trần Văn Nam
Nhàn đàm với nghệ thuật - Nguyễn Huy Lộc
Trích dẫn văn của Kafka trong bản dịch "Lâu đài" (Thử Nêu Ra Chi Tiết Kỹ Thuật Viết Phức Tạp Qua Thứ Tự Các Chương Đoạn Của Tác Phẩm) - Trần Văn Nam
Gặp tác giả "Em ơi! Hà Nội Phố" ở quê nhà - Trần Trung Sáng
Tử vi Ai Cập - Nguyễn Hồng Nhung
Phép thuật của màu sắc - Nguyễn Hồng Nhung
Bản cầu hồn cho Điện Biên Phủ - Nguyễn Anh Tuấn
Những bí ẩn của bản thể - Võ Công Liêm
Nỗi cô đơn của châu Mỹ La Tinh - Bùi Hoằng Vị
Cùng một tác giả
Đặc trưng xiếc (nghệ thuật)
Thực trạng xiếc. (đối thoại)
Tổng luận ca trù (nghệ thuật)
Hát Cung văn (văn hóa)